Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng kiến thức phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khá...

Tài liệu thực trạng kiến thức phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại bệnh viện nhi trung ương năm 2022

.PDF
48
1
85

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THU DUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THU DUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lý NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành càm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý, người thầy đã giành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và hoàn thành chuyên đề. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi- những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh, song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Phạm Thu Duyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022” do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Phạm Thu Duyên iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3 1.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 9 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 9 1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 11 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 13 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Nhi Trung Ương ........................................... 13 2.2. Thực trạng Kiến thức về phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại khoa Khám và điều trị ban ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 ............................................................................................................ 15 2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát: ..................................................... 15 2.2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................... 16 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 25 3.1. Thực trạng của vấn đề................................................................................... 25 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................. 25 3.1.2. Thực trạng kiến thức về phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022........................ 26 3.2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức của bà mẹ trong dự phòng NKHHCT ............................................................................................................ 29 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 29 3.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 29 3.2.3. Cách giải quyết/ khắc phục vấn đề ......................................................... 30 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 32 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính GDSK Giáo dục sức khỏe TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới VTM Vitamin RLLN Rút lõm lồng ngực v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số thông tin của bà mẹ ........................................................................ 16 Bảng 2.2. Tiếp cận thông tin về NKHHCT của đối tượng nghiên cứu ........................ 18 Bảng 2.3. Kiến thức về bệnh NKHHCT .................................................................... 19 Bảng 2.4. Kiến thức về nhận biết dấu hiệu của bệnh NKHHCT ................................. 19 Bảng 2.5. Kiến thức về nhận biết dấu hiệu nguy kịch của NKHHCT ........................ 20 Bảng 2.6. Kiến thức tiêm phòng để phòng bệnh NKHHCT của bà mẹ ....................... 22 Bảng 2.7. Kiến thức về các yếu tố tiếp xúc gây mắc NKHHCT của bà mẹ ................. 22 Bảng 2.8. Kiến thức vềchế độ ăn uống phòng bệnh NKHHCT cho trẻ ....................... 23 Bảng 2.9. Kiến thức về đườnglây lan của NKHHCT .................................................. 23 Bảng 2.10. Điểm đạt kiến thức về NKHHCT của bà mẹ ............................................ 24 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nghề nghiệp của bà mẹ ......................................................................... 17 Biểu đồ 2.2. Số con của bà mẹ ................................................................................... 18 Biểu đồ 2.3. Kiến thức tránh lây NKHHCT cho trẻ khác của bà mẹ ........................... 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh phổ biến ở trẻ em, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hàng đầu trên thế giới, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính năm 2015 toàn cầu có khoảng 2.700.000 trẻ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong đó có tới 920.136 trường hợp là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 15%[17]. Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ 3 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Không chỉ là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm 27.9% số ca nhập viện, mà nhiễm khuẩn hô hấp cấp tínhcòn đặc trưng bởi tần số mắc nhiều lần trong năm (thường từ 4-6 lần trong năm), thời gian nằm viện dài (7,6 ngày) ngay cả trường hợp bệnh nhẹ[6].Vì vậy bệnh gây tốn kém nhiều về chi phí, thời gian chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất lao động, ngày công của bố mẹ, làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có thể phòng được [10]. Là một trong những nước đang phát triển, nhận thức được tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tínhở trẻ em, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1984. Chương trình được triển khai rộng khắp toàn quốc và thành công trong việc cải thiện kiến thức, hướng dẫn bà mẹ phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị bệnh đúng[5]. Theo Tổ chức Y tế Thế giớicó đến 75% bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được điều trị, chăm sóc tại nhà, do đó bà mẹ là người chăm sóc chính chotrẻ[17].Vì vậy, họ cần phải có đủ kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trong việc phòng bệnh, phát hiện sớm, chăm sóc, theo dõi đúng cách và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêmnăm 2011 cho thấy các bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ con mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (31.2%)thấp hơn bà mẹ có kiến thức không đúng (47.9%)[11].Tuynhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kiến thức, thái độ của bà mẹ về dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn thấp. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hoànăm 2017 về “Thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khoẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định”, kiến thức về dự phòng 2 của các bà mẹ còn thấp (50.6%)[8].Theo nghiên cứu“Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2016”của Chu Thị Thuỳ Linh, kiến thức không đúng về dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 29.6% [10]. Tại khoa Khám và điều trị ban ngày - Bệnh viện Nhi Trung Ương mỗi ngày trung bình có khoảng 300-400 trẻ đến khám, trong đó có khoảng 200-300 trẻ khám về hô hấp, chiếm 50-70%. Nhằm đánh giá kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, nhất là kiến thức về phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, qua đó giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại khoa Khám và điều trị ban ngày, Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 1.1.1.1. Định nghĩa Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, bao gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày [2]. 1.1.1.2. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Phân loại theo vị trí giải phẫu Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm: Viêm tai giữa, mũi, họng. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm: Viêm thanh quản, phế quản phế nang, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Phần lớn nhiễm khuẩn ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (2/3 trường hợp) như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa,… nhiễm khuẩn hô hấp trên thường nhẹ còn nhiễm khuẩn hô hấp dưới thường ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường nặng, dễ tử vong như viêm thanh quản, viêm thanh khí- phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao nhất, vì vậy cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời [2]. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ Thực tế hay dùng phân loại này để đánh giá nhằm xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT ở tại cộng đồng. NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng nhưng theo WHO có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. 4 Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi Bệnh rất nặng : Trẻ được xếp vào loại này nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy kịch nào. Viêm phổi nặng : Có rút lõm lồng ngực; Không có 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch Viêm phổi : Có thở nhanh (2 tháng - < 12 tháng: nhịp thở 50 lần/phút; 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở 40 lần/phút); Không có 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch; Không có rút lõm lồng ngực. Không viêm phổi : Không có thở nhanh.; Không có rút lõm lồng ngực và không có dấu hiệu nguy kịch. Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi Bệnh rất nặng : Trẻ được xếp vào loại này nếu có 1 trong 6 dấu hiệu nguy kịch. Viêm phổi nặng: Có thở nhanh: nhịp thở 60 lần/phút hoặc Có rút lõm lồng ngực mạnh; Không có 1 trong 6 dấu hiệu nguy kịch. Không viêm phổi: Không thở nhanh; Không rút lõm lồng ngực mạnh; Không có 1 trong 6 dấu hiệu nguy kịch [2]. 1.1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng Dấu hiệu thường gặp [2]: Ho. Sốt. Chảy nước mũi. Nhịp thở nhanh: Trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút là thở nhanh. Trẻ 2-12 tháng tuổi: Nhịp thở ≥ 50 lần/phút là thở nhanh. Trẻ 12 tháng- 5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút là thở nhanh. Trẻ > 5 tuổi: Nhịp thở ≥ 30 lần/phút là thở nhanh. Rút lõm lồng ngực (RLLN) RLLN là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào. Dấu hiệu RLLN xuất hiện khi trẻ phải gắng sức nhiều hơn bình thường để hít vào. Bình thường, toàn bộ lồng ngực (phần trên và dưới) và bụng phình ra khi trẻ hít vào. Khi có RLLN, phần dưới lồng ngực lõm xuống khi trẻ hít vào. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì 5 lồng ngực của trẻ còn mềm. RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán. Trong trường hợp có RLLN, dấu hiệu này phải rõ ràng và thường xuyên. Nếu chỉ thấy RLLN khi trẻ khóc hoặc đang bú, hoặc chỉ có phần mềm giữa các xương sườn lõm xuống khi trẻ hít vào, thì trẻ này không có dấu hiệu RLLN. Thở khò khè (Wheezing): Tiếng khò khè nghe ở thì thở ra. Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi vì thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại. Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Thở rít (Stridor): Tiếng thở rít là tiếng thở thô ráp nghe thấy ở thì hít vào. Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh - khí quản. Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường thở. Tím tái Dấu hiệu nguy kịch [2], [3], [4]: • Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Trẻ không uống được hoặc bỏ bú. Co giật. Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi dậy hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ li bì hoặc mở mắt rồi ngủ lại ngay (khó đánh thức). Thở rít khi nằm yên. Suy dinh dưỡng nặng. • Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: Bú kém hoặc bỏ bú. Co giật. Ngủ li bì khó đánh thức. Thở rít khi nằm yên. Thở khò khè. Sốt hoặc hạ nhiệt độ. 1.1.1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 6 Nguyên nhân Nguyên nhân gây NKHHCT do virus và vi khuẩn. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó đến Adenovirus, virus cúm, virus á cúm… Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT. Vi khuẩn hay gặp nhất là các vi khuẩn phế cầu và H.influenzae, sau đó đến tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn khác. Các nguyên nhân khác như nấm và kí sinh trùng ít gặp hơn. Mycoplasma thường gây NKHHCT ở trẻ em trên 5 tuổi, Pneumocystic carinii thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi[2]. Các yếu tố nguy cơ Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500gram (26,4%) cao hơn so với trẻ có cân nặng trên 2500 gram (6,8%). Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố mắc NKHHCT cao hơn trẻ bình thường và khi bị NKHHCT thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn. Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Ô nhiễm không khí, khói bụi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhày cũng như hoạt động của đại thực bào, sự sản sinh các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT. Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa. Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT do thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá [2]. 1.1.1.5. Chăm sóc trẻ NKHHCT Nguyên tắc chung: 7 Chăm sóc điều dưỡng cho trẻ bị NKHHCT chủ yếu là hỗ trợ và chăm sóc triệu chứng nhưng cần đánh giá hô hấp kỹ lưỡng và thở oxy (theo nhu cầu), bù dịch và kháng sinh. Chú ý nhận định nhịp thở, nhịp điệu và độ sâu, oxy máu, tình trạng chung và mức độ hoạt động. Để ngăn ngừa mất nước, có thể cần truyền dịch tĩnh mạch trong giai đoạn cấp tính. Chăm sóc điều dưỡng cho trẻ đặt nội khí quản hoặc mở khí quản đòi hỏi phải chú ý đến tình trạng hô hấp; nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản và thiết bị thoát nước cần được theo dõi cho đúng chức năng (nghĩa là thoát nước không bị cản trở, cài đặt chân không chính xác, ống không bị xoắn, băng cố định canuyn/ống nội khí quản. Trẻ cần được sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên. Thở oxy có thể cần trong giai đoạn cấp tính và có thể được thực hiện bằng ống thông mũi, mặt nạ, hoặc lều. Nằm nghiêng về bên bị bệnh nếu viêm phổi một bên. Sốt được kiểm soát bằng cách làm mát môi trường và dùng thuốc hạ sốt. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ho không hiệu quả hoặc khó xử lý dịch tiết có thể cần hút để duy trì đường thở. Ống hút mũi thường là đủ để làm sạch lỗ mũi và vòm họng của trẻ sơ sinh, nhưng nên có sẵn máy hút. Thiết bị hút không xâm lấn (máy hút mũi) có thể được sử dụng để hút mũi trẻ sơ sinh. Trẻ lớn hơn thường có thể tự xì mũi mà không cần hỗ trợ. Vỗ rung, dẫn lưu tư thế và điều trị thuốc giãn phế quản có thể được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của trẻ. Điều dưỡng chú ý giáo dục cha mẹ về việc quan sát các triệu chứng xấu đi, dùng kháng sinh và hạ sốt, và khuyến khích uống nước khi trẻ chuẩn bị xuất viện. Nếu trẻ bị bệnh, không nên cho trẻ ăn thức ăn rắn, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm và lỏng. Đi học trở lại thường được cho phép theo loại viêm phổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cần chú ý rằng nhiễm trùng có thể truyền sang những đứa trẻ khác có tiếp xúc gần. Chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Nuôi dưỡng : Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh dưỡng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, 8 tiêu chảy. Giảm ho làm dịu họng bằng các thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường phèn, hoa hồng bạch hấp đường phèn, mật ong.... Vệ sinh mũi họng Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa đến cơ sở y tế nếu thấy một trong các dấu hiệu sau : Thở nhanh hơn Khó thở hơn Không uống được Trẻ mệt hơn Trẻ dưới 2 tháng Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường. Lau sạch làm thông mũi. Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa lạnh. Quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1 trong các dấu hiệu sau: Thở nhanh hơn Khó thở hơn Bú kém hơn Trẻ mệt hơn Xử trí sốt Đặt trẻ nằm phòng thoáng mát Nới rộng quần áo, tã lót Cho uống nhiều nước Chườm mát Khi trẻ sốt ≥ 38,50C dùng thuốc hạ sốt Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần Xử trí khò khè Để trẻ ở tư thế đường thở thẳng Làm thông thoáng đường thở Nếu không khó thở : Uống Salbutamol viên 2 mg : Trẻ dưới 1 tuổi uống ½ viên/lần x 3 lần/ngày. Trẻ trên 1 tuổi uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống Salbutamol 9 có tác dụng sau 30 phút, tác dụng tối đa khoảng 2 – 3 giờ và kéo dài 4- 6 giờ Nếu khó thở : Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh : Khí dung Salbutamol Trẻ 2 tháng đến 12 tháng : 1mg/lần x 3 lần/ngày + Trẻ 1 tuổi – 5 tuổi : 2mg/lần x 3 lần/ngày [2], [3], [4]. 1.1.1.6. Phòng bệnh Làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ thấp cân. Tổ chức cuộc đẻ an toàn, không để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt. Xử trí đúng trong trường hợp trẻ hít phải nước ối trong cuộc đẻ. Đảm bảo nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sau khi sinh càng sớm càng tốt, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn sam một cách khoa học, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và lớp học của trẻ cần thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị gió lùa, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc lá trong buồng trẻ. Giữ ấm cho trẻ về mùa đông, nên mặc quần áo mỏng, nhiều lớp để gió lạnh không luồn vào cơ thể. Đối với trẻ em, mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng có thể cởi ra cho trẻ khi toát mồ hôi do chơi đùa hoặc nằm ngủ. Và khi thay đổi thời tiết cần linh hoạt trong việc mặc đồ đảm bảo giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng mũi - cổ - ngực. Phát hiện sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh NKHHCT theo phác đồ. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị NKHHCT. Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần được khám bệnh và theo dõi kịp thời. Cách ly trẻ với người đang mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ Đường lây truyền NKHHCT gồm lây truyền qua tiếp xúc, lây truyền qua giọt bắn và qua không khí [2]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên thế giới Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh NKHHCT vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi. Theo 10 số liệu của TCYTTG, mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc NKHHCT từ 4-9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT, chiếm 19-20% số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu. Tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam cao gấp 30-50 lần các nước phát triển [17]. Nghiên cứu về “Kiến thức về nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính của các bà mẹ trong một cộng đồng đô thị ở phía tây quận Imphal” của tác giả Amrita Sougaijam và cộng sự từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2016 trên 305 bà mẹ cho thấy đa số (72.8%) trong số họ biết rằng NKHHCT là một vấn đề nghiêm trọng nhưng chỉ có 33.9% bà mẹ có đủ kiến thức về NKHHCT cùng các triệu chứng của nó và có tới 39.1% bà mẹ chưa biết cách phòng bệnh [16]. Nghiên cứu của Al-Nobanand M.S, Elnimeiri M.K về“Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực thành thị và nông thôn- thành phố Al Mukalla năm 2022” trên 581 bà mẹ. Kết quả cho thấy có 52.3% bà mẹ thành thị biết về NKHHCT, biết vi khuẩn là nguyên nhân chính (75.4%) và thông gió tốt có thể ngăn ngừa bệnh này (74.4%); 47.7% bà mẹ nông thôn biết biết về NKHHCT, 87.2% không biết nguyên nhân và 58.3% không biết gì về cách phòng ngừa [13]. Một nghiên cứu cắt ngang của Prajapati đã đánh giá kiến thức của các bà mẹ về NKHHCT, bao gồm 500 bà mẹ sống ở thành thị và nông thôn của Ahmedabad cho kết quả: 40,8% bà mẹ biết dấu hiệu bệnh nặng ở trẻ (tỷ lệ này cao hơn ở khu vực thành thị là 54,4%), có 45,3% bà mẹ biết cách phòng bệnh cho trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của bà mẹ về phòng và kiểm soát bệnh NKHHCT, việc cung cấp kiến thức cho bà mẹ có thể thay đổi được thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ NKHHCT Nghiên cứu hướng mạnh đến việc sử dụng thấp các dịch vụ y tế cơ bản của chính phủ thành lập, thiếu sự giáo dục của bà mẹ, đặc biệt là trong việc phòng và kiểm soát NKHHCT cho trẻ trong thời gian bị bệnh [15]. Theo nghiên cứu của Mamata Jena về hiệu quả của tập san thông tin về kiến thức và thực hành phòng chống viêm phổi ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện nhi của một bệnh viện tại Odisha năm 2014, bà mẹ là người chăm sóc chính của trẻ, vì vậy họ cần phải có đủ nhận thức về phòng chống bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, có đến 52% bà mẹ không có kiến thức về phòng ngừa bệnh, trong đó 24% bà mẹ có được kiến 11 thức từ các phương tiện thông tin đại chúng, 20% bà mẹ có được kiến thức từ các chuyên gia y tế và chỉ có 4% bà mẹ bày tỏ rằng họ đã có kiến thức về phòng bệnh từ gia đình. Hạn chế kiến thức về phòng chống bệnh làm tăng số lần mắc bệnh NKHHCT trong năm. Nếu các bà mẹ có kiến thức về bệnh, họ có thể sử dụng kiến thức này một cách thích hợp để cải thiện thực hành của họ và phòng ngừa NKHHCT, do đó giảm gánh nặng của bệnh tại cộng đồng. Giáo dục kiến thức về phòng chống NKHHCT thông qua tập sách với đầy đủ các khái niệm quan trọng liên quan đến công tác phòng chống bệnh được trao cho các bà mẹ. Nghiên cứu này chỉ ra hiệu quả của các tập sách trong việc giúp bà mẹ có kiến thức hơn về phòng bệnh cũng như thái độ đúng. Điều đó giúp thay đổi trong thực hành chăm sóc trẻ [14]. 1.2.2. Tại Việt Nam NKHHCT là một trong những nguyên nhân tử vong trẻ dưới 5 tuổi hàng đầu ở Việt Nam. Từ năm 1984, chương trình phòng chống NKHHCT đã được triển khai thực hiện ở nước ta. Mục đích cơ bản của chương trình là làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan đến NKHHCT đặc biệt là viêm phổi. Một trong những nội dung chính của chương trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Chiến lược thành công này là cải thiện kiến thức, hướng dẫn bà mẹ, phòng ngừa và chăm sóc trẻ bệnh đúng. Chương trình được triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả đáng kể [5]. Mỗi năm trong cả nước có khoảng 28000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong. Trong đó 5 nguyên nhân tử vong chính là tử vong sơ sinh, viêm phổi, tiêu chảy, tai nạn thương tích, sởi. Số trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám tại các cơ sở y tế hàng năm chiếm 30-40% tổng số trẻ em đến khám. Trong những năm gần đây số trẻ tử vong do NKHHCT đã giảm xong Việt Nam vẫn đang là quốc gia có số lượng trẻ tử vong do căn bệnh này tương đối cao, chiếm 14% trong số các ca tử vong [7]. Theo nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2016” của Chu Thị Thuỳ Linh, phần lớn bà mẹ biết về NHHHCT chiếm tỷ lệ 93.8%, tuy nhiên vẫn còn 6,8% bà mẹ không biết. Số bà mẹ biết đúng biện pháp phòng ngừa NKHHCT chiếm 70.4%, không đúng chiếm 29.6% và có 3.4% bà mẹ không biết một biện pháp phòng ngừa nào [10]. 12 Nghiên cứu mô tả cắt ngang “Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016” của tác giả Thanh Minh Hùng và cộng sự cho kết quả là: có 43.1% các bà mẹ biết về NKHHCT, dự phòng trẻ mắc NKHHCT có 1% bà mẹ không biết cần phải làm gì để dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ; 97.1% bà mẹ kể ra được ít nhất 2 nội dung; 2% bà mẹ trả lời được ít nhất 4 nội dung dự phòng mắc nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ [9]. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng năm 2019” của tác giả Đoàn Thị Phương cho thấy phần lớn bà mẹ có hiểu biết về bệnh NKHHCT, chiếm tỷ lệ 83.6%, tuy nhiên vẫn còn 16.4% bà mẹ không biết. Có 19.7% bà mẹ có kiến thức không đúng về phòng ngừa NKHHCT, có tới 52.7% bà mẹ không biết về đường lây truyền của bệnh và 2.1% bà mẹ không biết một biện pháp phòng bệnh NKHHCT nào [12]. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hoà về đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khoẻ trong thay đổi kiến thức, thái độ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị NKHHCT tại khoa Cấp cứu- Sơ sinh và khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2017, kết quả nghiên cứu cho thấy: Thực trạng kiến thức, thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước can thiệp còn thấp. Về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có điểm kiến thức lần lượt là: 3,5 ± 1,3; 4,3± 1,8; 3,5 ± 1,1 và điểm thái độ lần lượt là: 7,9 ± 0,9; 11,6 ± 1,3; 20,4 ± 2,1. Có 15,7% bà mẹ có kiến thức đạt và 53% bà mẹ có thái độ đúng. Sau can thiệp, kiến thức và thái độ của bà mẹ được cải thiện rõ rệt. Kiến thức đạt tăng từ 15,7% lên 77,1% và thái độ đúng tăng từ 53% lên 91,6%. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận can thiệp giáo dục sức khỏe đã thay đổi kiến thức và thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT [8]. Như vậy, qua một số nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam cho thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng còn cao. Kiến thức của bà mẹ về bệnh và dự phòng NKHHCT còn hạn chế, tuy nhiên lại có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ [8].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất