Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đế...

Tài liệu thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đến khám tại bệnh viện nhi trung ương năm 2022

.PDF
45
1
94

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRỊNH THỊ THANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRỊNH THỊ THANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ LÝ NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo tại trường đại học Điều Dưỡng Nam Định và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gia đình và bạn bè. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Nhà trường, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo trường đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho em kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý, giảng viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa học này. Em cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp CK I Điều Dưỡng – khóa 9 Nhi khoa, những người đã giành cho em tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Trịnh Thị Thanh ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa 1 “Thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đến khám tại bệnh viện Nhi Trung ươngnăm 2022” là công trình nghiên cứu của riêng em. Những kết quả khảo sát sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực. Kết quả khảo sát này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước tới nay. Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Trịnh Thị Thanh năm 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................ 9 1.2.1. Trên thế giới. ........................................................................................... 9 1.2.2. Tại Việt Nam......................................................................................... 11 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT....................................................... 13 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Nhi Trung ương .............................................. 13 2.2. Kết quả khảo sát kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 .............................. 14 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................. 14 2.2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 15 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................... 23 3.1. Thực trạng của vấn đề..................................................................................... 23 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiêncứu .............................................. 23 3.1.2. Thực trạng kiến thức NCBSM của bà mẹ có con dưới 6 tháng đến khám tại phòng khám bệnh viện Nhi Trung ương. .................................................... 24 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức NCBSM của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.......................................... 26 3.2.1. Ưu điểm. ............................................................................................... 26 3.2.2. Nhược điểm........................................................................................... 26 3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................. 26 3.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức NCBSM của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi. ....................................................................................................... 27 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 29 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụlục: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ NCBSM iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc GDSK Giáo dục sức khỏe WHO Tổ chức y tế thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu .................................................. 16 Bảng 2.2. Một số thông tin liên quan đến NCBSM của bà mẹ.................................... 17 Bảng 2.3. Tiếp cận thông tin về NCBSM của đối tượng nghiên cứu ......................... 17 Bảng 2.4. Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ và NCBSM ............................................. 18 Bảng 2.5. Kiến thức của bà mẹ về sữa non................................................................. 19 Bảng 2.6. Một số kiến thức về thời gian bú ................................................................ 19 Bảng 2.7. Kiến thức về những việc mẹ cần làm khi cho trẻ bú .................................. 20 Bảng 2.8. Kiến thức nhận biết dấu hiệu trẻ được bú đủ lượng sữa của bà mẹ ............. 21 Bảng 2.9. Kiến thức về những cách duy trì và làm tăng nguồn sữa của mẹ ................ 22 Bảng 2.10. Điểm đạt kiến thức NCBSM của bà mẹ ................................................... 22 v DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Trẻ ngậm bắt vú đúng và ngậm bắt vú sai: ................................................... 8 Biểu đồ 2.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................. 15 Biểu đồ 2.2. Thu nhập của gia đình ............................................................................ 16 Biểu đồ 2.3. Kiến thức của mẹ về dấu hiệu ngậm bắt vú đúng .................................. 20 Biểu đồ 2.4. Kiến thức của mẹ về việc cần làm khi cho trẻ bú xong ........................... 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu [2]. Trong sữa mẹ có kháng thể là yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có được. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, thần kinh và nhận thức của trẻ, có thể giảm nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng và không lây nhiễm bệnh trong các giai đoạn phát triển sau này [3], [17]. Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn so với trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ [18] và giúp cho cho trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiêu chảy, các bệnh thông thường ở trẻ em và một số bệnh mạn tính như dị ứng, hen phế quản, viêm phổi… [12]. Theo báo cáo của WHO, hơn 60% trong số 10,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết chủ yếu là do thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ không phù hợp và bệnh truyền nhiễm. Để giảm thiểu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong, nuôi con bằng sữa mẹ đã được công nhận là một trong những biện pháp chính trên toàn thế giới. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính hàng năm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có thể giảm được 20%, nếu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh [14]. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất thấp. Theo báo cáo vì sự tiến bộ trẻ em của UNICEF (2006), tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu giai đoạn 1996 - 2004 thì khu vực Châu Á Thái Bình Dương cao nhất (43%), khu vực Đông và Nam Phi (41%), Nam Á (38%), Trung Cận Đông và Nam Phi 29%, Trung Đông Âu và khối các quốc gia độc lập (22%), Tây và Trung Phi 20%, Việt Nam là 15%, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực: Trung Quốc là 50%, Indonesia là 40%, Lào 23%, Philippin 34% [19]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ NCBSMHT tại Việt Nam đã tăng lên song tỷ lệ này vẫn thấp. Theo điều tra ban đầu về kiến thức, niềm tin và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 11 tỉnh của Viện nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS) phối hợp với Alive & Thrive (2012) tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 20,2%, tỷ lệ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau sinh là 50,2%, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn giảm từ 41,4% ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tới chỉ còn 6,2% ở trẻ 5 tháng tuổi và tỷ lệ bú mẹ là chủ yếu đã giảm từ 81,9% xuống 21,7% trong cùng khoảng thời gian [12]. Theo báo cáo của 2 Unicef năm 2017, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ 27% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, khoảng 24% bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và 66% bà mẹ tiếp tục cho con bú đến 1 tuổi, khu vực thành thị có tỉ lệ NCBSM thấp hơn khu vực nông thôn [9]. Ở Việt Nam, có nhiều bà mẹ đã nuôi con bằng chính dòng sữa của mình vào những tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, do nền kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển, người phụ nữ tham gia vào công tác xã hội, phải lo lắng đến sắc đẹp của mình nên không có nhiều thời gian dành cho con bú ở những tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là thái độ xã hội, trong đó thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng, nhất là người chồng. Bên cạnh đó, nhiều loại sữa tràn ngập thị trường với nhiều quảng cáo hấp dẫn. Một số nghiên cứu cho thấy thực trạng kiến thức nuôi con bằng sũa mẹ chưa cao: nghiên cứu của Phạm Văn Tùng tại Nam Định cho kết quả: số bà mẹ có kiến thức ở mức tốt chiếm tỷ lệ 14,3%; kiến thức ở mức khá chiếm tỷ lệ 52,4%, vẫn còn 30,5% bà mẹ có kiến thức mức trung bình và 2,4% bà mẹ có kiến thức kém [8]. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt còn khá thấp: chỉ có 35.8% các bà mẹ cho rằng nên cai sữa khi trẻ > 24 tháng tuổi, chỉ một số ít (5.9%) bà mẹ nhận biết được cách ngậm bắt bú đúng của trẻ [4] Theo báo cáo tổng hợp quý I năm 2022 của BV Nhi TƯ, số trẻ đến khám do chậm lên cân, biếng ăn, tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tại phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng khoa Khám và điều trị ban ngày tăng cao 70 - 80 trẻ/ngày, trong đó số trẻ từ 0 - 6 tháng mỗi ngày có khoảng 5 - 7 trẻ. Trong số trẻ 0 - 6 tháng đó phần lớn trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú sữa mẹ không hoàn toàn. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành chuyên đề “Thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương Năm 2022.” Với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đến khám tại Phòng khám dinh dưỡng khoa Khám và điều trị ban ngày Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm của nuôi con bằng sữa mẹ 1.1.1.1. Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ - Sữa mẹ: được tạo ra từ hệ thống tuyến sữa trong vú của người phụ nữ từ khi có thai từ tháng thứ 4 trở đi, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 giờ sau sinh. Sữamẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. - Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ được trực tiếp bú sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ dược vắt ra [15]. - Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): trong đó trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú tực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp từ người mẹkhác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đồ uống nào khác. Các thứkhác ngoại lệ được chấp nhận là các giọt dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [15]. - Sữa non: được tiết ra trong 1-3 ngày đầu sau đẻ, có mầu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc. Sữa non giúp trẻ chống lại hầu hết các vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Sữa non có tác dụng sổ nhẹ, giúp cho việc đào thải phân su, trẻ đỡ bị vàng da. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ song đủ cho một đứa trẻ bình thường [2]. 1.1.1.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là tăng trưởng kinh tế nhanh. Cùng với thành tựu đó, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em được cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đó chính là nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM). Có rất nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước dành riêng cho vấn đề này. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã coi NCBSM là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất cho trẻ dưới 1 tuổi nhờ những đặc tính ưu việt sau: Đối với trẻ 4 * Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu [3]. Vì có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, vitamin, muối khoáng) với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển của trẻ, tránh suy dưỡng hoặc tăng cân quá mức. - Protein: Hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức nhưng có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein của sữa chủ yếu là protein sữa nước, dễ tiêu hóa; còn protein sữa bò chủ yếu là casein, khi vào dạ dày sẽ đông vón, kết tủa, khó tiêu hóa. - Lipid: Sữa mẹ có các acid béo cầm thiết như acid linoleic, là một acid cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, mắt và sự bền vững của mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có các acid béo không no và có men lipase. - Lactose: trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, do đó cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng. - Vitamin: sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phong được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. - Muối khoáng: nguồn calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bò, nhưng có tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu, thảo mãn nhu cầu trẻ. Cho nên trẻ bú mẹ ít bị bệnh còi xương. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu, cho nên trẻ bú mẹ ít bị bệnh thiếu máu thiếu sắt. * Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn [3]. - Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên ít bị tiêu chảy. - Sữa mẹ có nhiều IgA tiết, nhất là trong sữa non. IgA tiết thường không hấp thu mà ở lại hoạt động trong long ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.Coli và virus. - Sữa mẹ có lactoferrin (protein gắn sắt) có tác dụng kiềm khuẩn: không cho các vi khuẩn cần sắt phát triển. - Sữa mẹ có lysozyme có hàm lượng cao hơn hang nghìn lần so với sữa bò, có tác dụng diệt vi khuẩn và virus. - Các đại thực bào trong sữa mẹ có khả năng bài tiết lysozyme, lactoferrin và thực bào (ăn) nấm Candida và các loại vi khuẩn, nhất là các loại vi khuẩn gram âm gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh (Clostridium, Klebsiella). 5 - Trong sữa mẹ có các yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus: + Lactose trong sữa mẹ được Lactobacillus Bifidus phân hủy thành acid lactic.Acid này có tác dụng cản trở sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như E.Coli. + Yếu tố Bifidus: là một cacbonhydrat có chứ nitrogen cần cho sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus. Vi khuẩn này phát triển sẽ lấn át và ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.Do đó sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn, nên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ em bú mẹ thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo. * Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng [3]. Trẻ bú sữa mẹ thường không bị dị ứng, eczema hơn một số trẻ ăn nhân tạo.Điều này được giải thích là IgA tiết cùng các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. * Sữa mẹ giúp gắn bó tình cảm mẹ con [3]. Nuôi con bằng sữa mẹ đã giúp cho bà mẹ và đứa trẻ hình thành mối quan hệgần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc. Trẻ bú mẹ thường phát triển trí tuệ tốt hơn, thông minh hơn trẻ ăn sữa bò. * Cho trẻ bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế. - Cho con bú là cách nuôi dơn giản nhất đối với các bà mẹ. - Có thể cho con bú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm, bất cứ ở đâu. - Không mất thời gian, phương tiện, dụng cụ pha sữa phiền phức. - Tạo điều kiện cho mẹ nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng, đảm bảo công tác gia đình và xã hội. - Không tốn tiền của để mua sữa bò và các dụng cụ cần thiết để pha sữa cho con ăn. Đối với mẹ [3]. Bên cạnh những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ thì cho con bú cũng mang lạirất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người mẹ. NCBSM giúp cho bà mẹ co hồi tử cung, tránh băng huyết sau đẻ. Khi trẻ bú sẽ khích tuyến yến sản xuất oxytocin có tác dụng co các tế bào cơ ở xunh quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Oxytocin có tác dụng trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, oxytocin được sản xuất và tác dụng nên tế bào cơ tư cung giúp cho việc cầm máu nhanh sau đẻ. NCBSM làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sinh. Lượng sắt mà bà mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh. Điều này cũng giúp hạn chế thiếu 6 máu do thiếu sắt. NCBSM có thể làm giảm nguy cơ ung thu buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh. 1.1.1.3. Lợi ích của sữa non [3]. Sữa non là kháng sinh tự nhiên cho trẻ sơ sinh. Mẹ được khuyến khích cho cho trẻ bú sớm khi có thể. Những giọt sữa đầu đời này không chỉ có lượng dưỡng chất hoàn hảo, sữa non còn chứa tế bào sống được gọi là kháng thể, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại, các loại virút, cácvi khuẩn nhiễm bệnh, các bệnh mãn tính… Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụngphụ, có thể được coi như là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn. Trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất, không gặp phải các bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp,… nếu trẻ được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.  Sữa non phát triển não bộ của trẻ Một thành phần quan trọng khác có trong sữa non là ganglioside. Đâylà một nhóm chất béo rất quan trọng giúp bé phát triển trí não. Ganglioside không chỉ giúp cho não bộ của bé sớm phát triển mà nó còn bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột cho trẻ khi thu hút các vi khuẩn có hại và trung hòa chúng.  Sữa non hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt Sữa non chứa ít chất béo, trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Chức năngphân giải thức ăn của ruột lúc này cũng chỉ mới hình thành. Các chất dịch cần thiết như lactase hay enzyme cũng chỉ vừa mới bắt đầu được tiết ra. Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non không chỉ giúp trẻ tránhkhỏi các triệu chứng xuất huyết và còn bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ. Vì vậy, sữa non là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, khuyến khích cơ thể trẻ bài tiết raphân xu tác động đến việc đào thải bilirubin dư thừa. Trẻ được ngăn ngừa được bệnh vàng da, tránh mẫn cảm và dị ứng 1.1.1.4. Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu. Do đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đạt được tăng trưởng tối ưu, phát triển và sức khoẻ. Cũng theo khuyến cáo của WHO, các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, nuôi 7 trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ kéo dài tới 24 tháng hoặc lâu hơn [2]. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính hàng năm cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh có thể phòng tránh được tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi [9]. 1.1.1.5. Hướng dẫn kiến thức, kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ [3], [5].  Thời gian cho bú lần đầu Sau đẻ trong vòng nửa giờ người mẹ nên cho con bú ngay, bú càng sớm càng tốt. Bú sớm giúp kích thích bài tiết sữa sớm và trẻ được bú sữa non. Tùy theo yêu cầu của trẻ, có thể từ 8-10 lần trong một ngày. Ban đêm vẫn phải cho con bú. Nếu trẻ không bú được nên vắt sữa đổ bằng thìa.  Cách cho trẻ bú đúng, có hiệu quả: -Tư thế: Tùy theo điều kiện của mẹ mà có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái và thư giãn: + Đầu và than trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng. + Mẹ bế trẻ sát vào người mẹ + Mắt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú. + Nếu là trẻ sơ sinh thì bà mẹ phải đỡ đầu và mông trẻ. Chỉ nên cho con bú nằm khi mẹ mệt. Trên thực tế cho thấy, những người mẹ thường xuyên nằm cho con bú sẽ tạo cho trẻ thói quen là “nằm bú”. Với thói này cứ mỗi khi trẻ nằm cùng mẹ là đòi bú, nhiều khi trẻ bú suốt đêm, làm cho mẹ mất ngủ dẫn đến mất sữa. + Bà mẹ nâng vú bằng tay để đưa vú vào miệng trẻ. Thỉnh thoảng nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nâng và ấn nhẹ vào vú để vú khỏi bịt mũi của trẻ, đồng thời cũng làm cho trẻ ngậm và bú tốt hơn. - Ngậm bắt vú: + Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú. + Môi dưới hướng ra ngoài + Lưỡi chụm quanh bầu vú + Má chụm tròn + Trẻ mút chậm, sâu, có nhịp nghỉ khi nuốt. + Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt.  Hậu quả của ngặm bắt bú sai: + Đau và tổn thương ở núm vú (có thể nứt núm vú) 8 + Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa ứ đọng gây cương tức vú + Vú sẽ tạo ít sữa đi + Trẻ hay khóc đòi bú hoặc từ chối bú mẹ. + Trẻ tăng cân kém Hình 1.1. Trẻ ngậm bắt vú đúng và ngậm bắt vú sai: - Thời gian mỗi bữa bú: Tùy theo từng trẻ, cho trẻ bú đến khi trẻ tự rời vú mẹ. Cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đẻ. - Thời gian cai sữa: trẻ được bú mẹ thời gian càng lâu càng tốt, nên cho trẻ bú kéo dài tới 24 tháng hoặc hơn. Không nên cai sữa quá sớm hoặc chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ. Khi trẻ bị bệnh, nhất là ỉa chảy thì không nên cai sữa, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Không nên cai sữa vào mùa hè. - Cách cai sữa: Khi cai sữa thì nên cai từ từ, không nên cai sữa đột ngột vì trẻ cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn mới. Cai sữa đột ngột, trẻ bỏ bú ngay, thậm chí tách trẻ khỏi người mẹ dễ gây sang chấn tinh thần, trẻ không chịu ăn. Nên cho ăn thêm các thức ăn khác trước đó 2-3 tháng, tháng sau đó trẻ sẽ bú ít dần và sữa mẹ cũng sản xuất ít dần. - Khi trẻ bị bệnh hoặc ốm yếu, trẻ bị đẻ non, mà trẻ không bú được thì nên vắt sữa và cho ăn bằng thìa. Trong trường hợp bà mẹ có thai thì vẫn có thể cho con bú, sữa mẹ vẫn tốt tuy rằng số lượng có thể giảm. Bà mẹ nên được ăn thêm trong thời gian này. Cho trẻ bú mẹ không gây nguy hiểm gì cho bào thai. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Trên thế giới. Theo báo cáo toàn cầu về việc nuôi con bằng sữa mẹ năm2019: một thực trạng là trong năm 2018 chỉ có bốn trong số 10trẻ em được nuôi bằng sữamẹ và chỉ có 41% số trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Trẻ em ở các vùng nông thôn được nuôi bằng sữamẹ cao hơn trẻ em ở đô thị và những nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ nuôi conbằng sữa mẹ là rất thấp. Trong đó, ở những nước kém phát triển, tỷ lệ nuôi conbằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời của một đứa trẻ là 50,8% và tại Rwanda có tỷ lệnuôi con bằng sữa mẹ cao nhất với mức 86,9%, những nước có thu nhập trung bìnhcó tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ rất thấp, chỉ đạt 23,9%. Tỷ lệ này giảm dần so với mức 28,7% trong năm 2012 [11]. Nghiên cứu của Petra Parizar và cộng sự (2019) về tỷ lệ bà mẹ cho con bú như sau:tỷ lệ bắt đầu cho con bú nói chung (nghĩa là bao gồmcả tỷ lệ cho con bú một phần và toàn bộ được tính cùng nhau) là 97,8%, giảm xuống95,1% khi được 3 tháng tuổi, và 90,0% sau 6 tháng. Sau 1 tuổi, 74,7%trẻ vẫn được bú sữa mẹ một phần.Trẻ bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ sử dụng kháng sinh thấp hơn đáng kể so với trẻ bú mẹ một phần (tỷ lệ chênh lệch, OR: 0,74; KTC 95%: 0,56, 1,00, P  = 0,048) hoặc sữa công thức (OR: 0,67; 95% CI: 0,46, 1,0, P  = 0,047) [15]. Nghiên cứu của Fatemeh Roostaee và CS năm 2015 ở phía Đông và phía Nam của Iran cho thấy 71,1% bà mẹ NCBSMHT đến 6 tháng và 48% bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ lên đến 24 tháng. Thời gian trung bình NCBSM là 9,6 ± 5,19 tháng [16]. Trong nghiên cứu của Díaz-Gómez NM và CS năm 2013 về những rào cản và động lực ảnh hưởng đến việc NCBSM ở những phụ nữ Tây Ban Nha cho thấy lý do chính cho việc ngừng cho con bú là cảm thấy sản xuất sữa thấp (29%) tiếp theo là sự trở lại làm việc (18%) , khó khăn trong việc kết hợp NCBSM với công việc (43%), cho con bú ở nơi công cộng (39%), thức giấc ban đêm (62%) và tăng cân ít hơn ở trẻ (29%) và 34% lựa chọn thức ăn nhân tạo [13]. Những hoạt động thúc đẩy NCBSM trên thế giới WHO và UNICEF 10 bước để NCBSM thành công (sửa đổi năm 2018): 1. Các chính sách của bệnh viện: - Không tiếp thị sữa công thức, bình sữa và núm vú giả. - Đề ra thực hành chuẩn NCBSM. 10 - Theo dõi việc hỗ trợ NCBSM. 2. Năng lực cán bộ y tế: - Đào tạo nhân viên y tế về hỗ trợ NCBSM. - Đánh giá kiến thức và kĩ năng của nhân viên y tế. 3. Chăm sóc phụ nữ có thai: - Trao đổi với phụ nữ có thai về tầm quan trọng của việc NCBSM đối với trẻ - sơ sinh và bà mẹ. - Hướng dẫn phụ nữa có thai cách cho con bú. 4. Chăm sóc sau sinh: - Khuyến khích da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau sinh. - Giúp đặt trẻ sơ sinh vào vú mẹ khi trẻ có dấu hiệu đòi bú. 5. Hỗ trợ bà mẹ NCBSM: - Kiểm tra tư thế đặt trẻ khi bú, cách ngậm bắt vú và cách bú mẹ. - Hỗ trợ thực hành cho con bú. - Giúp các bà mẹ xử lý các vấn đề thường gặp về NCBSM. 6. Không cho trẻ sơ sinh bú gì ngoài sữa mẹ: - Không cho trẻ sơ sinh uống gì ngoài sữa mẹ ngoại trừ khi có các chỉ định y tế. - Ưu tiên dung sữa mẹ được hiến tặng khi cần. - Giúp các bà mẹ muốn dung sữa công thức cách nuôi con bằng sữa công thức an toàn. 7. Không cách ly bà mẹ và trẻ sơ sinh: - Đảm bảo bà mẹ và trẻ sơ sinh ở chung phòng cả ngày lẫn đêm. - Đảm bảo bà mẹ được ở gần trẻ sơ sinh bị ốm. 8. Đáp ứng với nhu cầu bú mẹ: - Giúp các bà mẹ nhận biết khi nào trẻ đói. - Không hạn chế số lần cho con bú. 9. Bình bú, núm vú giả: - Tư vấn cho các bà mẹ về việc sử dụng và nguy cơ của việc cho trẻ bú bình và núm vú giả. 10. Khi ra viện: 11 - Giới thiệu, hướng dẫn cho các bà mẹ tiếp xúc với các nhóm hộ trợ tư vấn NCBSM ở cộng đồng. - Cộng tác với các nhóm trong cộng đồng để cải thiện các dịch vụ hỗ trợ NCBSM Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) khuyến cáo: - Cho con bú sớm ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh. - Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. - Sau 6 tháng, cho trẻ ăn dặm các thực phẩm dinh dưỡng và an toàn (dạng rắn) song song với việc duy trì bú sữa mẹ đến 2 tuổi và lâu hơn. 1.2.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Phạm Văn Tùng [8] về kiến thức NCBSM của bà mẹ có con dưới 6 tháng tại thành phố Nam Định (2017): Kết quả kiến thức về NCBSM của các bà mẹ có con từ 0 - 6 tháng tuổi tại thành phố Nam Định năm 2017 còn nhiều hạn chế, kiến thức ở mức tốt chỉ chiếm 14,3%, trong đó chỉ có 59 % bà mẹ có kiến thức đúng về cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh,tỷ lệ các bà mẹ hiểu đúng về NCBSMHT là 77,1% và chỉ có 11,4% bà mẹ nhận thức đúng về kỹ thuật cho trẻ bú đúng, nhận thức đúng về những điều cần chú ý khi NCBSM ở trẻ sinh thấp cân không thể bú mẹ của các bà mẹ còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ 46,7%[8]. Nghiên cứu của Thạch Thị Mỹ Phương và cộng sự (2018) đánh giá thực trạngnuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của 116 bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Trạm Y tế phường 5 Thành phố Trà Vinh. Kết quả có 79 trên 116 bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là không cao (68,1%) [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự (2017) trên 286 bà mẹ cócon dưới 2 tuổi tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão và phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung tốt về nuôi con bằng sữa mẹ là 62,9%; 78% bà mẹ có hiểu biết đúng về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong các tháng đầu; tỷ lệ bà mẹ có thái độ tốt về nuôi con bằng sữa mẹ là 93,4%; 53,8% các bà mẹ có thực hành tốt về nuôi con bằng sữa mẹ; 57,2% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [4]. 12 Nghiên cứu của Hà Minh Trang và cộng sự (2016) về thực hành nuôicon bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại phường Tân Hồng, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu: có 81,8% các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, 8% bà mẹ vắt bỏ sữa non. Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu là 14%. Các chất lỏng trẻ được ăn thêm ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu gồm nước trắng (58,7%), nước trái cây (55,7%), sữa bột (33%). Tỷ lệ trẻ đã cai sữa mẹ trước 24 tháng trong nhóm nghiên cứu là 55,2%. Lý do cai sữa là do mẹ thiếu sữa (16,2%), mẹ mang thai (26,6%), mẹ đi làm (51,3%) [7]. Những hoạt động thúc đẩy NCBSM ở Việt Nam Để thúc đẩy việc NCBSM, ngày 31 tháng 10 năm 2016, Bộ y tế đã có Thông tư sô 38/2016/TT-BYT về việc quy định một số biện pháp thúc đẩy việc NCBSM tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [1]. Một trong những chính sách quan trọng của nhà nước nhằm thúc đẩy và đảm bảo cho việc NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu đó là người mẹ được nghỉ 6 tháng sau khi sinh. Ngoài ra Nghị định 21/2016/NĐ-CP chỉ rõ: - Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức. - Yêu cầu quảng cáo và tiếp thị các loại sữa dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải ghi rõ nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tối ưu. - Quy định cách thức và phạm vi thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh được phép quảng bá và bày bán. - Quy định của các nhóm đối tượng chính, bao gồm thông tin sản suất sữa và các cơ sở/nhân viên y tế trong việc tuân thủ các quy định này. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội nghị hàng năm để khuyến cáo về những ý nghĩa quan trọng của việc NCBSM. Hội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợcho các bà mẹ có điều kiện NCBSM như: - Giáo dục cho các bà mẹ về quyền lợi và lợi ích NCBSM. - Hướng dẫn các kiến thức và thực hành NCBSM để bảo vệ nguồn sữa mẹ và thắt chặt tình mẫu tử. - Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, tư vấn viên về NCBSM. - Tổ chức các hoạt đông thông tin giáo dục truyền thông. - Hỗ trợ các hoạt động về phát triển kinh tế gia đình: vay vốn, tạo việc làm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất