Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức dự phòng đợt cấp copd của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức dự phòng đợt cấp copd của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện 74 trung ương năm 2022

.PDF
38
1
60

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG ĐỢT CẤP COPD CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG ĐỢT CẤP COPD CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Minh Chính NAM ĐỊNH - 202 i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Minh Chính, tôi đã thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức dự phòng đợt cấp của người bệnh COPD điều trị tại bệnh viện 74 trung ương năm 2022”. Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; các thầy, cô giáo - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp dạy bảo, trang bị kiến thức toàn diện cho tôi trong suốt khoá học. Cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị bác sỹ, điều dưỡng của khoa Khoa bệnh phổi ngoài lao- Bệnh viện 74 Trung ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được chuyên đề này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Minh Chính đã định hướng, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng Khoa học trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thiện khoá luận. Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng không tránh khỏi những điều thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, Hội đồng Khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 09 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Kim Quyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... v CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 3 1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa COPD: ................................................................................. 3 1.1.2. Dịch tễ học COPD:................................................................................. 3 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ: ................................................................................ 4 1.1.4. Chuẩn đoán đợt cấp COPD. ................................................................... 4 1.1.5. Điều trị đợt cấp COPD ........................................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................ 17 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………………………..17 2.2. Thực trạng về kiến thức dự phòng đợt cấp của bệnh nhân COPD tại bệnh viện 74 Trung ương : ......................................................................................... 20 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN: ................................................................................... 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.............................................. 22 3.2. Vai trò của điều dưỡng……………………………………………………23 3.3. Nguyên nhân của kết quả trên…………………………………………….23 KẾT LUẬN:.......................................................................................................... 25 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC DỰ PHÒNG ĐỢT CẤP CHO BỆNH NHÂN COPD. .................................................. 26 4.1. Đối với điều dưỡng: ................................................................................. 26 4.2. Đối với bệnh viện: ................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................ PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( Chronic Obstrutive Pulmonary Disease ) ĐD Điều dưỡng FEV1 Thể tích thở ra mạnh trong một giây ( Forced Expisatory Volum in one second ) FVC Dung tích sống thở mạnh (Forced Vital capacity ) GOLD Chiến lược toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease ) PHCN Phục hồi chức năng TLC Dung tích toàn phổi ( Total lung caparity ) VC Dung tích sống ( Vital capacity ) WHO Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization ) BV 74 TW Bệnh viện 74 trung ương v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi …………………………………………17 Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính……………………………………..17 Bảng 3.3. Đặc điểm về nơi ở của bệnh nhân………………………...18 Bảng 3.4. Đặc điểm về trình độ học vấn của bệnh nhân……………..18 Bảng 3.5. Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân ………………...18 Bảng 3.6. Đặc điểm về các biện pháp dùng thuốc…………………...19 Bảng 3.7. Đặc điểm về các biện pháp không dùng thuốc…………… 20 Bảng 3.8. Đặc điểm về chế độ dinh dưỡng……………………………20 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ kiến thức của người bệnh về dự phòng đợt cấp COPD……………………………………………………………….19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease: COPD) là một bệnh hô hấp rất thường gặp và có tỷ lệ gây tử vong cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Hiện nay là mặt bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần khiến bệnh nhân phải dùng thuốc hàng ngày đến cuối đời. Ngoài điều trị đợt cấp tại bệnh viện chủ yếu điều trị và phòng bệnh tại nhà và cộng đồng [6], [10]. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Trên thế giới, hiện có khoảng 600 triệu người mắc COPD với tỷ lệ ở mỗi quốc gia dao động từ 2-11% dân số và gây tử vong khoảng 3,1 triệu người mỗi năm [1]. Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc các năm 2006-2009, tỷ lệ mắc COPD là 4,2% ở người ≥ 40 tuổi và 9,2% ở người ≥ 65 tuổi. Tỷ lệ mắc ở vùng nông thôn cao hơn ở thành thị và miền núi [2]. Theo kết quả báo cáo hoạt động khám chữa bệnh 12 tháng năm 2019 có trên 1000 lượt người bệnh điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện 74 Trung ương, chiếm 16,4% so với tổng số bệnh nhân. Số người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 62,8% so với tổng số người bệnh mắc bệnh hô hấp điều trị tại bệnh viện và ở riêng khoa Bệnh phổi ngoài lao người bệnh điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 60,4% so với tổng số người bệnh điều trị tại đây. COPD đang là vấn đề toàn cầu và là gánh nặng cho BN cũng như cả hệ thống y tế. COPD là bệnh mạn tính, không gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh, nhưng người bệnh sẽ thường xuyên bị thiếu oxy trong máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ho, khạc đờm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm sức lao động, thậm chí nhiều người không tự lo được nhu cầu sinh hoạt của bản thân, phải lệ thuộc vào người khác, vậy chẳng khác nào "chưa tàn" mà đã "phế". Đa số BN mắc COPD giai đoạn ổn định chỉ cần điều trị tại nhà, BN chỉ vào viện khi có đợt cấp. Điều quan trọng là phát hiện, chẩn đoán COPD sớm và quản lý thích hợp, có chế độ hoạt động thể lực phù hợp, được hướng dẫn về phục hồi chức năng hô hấp... thì có thể ngăn ngừa và giảm đáng kể các triệu chứng (đặc biệt là khó thở). Đợt cấp COPD là những biến cố nghiêm trọng trong diễn tiến tự nhiên của COPD. Bệnh nhân COPD với những đợt cấp thường xuyên có sự suy giảm chức năng phổi nhanh hơn, 2 chất lượng cuộc sống thấp hơn, viêm đường hô hấp gia tăng và tỷ lệ tử vong cao hơn. Ngăn ngừa đợt cấp và giảm nguy cơ các đợt cấp trong tương lai là mục tiêu cần thiết trong điều trị COPD. Giảm đợt cấp không chỉ là một thách thức về thuốc điều trị. Cần có những nỗ lực khác ngoài việc dùng thuốc điều trị cho các chiến lược phòng ngừa đợt cấp. Việc trang bị kiến thức dự phòng đợt cấp COPD cho bệnh nhân là rất cần thiết. Giáo dục sức khỏe là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển [1], [2], [3]. Bệnh viện 74 Trung ương là Bệnh viện hạng I chuyên khoa lao và bệnh phổi, công tác giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đã được quan tâm đặc biệt. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức dự phòng đợt cấp của bệnh nhân COPD điều trị tại Bệnh viện 74 trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1 Mô tả thực trạng kiến thức dự phòng đợt cấp của bệnh nhân COPD điều trị tại Bệnh viện 74 trung ương. 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức dự phòng đợt cấp của bệnh nhân COPD tại Bệnh viện 74 trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được với một số hậu quả ngoài phổi có thể góp phần vào tình trạng nặng của bệnh. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá và thuốc lào đóng vai trò quan trọng hàng đầu [5],[6],[7],[8]. 1.1.2. Dịch tễ học COPD: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1990, tỉ lệ mắc COPD ở nam giới là 9,33/100.000 người; ở phụ nữ là 7,33/100.000 người. Trên thế giới ước tính có 2.660.000 người tử vong do COPD năm 1999, tương ứng với 4,8% tổng số tử vong. Dự báo hiện có khoảng hơn 300 triệu người mắc bệnh COPD và dự đoán tỷ lệ tử vong do COPD trên toàn thế giới sẽ tăng lên do sự tiêu thụ thuốc lá tăng ở thế giới thứ 3 và COPD sẽ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới vào năm 2020 [8]. Trong cộng đồng rất nhiều người mắc bệnh COPD nhưng không được chẩn đoán và chỉ có 25% số trường hợp được phát hiện. Tỷ lệ mắc COPD vẫn đang gia tăng trên toàn thế giới và đặc biệt tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Theo GOLD-2001 năm 1990, chỉ số lưu hành COPD trên toàn thế giới là 9,34/1000 người đối với nam và 7,33/1000 người đối với nữ. Chỉ số lưu hành của COPD cao nhất ở các nước sử dụng nhiều thuốc lá; tỷ lệ mắc COPD ở nam nhiều hơn ở nữ. Theo GOLD-2004 COPD là nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn và đang tăng lên từng ngày. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của COPD cũng rất khác nhau ở các nước trên thế giới, và thay đổi từng vùng, nó liên quan rất nhiều đến tình hình hút thuốc lá trong cộng đồng theo GOLD 2006 có khoảng 1/4 người lớn trên 40 tuổi có thể có hạn chế luồng khí thở và được phân loại vào giai đoạn I (BPTNMT nhẹ). Việt Nam là nước có tỷ lệ COPD cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận khoảng 4 gần 2000 BN mắc COPD đến điều trị nội trú và hàng chục ngàn BN khác điều trị ngoại trú; 90% trong số họ đều có thâm niên hút thuốc lá trên 20 năm [3],[5]. Như vậy, ước tính có khoảng 4,2% dân số, tương đương 3,8 triệu người Việt Nam mắc COPD. Theo Ban điều hành Dự án Phòng chống COPD Quốc gia Việt Nam, hiện nay, người mắc COPD đang có xu hướng trẻ hóa do thanh thiếu niên hút thuốc từ rất sớm, ngoài ra một số BN chưa tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị và dự phòng, cộng với sự ô nhiễm khói bụi môi trường khiến cho bệnh càng tăng và tỉ lệ BN nặng nâng cao. 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ: Trên toàn cầu, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của COPD. - Yếu tố nguy cơ do di truyền: bệnh thiếu hụt 1- Antitrypsine di truyền... - BN mắc một số bệnh: dị ứng, hen phế quản, lao phổi, bệnh về lồng ngực... - Bụi và hóa chất nghề nghiệp khi tiếp xúc nhiều và lâu dài. - Ô nhiễm không khí trong nhà do chất đốt nấu ăn, nơi ở thông khí kém. - Ô nhiễm không khí ngoài trời, góp phần vào tổng gánh nặng của bụi phổi, mặc dù vai trò gây COPD có vẻ không đáng kể. - Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của phổi trong bào thai và thời thơ ấu (sinh nhẹ cân, nhiễm trùng đường hô hấp ...) có nguy cơ mắc COPD [3],[7],[8]. 1.1.5. Chẩn đoán COPD * Chẩn đoán xác định: - Trong tiền sử và/hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt. - Ho, khạc đờm 3 tháng/năm, và liên tiếp trong 2 năm trở lên. - Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. BN phải "gắng sức để thở", "thở nặng" "cảm giác như thiếu không khí", hoặc "thở hổn hển". Khó thở tăng khi gắng sức, nhiễm trùng hô hấp. - Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm là dấu hiệu thường gặp nhất, có thể có tiếng ran rít, ran ngáy, trong các đợt cấp có thể thấy ran ẩm, ran nổ. Lồng ngực hình thùng, gõ vang trống. Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của suy tim phải (gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân). - X quang phổi chuẩn: ít có giá trị chẩn đoán, hình ảnh của viêm phế quản mạn tính "phổi bẩn" hoặc khí phế thũng. 5 - Đo chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán và đánh giá mức độ COPD. - Test hồi phục phế quản âm tính [5],[6],[12]. * Chẩn đoán đợt cấp COPD: Đợt cấp COPD là một tình trạng biến đổi cấp tính của các triệu chứng hô hấp từ giai đoạn ổn định của bệnh trở nên xấu đột ngột vượt quá những dao động hàng ngày đòi hỏi phải thay đổi điều trị thường quy của bệnh nhân COPD . - Theo ATS/ERS 2005: “Đợt cấp COPD là một sự thay đổi cấp tính các triệu chứng cơ bản ho, khó thở và/hoặc khạc đờm ngoài những diễn biến hàng ngày và đòi hỏi trị liệu thường quy đối với bệnh nhân” [5]. - Theo GOLD (2011) Tình trạng nặng lên của các triệu chứng hàng ngày của bệnh nhân như khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đờm [6]. Đợt cấp, hay đợt bùng phát (exacebation), biểu hiện khi BN đã được chẩn đoán mắc COPD mạn tính đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu: - Khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng hoặc thay đổi màu sắc của đờm. - Triệu chứng toàn thân có thể có: sốt, rối loạn ý thức, tiểu ít, tím môi, người mệt mỏi, giảm hoạt động [12]. 1.1.6. Điều trị đợt cấp COPD * Chăm sóc và điều trị COPD trong giai đoạn ổn định: - Nguyên tắc cơ bản: Xác định mức độ nặng của từng BN dựa trên triệu chứng. Áp dụng chương trình điều trị theo bậc tùy theo mức độ nặng của bệnh. Chọn cách điều trị tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa, dân tộc, khả năng và sự chọn lựa của BN và điều kiện thuốc men của từng địa phương [5],[8]. - Việc giáo dục BN: tránh lạnh, khói, bụi...; tư vấn cho BN cai thuốc lá, thuốc lào; vệ sinh mũi họng thường xuyên; tiêm vắc xin cúm hàng năm vào đầu mùa; cách phản ứng đối với những đợt cấp [6],[11]. - Điều trị bằng thuốc: Thuốc giãn phế quản, các thuốc này là chủ yếu trong điều trị triệu chứng của COPD, ưu tiên các dạng phun hít khí dung. Corticoid, dạng phun hít hoặc khí dung đều đặn được khuyên dùng, nên dùng dạng phối hợp. Kháng sinh, được khuyên dùng trong đợt cấp do nhiễm trùng và các nhiễm trùng khác. 6 - Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: hoạt động thể lực, phục hồi chức năng hô hấp, oxy liệu pháp và can thiệp phẫu thuật. Trong các biện pháp không dùng thuốc thì vai trò của hoạt động thể lực và phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng [10]. Các điều trị COPD ở mỗi giai đoạn * Chỉ định nhập viện khi có đợt cấp COPD: - Nặng rõ rệt các triệu chứng như khó thở. - Đợt cấp đã thất bại với các điều trị ban đầu. - Đã có chẩn đoán COPD nặng hoặc rất nặng. - Cơn bùng phát thường xuyên xuất hiện. - Nhịp nhanh mới xuất hiện. - Tuổi cao. - Không có hỗ trợ từ gia đình [5],[6],[7]. - Xuất hiện các dấu hiệu thực thể mới: tím môi, đầu chi, phù ngoại biên. * Hậu quả của đợt cấp COPD - Đợt cấp sẽ làm giảm nhanh chức năng hô hấp của bệnh nhân, đường thở của người bệnh bị viêm nhiều hơn, chức năng phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân không thể phục hồi lại chức năng phổi như trước khi gặp phải đợt cấp. - Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi đợt xấp xuất hiện bệnh nhân khó thở, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống. - Sau đợt cấp CODP không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe còn tạo ra gánh nặng điều trị… Vì thế bệnh nhân phải chủ động phòng và điều trị bệnh. Cách tốt nhất là điều trị dự phòng, điều trị dự phòng tốt đồng nghĩa với việc giảm các đợt cấp, giảm số lần nhập viện, giảm thời gian nằm viện, giảm bớt chi phí điều trị. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ, tập phục hồi chức năng hô hấp, dinh dưỡng hợp lý, sử dụng thực phẩm chức năng… * Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa nội: - Thở oxy khi cần, thở oxy 2-3 lít/phút, sao cho SpO2 > 90%. 7 - Cho điều trị và tăng (nếu cần) liều thuốc giãn phế quản phun hít. Dùng thuốc giãn phế quản đường tiêm truyền nếu cần. - Corticoid: Nên dùng dạng kết hợp. Trường hợp nặng cần tiêm truyền. - Kháng sinh: Doxycycline, Cephalosporin và nhóm Quinolone. - Thuốc long đờm: BN có đàm đặc có thể dùng thuốc long đàm. - Thuốc ho: Không dùng đều đặn ở BN mắc COPD. - Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: oxy liệu pháp, hoạt động thể lực, phục hồi chức năng hô hấp và can thiệp phẫu thuật [10]. * Dự phòng mắc và dự phòng biến chứng  Dự phòng mắc - Bỏ thuốc lá càng sớm càng có tác động làm chậm đi sự tiến triển xấu của chức năng phổi. - Điều trị tốt các đợt nhiếm khuẩn hô hấp. - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý : Tăng Kalo, ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, bổ xung Vitamin E, A, C. Tránh ăn quá no, hạn chế ăn muối, đồ uống có ga. Uống nhiều nước hàng ngày (khoảng 1,5lít). - Cải thiện môi trường sống, tránh khói bụi, làm việc có bảo hộ lao động. - Tiêm vaccin phòng cúm hàng năm, tiêm vaccin phòng phế cầu 4 năm/lần. - Oxy liệu pháp. - Vận động thể lực: tập thể dục, đi bộ, tập dưỡng sinh.  Dự phòng biến chứng:  Biến chứng thường gặp: - Suy hô hấp. - Suy tim, dẫn đến bệnh Tâm phế mạn. - Tàn phế do bệnh nặng dẫn đến BN không thể tự phục vụ được bản thân.  Dự phòng biến chứng: - Tuân thủ chế độ dự phòng và điều trị, đặc biệt là chế độ dùng thuốc - Khi có dấu hiệu đợt cấp, cần xin ý kiến bác sỹ về việc sử dụng kháng sinh. Nếu điều trị tại nhà trong 1 - 2 ngày không đỡ, cần vào viện. - Cần chú ý các bệnh kết hợp. 8 - Nên có bình oxy hoặc máy tạo oxy tại nhà. Quản lý đợt cấp ở bệnh nhân COPD GOLD 2022 phân loại đợt cấp ra làm 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng; các triệu chứng chi tiết phân loại đợt cấp nặng được ghi lại như trong bảng dưới đâyMục tiêu khi điều trị đợt cấp COPD là làm giảm tối thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của đợt cấp và ngăn ngừa sự tái phát. Phụ thuộc vào độ nặng của đợt cấp và/hoặc độ nặng của những bệnh mắc kèm, đợt cấp có thể được quản lý ở cả bệnh nhân ngoại và nội trú. Hơn 80% đợt cấp được quản lý ở các bệnh nhân ngoại trú cơ bản với điều trị bằng thuốc giãn phế quản, corticosteroid và kháng sinh. Và sau đây là một số điểm chính trong quản lý đợt cấp được GOLD khuyến cáo:  Khuyến cáo dùng thuốc chủ vận beta 2 adrenergic tác dụng ngắn (SABA) dạng phun hít, phối hợp cùng hoặc không với kháng cholinergic tác dụng ngắn như điều tri ban đầu cho đợt cấp. (Mức độ chứng cứ C)  Corticosteroid toàn thân có thể cải thiện chức năng phổi (FEV1), oxy máu, rút ngắn thời gian hồi phục, thời gian nằm viện. Độ dài đợt điều trị không nên quá 5-7 ngày. Liều khuyến cáo prednisone 40mg/ngày, trong 5 ngày. (Mức độ chứng cứ A)  Kháng sinh, khi được chỉ định, có thể rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ tái phát sớm, thất bại điều trị và thời gian nằm viện. Độ dài đợt điều trị nên từ 5-7 ngày (Mức độ chứng cứ A).  Methylxanthines không được khuyến cáo sử dụng do sự gia tăng các tác dụng phụ. (Mức độ chứng cứ B)  Thở máy không xâm lấn là lựa chọn đầu tay cho các bệnh nhân COPD có suy giảm chức năng hô hấp cấp và không có chống chỉ định tuyệt đối vì giúp cải thiện khả năng thông khí, giảm nhịp thở và cần cho đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện yếu tố sống còn. (Mức độ chứng cứ A). 9 1.2. Cơ sở thực tiễn - Nghiên cứu trên thế giới Đợt cấp COPD là những biến cố nghiêm trọng trong diễn biến tự nhiên của COPD. Bệnh nhân COPD với những đợt cấp thường xuyên có sự suy giảm chức năng phổi nhanh hơn, chất lượng cuộc sống thấp hơn (HRQL), viêm đường hô hấp gia tăng và tỷ lệ tử vong cao hơn. Phần lớn các đợt cấp COPD là do nhiễm trùng đường hô hấp dưới và có liên quan đến sự tăng các marker viêm hệ thống. Ngăn ngừa đợt cấp và giảm nguy cơ các đợt cấp trong tương lai là mục tiêu cần thiết trong điều trị COPD. Giảm đợt cấp không chỉ là một thách thức về thuốc điều trị. Cần có những nỗ lực khác ngoài việc dùng thuốc điều trị cho các chiến lược phòng ngừa đợt cấp. Trên thế giới, thực trạng kiến thức của người bệnh về bệnh phổi nói chung và bệnh COPD nói riêng đã thể hiện qua các nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của O'Shea SD, Taylor NF, paratz JD (2009) [18] cho thấy nhận thức của người bệnh về thuốc lá với bệnh phổi. Từ đó chỉ ra vai trò của các tư 10 vấn viên trong chương trình GDSK, PHCNHH điều trị cai nghiện thuốclá, đánh giá tỉ lệ ở các nhóm can thiệp. Tác giả Williams V, Bruton A, Ellis-Hill C (2009) [20] đã nghiên cứu đánh giá nhận thức của người bệnh COPD từ đó chỉ ra hiệu quả CTPHCNHH tác động đến khó thở và khả năng vận động của bệnh COPD. Karin M.M. Lemmens (2009) [19s] Đánh giá nhận thức của người bệnh COPD và chỉ ra tập hợp 19 nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục sức khỏe tự chăm sóc cho người bệnh COPD. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả của việc thở và nhận thức ở người bệnh đã tăng lên rõ rệt. - Nghiên cứu tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh (2007) [14] Đánh giá nhận thức của người bệnh COPD từ đó cho thấy phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh COPD qua chương chình phối hợp: cho thấy tỷ lệ bỏ cai thuốc lá cuộc thấp 12,5% ở nhóm can thiệp và 14,6% ở nhóm chứng; cải thiện mức độ khó thở…. Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và Đào Bích Vân (2009) về Quản lý BPTNMT tại bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trong bệnh viện BN đến khám chủ yếu vì đợt cấp. Ra viện không được tư vấn về chăm sóc và điều trị. Chờ đợi một đợt cấp khác vào viện[12]. Để cải thiện vấn đề này Bệnh viện đã thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính (Chronic pulmonary disease Management Unit – CMU). Mục tiêu của đơn vị này là thực hiện có chất lượng việc chăm sóc người bệnh Hen/ COPD tại bệnh viện đạt các chuẩn quốc tế (GOLD, GINA, WHO-ISTC,…) trong điều kiện Việt Nam; kết nối điều trị nội trú với ngoại trú, tư vấn nâng cao kiến thức thường xuyên, phòng tránh và duy trì điều trị, dự phòng đợt cấp (tư vấn CLB, Website, điện thoại, trực tiếp). Kết quả cho thấy, tổng số tư vấn là hơn 20.000 lượt/năm trong đó tư vấn tại Câu lạc bộ là 30%, tư vấn qua website là10%, tư vấn bằng điện thoại là 20%, tư vấn trực tiếp là 40%. Đối với BN BPTNMT đã có 100% BN đỡ được lo lắng, 80% BN giảm thiểu và biết phòng tránh các yếu tố nguy cơ, biết dự phòng đợt cấp, 80% BN cai được thuốc lá, 70% BN hiểu được diễn biến bệnh và sự cần thiết quản lý tại quản lý bệnh phổi mạn tính, nâng cao nhận thức của người bệnh COPD. Bên cạnh đó, BN quản lý tại quản lý bệnh phổi mạn tính được chẩn đoán nhanh, giám thời gian chờ đợi và giảm chi phí về kinh tế do có được các thông tin tại 11 hồ sơ theo dõi. Như vậy theo nghiên cứu này, quản lí toàn diện bệnh phổi mạn tính cần có sự kết nối điều trị nội trú và ngoại trú. Câu lạc bộ giúp cho việc “đào tạo” người bệnh trở thành “thầy thuốc của chính họ”. Cần mở rộng mô hình quản lý bệnh phổi mạn tính tại các địa phương, đó là giải pháp thực hành, mang lại lợi ích rất lớn đối với người bệnh và cả với chính hệ thống y tế. - Tại Bệnh viện 74 Trung ương. Người bệnh BPTNMT đến bệnh viện đầu tiên qua phòng khám cấp cứu thuộc khoa Khám bệnh, tại đây người bệnh sẽ được kiểm tra đánh giá, phân loại. Trường hợp bệnh nhân nặng cấp cứu tại chỗ: nếu không tiến triển hoặc nặng thêm, vừa cấp cứu vừa chuyển đến khoa HSCC hoặc ĐTTC điều trị tiếp; nếu tiến triển tốt hơn hoặc nhẹ thì làm bệnh án chuyển khoa Bệnh phổi ngoài lao điều trị hoặc khoa Nội tổng hợp. Khi người bệnh ra viện chuyển ra Phòng quản lý COPD ngoại trú đặt tại Khoa khám bệnh. * Dự phòng đợt cấp COPD tại các khoa của Bệnh viện: - Dùng thuốc giãn phế quản: 100% BN được dùng thuốc giãn phế quản, tùy theo mức độ mà sử dụng các dạng thuốc uống, hít, xông khí dung. Tiêm, truyền thường được sử dụng cho BN nặng và vừa. Điều này được áp dụng đúng theo khuyến cáo của GOLD 2011, một lần nữa nhấn mạnh vai trò của thuốc giãn phế quản là thuốc cơ bản khuyên được dùng. - Thuốc nhóm Glucocorticosteroids: Đa số BN được sử dụng Corticoids, dạng hít phối hợp được sử dụng phổ biến. Với 1 số trường hợp được sử dụng dạng uống và dạng tiêm truyền. Điều này cũng phù hợp với GOLD 2011. Ngoài ra, nhiều BN có điều kiện nên đã mua thuốc dạng xịt và hít có hiệu quả. Tuy nhiên việc điều trị lâu dài với Glucocorticosteroids dạng uống không được áp dụng rộng rãi. - Thuốc long đờm: Tuy lợi ích không nhiều, song với những BN có đờm đặc, sức yếu, khả năng ho khạc kém, nên vẫn sử dụng rộng rãi. Thuốc chủ yếu là Acetylcystein. Ngoài ra dùng dạng xông khí dung. * Các phương pháp không dùng thuốc gồm: + Oxy liệu pháp thường áp dụng cho BN vừa và nặng, có 49% BN được sử dụng oxy, đa số thở với lưu lượng thấp và ngắt quãng. Đây được coi là xử trí đầu tiên sau khi 12 đánh giá BN được đánh giá. Mặt khác tại Bệnh viện 74 TW có hệ thống oxy trung tâm, ngoài ra có nhiều bình oxy cơ động. Bệnh nhân COPD thường được bố trí nằm tại buồng cấp cứu và buồng có oxy đầu giường. + Các biện pháp hướng dẫn hoạt động thể lực, PHCN hô hấp tối thiểu là: tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục... chưa được triển khai thường xuyên và bài bản. Thực tế, đây là biện pháp cực kỳ quan trọng và BN cần được hướng dẫn ngay tại bệnh viện để BN có hiểu biết và tiếp tục áp dụng khi về gia đình.  Phục hồi chức năng hô hấp: Phục hồi chức năng (PHCN) hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị. Nội dung của phục hồi chức năng hô hấp gồm 3 nội dung chính: Giáo dục sức khỏe, vật lý trị liệu hô hấp và hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội. Chăm sóc BN và PHCN hô hấp không những chỉ tiến hành khi BN nằm viện mà phải được thực hiện tốt trong giai đoạn bệnh ổn định. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp là quan trọng, gồm: - Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở: gồm 2 kỹ thuật chính:  Kỹ thuật ho có kiểm soát:  Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.  Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.  Bước 3: Nín thở trong vài giây.  Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần 2 để đẩy đờm ra ngoài.  Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.  Kỹ thuật thở ra mạnh:  Bước 1: Hít vào chậm và sâu.  Bước 2: Nín thở trong vài giây.  Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.  Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại. - Bảo tồn duy trì chức năng hô hấp: 13 Bài tập thở chúm môi: Ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ vai. Hít vào chậm qua mũi. Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Lặp đi lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở. Bài tập thở hoành: Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt tay còn lại lên ngực. Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển. Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng hõm xuống. - Các biện pháp đối phó với cơn khó thở: Chọn các tư thế đứng hoặc ngồi sao cho phần thân trên từ hông trở lên hơi cúi về phía trước. Có thể tìm các điểm tựa như tường, mặt bàn, bệ gạch.Tư thế này giúp cơ hoành di chuyển dễ dàng hơn. Luôn kết hợp với thở mím môi. Ở tư thế ngồi, chi trên nên đặt ở tư thế sao cho khuỷu tay hoặc bàn tay chống lên đầu gối hay đầu tựa vào cẳng tay. Ở tư thế này, các hoạt động của các cơ hô hấp ở lồng ngực hỗ trợ tốt nhất để làm nở phổi. - Cơn khó thở về đêm: Nếu BN có cơn khó thở về đêm, thường phải thức giấc vì khó thở, cần lưu ý: Trước khi ngủ: Dùng thuốc giãn phế quản loại tác dụng kéo dài. Dùng nhiều gối để kê đầu cao khi ngủ. Đặt thuốc bơm xịt loại để cắt cơn ngay cạnh giường, trong tầm tay. Khi thức giấc vì khó thở: Ngồi ở cạnh mép giường với tư thế hơi cúi người ra phía trước, khuỷu tay chống gối. Thở mím môi chậm rãi và điềm tĩnh cho đến khi hết khó thở. - Tập thể dục và luyện tập, gồm các bài tập vận động: Bài tập vận động tay: Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập vận động tay để tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp. Các bắp cơ vai, ngực và cánh tay khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt cho động tác hô hấp và những động tác thường ngày như quét dọn, vệ sinh cá nhân... Các loại hình vận động tay thường dùng: nâng tạ, máy tập đa năng... Bài tập vận động chân: Giúp cho các bắp cơ ở chân rắn chắc hơn, bên cạnh đó còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chức năng tim - phổi, giúp cho cơ thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất