Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại viện điều ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
53
1
70

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ THUẬN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TIÊU HÓA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ THUẬN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TIÊU HÓA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ LĨNH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn – Ths Nguyễn Thị Lĩnh - Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Lê Thị Thuận năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Lê Thị Thuận iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………...……………...iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH…………………………………..iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................ 4 1.1. Cở sở lý luận .................................................................................................. 4 1.1.1. Bệnh xơ gan ............................................................................................... 4 1.1.2. Chăm sóc người bệnh xơ gan .................................................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 10 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 10 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 11 Chương 2 .................................................................................................................. 12 2.1. Giới thiệu khái quát về Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ......................................................................................................... 12 2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết ............................................................................ 14 2.3. Kết quả đánh giá ............................................................................................ 16 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 16 2.3.2. Thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu trong công tác chăm sóc người bệnh xơ gan.............................................................................................. 18 Chương 3 .................................................................................................................. 26 3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu .................................... 26 3.2. Thực trạng kiến thức công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022.......... 27 3.3. Đề xuất giải pháp ........................................................................................... 34 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 36 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO38 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BS Bác sỹ NB Người bệnh WHO Tổ chức y tế thế giới World Health Oganization v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng 2. 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 17 Bảng 2. 2. Kiến thức của Điều dưỡng về phân loại và biến chứng xơ gan ............. 21 Bảng 2. 3. Kiến thức của Điều dưỡng về đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan ................................................................................................................... 22 Bảng 2. 4. Kiến thức của Điều dưỡng về Giảm phù và cổ trướng........................... 22 Bảng 2. 5. Kiến thức của Điều dưỡng về chăm sóc khi có biến chứng chảy máu tiêu hóa ............................................................................................................................ 23 Bảng 2. 6. Kiến thức của Điều dưỡng về theo dõi đề phòng hôn mê gan ............... 24 Bảng 2. 7. Kiến thức của Điều dưỡng về Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ........ 24 Biểu đồ 2. 1. Phân bố theo nhóm tuổi 16 Biểu đồ 2. 2. Phân bố theo giới tính ......................................................................... 17 Biểu đồ 2. 3. Kiến thức của Điều dưỡng về nguyên nhân xơ gan ........................... 19 Biểu đồ 2. 4. Kiến thức của Diều dưỡng về triệu chứng lâm sàng xơ gan còn bù .. 20 Hình 1.1. Các giai đoạn của xơ gan……………………………..………………….7 Hình 2.1. Ảnh tập thể nhân viên viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108……………………………………………………………………….14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ gan là một bệnh lý đặc trưng bởi thay đổi cấu trúc các tiểu thùy gan bằng tổ chức xơ, cục tân tạo. Xơ gan là hậu quả của các tổn thương mạn tính ở gan dẫn tới hủy hoại tế bào gan, tăng sinh tổ chức xơ, tăng sinh hạt tái tạo từ tế bào gan lành, tiến triển chậm qua nhiều năm, từ giai đoạn sớm (giai đoạn còn bù) triệu chứng chưa rõ ràng, đến khi các triệu chứng rõ ràng (giai đoạn mất bù). Bệnh nhân xơ gan thường có các triệu chứng mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón đau bụng, phù chân, cổ chướng, xuất huyết tiêu hóa [10]. Xơ gan có nhiều biểu hiện có thể là kết quả trực tiếp của sự phá hủy tế bào gan hoặc thứ phát sau tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Cũng có một số biểu hiện không đặc hiệu nhưng có thể xảy ra ở bệnh xơ gan. Tương tự như vậy, việc không có bất kỳ dấu hiệu nào cũng không loại trừ khả năng bị xơ gan. Xơ gan cổ trướng phát triển chậm và từ từ. Nó thường tiến triển tốt trước khi các triệu chứng đủ đáng chú ý để gây ra cảnh báo. Suy nhược và sụt cân có thể là triệu chứng của bệnh xơ gan [16]. Mức độ nặng của rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân xơ gan tương quan với mức độ suy dinh dưỡng. Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [11]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể tuy nhiên người mắc bệnh xơ gan đang có xu hướng gia tăng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là bệnh xơ gan do rượu. Theo thống kê của WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh xơ gan khá cao, chiếm 5 % dân số. Trong đó số, xơ gan do virút chiếm trên 40 % và xơ gan do rượu bia chiếm 18% [3] Bệnh nhân xơ gan cần được theo dõi liên tục và nghiêm ngặt cả trong và ngoài bệnh viện. Trong bối cảnh đó, vai trò của điều dưỡng viên trong chăm sóc bệnh nhân 2 xơ gan chưa được chú trọng và thông tin về điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xơ gan còn rất hạn chế so với các bệnh mãn tính khác. Việc hỗ trợ chăm sóc và theo dõi người bệnh này có thể là một thách thức cho các chuyên gia y tế, đặc biệt là điều dưỡng chăm sóc trực tiếp. Điều dưỡng viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều dưỡng tiếp xúc hàng ngày với người bệnh có cơ hội đánh giá các vấn đề tiềm ẩn của bệnh, từ đó có thể đưa ra kế hoạch chăm sóc về tất cả các khía cạnh, bao gồm duy trì hoạt động thể chất, nhận biết các giới hạn hoạt động, bảo tồn năng lượng, tuân theo điều chỉnh chế độ ăn uống và tuân thủ lịch dùng thuốc, duy trì những thói quen tốt, thay đổi phong cách sống phù hợp nhất với tình trạng bệnh [15]. Hơn nữa, việc đào tạo điều dưỡng về bệnh gan còn nhiều hạn chế so với đào tạo ở các chuyên khoa khác. Dó đó để nắm bắt được thực trạng kiến thức về chăm sóc người bệnh xơ gan tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022” với 2 mục tiêu sau: 3 Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng kiến thức về công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức công tác chăm sóc người bệnh xơ gan điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cở sở lý luận 1.1.1. Bệnh xơ gan Khái niệm: Xơ gan là giai đoạn cuối trong diễn tiến của mọi bệnh lý gan mạn. Đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa lan tỏa và sự thay đổi cấu trúc mô gan bình thường thành các cấu trúc nốt tái tạo bất thường, dẫn đến các hệ quả chính là suy chức năng gan và tình trạng tăng áp cửa. Trên lâm sàng xơ gan có thể đựợc chia thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Xơ gan mất bù đặc trưng bởi sự xuất hiện các biến chứng như báng bụng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh não gan [7]. Thuật ngữ xơ gan được dịch từ chữ Cirrhosis có nghĩa là gan có màu nâu và được Laennec sử dụng từ năm 1819. Dần dần người ta thấy xơ gan không chỉ có màu nâu mà quan trọng hơn thế là bị tổ chức xơ xâm nhập làm cho gan chắc lên. Đến năm 1919 Fiesinger và Albot đã phân biệt gan bị xơ hoá với xơ gan Nguyên nhân xơ gan: Do virus: Viêm gan virus mãn tính hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất về nguyên nhân gây xơ gan tại Việt Nam. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Xơ gan do lạm dụng rượu: Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Với văn hóa sử dụng rượu phổ biến ở Việt Nam thì rượu bia là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan được phát hiện. Các nguyên nhân xơ gan khác [1] - Nhiễm khuẩn: Sán máng, giang mai, HIV - Các bệnh chuyển hóa: Viêm gan do thoái hóa mô không do rượu, bệnh Wilson, bệnh gan ứ đọng glycogen, bệnh gan xơ hóa đa nang - Do bệnh đường mật: tắc mật trong gan và ngoài gan 5 - Do bệnh tự miễn: Viêm gan tự miễn, xơ gan mật tiên phát, viêm đường mật xơ hóa tiên phát - Bệnh mạch máu: Hội chứng Budd-Chiari, suy tim - Do thuốc và nhiễm độc: Isoniazid, diclofelac.. - Suy dinh dưỡng Phân loại: [1] Có nhiều cách phân loại xơ gan, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo hình thái, lâm sàng hoặc nguyên nhân. - Theo hình thái chia làm 3 loại: Xơ gan nốt nhỏ, nốt to, xơ gan nốt hỗn hợp - Theo lâm sàng chia ra xơ gan còn bù, xơ gan mất bù - Theo nguyên nhân chia thành: nhóm xơ gan có nguyên nhân đã được xác định, nhóm xơ gan căn nguyên còn bàn cãi và nhóm xơ gan không rõ nguyên nhân Triệu chứng: [1] * Triệu chứng lâm sàng - Xơ gan còn bù: + Triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải Có thể có các đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục kém, giảm ham muốn Nữ giới bị xơ gan còn bù có thể còn đang sinh sản có nguy cơ biến chứng trong thai kỳ đặc biệt liên quan đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa + Triệu chứng thực thể Có thể có vàng da hoặc sạm da Giãn mao mạch hay sao mạch ở cổ, mặt, lưng, ngực và chị trên Lòng bàn tay son Gan có thể to mật độ chắc và cứng lách mấp mé bờ sườn - Xơ gan mất bù + Hội chứng suy tế bào gan 6 + Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa * Cận lâm sàng [6]: - SGOT: Tăng - SGPT: Tăng - Protit máu giảm: Albumin máu giảm nặng - Điện di protein: Globulin tăng - Tyr lệ A/G < 1 ( bình thường 1,3-1,8) - Tỷ lệ prothrombin giảm - Siêu âm ổ bụng: gan toe nhỏ, bờ không đều có dạng hình răng cưa, cấu trúc gan thô có dạng nốt - Sinh thiết gan: để chẩn đoán xác định nhưng ít thực hiện Biến chứng [1] - Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa - Bệnh lý gan não - Cổ trướng - Hội chứng gan thận - Hạ natri máu - Hội chứng gan phổi - Nhiễm trùng dịch cổ trướng - Huyết khối tĩnh mạch cửa - Ung thư biểu mô tế bào gan Các giai đoạn của xơ gan  Giai đoạn 1: Các tế bào gan bị viêm, gan tự khắc phục bằng hình thành sẹo (sự xơ hóa). Giai đoạn này thường không có dấu hiệu lâm sàng do sự xơ hóa chưa nhiều, có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi. Ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường. 7  Giai đoạn 2: Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Đã có biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Ở giai đoạn này, loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.  Giai đoạn 3: Các mô xơ hóa rất nhiều. Xuất hiện hiện tượng cổ trướng (có dịch tự do trong ổ bụng), tuần hoàn bàng hệ, đồng thời có nhiều biểu hiện đáng chú ý như: ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, vàng mắt vàng da, thiếu máu, phù (phù chân, mắt cá chân), ngứa, đường huyết tăng giảm thất thường. Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh.  Giai đoạn 4: Xơ hóa hoàn toàn các mô gan. Các biểu hiện đã có từ giai đoạn 3 ngày càng nặng, xuất hiện các dấu hiệu khác như buồn ngủ, bàn tay son, sốt, viêm phúc mạc, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, ...Đây là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn này, ghép gan vẫn được đề xuất để chữa bệnh. Theo Hình 1.1. Các giai đoạn của xơ gan 1.1.2. Chăm sóc người bệnh xơ gan Đánh giá chăm sóc điều dưỡng: Thông tư 07/2011 TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2011 là cơ sở pháp lý cho sự phát triển ngành điều dưỡng và tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh ngày càng tốt hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung và lấy nguyên tắc người bệnh làm trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn. Thông tư qui 8 định cụ thể các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc trong bệnh viện cũng như các điều kiện cụ đảm bảo thực hiện các nội dung của thông tư như về tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong việc thực hiện thông tư [2]. Đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan [6] Theo dõi cân nặng NB hàng tuần Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu hóa để có biện pháp bồi dưỡng kịp thời Chế độ ăn uống: Đảm bảo đạm, đường, vitamin, hạn chế mỡ, không được uống rượu. Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù Vệ sinh mũi miệng khi bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng Giảm phù và cổ trướng [6]: Để bệnh nhân nằm nghỉ tương đối, không lao động nặng. Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế lipide, ăn tăng glucid và protein. Cụ thể: Ăn nhạt < 1g natri/ngày ít mỡ < 50g/ngày Protide khoảng 2 g /kg/ngày Năng lượng khoảng 2500 calo /ngày Nước uống < 1 lít /ngày dựa vào bilan nước vào và ra. Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, thuốc men, phụ giúp bác sỹ chọc hút dịch màng bụng và làm phản ứng Rivalta khi cần thiết Đo lượng nước tiểu 24 giờ Đảm bảo vô khuẩn khi phụ giúp bác sỹ chọc hút dịch màng bụng Quan sát màu sắc dịch cổ trướng, đo lượng dịch Chăm sóc khi có biến chứng chảy máu tiêu hóa, chăm sóc như đối với các chảy máu nặng nói chung [6]: Cho NB nghỉ tuyệt đối tại giường, đầu thấp, gối mỏng dưới vai, kê chân cao. Tạm ngừng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng. 9 Ủ ấm cho người bệnh. Phụ giúp thầy thuốc đặt cathete theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm. Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh. Theo dõi đề phòng hôn mê gan: Đặt ống thông hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày, sau đó rửa dạ dày bằng nước lạnh. Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng máu đã xuống ruột. Ngăn chặn các yếu tố làm dễ: nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn nước điện giải. Thực hiện y lệnh Thực hiện các thuốc tiêm, thuốc uống, truyền dịch, truyền đạm và làm các xét nghiệm theo chỉ định Chuẩn bị bệnh nhân chu đáo khi chỉ định chụp X-quang thực quản hoặc nội soi thực quản bằng ống soi mềm. Chuẩn bị các dụng cụ chọc tháo dịch ổ bụng, đảm bảo vô khuẩn khi chọc hút. Theo dõi bệnh nhân [6] Theo dõi tình trạng tinh thần và thần kinh Theo dõi tình trạng nôn và phân của bệnh nhân Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để nuôi dưỡng phù hợp. Quan sát màu sắc của dịch cổ trướng, đo số lượng dịch. Theo dõi tình trạng xuất huyết Theo dõi tình trạng phù, cổ chướng, lượng nước tiểu ... Theo dõi đề phòng hôn mê gan: Theo dõi sự thay đổi tính tình: bệnh nhân đang vui rồi lại buồn, thờ ơ. Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ. Mất phương hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng. Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ. Theo dõi các yếu tố làm dễ: nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn nước điện giải. 10 Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên người điều dưỡng phải báo cáo ngay với thầy thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển. Tránh lao động nặng. Không làm việc nặng khi xơ gan còn bù Tuyệt đối không được uống rượu. Chế độ ăn nên hạn chế lipid tăng glucid và các vitamin. Hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù. Theo dõi sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở. Đánh giá Việc chăm sóc NB có hiệu quả khi có các dấu hiệu sau: Tuần hoàn bàng hệ giảm. Cổ trướng giảm. Vàng da không còn. Hết chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da. Bệnh nhân ăn thấy ngon miệng và không sụt cân. Không xảy ra biến chứng. NB yên tâm, thoải mái khi nằm viện và có sự hiểu biết nhất định về bệnh 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước Xơ gan là một trong những bệnh lý về gan thường gặp. Đây là bệnh mãn tính, xảy ra khi tế bào gan hư tổn, không có khả năng phục hồi và có xu hướng hình thành các mô sẹo không có chức năng hoạt động. Tổn thương tế bào diễn ra thường xuyên có thể khiến gan suy giảm hoạt động và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Ngoài các phương pháp y tế, biện pháp chăm sóc cũng có tác động tích cực đến tiến triển của bệnh xơ gan. Vì vậy, điều dưỡng cũng như người nhà nên lập chế độ 11 chăm sóc đúng cách để hỗ trợ làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân ăn uống bình thường, hạn chế sụt cân, có tâm lý thoải mái và tích cực hơn trong quá trình điều trị. Hiện nay, không có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh xơ gan. Điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng lâm sàng, làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy song song với các phương pháp y tế, người nhà cần theo dõi và thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan đúng cách. Thực tế, chăm sóc khoa học có thể giúp bệnh nhân ăn uống bình thường, không sụt cân, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có tâm lý lạc quan, thoải mái và tích cực trong quá trình điều trị. Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu kiến thức chăm sóc của người bệnh xơ gan. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu ở đây là người bệnh và cũng cho nhiều kết quả khác nhau tại các nghiên cứu ở địa điểm khác nhau. Nghiên cứu về “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020” của tác giả Cao Thị Dung cho thấy người bệnh đạt kiến thức tốt về tự chăm sóc bệnh xơ gan chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 5,4%; phần lớn người bệnh ở mức độ kiến thức trung bình là 47,35% và kiến thức kém cũng là 47,3% [5]. Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Công Đệ về “thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB xơ gan Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Hữu Nghị năm 2019 cho kết quả như sau: tỷ lệ đạt kiến thức tự chăm sóc bệnh xơ gan là 37% [4]. 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của tác giả AB Abo El Ata và cộng sự về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh xơ gan của 150 đối tượng là điều dưỡng tham gia nghiên cứu kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 78,65% và 63,09% điều dưỡng được nghiên cứu có kiến thức và thực hành không đạt yêu cầu [18]. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TIÊU HÓA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 2.1. Giới thiệu khái quát về Viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bệnh viện được thành lập ngày 01/4/1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời trưởng thành và phát triển của bệnh viện gắn liền với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước. Bệnh viện với các tên gọi Bệnh viện Trung ương Yên Trạch, Phân viện 8, Quân y viện 108, Viện quân y 108 và ngày nay là Bệnh viện trung ương Quân đội 108. Khi mới ra đời tại Thái Nguyên Bệnh viện mang tên Bệnh viện Trung Lương Yên Trạch với 30 cán bộ nhân viên phục vụ 100 giường bệnh. Năm 1954, hòa bình lập lại, Bệnh viện về thủ đô Hà Nội tiếp quản Bệnh viện Đồn Thủy của quân đội viễn chinh Pháp (tại vị trí hiện tại của bệnh viện) Ngày 12/6/1956, phân Viện 8 chính thức đổi tên thành Quân y Viện 108, được giao nhiệm vụ là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, với biên chế 529 cán bộ nhân viên và tăng khả năng thu dung từ 100 lên 600 giường. Năm 1960, Quân y Viện 108 được đổi tên thành Viện Quân y 108. 13 Hình 2.1. Ảnh tập thể nhân viên viện điều trị các bệnh tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Chức năng và nhiệm vụ của khoa - Thu dung, cấp cứu và điều trị các bệnh về tiêu hoá, bao gồm: Các bệnh lý về dạ dày-tá tràng- thực quản (viêm, loét, polyp, ung thư...), các bệnh lý đại tràng (viêm, loét, polyp, hội chứng ruột kích thích...), các bệnh lý về gan (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan...), các bệnh lý về mật (viêm đường mật, sỏi-giun trong đường mật, ung thư đường mật...), bệnh lý tuỵ (viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn, u tuỵ...) và lao màng bụng… cho bộ đội, chính sách, BHYT và bệnh nhân nhân dân. - Là cơ sở đào tạo Sau đại học ở bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Nội Tiêu hoá. Tham gia nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế và chỉ đạo tuyến. Hoạt động chuyên môn - Với 3 khoa lâm sàng và 1 khoa Nội soi có khả năng thu dung và điều trị 100120 bệnh nhân. - Được đầu tư nhiều trang bị y tế hiện đại như máy nội soi dạ dày-tá tràng, máy nội soi đại tràng, máy nội soi tá tràng nhìn bên, máy soi ổ bụng, máy đốt nhiệt cao tần (Đức), máy nội soi siêu âm, nội soi ruột non và máy Fibroscan….. - Đã chẩn đoán và điều trị thành công nhiều mặt bệnh như: Ung thư gan, xơ gan, viêm gan mạn, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm tụy cấp, chảy máu đường tiêu hóa, giun chui đường mật… Các kỹ thuật tiên tiến điều trị ung thư gan đã được triển khai rất sớm và là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện các kỹ thuật này như: Tiêm cồn qua da vào khối u gan (PEIT), đốt nhiệt sóng cao tần (RFA), tắc mạch hóa dầu (TOCE), tắc mạch hạt vi cầu (Dc-Bead) và tắc mạch xạ trị bằng Y90…. - Triển khai nhiều kỹ thuật can thiệp nội soi như: Thắt tĩnh mạch quản (TMTQ) qua nội soi cho bệnh nhân xơ gan chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ TMTQ. Tiêm Histoacryl cho bệnh nhân xơ gan có CMTH do vỡ tĩnh mạch phình vị dạ dày. Lấy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất