Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại một số k...

Tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc

.PDF
36
1
128

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ MỴ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ MỴ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐỖ MINH SINH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Mỵ ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Mỵ Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 9, chuyên ngành Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. Đỗ Minh Sinh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Mỵ iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương I........................................................................................................ 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3 1.1.1.Khái niệm về giáo dục sức khỏe .............................................................. 3 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe .................................................. 4 1.1.3. Các phương pháp, phương tiện giáo dục sức khỏe[2] ............................. 4 1.1.4. Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung giáo dục sức khỏe............... 5 1.1.5. Vai trò của giáo dục sức khỏe trong công tác của điều dưỡng ................ 5 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 6 1.2.1. Tình hình giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trên thế giới...................... 6 1.2.2. Tình hình giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Việt Nam .................... 7 Chương 2 ......................................................................................................10 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .........................................................10 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế .................................................................. 10 2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng .......................... 10 2.2.1. Phương pháp thực hiện......................................................................... 10 2.2.2. Kết quả................................................................................................. 11 Chương 3 .....................................................................................................17 BÀN LUẬN..................................................................................................17 3.1. Ưu điểm: ................................................................................................. 17 3.2. Nhược điểm: ........................................................................................... 18 iv 3.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 19 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................21 1. Đối với bệnh viện....................................................................................... 21 2. Đối với điều dưỡng .................................................................................... 21 KẾT LUẬN ..................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BVĐK Bệnh viện đa khoa CTSN Chất thải sắc nhọn ĐDV Điều dưỡng viên KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế PPE Phương tiện phòng hộ cá nhân TAT Tiêm an toàn VST Vệ sinh tay WHO Tổ chức Y tế thế giới SIGN Mạng lưới TAT toàn cầu VSN Vật sắc nhọn vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=110)……….111 Bảng 2. 2. Đánh giá của người bệnh về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng……………………………………………………………………122 Bảng 2. 3. Đánh giá của người bệnh về nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng (n=110)…………………………………………………………..133 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Mức độ hài lòng của người bệnh với hoạt động tư vấn của điều dưỡng…………………………………………………………………………15 4 Biểu đồ 2. 2. Dự định của người bệnh về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ tại bệnh…………………………………………………………………………...15 5 Biểu đồ 2. 3. Dự định của người bệnh về việc giới thiệu cho những người khác có nhu cầu đến bệnh bệnh…………………………………..165 viện khám chữa 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thông thường, các hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc chữa bệnh thay vì ngăn ngừa bệnh tật. Với những thay đổi phát triển về chăm sóc sức khỏe ngày nay, việc chuyển hướng sang các kỹ thuật phòng ngừa hiệu quả là quan trọng hơn. Vai trò của điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe dự phòng là sử dụng các nghiên cứu và khuyến nghị dựa trên bằng chứng để cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Điều dưỡng là chất xúc tác cho lối sống lành mạnh thông qua khuyến khích và giảng dạy, giúp bệnh nhân có khả năng nhận được các dịch vụ phòng ngừa như tư vấn, sàng lọc và các thủ tục phòng ngừa hoặc thuốc. Điều dưỡng có thể thúc đẩy những người đó tham gia vào lối sống lành mạnh thông qua giáo dục, cố vấn và lãnh đạo[11]. Một trong những vai trò quan trọng nhất mà điều dưỡng có trong việc nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật là vai trò của một nhà giáo dục sức khỏe. Các điều dưỡng dành nhiều thời gian nhất cho người bệnh và cung cấp hướng dẫn dự đoán về chủng ngừa, dinh dưỡng, chế độ ăn uống, thuốc và an toàn. Các điều dưỡng luôn làm việc để ngăn ngừa các bệnh tật như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và bệnh phổi tắc nghẽn; họ thực hiện điều này thông qua một loạt các chiến thuật bao gồm giáo dục, phòng ngừa yếu tố rủi ro và giám sát các mối nguy an toàn ở nơi làm việc, cộng đồng hoặc gia đình[10]. Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc người bệnh trong quá trình nằm viện. Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu điều trị: Cải thiện về triệu chứng và giảm các yếu tố nguy cơ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Số lần nhập viện đợt cấp giảm, tiết kiệm chi phí cho điều trị. Thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh. Nếu làm không tốt, người bệnh 2 không nhận thức đầy đủ về bệnh, không tuân thủ điều trị, không thay đổi hành vi, kết quả điều trị không tốt, không cải thiện được chất lượng cuộc sống, số lần nhập viện đợt cấp tăng, chi phí điều trị tăng, bệnh sẽ nặng lên suy hô hấp có thể tử vong[12]. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh viện có nhiệm vụ trọng tâm là khám chữa bệnh, cấp cứu cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Công tác giáo dục sức khỏe của bệnh viện đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện. Tuy nhiên qua kết quả đánh giá công tác điều dưỡng năm 2022 của một số khoa trong bệnh viện cho thấy công tác giáo dục sức khỏe còn nhiều hạn chế. Để biết tại sao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng còn hạn chế và đề xuất giải pháp giúp điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế tôi thực hiện chuyên đề này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 3 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Khái niệm về giáo dục sức khỏe Giáo dục sức khỏe: là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng. Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình[8]. Giáo dục sức khỏe bao gồm các cơ hội học tập được xây dựng một cách có ý thức liên quan đến một số hình thức truyền thông được thiết kế để nâng cao hiểu biết về sức khỏe, bao gồm nâng cao kiến thức và phát triển các kỹ năng sống có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng[15]. Giáo dục sức khỏe không chỉ quan tâm đến việc truyền đạt thông tin mà còn phải bồi dưỡng động cơ, kỹ năng và sự tự tin (hiệu quả của bản thân) cần thiết để thực hiện các hành động nhằm cải thiện sức khỏe. Giáo dục sức khỏe bao gồm việc truyền đạt thông tin liên quan đến các điều kiện xã hội, kinh tế và môi trường tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như các yếu tố nguy cơ và hành vi nguy cơ của cá nhân, và việc sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe. Do đó, giáo dục sức khỏe có thể liên quan đến việc truyền đạt thông tin và phát triển các kỹ năng thể hiện tính khả thi về mặt chính trị và khả năng tổ chức của các hình thức hành động khác nhau nhằm giải quyết các yếu tố quyết định về sức khỏe xã hội, kinh tế và môi trường. Trước đây, giáo dục sức khỏe được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ một loạt các hành động bao gồm vận động xã hội và vận động.Các phương pháp này hiện được bao hàm trong thuật ngữ nâng cao sức khỏe, và một định nghĩa hẹp hơn về giáo dục sức khỏe được đề xuất ở đây để nhấn mạnh sự khác biệt[15]. 4 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển[8]. GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này[8]. Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại.So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.Vì thế GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế[15], [2]. 1.1.3. Các phương pháp, phương tiện giáo dục sức khỏe[2] Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK. Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.Phương pháp này đòi hỏi nhân viên GDSK phải được huấn luyện tốt về các kỹnăng GDSK nhất là kỹ năng giao tiếp, tư vấn... GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng.Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo 5 vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video; tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi; pano, áp phích; sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật. 1.1.4. Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung giáo dục sức khỏe Phải đáp ứng các vấn đề sức khỏe ưu tiên của người bệnh Phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của người bệnh Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn Được trình bày rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu Cách thức truyền tải phù hợp và hấp dẫn 1.1.5. Vai trò của giáo dục sức khỏe trong công tác của điều dưỡng Chức năng nhiệm vụ chính của công tác điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường sự hài lòng người bệnh thì điều dưỡng phải thực hiện tốt 12 nhiệm vụ của điều dưỡng trong Thông tư 31/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Trong đó nhiệm vụ thứ nhất là tư vấn GDSK, có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong. Điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh từ khi mới vào viện đến khi ra viện. Do đó vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng là rất quan trọng, nếu điều dưỡng làm 6 tốt giúp người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng người bệnh[1]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trên thế giới Một nghiên cứu tại Ireland cho thấy nghiên cứu hành động được sử dụng như một phương pháp để phát triển một chương trình đào tạo kỹ năng giáo dục tập trung vào khía cạnh giáo dục sức khỏe về vai trò nâng cao sức khỏe của điều dưỡng. Chương trình dựa trên các khái niệm lý thuyết của Mô hình xuyên lý thuyết và Phỏng vấn tạo động lực. Phỏng vấn được sử dụng để thu thập dữ liệu về một mẫu có chủ đích của các điều dưỡng làm việc trong một khu bệnh viện cấp tính. Ba chủ đề chính đã được xác định: sử dụng các kỹ năng, các rào cản đối với việc thực hiện các kỹ năng và những người hỗ trợ thực hiện các kỹ năng. Hầu hết các điều dưỡng đã nhận thức rõ hơn về giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe và có thể kết hợp các kỹ năng đã học và tạo ra sự thay đổi trong thực hành. Tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy rằng cần phải đào tạo thêm. Điều này có thể tập trung nhiều hơn vào việc giúp các điều dưỡng sử dụng các kỹ năng với những bệnh nhân có khả năng chống lại sự thay đổi và nhận ra tốt hơn các cơ hội nâng cao sức khỏe. Các cách thức cung cấp chương trình đào tạo cho các chuyên gia y tế khác cũng nên được khám phá[9]. Một nghiên cứu tại Phần Lan với mục đích là mô tả sự sẵn sàng của các điều dưỡng phẫu thuật trong việc tư vấn cho người bệnh cho kết quả các điều dưỡng phẫu thuật có kiến thức tốt về nội dung tư vấn người bệnh, ngoại trừ các phúc lợi, khả năng phục hồi chức năng và ảnh hưởng của bệnh đối với người nhà người bệnh. Kỹ năng tư vấn bệnh nhân chủ yếu là tốt. Hơn nữa, thái độ tư vấn của nhân viên rất tích cực. Sự sẵn sàng sử dụng các phương pháp tư vấn khác nhau của họ là tốt, nhưng số lượng các phương pháp được sử dụng còn hạn chế. Tài liệu về tư vấn bệnh nhân, sự hợp tác giữa các nhân viên và khả năng phát triển tư vấn người bệnh được cho là tốt. Các nhu cầu cải tiến liên quan đến cơ sở vật chất, phòng và thời gian dành cho tư vấn người 7 bệnh. Kiến thức được sử dụng trong tư vấn người bệnh dựa trên kinh nghiệm của điều dưỡng và các thói quen của người điều trị[14]. Nghiên cứu của Marjatta Kelo cho thấy các điều dưỡng sử dụng hành vi trao quyền đã tiến hành quá trình giáo dục với đánh giá nhu cầu tổng thể và đa phương pháp, chuẩn bị đầy đủ và các mục tiêu, giáo dục hướng vào người bệnh và giao tiếp tương tác, cũng như đánh giá đa phương pháp và thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân. Hành vi truyền thống được mô tả là theo định hướng của điều dưỡng hoặc không đủ trong mọi giai đoạn của quy trình. Những phát hiện này cho thấy rằng cần phải đào tạo thêm cho các điều dưỡng và các biện pháp hành chính trong bệnh viện để nâng cao năng lực giáo dục trẻ em và gia đình của trẻ[13]. 1.2.2. Tình hình giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Việt Nam Nghiên cứu của Lã Thị Bích Thủy năm 2020 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy đa số người bệnh cho biết đã được NVYT truyền thông giáo dục sức khỏe,… nhưng một số nội dung tỷ lệ phản hồi của người bệnh đánh giá chưa tốt như nội dung và quy trình tổ chức buổi GDSK nhóm; Phản hồi của người bệnh về quy trình thực hiện GDSK theo nhóm của NVYT đạt tỷ lệ thấp. Cơ sở vật chất để tổ chức của buổi GDSK chưa được chú trọng như 100% các khoa lâm sàng không có phòng GDSK riêng, không có loa đài để thực hiện GDSK, thiếu tài liệu và phương tiện hỗ trợ truyền thông GDSK. Bên cánh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK cho người bệnh của NVYT là về nhân lực còn thiếu và yếu khi điều dưỡng đang đảm nhận chính; thiếu cơ chế khen thưởng động viên NVYT làm tốt công tác GDSK và nhất là kinh phí đầu tư cho lĩnh vưc này. Từ các kết quả trên, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị chính tới Bệnh viện như phải rà soát lại quy trình GDSK để khắc phục những nội dung, các bước còn thiếu và yếu trong buổi GDSK; Tăng cường công tác đào tạo để cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn và phương pháp trình bày để NVYT làm tốt công tác GDSK; Khuyến khích và tăng cường bác sĩ thực hiện công tác GDSK cho người bệnh[5] 8 Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả đối với hoạt động tiếp nhận thông tin truyền thông người bệnh có được về hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe: Trong 15 tiêu chí có 9 tiêu chí > 90% đạt theo yêu cầu thang điểm nghiên cứu, còn lại 6 tiêu chí > 90% không đạt theo yêu cầu thang điểm nghiên cứu. Đây là những tiêu chí cần được ưu tiên trong truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú cũng như trong quá trình cải tiến chất lượng bệnh viện. Vậy đối tượng nghiên cứu có tiếp nhận được thông tin truyền thông về hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe, biết được các thông tin cần thiết sau khi được truyền thông giáo dục sức khỏe có 10 tiêu chí đạt và 06 tiêu chí không đạt. Công tác hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe tỉ lệ đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện chỉ đạt 79,2% là thấp nhất, không đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí nên các khoa cần lưu ý để có phương pháp hướng dẫn, tư vấn điều trị, chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho phù hợp hơn. Qua khảo sát Người bệnh biết thông tin về bệnh của mình, được động viên yên tâm điều trị, được giải đáp kịp thời những băn khoăn thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc[3]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hiện các nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả khác nhau. Trong đó, việc hướng dẫn giải thích của điều dưỡng trước khi làm các thủ thuật, tiêm truyền, các kỹ thuật cận lâm sàng như: siêu âm, X quang, nội soi đạt tỷ lệ cao nhất (97,5%). NB đánh giá kỹ năng của điều dưỡng trong buổi tư vấn giáo dục sức khỏe nói to, rõ ràng, thu hút người nghe, nội dung phù hợp và truyền đạt dể hiểu đạt 100%. Tuy nhiên, vẫn còn 63,3% NB đánh giá buổi tư vấn thiếu hình ảnh minh họa. Hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cá nhân được sử dụng nhiều hơn hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe theo nhóm. Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe được NB đánh giá cao (có đến 95,9% NB hài lòng và rất hài lòng khi tham gia buổi tư vấn giáo dục sức khỏe tại các khoa lâm sàng); nghiên cứu cho thấy cần phải có sự chuẩn bị về tài liệu cho hoạt 9 động tư vấn giáo dục sức khỏe, có hình ảnh minh họa để NB nắm được nội dụng rõ ràng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn[7]. Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho kết quả kiến thức chung của điều dưỡng còn chưa cao với các tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt chiếm 66,8% và vẫn còn 13,2% điều dưỡng có kiến thức kém về giáo dục sức khỏe. Trong nghiên cứu này, tuổi và thâm niên công tác có liên quan đến kiến thức về giáo dục sức khỏe của điều dưỡng (p < 0,05). Kiến thức giáo dục sức khỏe của điều dưỡng chưa cao, những người độ tuổi và thâm niên công tác lâu năm thực hiện giáo dục sức khỏe tốt hơn. Điều này cho thấy cần tập trung vào đào tạo nâng cao kiến thức GDSK cho điều dưỡng đặc biệt là đối tượng điều dưỡng trẻ tuổi mới vào nghề[6]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Trường đại học Y khoa Vinh năm 2020 cho thấy về hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện 100% người bệnh tăng huyết áp được nhân viên y tế giáo dục sức khỏe. Đa số người bệnh có kiến thức về bệnh THA như biểu hiện, trị số huyết áp, thời điểm đo huyết áp bệnh THA. 72% người bệnh có kiến thức về nguyên tắc điều trị THA là điều trị lâu dài; chỉ có 4% người bệnh không biết nguyên tắc điều trị của bệnh THA. Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh THA tại bệnh viện Trường đại học Y khoa Vinh năm 2020 được thực hiện có hiệu quả tuy nhiên bệnh viện cần có chương trình GDSK cho người bệnh THA tiến hành đánh giá thường xuyên hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh[4]. 10 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên là bệnh viện đa khoa hạng 1 tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Vĩnh Phúc. Bệnh viện đặt trên địa bàn thành phố Phúc Yên, nằm phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp huyện Mê Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Thành phố Phúc Yên là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, đời sống nhân dân và cán bộ nhân viên có thu nhập cao hơn mức trung bình của tỉnh, có nhu cầu cao về chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và khu vực giáp các huyện của thành phố Hà Nội đang trên đà đổi mới và phát triển mạnh mẽ, trong những năm vừa qua đã có nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế. Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên có quy mô 850 giường kế hoạch, giường thực kê 1300 giường, nhiệm vụ trọng tâm là khám chữa bệnh, cấp cứu cho nhân dân trong khu vực thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, khu vực giáp các huyện của thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Bệnh viện có cơ cấu tổ chức gồm Ban Giám đốc và 42 khoa phòng, có 813 cán bộ nhân viên, gồm 169 bác sĩ, 47 dược sĩ, 478 điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh và 119 cán bộ chuyên trách khác. Với phương châm “ Người bệnh là trung tâm phục vụ để đổi mới và phát triển”, bệnh viện đã chú trọng áp dụng các công nghệ tiên tiến, triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại chuyên sâu, ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân 2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng 2.2.1. Phương pháp thực hiện Đối tượng khảo sát là những người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Tổng số đã có 110 người bệnh tham gia điền phiếu khảo sát. Bộ công cụ được xây dựng dựa trên các quy định về chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và thông tư 3 1/2021/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm 11 sóc người bệnh trong bệnh viện. Bộ công cụ gồm 3 phần: thông tin chung về đối tượng nghiên cứu, thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và sự hài lòng của người bệnh. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. 2.2.2. Kết quả 2.2.2.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát. Bảng 2. 1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=110) Biến số Giới tính Nhóm tuổi Đặc tính Số lượng 54 59.4 Nữ 56 61.6 60 -70 56 51 71 -80 32 29 81-90 17 15 >91 5 5 Trình độ học thông Nghề nghiệp Số lần đến lệ % Nam Dưới trung học phổ vấn Tỷ 25 23.1 Trung học phổ thông 55 50.1 Trung cấp trở lên 29 26.8 Làm nông 40 36.4 Hưu 58 52.7 Khác 12 10.9 1 lần 58 52.8 2 lần 26 23.5 12 Biến số bệnh viện điều trị Hình Số Đặc tính thức tham dự buổi tư Tỷ lượng lệ % ≥ 3 lần 26 23.7 Cá nhân 89 81.1 Nhóm vấn 18.9 21 Nhận xét:Trong nghiên cứu nữ 56 chiếm tỷ lệ 61.6% nam 54 chiếm tỷ lệ 59.4%. Nhóm tuổi từ 60- 70 chiếm tỷ lệ 51%, trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 50.1%, số lền đến bệnh viện điều trị 1 lần chiếm tỷ lệ 52.7%. 2.2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bảng 2. 2. Đánh giá của người bệnh về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Biến số Nói to, rõ ràng thu hút người nghe Đặc tính Số lượng Đồng ý trọng và mục tiêu đạt được Đồng ý đồng ý 92.7 8 7.3 106 96.4 4 3.6 100 90.9 10 9.1 Không đồng ý Sử dụng các phương tiện truyền thông phù hợp 102 Không Đồng ý Nội dung phù hợp lệ % Không đồng ý Nêu rõ lợi ích tầm quan Tỷ Đồng ý 45 40.9 65 59.1 Không đồng ý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất