Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên khoa ngoại chấn t...

Tài liệu thực trạng công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên khoa ngoại chấn thương bệnh viện nhi thái bình năm 2022

.PDF
62
1
60

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HOÀI THU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐI BUỒNG THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN KHOA NGOẠI - CHẤN THƯƠNG BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định, năm 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HOÀI THU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐI BUỒNG THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN KHOA NGOẠI - CHẤN THƯƠNG BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ THU CÚC Nam Định, năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phạm Thị Thu Cúc đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I này. Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thái Bình, cùng tập thể Khoa Ngoại Chấn thương - Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã động viên cổ vũ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm chuyên đề. Xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến những người thân trong gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập. Xin ghi khắc những tình cảm này. Nam Định, ngày tháng 8 năm 2022 Học viên Trần Thị Hoài Thu ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là chuyên đề do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Cúc. 2. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Nam Định, ngày tháng 8 năm 2022 Người cam đoan Trần Thị Hoài Thu iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3 1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 1.1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và công tác điều dưỡng chăm sóc nguời bệnh ...................................................................................................... 3 1.1.2. Công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh.................................................. 4 1.1.3. Vai trò, chức năng của người điều dưỡng .................................................... 5 1.1.4. Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng .......................................................... 7 1.1.5. Thường quy đi buồng của điều dưỡng ......................................................... 9 1.1.6. Một số mô hình chăm sóc .......................................................................... 11 1.1.7. Mô hình theo công việc ............................................................................. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12 1.2.1. Nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh, hoạt động đi buồng của điều dưỡng trên thế giới ...................................................................................... 13 1.2.2. Nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh, hoạt động đi buồng của điều dưỡng tại Việt Nam ..................................................................................... 13 Chương: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................................... 17 2.1. Giới thiệu sơ lược về Khoa Ngoại Chấn thương - Bệnh viện Nhi Thái Bình .... 17 2.2. Khảo sát thực trạng công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên khoa Ngoại CT - Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2021 ..................................................... 18 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 18 2.2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 19 iv Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 29 3.1. Thực trạng công tác đi buồng của điều dưỡng viên tại khoa Ngoại - Chấn thương Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. .......................................................... 29 3.1.1. Về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 29 3.1.2. Về thực hành đi buồng thường qui của điều dưỡng viên ............................ 29 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đi buồng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Thái Bình ........................................................................... 33 3.2.1. Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân....................................................... 33 3.2.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đi buồng của điều dưỡng viên. ......................................................................................................... 34 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 36 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG ĐI BUỒNG TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH Phụ lục 2: QUY ĐỊNH ĐI BUỒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Phụ lục 03: PHIẾU KHẢO SÁT NNNB NỘI TRÚ VỀ THỰC HÀNH ĐI BUỒNG THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân BS Bác sỹ CSBN Chăm sóc bệnh nhân ĐD Điều dưỡng ĐDV Điều dưỡng viên HD Hướng dẫn KHCS Kế hoạch chăm sóc NB Người bệnh NNNB Người nhà người bệnh NVYT Nhân viên y tế vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thông tin chung về người nhà người bệnh .................................................. 19 Bảng 2.2 Tỷ lệ người nhà người bệnh phân theo địa chỉ............................................. 20 Bảng 2.3 Điều dưỡng viên thực hiện những quy định chung khi đi buồng ................. 21 Bảng 2.4 Điều dưỡng viên thực hiện quy định về tần suất và thời đểm đi buồng........ 22 Bảng 2.5. ĐDV thực hiện phổ biến và hướng dẫn cho NNNB những thông tin cơ bản ...... 25 Bảng 2.6. ĐDV thực hiện tư vấn, hướng dẫn cho NNNB khi đi buồng ...................... 26 Bảng 2.7. ĐDV thăm khám, theo dõi, phát hiện và sử trí kịp thời các diễn biến ......... 26 Bảng 2.8. ĐDV chăm sóc về tinh thần và phối hợp với NNNB trong chăm sóc NB ... 27 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. NNNB biết tên ĐDV phụ trách buồng bệnh ........................................... 23 Biểu đồ 2.2. Hình thức biết tên ĐDV phụ trách buồng của NNNB............................. 23 Biểu đồ 2.3. Sự hài lòng của NNNB về hoạt động đi buồng thường qui của ĐDV ..... 28 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Florence Nightingale (1820 - 1910) là phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính là người sáng lập ra Ngành điều dưỡng hiện đại. Trong chiến tranh Crime (1854 1855), bà cùng 38 phụ nữ Anh khác tình nguyện sang Thổ Nhĩ Kỳ để chăm sóc các thương binh của quân đội Hoàng gia Anh. Tại đây bà và các đồng nghiệp đã có nhiều hoạt động chăm sóc thiết thực hiệu quả đó là bảo đảm vệ sinh buồng bệnh, phòng phẫu thuật, vệ sinh cá nhân, cấp chăn màn và thay quần áo sạch cho thương binh và nhất là sự tận tình chăm sóc thương binh. Chính nhờ có sự chăm sóc toàn diện, bảo đảm vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ mà sau một năm bà và đồng nghiệp đã làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn từ 42% xuống còn 2%. Hình ảnh Florence Nightingale với cây đèn dầu trong tay đêm đêm đi thăm từng thương binh nhằm phát hiện những bất thường để chăm sóc kịp thời đã trở thành biểu tượng của ngành điều dưỡng và cùng là điều mà điều dưỡng ngày nay cần noi gương và làm theo, đó là phải thường xuyên thăm khám người bệnh để đánh giá tình hình sức khỏe, những nhu cầu cần đáp ứng của người bệnh để chăm sóc kịp thời. Do vậy, trong chăm sóc điều dưỡng hiện đại, để quản lý tốt người bệnh và quản lý tốt buồng bệnh cần thực hiện các thường quy đi buồng với những hình thức khác nhau bao gồm đi buồng khoa, đi buồng điều dưỡng trưởng và đi buồng của điều dưỡng viên. Việc thực hiện các thường qui đi buồng này đã được triển khai ở tất cả các bệnh viện nhất là từ khi triển khai thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT - BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [1] . Để nâng cao chất lượng chăm sóc và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người bệnh trong xã hội hiện nay, điều dưỡng viên cần phải thực hiện tốt ba chức năng: chức năng chủ động, chức năng phối hợp và chức năng phụ thuộc. Chức năng chủ động được thể hiện hiện thông qua việc điều dưỡng viên đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của người bệnh, các nhu cầu đó được nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhờ hoạt động đi buồng thường qui của điều dưỡng viên. Do vậy hoạt động đi buồng thường qui của điều dưỡng viên có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh. 2 Tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, mặc dù thường qui đi buồng trong đó có đi buồng của điều dưỡng viên đã được bệnh viện quan tâm và được xây dựng thành quy định chuyên môn được Giám đốc bệnh viện phê duyệt nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng việc thực hiện quy định đi buồng thường quy của điều dưỡng tại bệnh viện. Do vậy chưa có bằng chứng khoa học cho người làm công tác quán lý và của chính những người điều dưỡng bởi họ không biết thường quy đi buồng của điều dưỡng được thực hiện như thế nào so với qui định của bệnh viện? Có đúng quy định về tần xuất thực hiện, thời điểm thực hiện không? và điều quan trọng là nội dung đi buồng có được bảo đảm không? Chất lượng của việc đi buồng như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện thường qui đi buồng của điều dưỡng và giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng đi buồng của điều dưỡng? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên khoa Ngoại - Chấn Thương Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác đi buồng của điều dưỡng viên tại khoa Ngoại - Chấn thương Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đi buồng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và công tác điều dưỡng chăm sóc nguời bệnh  Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng Học thuyết Maslows đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người bao gồm 5 mức độ: Mức độ 1: bao gồm nhu cầu về sinh lý. Mức độ 2: bao gồm về an ninh và an toàn. Mức độ 3: nhu cầu về tình cảm và sự thuộc về nhau. Mức dộ 4: nhu cầu về sự tôn trọng. Mức độ 5: nhu cầu về sự thể hiện và hoàn thiện bản thân (độc lập, tự giải quyết vấn đề)  Ứng dụng các học thuyết điều dưỡng trong thực hành điều dưỡng Hiện nay tại Việt Nam, điều dưỡng viên được học và áp dụng nhiều học thuyết điều dưỡng trong thực hành chăm sóc người bệnh. Học thuyết của Florence Nightingale đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vẩn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường bệnh viện. Học thuyết Henderson (1966) xác định 14 nhu cầu cơ bản và các nguyên tắc thực hành điều dưỡng liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng. Ngoài ra còn có những học thuyết khác như: Học thuyết Peplau (1952) chỉ ra rằng điều dưỡng giữ vai trò quan trọng liên quan đến việc chăm sóc, điều trị bệnh, đến mối quan hệ giữa điều dưỡng với người bệnh; Học thuyểt của Watson (1979) liên quan đến triết học và khoa học chăm sóc, học thuyết này chỉ ra chăm sóc là quá trình tương tác lẫn nhau bao gồm những can thiệp đề đáp ứng những nhu cầu của con người.v.v... Nhìn chung các học thuyết điều dưỡng đã tạo ra khung thực hành cho điều dưỡng. Khi làm việc người điều dưỡng cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân trong thực hiện chăm sóc người bệnh cụ thề là: 4 Đáp ứng nhu cầu về hô hấp Đáp ứng nhu cầu về ăn uống Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết (dịch bài tiết từ trong cơ thể) Giúp đờ người bệnh về tư thế, vận động và lập luyện Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ. Giúp người bệnh mặc và thay quần áo. Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện Giúp người bệnh trong sự giao tiếp Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng. Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí Giúp người bệnh có kiến thức về y học 1.1.2. Công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh  Khái niệm về điều dưỡng Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm sóc bản thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ không thể tự chăm sóc. Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về điều dưỡng được đưa ra khác nhau. Tại Việt Nam điều dưỡng viên (ĐDV) từng được gọi Y tá. Hiện nay, theo cách dịch mới và thống nhất chuẩn quốc tế, các bệnh viện đã thống nhất dùng thuật ngữ điều dưỡng viên. Theo từ điển tiếng Việt, NXB KHXH: “Y tá là người có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y lệnh bác sỹ”. 'Iheo Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”. Theo Virginia Handcrson 1960: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt”. 5 Theo Hội Điều dưỡng Mỹ năm 1980: “Điều dưỡng là chuẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối diện với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra”.  Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng Chăm sóc điều dưỡng là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ, những chăm sóc về tâm lý cho người bệnh, hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ có hại từ môi trường bệnh viện và môi trường sống cho người bệnh.  Khái niệm về đi buồng thường quy của Điều dưỡng viên Đi buồng thường qui của của ĐDV là một hoạt động chuyên môn bắt buộc phải thực hiện hàng ngày và mang tính chủ động của người Điều dưỡng viên để thực hiện một số nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (ngoại trừ việc thực hiện y lệnh của BS và phối hợp với BS thực hiện các thủ thuật) nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc về thể chất và tinh thần cho người bệnh trong thời gian nằm viện.  Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đàm hài lòng, chất lượng và an toàn. Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.  Nội dung hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh bao gồm các nội dung sau: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; chăm sóc về tinh thần; chăm sóc vệ sinh cá nhân; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc phục hồi chức năng; chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; theo dõi, đánh giá người bệnh; bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và ghi chép hồ sơ bệnh án. 1.1.3. Vai trò, chức năng của người điều dưỡng 6 Cho dù cả người thầy thuốc và người điều dưỡng đều có vai trò điều trị (cure) và vai trò chăm sóc (care) nhưng đối với người thầy thuốc thì vai trò điều trị là chính còn vai trò chăm sóc là phụ, ngược lại đối với người điều dưỡng thì vai trò chính là vai trò chăm sóc còn vai trò điều trị là vai trò phụ. Điều trị và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị, điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và điều dưỡng. Theo Virginia Henderson: '‘Chức năng đặc trưng của người điều dưỡng là giúp đỡ những cá nhân ốm yếu thực hiện những hoạt động của cơ thể mà họ không tự mình thực hiện được đề góp phần cho sự bảo vệ hoặc phục hồi sức khỏe hoặc nếu chết thì cùng được chết thanh thản. Thực hiện nhiệm vụ này bằng một cách nào đó đề nhằm giúp người bệnh lấy lại được sự độc lập của cơ thể càng nhanh càng tốt. Khía cạnh công việc này, phần chức năng này là do người điều dưỡng chủ động thực hiện và tự điều khiển về lĩnh vực này người điều dưỡng là bậc thầy”. Để thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng nghề nghiệp của mình thì trong công việc hàng ngày, người điều dưỡng phải thực hiện 3 chức năng, đó là: Chức năng phụ thuộc: Người điều dưỡng phải thực hiện những y lệnh của thầy thuốc như tiêm, truyền, phát thuốc, thay băng... Chức năng phối hợp: Đồng thời người điều dưỡng vừa thực hiên những y lệnh của thầy thuốc và các kỹ thuật chuyên môn vừa phảỉ cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các đối tượng khác như: bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, nhà dinh dưỡng học, nhà tâm lý và các nhân viên xã hội để thu thập thêm hoặc cung cấp những thông tin về người bệnh hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của những nhân viên đó đề người bệnh đuợc chăm sóc đầy đủ hơn. Chức năng chủ động: Ngoài việc thực hiện những y lệnh của thầy thuốc và phối hợp với thầy thuốc cùng với nhiều chuyên ngành khác, người điều dưỡng phài chủ động đi buồng hàng ngày đề thăm khám, nhận định về người bệnh và đưa ra những chuẩn đoán điều dưỡng. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc theo kế hoạch đã đề ra nhằm đáp ứng về cả thể chất và tinh thần cho người bệnh trong quá trình nằm điều trị 7 tại bệnh viện. Sau đó tự đánh giá thực hiện kế hoạch để có kế hoạch chăm sóc tiếp theo. Đây là chức năng đặc trưng của người điều dưỡng.  Vai trò của điều dưỡng viên Trong công tác chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng có 5 vai trò chính: Người chăm sóc Người truyền đạt thông tin Người giáo viên Người tư vấn Người biện hộ cho người bệnh  Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh. Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc. Người điều dưỡng cần giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác. Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá. Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh. Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất. Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh. Tôn trọng nhân cách và quyền của con người. Hồ trợ về tinh thần cho người bệnh. 1.1.4. Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Chất lượng chăm sóc điều dưỡng là sự đáp ứng của điều dưỡng về các nhu cầu thể chất, tinh thần, xúc cảm, xã hội và tâm hồn của người bệnh. Các nhu cầu đó được cung cấp theo cách chăm sóc sao cho người bệnh được chữa khỏi bệnh, khỏe mạnh, 8 cuộc sống bình thường và cả điều dưỡng và người bệnh đều hài lòng. Chất lượng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng ở bệnh viện công là được xác định bởi hai phần là bao gồm tất cả những gì được cung cấp cho khách hàng và đặc tính của từng dịch vụ đó. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe là hướng tới sự đáp ứng các nhu cầu cao của khách hàng, với chất lượng nó tập trung vào tính hợp lý, tính công bằng, các quy trình kỹ thuật cũng như hiệu quả đầu ra. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng hay nói một cách khác các yếu tố tạo nên chất lượng chăm sóc điều dưỡng trong các bệnh viện. Dựa trên nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mong muốn và sự hài lòng của người bệnh làm tiêu chí để xác định và đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh. Sau khi tập hợp các bằng chứng từ các nghiên cứu của các nước và đối chiếu với thực tiễn Việt Nam các đặc tính chất lượng chăm sóc người bệnh bao gồm các thành phần: Người bệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ Người bệnh được đáp ứng các nhu cầu thể chất, tinh thần và tình cảm Tính an toàn hiệu quả, tính liên lục và kịp thời của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng. Tính chuyên nghiệp, năng lực thực hành dựa vào bằng chứng của người chăm sóc. Sự hợp tác của nhóm chăm sóc Sự yêu thương người bệnh của người chăm sóc. Theo Nguyễn Bích Lưu thì các yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện Bangpong Thái Lan bao gồm: Nguồn lực về con người và điều kiện để chăm sóc điều dưỡng. Kỹ năng và khả năng của điều dưỡng. Cách cư xử giữa điều dưỡng và người bệnh. Sự cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe. Theo tác giả Donabcdian thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng được xây dựng dựa trên các chỉ số là chỉ số cấu trúc, chỉ số quy trình và chỉ số kết quả đầu ra. Chỉ số cấu trúc: tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất như điều kiện và cơ sở cần thiết để vận hành tồ chức hay đơn vị, bao gồm những quy định về tổ chức quản lý, tổ chức phục vụ chăm sóc đầu tư tài chính, phương tiện chăm sóc. Những nội dung của nhóm tiêu chuẩn này là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng chăm sóc tốt và có 9 ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng chăm sóc. Chỉ số quy trình: tập trung vào thực hành và cách thực hiện chăm sóc của điều dưỡng. Các chăm sóc này liên quan tới những nhu cầu của người bệnh. Đây là cách hiệu quả nhất để xác định chất lượng chăm sóc. Các chăm sóc của điều dưỡng được đánh giá bởi người bệnh, người bệnh ghi lại các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Chỉ số hiệu quả đầu ra: tập trung vào kết quả tình trạng sức khỏe của người bệnh, sự hài lòng và kết quả chăm sóc làm người bệnh hồi phục. Những hiệu quả này dễ quan sát, đặc biệt là liên quan đến chăm sóc và sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng rất khó để xác định bởi vì chăm sóc điều dưỡng bao gồm cả hiệu quả về xã hội và hành vi cư xử. Chỉ số hiệu quả chăm sóc thường tập trung vào: sự thay đổi hành vi của người bệnh hướng tới mục tiêu khi xuất viện người bệnh hiểu biết về bệnh tật của họ, biết cách tự chăm sóc tự phòng bệnh, có những biểu hiện tiến bộ liên quan đến sức khỏe so với lúc nhập viện. Sự ghi nhận của NB khi xuất viện làm chứng cứ để chứng minh sự hoàn thành mục tiêu chăm sóc đã đề ra. Theo Cox C.L (1982) thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng được xây dựng dựa trên các yếu tố: Sự hỗ trợ về tinh thần Kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng Sự tham gia của người bệnh vào việc ra các quyết đinh chăm sóc Sự cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe. 1.1.5. Thường quy đi buồng của điều dưỡng Để thực hiện được một số nhiệm vụ của điều dưỡng theo hướng dẫn của Thông tư 07/2011/TT - BYT ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế [1], đồng thời đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện thì người điều dưỡng hàng ngày phải chủ động thực hiện công tác đi buồng, có đi buồng người điều dưỡng mới nắm bắt được một cách toàn diện về người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc phù hợp, phát hiện và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người bệnh trong thời gian họ nằm viện. Nhưng hiện nay rất ít tài liệu viết về công tác đi buồng của hệ thống điều dưỡng nói chung và đặc biệt là công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên. * Mục đích đi buồng của điều dưỡng viên 10 Đi buồng của ĐDV nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc thể chất và tinh thần của người bệnh, cụ thể là: Tạo mối quan hệ liên kết giữa điều dưỡng và NB hoặc người nhà người bệnh. Cung cấp những thông tin cần thiết cho người bệnh. Thăm khám đánh giá người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc. Phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh. Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị. Tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh về chế độ sinh hoạt, vận động. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của NB trong thời gian nằm điều trị. Đôn đốc người bệnh thực hiện nội qui buồng bệnh. * Nội dung đi buồng: Hướng đẫn thủ tục hành chính, nội qui của khoa, của bệnh viện. Phổ biến quyền và và nghĩa vụ của nguởi bệnh khi nằm viện. Hướng dẫn NB về công tác vệ sinh trật tự buồng bệnh. Hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng, thiết bị trong buồng bệnh và trong nhà vệ sinh. Giải thích các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Thăm khám, theo dõi, đánh giá NB để lập KHCS. Phát hiện những diễn biến bất thường của người bệnh và những sự cố khác để kịp thời xử trí và giải quyết. Thăm hỏi, động viên, an ủi cho NB yên tâm điều trị. Giải đáp những thắc mắc của người bệnh hoặc người nhà NB trong phạm vi trách nhiệm. Tư vấn, hướng dẫn cho NB về: bệnh tật và cách theo dõi và tự chăm sóc, cách phát hiện diễn biến bất thường báo cáo cán bộ Y tế, cách phòng bệnh, chế độ ăn uống, nghi ngơi, vận động. Đôn dốc NB thực hiện nội qui, qui định của bệnh viện. Báo cáo cấp trên giải quyết những vấn đề quá khả năng và phạm vi trách nhiệm. • Chăm sóc và hỗ trợ NB khi cần thiết 11 Hỗ trợ người bệnh thu dọn, sắp xếp chăn màn, giường chiếu, đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch sẽ. Chăm sóc và hỗ trợ người bệnh về ăn, uống, vệ sinh cá nhân, luyện tập phục hồi chức năng, thay đổi đồ vải........ 1.1.6. Một số mô hình chăm sóc  Mô hình theo người bệnh Mô hình này là mô hình cổ điển nhất, có từ khi nhà thờ tiếp nhận những NB về chăm sóc. Hiện nay mô hình vẫn còn áp dụng ở khoa hồi sức của một số bệnh viện. Trong mô hình này một ĐD được phân công chịu trách nhiệm chăm sóc cho một hoặc một số NB nhất định trong một ngày làm việc. Mô hình đảm bảo tính toàn diện nhưng không liên tục vì ĐD có thể được phân công chăm sóc những bệnh nhân khác nhau ở mỗi ngày/ca làm việc. 1.1.7. Mô hình theo công việc Đây là mô hình chăm sóc lấy công việc làm trung tâm, các công việc hướng về điều trị hơn là chăm sóc. Mỗi người bệnh được nhiều ĐD chăm sóc, do đó NB không được chăm sóc toàn diện. Công việc chăm sóc NB được chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, riêng rẽ, mỗi ĐD chỉ chịu trách nhiệm về phần công việc được phân công như: tiêm, đếm mạch, đo nhiệt độ...Mô hình phân công chăm sóc theo công việc phù hợp với cấp cứu hàng loạt khi có nhiều NB cùng loại bệnh. Trước năm 1995 mô hình này được áp dụng khá rộng rãi tại Việt Nam.  Mô chăm sóc theo nhóm Mô hình phân công chăm sóc theo nhóm là chăm sóc cho một nhóm bệnh nhân được thực hiện bởi một điều dưỡng từ khi NB vào viện cho đến khi NB ra viện, dưới sự điều khiển của điều dưỡng trưởng nhóm, mô hình này cũng hay được áp dụng. Mô hình phân công chăm sóc theo nhóm đáp ứng được tiêu chí lấy người bệnh làm trung tâm chăm sóc không chỉ dịch vụ y tế mà còn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội. Mô hình phân công chăm sóc theo nhóm phù hợp với điều kiện tại bệnh viện.  Mô hình chăm sóc theo điều dưỡng chính Mô hình chăm sóc toàn diện là một điều dưỡng được phân công chăm sóc toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất