Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona tại bệnh viện y dược cổ truyền quản...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona tại bệnh viện y dược cổ truyền quảng ninh năm 2022

.PDF
51
1
145

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ZONA TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ZONA TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.Nguyễn Thị Minh Chính, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng điều dưỡng các bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hương iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU ................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: ................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 15 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam [8] ............................................... 16 CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 17 MÔ TẢ VẪN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................... 17 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh .............. 17 2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona của điều dưỡng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022.................................... 18 2.3. Giải pháp để giải quyết khắc phục vấn đề .............................................. 25 CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 26 BÀN LUẬN ................................................................................................. 26 3.1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona .................................... 26 3.2. Một số thuận lợi, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp ............................... 28 KẾT LUẬN ................................................................................................. 32 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh zona................................................................... 32 2. Thực trạng chăm sóc người bệnh zona ...................................................... 32 3. Một số giải pháp ....................................................................................... 33 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Acquired Immunodeficency Syndrome ALT : Alanin Amino Tasferace AST : Aspartate Amino Tasferace HIV : Human Immunodeficency Virus HSBA : Hồ sơ bệnh án NB : Người bệnh NVYT : Nhân viên y tế PCR : Polymerase Chain Reaction VZV : Varicella Zoster Virus DTCT : Diện tích cơ thể VAS : Visual Analog Scale ISI : Insomnia Severity Index v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biểu hiện lâm sàng cơ năng của người bệnh khi vào khoa điều trị ................................................................................................................. 20 Bảng 2.2. Phân loại mức độ đau của NB (n=50) .......................................... 20 Bảng 2.3. Đánh giá việc nhận định, theo dõi, đánh giá NB zona của điều dưỡng .......................................................................................................... 21 Bảng 2.4. Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh zona của điều dưỡng .......................................................................................................... 21 Bảng 2.5. Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu cho người bệnh ............................................................................................ 22 Bảng 2.6. Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn phù hợp .................................. 22 Bảng 2.7. Quan tâm, động viên an ủi người bệnh yên tâm điều trị ............... 23 Bảng 2.8. Tư vấn người bệnh không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống chất kích thích và cách phòng bệnh khi ra viện ........................................... 23 vi DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1.1: Zona liên sườn .......................................................................... 5 Hình 1.1.2: Zona ngực bụng ........................................................................ 5 Hình 1.1.3: Zona cổ và cổ cánh tay ............................................................. 5 Hình 1.1.4: Zona gáy cổ .............................................................................. 6 Hình 2.1: Hình ảnh bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh ..................... 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh zona là một nhiễm trùng da cấp tính do varicella zoster virus gây nên, đây là một bệnh da thường gặp trong số các bệnh da do virus, một bệnh thần kinh đặc trưng bởi sự tái hoạt của virus varicella zoster tiềm ẩn (VZV), virus gây bệnh thủy đậu khi miễn dịch với VZV giảm[6]. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi. Bệnh cũng gặp ở những người suy giảm miễn dịch do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hóa trị liệu điều trị ung thư, người bệnh HIV/AIDS.[9],[12]. Triệu chứng lâm sàng của bệnh zona là thương tổn da và đau. Thương tổn da là mụn nước và bọng nước mọc thành từng chùm ở một vùng da dọc theo một vùng thần kinh chi phối bị tổn thương[10]. Thương tổn da thường khu trú ở một bên cơ thể gây ra tình trạng đau nhức dọc theo đường đi của các dây thần kinh bị tổn thương[11]. Đây là một tình trạng cực kỳ đau đớn có thể kéo dài nhiều tuần hoặc vài tháng[10] và nó có thể kèm theo mất ngủ, làm tổn hại đáng kể chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng. Chăm sóc tổn thương zona không tốt sẽ dẫn đến da bị nhiễm trùng và gây ra mụn mủ, mụn máu, loét sâu, làm tăng mức độ đau, kéo dài thời gian đau, kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí nằm viện. Do đó, hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh zona và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị là rất cần thiết cho nhân viên y tế trong việc chăm sóc nhóm người bệnh này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022” 2 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh zona của điều dưỡng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh zona điều trị nội trú của Điều dưỡng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái quát về bệnh zona Bệnh zona Bệnh zona hay gọi là herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung từng đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh do sự tái hoạt của varicella zoster virus (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống. Dịch tễ học Bệnh xuất hiện vào tất cả các mùa trong năm nhưng thường mùa xuân và mùa thu, là mùa có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chưa có bằng chứng thuyết phục nào về bệnh lây qua đường tiếp xúc. Sự xuất hiện của bệnh hầu như không đi cùng với sự xuất hiện của bệnh thủy đậu. Bệnh gặp ở cả hai giới, mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc. Hơn 75% trường hợp nhiễm bệnh ở độ tuổi ngoài 50, ở độ tuổi dưới 20 thì tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn 10%. Bệnh thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch như hóa trị liệu ung thư, người dùng thuốc chống thải bỏ mảnh ghép... đặc biệt ở người bệnh HIV/AIDS thì khả năng mắc bệnh cao hơn. Cơ chế bệnh sinh của bệnh zona Căn nguyên Căn nguyên là một virus hướng da và thần kinh có tên là varicella zoster virus( VZV), thuộc họ α - herpes virus và cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh sinh Ở người đã mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi, một số ít virus tồn tại trong các hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng im lặng. 4 Khi gặp điều kiện thuận lợi (các yếu tố khởi động) như suy giảm miễn dịch (suy giảm về thần kinh và thể lực, người già yếu, dùng thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh về máu, đái tháo đường), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ), stress, điều trị tia xạ, ung thư, HIV/AIDS …, virus sẽ tái hoạt, nhân lên và lan truyền gây viêm lan tỏa và hoại tử thần kinh. Đồng thời virus lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây tổn thương. Triệu chứng lâm sàng Lâm sàng - Tiền triệu: Bệnh khởi đầu với các cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chích, tê đau, nhất là về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1-5 ngày. Kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu. Thời kỳ này được cho là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh. - Khởi phát: Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu tiền triệu xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt. - Toàn phát triệu chứng da: Vài ngày sau, trên những mảng đỏ da xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau đục, hóa mủ, dần dần vỡ đóng vảy tiết. Thời gian trung bình từ khi phát tổn thương đến khi lành sẹo khoảng 2-4 tuần. Người cao tuổi tổn thương nhiều, diện rộng; mụn nước, bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử da, nhiễm khuẩn, sẹo xấu và kéo dài. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh. - Vị trí: Thường chỉ ở một bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và theo đường phân bố của một dây thần kinh ngoại biên; cá biệt bị cả hai bên hay lan toả. Hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. 5 - Triệu chứng cơ năng: Đau xuất hiện sớm, có thể trước cả tổn thương ngoài da và luôn thay đổi trong suốt thời gian bệnh tiến triển. Mức độ đau rất đa dạng từ nhẹ như cảm giác rát bỏng, âm ỉ tại chỗ hay nặng như kim châm, giật từng cơn. Triệu chứng đau thường phụ thuộc vào lứa tuổi. Ở trẻ em, người trẻ đau ít. Người nhiều tuổi đau thành từng cơn, kéo dài, thậm chí hàng năm khi tổn thương ngoài da đã lành sẹo, còn gọi là đau sau zona. - Các rối loạn khác: có thể thấy rối loạn bài tiết mồ hôi, vận mạch, phản xạ dựng lông (nhưng hiếm gặp). Các thể lâm sàng - Theo vị trí tổn thương  Zona liên sườn và ngực bụng: Là thể lâm sàng hay gặp nhất, chiếm 50% trường hợp. Hình 1.1.1: Zona liên sườn Hình 1.1.2: Zona ngực bụng  Zona cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay. Hình 1.1.3: Zona cổ và cổ cánh tay 6  Zona gáy cổ: có tổn thương ở gáy, da đầu. Hình 1.1.4: Zona gáy cổ  Zona hông, bụng, sinh dục, bẹn, xương cùng, ụ ngồi, đùi. - Theo hình thái tổn thương: những hình thái này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, hoá trị liệu..., bao gồm:  Zona lan toả (disseminated zoster).  Zona nhiều dây thần kinh.  Zona tái phát. - Các thể zona đặc biệt:  Zona mắt: chiếm 10-15% các thể zona. Do tổn thương thần kinh V hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm trên và hàm dưới, trong đó tổn thương nhánh mắt gấp 5 lần các nhánh khác. Có thể có các biến chứng về mắt như viêm kết mạc, giác mạc, củng mạc, thậm chí nặng đe doạ thị lực như hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng đỉnh ổ mắt, viêm hậu củng mạc, glaucome thứ phát...  Zona hạch gối hay hội chứng Ramsay Hunt: do thương tổn hạch gối của dây thần kinh VII. Người bệnh liệt mặt một bên, ù tai, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giật nhãn cầu. Mắt không nhắm kín được (hở mi), có dấu hiệu Charler Bell. Mất cảm giác vị giác một bên 2/3 7 trước lưỡi, mụn nước mọc ở màng nhĩ, ống tai, vành tai. Có thể có viêm não, màng não.  Zona vùng xương cùng (S2, S3, S4): do viêm dây thần kinh chi phối vùng bàng quang. Người bệnh khó tiểu, tiểu dắt, bí tiểu, có trường hợp tiểu máu và tiểu mủ. Đau bụng giống như các triệu chứng ngoại khoa, đau quặn bụng dưới, căng tức, bí trung đại tiện, hậu môn co thắt và cứng như đá không thể khám được, đau nhức vùng da một bên sinh dục kèm theo thương tổn da điển hình.  Zona tai: cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, có thể lan ra thái dương và gáy. Ðau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm người bệnh không ăn, không ngủ được, đặc biệt là zona tai kết hợp với zona họng gây đau họng không nuốt được. Rối loạn cảm giác vùng mặt, liệt mặt ngoại biên, nghe kém.  Zona ở người nhiễm HIV/AIDS: bệnh zona ở người có HIV dương tính giai đoạn sớm tương tự như bệnh zona ở người bình thường. Nếu nhiễm HIV giai đoạn muộn/AIDS, zona có thể tái phát thường xuyên, tổn thương không điển hình như xuất hiện trên diện rộng, mụn nước xuất huyết, hoại tử, nhiễm khuẩn, sẹo xấu, bệnh kéo dài. Tiến triển Bệnh thường là lành tính, tiến triển từ 2 – 4 tuần là lành tổn thương da. Tuy nhiên có thể gặp một số biến chứng, di chứng nhất là đau sau zona. Bệnh zona có miễn dịch vĩnh viễn nhưng những người có suy giảm miễn dịch như người bệnh nhiễm HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài…. thì zona có thể tái phát. Biến chứng Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm mô tế bào và hoại tử khi đó thương tổn gây viêm tấy nhiều, trong mụn nước, bọng nước chứa mủ, bội nhiễm có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết (do liên cầu, tụ cầu khuẩn) (hiếm gặp). 8 Thương tổn dây thần kinh, loại biến chứng này khá phổ biến, gây ra đau sau zona (postherpetic pain) kéo dài nhiều tháng, nhiều năm sau khi thương tổn da đã lành. Có thể có liệt một số dây thần kinh như liệt dây VII ngoại vi, mất cảm giác lưỡi. Viêm niêm mạc gây loét, sẹo giác mạc, viêm thần kinh thị giác, viêm mống mắt thể mi… ở người bệnh zona mắt. Zona nặng do virus. Viêm não, màng não rất ít gặp, thường xảy ra ở cuối thời kỳ bệnh. Chăm sóc người bệnh zona Chăm sóc tại chỗ: Phù hợp với giai đoạn bệnh Giai đoạn cấp tính: - Thực hiện y lệnh trên người bệnh bằng dung dịch xanh methylen 1%, dung dịch castellanin, kem acyclovir. - Thực hiện y lệnh chiếu đèn UVB điều trị bằng liệu pháp ánh sáng giúp tổn thương nhanh khô Giai đoạn bong vảy tiết: Thực hiện y lệnh bôi kem acyclovir, mỡ kháng sinh nếu cần. Giai đoạn thương tổn da đã lành sẹo nhưng vẫn còn đau dai dẳng: Thực hiện y lệnh bôi kem Emla, lidocain gel…. Ngoài dùng thuốc, bệnh viện còn điều trị zona và đau zona bằng điện châm, điện phân, siêu âm điều trị, xung kích. Chăm sóc toàn thân - Thực hiện y lệnh thuốc kháng virus: là thuốc được lựa chọn hàng đầu, thường đáp ứng tốt trong 72 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện mụn nước, chỉ định dùng điều trị zona trong 7 ngày đầu. 9 + Acyclovir 400 mg x 10 viên/ ngày x 7 ngày, cách 4 giờ uống 2v. Thuốc có tác dụng rất ngắn thời gian bài xuất virus, ngừng hình thành tổn thương mới, rút ngắn thời gian liền sẹo và làm giảm mức độ đau. + Acyclovir sử dụng enzym thymidin kinase của virus để chuyển hóa thành acyclovir monophosphat, sau đó chuyển tiếp thành acyclovir diphosphat và acyclovir triphosphat có tác dụng ức chế tổng hợp DNA của virus và ức chế sự nhân lên của virus. Các thuốc này chỉ hoạt động khi có mặt của virus và chỉ có hiệu quả khi virus đang sao chép nên không có tác dụng điều trị dự phòng. - Thực hiện y lệnh kháng sinh toàn thân: Dùng kháng sinh toàn thân khi có nhiễm khuẩn thứ phát, người già có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, người bệnh suy giảm miễn dịch. Một số nhóm kháng sinh có thể lựa chọn: + Nhóm cephalosporin + Nhóm cyclin + Nhóm macrolid - Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau: + Giảm đau chống viêm không steroid + Thuốc chống động kinh. + Thuốc chống trầm cảm 3 vòng. - Thực hiện y lệnh thuốc kháng histamin: do có tổn thương thần kinh nên giải phóng nhiều histamin là yếu tố kích thích gây đau. Có thể dùng thuốc kháng H1 thế hệ 1, 2 như: + Clopheniramin 4mg + Fexoferadin (telfast) 60mg, 120mg, 180mg + Desloratadin (aerius) 5mmg…. - Thực hiện y lệnh thuốc Corticoid: Trước đây corticoid được dùng trong giai đoạn đầu của nhiễm virus máu, sau khi hết giai đoạn mụn nước dùng corticoid toàn thân có tác dụng chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên hiện 10 nay có khuyến nghị không sử dụng corticoid trong zona mà không có liệu pháp kháng virus song hành. - Thực hiện chế độ chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng và các nhu cầu khác trên người bệnh. - Thực hiện chăm sóc tư vấn, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe. Quy trình chăm sóc người bệnh của điều dưỡng:  Cho người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ  Bôi: DD Milian 2 lần/ ngày cho đến lúc lành tổn thương  Chuẩn bị dụng cụ: thuốc bôi, bộ dụng cụ vô khuẩn sử dụng khi bôi thuốc  Chuẩn bị người bệnh: Tư vấn, giải thích cho người bệnh việc sắp làm, đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.  Các bước tiến hành:  Bộc lộ tổn thương  Làm sạch tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn  Bôi thuốc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, bôi thuốc đúng vào vị trí tổn thương  Đối với các tổn thương là những bọng nước lớn căng mọng dùng kim nhỏ chọc hút dịch tránh làm vỡ trợt tổn thương, sát khuẩn lại sau đó mới bôi thuốc.  Theo dõi sau bôi cho tới khi lành tổn thương  Đối với các tổn thương khô, lành da tiến hành điện phân dẫn thuốc giúp giảm đau, tránh để lại sẹo xấu  Chuẩn bị dụng cụ: Máy điện phân và các dụng cụ kèm theo  Chuẩn bị người bệnh: Giải thích, tư thế, bộc lộ vùng da chăm sóc  Các bước tiến hành:  Bộc lộ vùng chăm sóc, chọn điện cực, tẩm thuốc vào điện cực, cố định điện cực. 11  Bật máy, tăng hoặc giảm cường độ từ từ theo chỉ định.  Hết thời gian: tháo điện cực, kiểm tra vùng da chăm sóc, ghi hồ sơ. Phòng bệnh Vaccin Oka (vaccin sống giảm động lực) phòng virus varicella zoster chủng hoang dại đã được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở Mỹ và Nhật Bản từ năm 1995. Vaccin này làm tăng lượng tế bào lympho T đặc hiệu với VZV ở người lớn tuổi huyết thanh dương tính và tăng cường đáp ứng miễn dịch dịch thể. Tiêm vaccin Oka làm giảm tỷ lệ PHN xuống còn 65.5% và giảm tỷ lệ mắc zona xuống còn 51.3%. Vì vậy, vaccin Oka đã được FDA cấp phép tiêm phòng zona cho người trên 60 tuổi từ năm 2006. 1.1.2. Công tác chăm sóc theo quy trình điều dưỡng 1.1.2.1. Quy trình điều dưỡng [7] Có nhiều định nghĩa khác nhau về Qui trình điều dưỡng, nhưng về cơ bản Qui trình điều dưỡng (Nursing Process) được xác định là một phương pháp có hệ thống của người điều dưỡng về lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chăm sóc mang tính đặc thù cho người bệnh và cộng đồng ở bất cứ trạng thái nào của sức khỏe hoặc bệnh tật, dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học, làm cơ sở cho thực hành điều dưỡng. Qui trình điều dưỡng được bố cục chặt chẽ bởi năm thành phần gồm: Nhận định (Assessment), Chẩn đoán điều dưỡng (Nursing Diagnosis), Lập kế hoạch (Planning), Thực hiện (Implementation) và Đánh giá (Evaluation). 1.1.2.2. Các bưới của quy trình điều dưỡng [3] * Nhận định Nhận định trong qui trình điều dưỡng chính là nhận định người bệnh, bước đầu tiên của qui trình điều dưỡng, trong đó người điều dưỡng thu thập 12 và sắp xếp các thông tin/dữ liệu về người bệnh nhằm nhận diện các vấn đề sức khỏe hiện tại hoặc tiềm ẩn, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại hoặc tiềm ẩn của người bệnh. Nhận định là bước quan trọng nhất và không thể thiếu của qui trình điều dưỡng, dựa trên các dữ liệu thu được qua nhận định, một kế hoạch chăm sóc tổng thể và toàn diện được hình thành. Nếu các thông tin nhận định không chính xác sẽ dẫn đến việc xác định các vấn đề của người bệnh không đúng, lựa chọn các can thiệp chăm sóc không phù hợp và hậu quả là không đạt được các kết quả chăm sóc mong muốn. Thu thập dữ liệu từ người bệnh là một quá trình liên tục bắt đầu từ những tiếp xúc đầu tiên của người điều dưỡng đối với người bệnh và liên tục cho đến khi việc chăm sóc không còn cần thiết nữa. Hai loại dữ liệu cơ bản được thu thập qua nhận định người bệnh là tiền sử và hiện tại. Tiền sử là những thông tin về các sự kiện trong quá khứ như các bệnh đã mắc trước đây, các phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ gây bệnh và các lần nằm viện trước đây, các yếu tố về văn hóa, tín ngưỡng. Các dữ liệu hiện tại được tập hợp từ các kết quả khám lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn (chủ quan), qua quan sát, khám thực thể và xem xét các kết quả xét nghiệm (khách quan). Việc thu thập dữ liệu thay đổi theo tình trạng và nhu cầu của người bệnh. Khi người bệnh trong trạng thái khẩn cấp, việc thu thập dữ liệu phải tập trung ngay vào việc đánh giá những lĩnh vực ưu tiên, thí dụ: những dấu hiệu về hô hấp, tuần hoàn, mất máu… đe dọa chức năng sống, những đau nặng cần ưu tiên giải quyết ngay v.v… Ngay khi dữ liệu về người bệnh được thu thập, xác định tính tin cậy và ghi lại, cần sắp xếp và phân tích một cách hợp lý để đưa ra được các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Những sai lầm thường gặp trong nhận định xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất