Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẩu thuật của điều dưỡng tại bệnh viện nh...

Tài liệu thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẩu thuật của điều dưỡng tại bệnh viện nhi hải dương năm 2022

.PDF
42
1
96

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN VIỆT LIÊN THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẨU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNGTẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN VIỆT LIÊN THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẨU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNGTẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. Trương Tuấn Anh Nam Định – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. TTND-TS-BS.Trương Tuấn Anh – Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và điều dưỡng khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Hải Dương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Việt Liên ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy TTNDTS-BS.Trương Tuấn Anh – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Trần Việt Liên iii DANH MỤC VIẾT TẮT ATPT An toàn phẫu thuật CĐHA Chẩn đoán hình ảnh CLS Cận lâm sàng CTCH Chấn thương chỉnh hình CTM Công thức máu ĐD Điều dưỡng ĐDV Điều dưỡng viên DHST Dấu hiệu sinh tồn ĐTV Điều tra viên GMHS Gây mê hồi sức HD Hướng dẫn HSBA Hồ sơ bệnh án KTV Kỹ thuật viện NB Người bệnh NBTPT Người bệnh trước phẫu thuật Ngoại TH Ngoại TH Ngoại TN Ngoại tiết niệu NVYT Nhân viên y tế TS TC Máu chảy máu đông VTTH Vật tư tiêu hao WHO Tổ chức Y tế thế giới NVYT Nhân viên y tế iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ............................................................................................................................ 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 7 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................................................... 9 Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ....................................................................................... 11 2.1. Bệnh viện Nhi Hải Dương ......................................................................................... 11 2.2. Thực trạng chuẩn bị NB phẫu thuật theo kế hoạch năm 2021 tại bệnh viện Nhi Hải Dương ................................................................................................................................... 12 Chương 3. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 18 3.1. Thủ tục chuẩn bị hồ sơ bệnh án cho NBTPT của điều dưỡng. .................................... 18 3.2. Chuẩn bị tinh thần cho NB của điều dưỡng................................................................ 19 3.3. Công tác chuẩn bị về thể chất cho người bệnh ........................................................... 21 3.4. Các ưu điểm, nhược điểm .......................................................................................... 23 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 25 1. Chuẩn bị thủ tục hành chính ......................................................................................... 25 2. Chuẩn bị tinh thần NB .................................................................................................. 25 3. Chuẩn bị thể chất NB ................................................................................................... 25 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................................................ 27 1. Đối với Bệnh viện Nhi Hải Dương. .............................................................................. 27 2. Đối với các khoa có NB phẫu thuật theo kế hoạch trong Bệnh viện .............................. 27 3. Đối với điều dưỡng trong bệnh viện ............................................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Chuẩn bị thủ tục hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật ................................................... 18 Bảng 3.2 Chuẩn bị tinh thần người bệnh trước phẫu thuật ................................................... 19 Bảng 3.3 Chuẩn bị thể chất người bệnh trước phẫu thuật ...................................................... 21 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Bệnh viện Nhi Hải Dương .................................................................................... 11 Hình 2.2: Điều dưỡng hướng dẫn người nhà NB ký cam kết phẫu thuật ............................... 12 Hình 2.3: Điều dưỡng chuẩn bị thủ tục hồ sơ bệnh án .......................................................... 13 Hình 2.4: ĐD kiểm tra bệnh án trước khi chuyển NB lên phòng mổ ..................................... 14 Hình 2.5: ĐD bàn giao NB lên phòng mổ............................................................................. 14 Hình 2.6: ĐD giải thích, động viên tinh thần NB và gia đình NB ......................................... 15 Hình 2.7: ĐD kiểm tra DHST trước khi chuyển NB lên phòng mổ ....................................... 16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật là một phương pháp điều trị gây sang chấn, có ảnh hưởng nhất định tới người bệnh về cả thể chất và tâm lý. Trước mỗi cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, người bệnh và gia đình họ cần được chuẩn bị chu đáo về thể chất, tinh thần cũng như các vấn để liên quan đến cuộc mổ. Hiểu rõ các vấn đề cần phải chuẩn bị sẽ giúp cho người bệnh và gia đình hợp tác tốt với cán bộ y tế, giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật (NBTPT) là một công tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cũng như kết quả đến phẫu thuật. Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tốt thiểu các tai biến khi gây mê và tiến hành phẫu thuật, đặc biệt có thể gây nhầm người bệnh, nhầm vùng phẫu thuật, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh[1]. Do đó chuẩn bị NB trước khi phẫu thuật tốt của người điều dưỡng là việc hết sức quan trọng của cả quá trình phẫu thuật [2]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng có trên 230 triệu ca phẫu thuật. Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật (ATPT), gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn. Cứ 150 NBnhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật [1]. Theo các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sự cố liên quan đến phẫu thuật của các nước kém phát triển chiếm khoảng 18%, các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng do: tăng bệnh lý tim mạch, tăng tai nạn thương tích và nhiều NB chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ… và như vậy, nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật cũng gia tăng [1]. Thông tư 19/2013/ TT - BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” quy định người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị [3]. Bệnh viện Nhi Hải Dương là một bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh với 2 nhiều kỹ thuật cao mới đang triển khai, mỗi năm bệnh viện thực hiện khoảng 700 ca phẫu thuật trong đó có khoảng hơn 600 ca phẫu thuật theo kế hoạch. Một số phẫu thuật lớn như: Phẫu thuật xoắn vỡ tinh hoàn; phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp; phẫu thuật tháo bỏ các ngón chân, các ngón tay; kết hợp đinh nẹp khối gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu... Công tác đảm bảo ANPT cho NB luôn được quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, kiểm soát được tai biến, hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thì vai trò rất lớn thuộc về công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật của điều dưỡng. Việc chuẩn bị trước phẫu thuật của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Hải Dương được thực hiện bằng cách đánh dấu vào bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật in sẵn được ban giám đốc Bệnh viện thông qua. Hiện nay, bệnh viện đang chú trọng phát triển chuyên môn đặc biệt là phát triển ngoại khoa đòi hỏi việc chuẩn bị NB trước phẫu thuật của điều dưỡng phải đảm bảo chính xác. Tuy nhiên việc chuẩn bị vẫn còn có thiếu sót là nguy cơ mất an toàn. Qua công tác kiểm tra của phòng Điều dưỡng cũng như đánh giá của các điều dưỡng trưởng, công tác chuẩn bị NB còn nhiều vấn đề tồn tại như: Chưa vệ sinh vùng phẫu thuật, chuẩn bị không đúng vùng phẫu thuật, chưa hướng dẫn NB tắm … Các sai sót này không được báo cáo thành văn bản. Vấn đề này vẫn còn là vấn đề tồn tại của bệnh viện, có ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật theo kế hoạch của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Hải Dương như thế nào? Để đánh giá việc chuẩn bị NB trước phẫu thuật của điều dưỡng, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của Điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng chuẩn bị bệnh trước phẫu thuật của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của điều dưỡng Bệnh viện Nhi Hải Dương. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về chuẩn bị NB trước phẫu thuật [4, 5] 1.1.1.1. Khái niệm Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn. Phẫu thuật gắn liền với các phương pháp vô cảm, chống đau. Phẫu thuật gây ra những sang chấn nhất định cho NB về tinh thần, thể chất, có nguy cơ gây tai biến cho người bệnh. Một NB khi được chỉ định phẫu thuật có thể với mục đích khác nhau - Để chẩn đoán: Sinh thiết hoặc mổ thăm dò; - Để điều trị triệt để: Cắt bỏ khối u, cắt bỏ ruột thừa viêm…; - Để tạo hình hoặc thẩm mỹ: Cắt bỏ sẹo dính, tạo hình vú…; - Có thể là phẫu thuật tạm thời: Mở thông dạ dày… Chuẩn bị NB trước phẫu thuật là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động vô cảm hồi sức tiếp theo. Qua thăm khám, BS gây mê hiểu rõ được bệnh lý ngoại khoa cũng như các hoạt động phẫu thuật sẽ diễn ra, biết được tiền sử bệnh tật của gia đình và người bệnh, thói quen và tình trạng sức khoẻ hiện tại. Trên cơ sở đó, đánh giá được một cách chính xác bệnh tật và các nguy hiểm có thể xảy ra cũng như đề xuất khám hoặc xét nghiệm chuyên khoa bổ sung. Sau khi thăm khám người bệnh, người gây mê đưa ra một kế hoạch gây mê và hồi sức tốt nhất cho người bệnh. Qua thăm khám cùng với những lời giải thích và động viên phù hợp sẽ giúp NB hiểu, tin tưởng và hợp tác với thầy thuốc [4]. 1.1.1.2. Vai trò của công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật [5, 6] Công tác chuẩn bị NB phải được thực hiện xuyên suốt từ khi NB có chỉ định phẫu thuật đến khi họ được phẫu thuật. Mục đích của công tác chuẩn bị trước phẫu thuật là: - Đánh giá toàn trạng và các bệnh lý nội khoa mà NB mắc phải. - Xác định các yểu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. 5 - Tư vấn, giải thích cho NB biết về các phương pháp điều trị, phương pháp tối ưu cho NB. NB cũng cần được biết mức độ trầm trọng căn bệnh của mình và nguy cơ xảy ra biến chứng của cuộc phẫu thuật cũng như các vấn đề khác có thể xảy ra trong và sau khi mổ, đặc biệt các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, phục hồi, vận động và hòa nhập với cộng đồng. - Tối ưu hóa tình trạng toàn thân cũng như trạng thái tâm lý, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các tai biến và biến chứng sau phẫu thuật góp phần vào thành công cho cuộc mổ. 1.1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NB trước phẫu thuật 1.1.1.3.1. Đặc điểm nhân lực ĐD Điều dưỡng hiện tại đang được quan tâm để nâng cao trình độ và tay nghề. Những điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng và đại học, có thâm niên công tác lâu năm trong chăm sóc NB sẽ nhận thức được giá trị của việc áp dụng quy trình điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Họ nhận thấy việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB là khoa học và hiệu quả. Họ được học ở trường và luôn được nâng cao kiến thức về chăm sóc NB đặc biệt là việc chăm sóc NB dựa vào bằng chứng [7] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và thâm niên công tác của điều dưỡng tới mức độ hoàn thành công việc chăm sóc người bệnh. Nghiên cứu cho thấy ĐDV dưới 30 tuổi thì có mức độ chưa hoàn thành nhiệm vụ CSNB cao gấp 2 lần so với ĐDV lớn hơn hoặc bằng 30 tuổi. ĐDV có thâm niên công tác dưới 10 năm thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 2 lần ĐDV có thâm niên công tác bằng hoặc trên 10 năm. Đối với ĐDV có trình độ trung học thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 3 lần đối tượng ĐDV có trình độ cao đẳng trờ lên [8]. 1.1.1.3.2. Tổ chức CSNB Việc sử dụng quy trình điều dưỡng giúp cho điều dưỡng áp dụng được kiến thức chính xác vào chăm sóc, giải quyết vấn đề của NB rõ ràng. Sử dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB làm cho người điều dưỡng tự tin và yêu nghề của mình và thái độ của họ trong việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB rất tốt [8]. 1.1.1.3.3. Điều kiện làm việc 6 Bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ chăm sóc tăng cường sự tiện nghi cho NB khi nằm viện, sự thuận tiện cho nhân viên y tế trong công tác[8]. 1.1.1.3.4. Sự quan tâm của lãnh đạo Theo sự phát triển của ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc nên bệnh viện có sự hỗ trợ tốt cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh. Bệnh viện không ngừng đào tạo cán bộ điều dưỡng có chất lượng và tạo điều kiện cho điều dưỡng làm việc trong môi trường tốt nhất với những quy định, thưởng, phạt rõ ràng. Bệnh viện từng bước chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn của Bộ Y tế[8]. Việc BV thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB như một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng và sự cải tiến chăm sóc. 1.1.1.3.5. Chế độ khuyến khích Trong bài báo xuất bản của Health Services Research vào tháng 8 năm 2008, Tiến sĩ Christopher Friese và các đồng nghiệp nhận thấy rằng trình độ học vấn điều dưỡng có liên quan đáng kể với kết quả chăm sóc người bệnh. Các điều dưỡng được chuẩn bị ở cấp độ đại học liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn và tỉ lệ sai sót trong chăm sóc ít hơn các đối tượng không được đào tạo đại học. Trong một nghiên cứu được công bố tháng 5 năm 2008 trên Tạp chí Journal of Nursing Administration, Tiến sĩ Linda Aiken và các đồng nghiệp đã khẳng định kết quả từ nghiên cứu năm 2003 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và hiệu quả chăm sóc người bệnh. Các nhà nghiên cứu điều dưỡng đã chỉ ra rằng cứ tăng 10% tỷ lệ cử nhân điều dưỡng cho nhân viên bệnh viện thì nguy cơ tử vong của NB giảm 4%. Công tác chăm sóc sức khỏe là một hệ thống phức tạp, vì chăm sóc y tế hiếm khi do một cá nhân thực hiện mà nó phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân viên y tế [8]. Chăm sóc NB an toàn và hiệu quả phụ thuộc không chỉ vào kiến thức, kỹ năng và hành vi của các nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho người bệnh, mà cả vào cách thức các nhân viên đó hợp tác và liên lạc với nhau trong môi trường làm việc. Nói cách khác, NB phụ thuộc vào việc nhiều người làm đúng việc và đúng thời điểm. Tức là họ phụ thuộc vào hệ thống chăm sóc. Không những vậy, chăm sóc y tế còn là hoạt động rất phức tạp do sự đa dạng của 7 các nhiệm vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, sự đa dạng về người bệnh, bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; rồi còn vô số các mối quan hệ giữa người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế, các nhà quản lý, và cộng đồng; cũng như những khác biệt trong cách bố trí các khoa/phòng, hay tạo dựng các qui định chồng chéo, không thống nhất hoặc không có qui định cũng tạo nên vô số rắc rối, phức tạp trong vận hành hệ thống... Hay như chưa kể đến một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ kỹ thuật mới đa dạng và phức tạp. Điều đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mắc lỗi và nhiều sai sót hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Quy trình chuẩn bị NB phẫu thuật theo kế hoạch của điều dưỡng (Quy định chăm sóc người bệnh, Bệnh viện Nhi Hải Dương ban hành năm 2020) 1.2.1.1. Thủ tục hành chính NB hoặc người nhà cần ký giấy cam kết chấp nhận phẫu thuật. Điều dưỡng cần hoàn thiện hồ sơ phẫu thuật: giấy điều trị, chỉ định phẫu thuật của bác sĩ, phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi dấu hiệu sinh tồn, bảng tóm tắt bệnh lý, các phiếu xét nghiệm cần thiết, phiếu thử test kháng sinh, bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật. Điều dưỡng phải ghi chép hồ sơ bệnh án những theo dõi hằng ngày để báo cáo bác sỹ chẩn đoán và tiên lượng sau này. Trong thực tế, điều dưỡng tại bệnh viện còn chưa chú ý đến vấn đề ghi chép hồ sơ bệnh án, có 20 % số hồ sơ bị lỗi chưa ghi chép đầy đủ [9]. 1.2.1.2. Chuẩn bị tinh thần người bệnh Cần giải thích để NB biết mục đích, lợi ích, phương thức phẫu thuật. Thông báo về các ảnh hưởng sau phẫu thuật: đau, khó chịu khi mang trên người các ống dẫn lưu. Vấn đề chuẩn bị tinh thần được thực hiện khá tốt nhưng điều dưỡng chưa có thói quen khai thác tiền sử, đặc biệt là tiền sử dị ứng của người bệnh [9]. 1.2.1.3. Chuẩn bị thể chất người bệnh Đánh giá tình trạng sức khỏe toàn thân người bệnh: Tuổi tác, da niêm mạc, tỉnh, kém ý thức, vô thức, cân nặng: gầy béo, dấu hiệu sinh tồn, tiền sử, bệnh sử. Chuẩn bị các xét nghiệm: Xét nghiệm máu: công thức máu, dung tích hồng cầu, thời gian máu chảy- máu đông (TS- TC), nhóm máu, đường huyết, ure máu, xét nghiệm 8 nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, X quang, siêu âm, điện tâm đồ, các xét nghiệm khác: chức năng gan, thận, tuyến giáp, hô hấp. Chuẩn bị vệ sinh cá nhân: Những ngày trước phẫu thuật: NB được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Trước ngày phẫu thuật phải cạo lông vùng da phẫu thuật (nếu có) và tránh làm xây xát da, sau đó rửa sạch da bằng xà phòng. Vùng phẫu thuật đặc biệt như sọ não thì phải cắt hết tóc trước khi cạo nhẵn da. Báo cáo các vết bất thường vùng da nơi sẽ phẫu thuật: u, nhọt, vết thương có sẵn… Chuẩn bị chế độ ăn uống của người bệnh: Một tuần trước phẫu thuật NB cần được bồi dưỡng đầy đủ thức ăn có đạm, đường, sinh tố, chất khoáng. Một ngày trước phẫu thuật cho NBăn nhẹ buổi sáng, chiều uống nước đường: ăn cháo hoặc uống sữa. Nhịn ăn uống 6-8 giờ trước phẫu thuật. Thụt tháo phân 2 lần: 1 lần hôm trước phẫu thuật, 1 lần sáng sớm ngày hôm sau trước phẫu thuật (theo y lệnh của bác sĩ). Công tác thụt tháo theo chỉ định của bác sỹ được thực hiện 100% [9]. 1.2.2. Chuẩn bị một ngày trước phẫu thuật và sáng hôm phẫu thuật 1.2.2.1. Tối hôm trước phẫu thuật: - Hướng dẫn NB ký giấy cam kết trước phẫu thuật khi NB tự nguyệt và đồng ý mổ. - Thực hiện y lệnh về thuốc kháng sinh, an thần, giảm đau cho người bệnh. - Giải thích cho NB yên tâm (trong phạm vi ĐD). - Thực hiện vệ sinh cá nhân (theo quy định vệ sinh NB trước phẫu thuật) - Thực hiện các xét nghiệm cần thiết phục vụ phẫu thuật, thủ thuật. - Thụt tháo cho NB từ tối hôm trước phẫu thuật (nếu có chỉ định) - Hướng dẫn chế độ ăn, uống - Khai thác tiền sử dị ứng - Cắt móng tay, móng chân, tẩy trang nếu có 1.2.2.2. Sáng hôm sau: - Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp - NB nhịn ăn - Kiểm tra lại vệ sinh cá nhân của người bệnh, thay quần áo. - Băng và sát khuẩn vùng chuẩn bị mổ 9 - Cho NB đi tiểu - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim XQ - Tiêm thuốc đặc hiệu nếu có - Tháo trang sức, răng giả (nếu có) - Đeo biển Phòng mổ cho NB đi phẫu thuật. - Điều dưỡng thực hiện bảng kiểm trước phẫu thuật và chuyển NB vào phòng mổ, bàn giao cho nhân viên phòng mổ. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.3.1 Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật trên thế giới: Theo nghiên cứu của Blitz JD năm 2016, cho thấy: Có 11 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,08%) NB thấy trong thăm khám trước khi phẫu thuật có gây mê và 23 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,16%) NB không được thăm khám trước khi gây mê [10]. Theo khảo sát được tiến hành của Martin LA trên 2017 NB trước phẫu thuật cho thấy có có mối liên quan giữa nguồn thông tin y tế được trao đổi giữa thầy thuốc và người bệnh, cho thấy: So với các NB không được chuẩn bị, những người phẫu thuật theo kế hoạch được nhiều thông tin từ NVYT hơn so với phẫu thuật cấp cứu (92 so với 77%, p <0,001) và trước khi rời khỏi bệnh viện (91 so với 69%, p = 0,02) nhất. NB được chuẩn bị phẫu thuật theo kế hoạch có tỷ lệ phải quay trở lại điều trị thấp hơn NB không được chuẩn bị trước phẫu thuật NB cảm thấy chuẩn bị hoặc trước (7%, so với 22% chuẩn bị không chuẩn bị, p = <0.001) hoặc sau khi phẫu thuật (9% so với chuẩn bị 23% không được chuẩn bị, p <0,001) [11]. Tổ chức Y tế Thế giới đã cố gắng nỗ lực để làm giảm bớt các nguy cơ dẫn đến việc phẫu thuật không an toàn như xây dựng chương trình an toàn người bệnh, bao gồm an toàn phẫu thuật, áp dụng bảng kiểm đầu tiên từ năm 2009. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nghiên cứu thử nghiệm ở 8 bệnh viện trên toàn cầu: 7688 NBtrong đó 3733 trước và 3955 sau thực hiện bảng kiểm từ tháng 10- 2007 đến T9-2008. Biến chứng lớn giảm từ 11% đến 7% (giảm 36%), tỷ lệ tử vong nội trú giảm từ 1,5% đến 0,8% (giảm gần 50%). Theo nghiên cứu tại 6 bệnh viện tại Hà Lan (Netherland) qua 3760 trường hợp trước và 3820 sau áp dụng Checklist an toàn phẫu thuật: Biến chứng giảm từ 27,3% đến 16,7% 10 tử vong tại bệnh viện giảm từ 1,5% đến 0,8%. 1.3.2 Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật tại Việt Nam: Năm 2011, tác giả Lê Tuyên Hồng Dương và cộng sự làm nghiên cứu tại bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương cho thấy có tới 16,7% NB bị nhiễm trùng sau phẫu thuật cấp cứu so với 4,4% nhiễm trùng sau mổ phiên. Như vậy có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ giữa nhóm NB mổ có chuẩn bị và mổ không chuẩn bị [12]. Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2011, qua nghiên cứu của tác giả Đặng Hồng Thanh đã chỉ ra: có 18 NB nhiễm trùng vết mổ trên 281 NB được mổ cấp cứu tại bệnh viện này. Trong khi đó chỉ có 8 NB nhiễm trùng vết mổ trong tổng số 225 NB được mổ phiên tại đây. Điều này một lần nữa lại nói đến tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật [13]. Tác giả Đoàn Quốc Hưng và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ở NB mổ tim hở có chuẩn bị ở người trưởng thành tại khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị người bệnh trước mổ chưa phải đã được quán triệt đồng đều tới tất cả thầy thuốc cũng như điều dưỡng. Không ít nhân viên y tế nghĩ rằng chỉ cần mổ tốt là được giải thích trước phẫu thuật vẫn còn một tỷ lệ nhất định NB chưa được biết về những can thiệp sau phẫu thuật (84,6%) và nơi nằm điều trị sau phẫu thuật (47,3%), 36,3% NB chưa được bác sĩ gây mê trực tiếp giải thích trước phẫu thuật, vẫn còn 46% điều dưỡng viên chưa quan tâm đến công tác chăm sóc tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật. Chỉ có 58 trường hợp (63,7%) bác sĩ giải thích cho cả người nhà và người bệnh, còn lại 33 trường hợp (36,3%) bác sĩ chỉ giải thích về phẫu thuật cho người nhà. Tỷ lệ NB không được hướng dẫn tháo răng giả cao (77%), có 61 NB (67%) không được căn dặn[14]. Tác giả Bùi Thị Huyền: Đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao NB trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật - phiếu khám trước phẫu thuật, vẫn còn thiếu 1,3 - 2%. Chưa vệ sinh toàn thân hay tại chỗ 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng để xác định vùng mổ 84,7%. Bàn giao người bệnh: Điều dưỡng nhận NB không kiểm tra lại thông tin, đối chiếu tên NB là 3,3%, chưa thực hiện ký nhận giữa người đưa và người nhận NB 48%. Khi kiểm tra thực tế, vệ sinh toàn thân và tại chỗ có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả trong phiếu chuẩn bị NB trước phẫu thuật (28% so với 42%) [15]. 11 Chương 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1. Bệnh viện Nhi Hải Dương Bệnh viện Nhi Hải Dương là bệnh viện hạng II được thành lập theo quyết định số 2742/QĐ- UBND ngày 01 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân Tỉnh Hải Dương, tiền thân là khoa nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. BV trực thuộc Sở Y tế Hải Dương quản lý được giao kế hoạch 330 giường bệnh, thực kê 718 giường. Trải qua hơn 10 năm phát triển và phục vụ nhân dân, bệnh viện đã lập được nhiều thành tích xuất sắc và đang ngày càng phát triển. Hình 2.1: Bệnh viện Nhi Hải Dương Mỗi năm bệnh viện phẫu thuật khoảng 700 ca, trong đó khoảng hơn 600 ca phẫu thuật theo kế hoạch. Loại phẫu thuật tại bệnh viện có thể thực hiện như: Phẫu thuật xoắn vỡ tinh hoàn; phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp; phẫu thuật tháo bỏ các ngón chân, các ngón tay; kết hợp đinh nẹp khối gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu... Tại bệnh viện Nhi Hải Dương đã xây dựng và đưa vào thực hiện quy trình chuẩn bị NB trước phẫu thuật thống nhất 12 trong toàn bệnh viện. Quy trình được thực hiện từ khi tiếp đón NB vào viện phẫu thuật cho tới lúc NB được đưa vào phòng phẫu thuật. NB đến bộ phận Gây mê hồi sức để phẫu thuật được bàn giao giữa điều dưỡng các khoa và điều dưỡng tiếp đón phòng mổ. Việc chuẩn bị trước phẫu thuật và bàn giao được thực hiện bằng cách đánh dấu vào bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật in sẵn được Ban giám đốc Bệnh viện phê duyệt. 2.2. Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật năm 2022 tại bệnh viện Nhi Hải Dương Qua Quan sát 51 lượt điều dưỡng và hồ sơ bệnh án về chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh việnNhi Hải Dương đã thu được kết quả: 2.2.1. Chuẩn bị Thủ tục hành chính Điều dưỡng cần hoàn thiện hồ sơ phẫu thuật: giấy điều trị, chỉ định phẫu thuật của bác sĩ, phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi dấu hiệu sinh tồn, bảng tóm tắt bệnh lý, các phiếu xét nghiệm cần thiết, phiếu thử test kháng sinh, bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật. Giấy cam kết phẫu thuật của người nhà người bệnh. Hình 2.2: Điều dưỡng hướng dẫn người nhà NB ký cam kết phẫu thuật Ghi chép hồ sơ bệnh án những theo dõi hằng ngày để báo cáo bác sỹ chẩn đoán và tiên lượng sau này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất