Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát ...

Tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3

.PDF
130
1
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- TRẦN TỐ UYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Tiểu học Phú Thọ, 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- TRẦN TỐ UYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Tiểu học NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.s ĐINH THỊ NGUYỆT LINH Phú Thọ, 2021 ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này của mình trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Hùng Vương, cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Hùng Vương, các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non đã tạo điều kiện và giúp đỡ em thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo – Ths. Đinh Thị Nguyệt Linh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn giáo viên phản biện đóng góp ý kiến, bổ sung cho bản khóa luận được hoàn thiện hơn. Đồng thời em xin tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo cùng những người bạn bè, những người thân yêu đã cổ vũ, động viên em hoàn thành đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tiên Cát – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện để em tiến hành thực nghiệm sư phạm, cũng như các ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô trong quá trình thực nghiệm của mình. Do quỹ thời gian có hạn, trình độ hiểu biết của bản thân còn có hạn nên chắc chắn đề tài khóa luận của em còn những thiếu xót nhất định. Em mong được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Phú Thọ, ngày tháng 05 năm 2021 Sinh viên Trần Tố Uyên iii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là của riêng em. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Phú Thọ, tháng 05 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Trần Tố Uyên iv MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 2.1. Về lí luận ........................................................................................................ 3 2.2. Về thực tiễn ........................................................................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ........................................................ 4 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................... 5 6.2.1. Phương pháp điều tra ..................................................................................... 5 6.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ................................................................ 5 6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................ 5 6.2.4. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................... 5 6.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 5 7. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ .................................................... 7 1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 7 1.1.1. Giới thuyết chung về năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực .. 7 1.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc của năng lực........................................... 7 1.1.1.2. Các năng lực chung.................................................................................... 10 1.1.1.3. Năng lực đặc thù của môn Tiếng việt ........................................................ 13 1.1.1.4. Lí luận về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học..................... 16 v 1.1.1.5. Năng lực tiếng việt và các năng lực chuyên biệt trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ......................................................................................................... 22 1.1.2. Khái quát về trò chơi và trò chơi học tập .................................................... 28 1.1.2.1. Trò chơi ...................................................................................................... 28 1.1.2.2. Trò chơi học tập ......................................................................................... 32 1.1.3. Khái quát về tư duy và tư duy ngôn ngữ ..................................................... 37 1.1.3.1. Khái quát về tư duy .................................................................................... 37 1.1.3.2. Khái quát về tư duy ngôn ngữ .................................................................... 40 1.1.3.3. Phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ ......................................................... 41 1.1.4. Một số vấn đề lý luận về phân môn Luyện từ và câu ................................. 42 1.1.4.1. Mục tiêu của việc dạy học Luyện từ và câu ............................................... 42 1.1.4.2. Nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học .................................... 42 1.1.4.3. Quan điểm về dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực .. 43 1.1.4.4. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3 .......................... 45 1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 ..................................................... 47 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 50 1.2.1. Thực trạng dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 ........................... 50 1.2.2. Thực trạng tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. ............................. 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 57 CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 BẰNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU............................................ 58 2.1. Mục tiêu thiết kế, tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ................................................................................................................. 58 2.2. Các yêu cầu khi thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ................................................................................... 62 2.2.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ........................................................................................................ 62 vi 2.2.2. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ........................................................................................................ 64 2.3. Các nguyên tắc khi thiết kế, tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ............................................................................................ 65 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập ............................................................ 65 2.3.1.1. Trò chơi đảm bảo mục tiêu giáo dục ......................................................... 65 2.3.1.2 Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học ........... 65 2.3.1.3. Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường ...................................... 66 2.3.1.4. Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú ................................ 66 2.3.1.5. Trò chơi phải gây được hứng thú đối với HS giúp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo ..................................................................................................... 66 2.3.1.6. Trò chơi phải đảm bảo tinh thần thi đua đồng đội .................................... 67 2.3.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập............................................................ 67 2.3.2.1. Nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3 .................................................................................................................. 67 2.3.2.2. Tìm hiểu cơ sở vật chất của nhà trường .................................................... 67 2.3.2.3. Tìm hiểu đối tượng, thiết kế trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, văn hoá vùng miền .......................................................................................... 67 2.3.2.4. Địa điểm diễn ra trò chơi ........................................................................... 68 2.3.2.5. Xác định yêu cầu của trò chơi.................................................................... 68 2.3.2.6. Bố trí thời gian tổ chức trò chơi hợp lí, vừa sức ....................................... 68 2.4. Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ ................................................................................................................. 68 2.4.1. Trò chơi truyền thống ................................................................................. 69 2.4.1.1. Trò chơi “Tìm nhanh” ............................................................................... 69 2.4.1.2. Trò chơi “ Ai nhanh hơn” .......................................................................... 70 2.4.1.3. Trò chơi “ So tài” ...................................................................................... 71 2.4.1.4. Trò chơi “ Chú ong chăm chỉ” .................................................................. 71 vii 2.4.1.5. Trò chơi “Trổ tài so sánh” ........................................................................ 72 2.4.1.6. Trò chơi “ Lá phiếu ” ................................................................................ 73 2.4.1.7. Trò chơi “ Ngôi nhà chung” ...................................................................... 74 2.4.1.8. Trò chơi “ Cây xanh” ................................................................................ 75 2.4.1.9. Trò chơi “ Đối đáp”................................................................................... 75 2.4.1.10. Trò chơi “Đi tìm đồng đội” .................................................................... 77 2.4.1.11. Trò chơi “Lá cờ chiến thắng”.................................................................. 78 2.4.2. Trò chơi hiện đại ......................................................................................... 80 2.4.2.1. Trò chơi “ Con chữ kì diệu” ...................................................................... 80 2.4.2.2. Trò chơi “Bé làm việc” .............................................................................. 83 2.4.2.3. Trò chơi “ Thăm nhà bà” .......................................................................... 85 2.4.2.4. Trò chơi “ Cùng ôn tập” ............................................................................ 86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 88 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 89 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 89 3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 89 3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm ................................................. 89 3.3.1. Đối tượng ...................................................................................................... 89 3.3.2. Thời gian và cách thức thực nghiệm .......................................................... 90 3.3.3. Cách thức đánh giá ................................................................................... 91 3.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 91 3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 91 3.5.1. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................ 91 3.5.2. Các bình diện được đánh giá...................................................................... 92 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 97 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 98 1. Kết luận .............................................................................................................. 98 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 99 2.1. Đối với nhà trường .......................................................................................... 99 viii 2.2. Đối với giáo viên ............................................................................................ 100 2.3. Đối với học sinh ............................................................................................. 101 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102 PHỤ LỤC ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa HS Học Sinh SGK Sách Giáo Khoa Bộ GD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo BGH Ban Giám Hiệu GV Giáo Viên GVTH Giáo viên Tiểu học HSTH Học sinh Tiểu học LT&C Luyện từ và câu TCHT Trò chơi học tập x DANH MỤC BẢNG BIỂU TRANG DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các năng lực hình thành cho học sinh Tiểu học 10 Bảng 1.2. Mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học 52 Bảng 1.3. Mức độ sử dụng trò chơi học tập trong dạy học 53 Bảng 1.4. Khó khăn khi sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C 54 Bảng 1.5. Mức độ yêu thích trò chơi học tập 54 Bảng 3.1. Xếp loại tiết dạy của GV lớp thực nghiệm 92 Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến của HS lớp thực nghiệm và đối chứng 93 Bảng 3.3. Sự chú ý của học sinh trong tiết học 95 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mức độ hứng thú của học sinh 94 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mức độ chú ý của học sinh trong tiết học 95 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môn tiếng việt là một môn học quan trọng ở bậc tiểu học giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn tiếng việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm, hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn và làm nền tảng cho các bậc học về sau của các em học sinh. Những kĩ năng sử dụng tiếng việt để các em có thể tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Ngoài ra, tầm quan trọng của tiếng việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,..Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Phân môn Luyện từ và câu giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về từ, câu và đoạn. Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ, câu và đoạn, rèn cho học sinh những kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh hiểu được cách nói của người khác. Chương trình Giáo dục phổ thông mới được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã nêu mục tiêu giáo dục tiểu học “Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh 2 thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”. Để thực hiện được mục tiêu trên thì một trong những biện pháp dạy học không thể bỏ qua đó là tạo cho các em học sinh hứng thú học tập, lôi cuốn các em vào những trò chơi hấp dẫn, phù hợp với nhận thức và tâm sinh lí của các em. Hiện nay, ở các trường tiểu học khi dạy phân môn Luyện từ và câu các giáo viên vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học. Bên cạnh đó, các nguồn tư liệu: sách giáo viên, các sách thiết kế giáo án,... còn chưa có tính phong phú. Một số trò chơi để đáp ứng được hiệu quả bài học thì còn đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị, cơ sở vật chất của trường học khiến giáo viên rất khó áp dụng, có thể sẽ làm cho học sinh nhàm chán, giảm hiệu quả tiết học.Vì vậy việc đưa trò chơi học tập vào giờ học còn nhiều hạn chế . Với học sinh lớp 3, do đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ vẫn còn ham chơi, chưa thực sự chú tâm tiếp thu kiến thức. Vì vậy việc dạy học nhất là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi phải khơi gợi được hứng thú tìm tòi, khả năng tiếp nhận của trẻ. Thực tế cho thấy, việc tạo cho học sinh hứng thú nhận thức trong học tập là một trong những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, các em cần được “Học mọi nơi, mọi lúc, từ mọi người, bằng mọi cách, thông qua mọi nội dung”. Việc khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh luôn là một yêu cầu trong dạy học và đòi hỏi ở giáo viên sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp, cách thức tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đối với mỗi GV. Có nhiều yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ở tiểu học hoạt động chơi không còn là chủ đạo đối với học sinh. Song cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu 3 và nó giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với các em. Nếu ta tổ chức cho HS vui chơi một cách hợp lí, khoa học thì mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết của vấn đề chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn Luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3” làm đề tài nghiên cứu. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Về lí luận Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ từ đó thiết kế và tổ chức được các trò chơi học tập hiệu quả, thu hút sự chú ý của các em học sinh. 2.2. Về thực tiễn Hướng dẫn thiết kế và tổ chức các trò chơi phù hợp nhằm gây hứng thú học tập, giúp các em tự tin, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo để nâng cao chất lượng giờ học. Qua việc tham gia các trò chơi học tập, học sinh không chỉ được rèn luyện nhiều kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lãnh đạo,...mà còn giúp các em phát triển các năng lực bản thân. Rèn luyện sự năng động, tự tin trước đám đông, có hứng thú và say mê học tập. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Thiết kế, tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu. Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó nhằm phát 4 huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học phân môn Luyện từ và câu. - Giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục trong phân môn Luyện từ và câu nói chung, Luyện từ và câu lớp 3 nói riêng. - Đánh giá tính hiệu quả của trò chơi thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống lý luận về phân môn Luyện từ và câu, phương pháp dạy học Luyện từ và câu, hệ thống trò chơi học tập cho học sinh trong dạy học tiếng việt nói chung và trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng. - Nghiên cứu thực tiễn về thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho học sinh lớp 3. - Xây dựng hệ thống trò chơi học tập và cách thức tổ chức các trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Một số trò chơi dạy học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế, tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Cát – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tìm tòi, nghiên cứu, phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát tư liệu, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài. 5 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra Dự giờ, điều tra, dùng phiếu (Anket) để tiến hành điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin về tình trạng dạy - học của giáo viên và học sinh đối với việc thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. 6.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Học tập, tổng kết và rút ra kinh nghiệm từ các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non trường Đại học Hùng Vương và các thầy cô giáo ở trường tiểu học về dạy học môn tiếng việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Nghiên cứu các kinh nghiệm của giáo viên tiểu học về cách thiết kế và tổ chức trò chơi, qua các giáo án, báo cáo kinh nghiệm chuyên đề, các đợt thi GV giỏi các cấp thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ. 6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Lấy ý kiến của một số giảng viên dạy môn tiếng việt của trường Đại học Hùng Vương, giáo viên hướng dẫn và một số giáo viên ở trường tiểu học về nội dung nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. 6.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lí kết quả điều tra. 6.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu nhằm xác định khả thi, tính hiệu quả của các trò chơi học tập ở phần khởi động đã được đề xuất trong đề tài, lấy số liệu rồi phân tích rút ra kết luận được tiến hành tại trường tiểu học Tiên Cát- Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ 7. Cấu trúc khóa luận Cấu trúc của khóa luận gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học về dạy học luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ 6 Chương 2. Phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 bằng việc thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Giới thuyết chung về năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực 1.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc của năng lực - Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”. Khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”. [22, tr.3] Chương trình giáo dục trung học bang Quebec, Canada, năm 2004, xem năng lực là một “khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”. [24, tr.4] Theo Từ điển Tiếng việt, năng lực là “a) Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; b) Phẩm chất tâm lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [25, tr.209] Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2017, thì năng lực được định nghĩa là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động, tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành 8 công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo Cosmovici thì: “Năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”. Còn A.N.Leonchiev cho rằng: “ Năng lực là đặc điểm cá nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”. Nhà tâm lý học A.Rudich đưa ra quan niệm về năng lực: “Năng lực đó là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Năng lực của con người không chỉ là kết quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết quả hoạt động của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. Năng lực đó là năng khiếu đã được phát triển, có năng khiếu chưa có nghĩa là nhất thiết sẽ biến thành năng lực” Có thể thấy, dù cách phát biểu (câu chữ) có khác nhau nhưng các cách hiểu trên đều khẳng định: nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biểt và hiểu. Trong đề tài, tôi sử dụng khái niệm năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam (2017): “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [26]. - Đặc trưng của năng lực Các tài liệu trong nước và nước ngoài đều thống nhất quan niệm năng lực cá nhân được bộc lộ ở hoạt động nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong những 9 điều kiện cụ thể. Đây cũng là đặc trưng phân biệt năng lực với khả năng ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra. Đặc trưng thứ hai của năng lực được thống nhất là tính hiệu quả, thành công hoặc chất lượng cao của hoạt động hay nói cách khác là đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn. Đồng thời, có thể kể thêm đến một đặc trưng nữa của năng lực là sự tổng hợp nhiều nguồn lực. Những nguồn lực này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì mà HS học được từ nhà trường cũng như kinh nghiệm của học sinh; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn lực bên ngoài như bạn cùng lớp, thầy giáo, cô giáo... - Cấu trúc của năng lực ( tiếp cận cấu trúc của năng lực theo nguồn lực hợp thành) Mặc dù cách trình bày về khái niệm năng lực có khác nhau nhưng phần lớn các tài liệu trong nước và nước ngoài đều hiểu năng lực là sự tích hợp của nhiều thành tố như tri thức, kĩ năng, niềm tin, sự sẵn sàng hoạt động… có thể hiểu đó là hướng tiếp cận cấu trúc của năng lực theo nguồn lực hợp thành. F.E.Weinert cho rằng năng lực gồm ba yếu tố cấu thành là khả năng, kĩ năng và thái độ sẵn sàng tham gia hoạt động của cá nhân. Để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, việc dạy học trong nhà trường không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng thái độ sống đúng đắn mà còn phải làm cho những kiến thức sách vở trở thành những hiểu biết thực sự của mỗi học sinh, làm cho những kỹ năng rèn luyện trên lớp được thực hành, ứng dụng trong đời sống ngay trên ghế nhà trường, làm cho thái độ sống được giáo dục qua mỗi bài học có điều kiện, môi trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành phẩm chất bền vững của mỗi học sinh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng