Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiết kế và tổ chức một só trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3...

Tài liệu Thiết kế và tổ chức một só trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực

.PDF
144
1
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- NGUYỄN THU HUYỀN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Giáo dục Tiểu học Phú Thọ, 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- NGUYỄN THU HUYỀN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Giáo dục Tiểu học Người hướng dẫn: Ths. Đinh Thị Nguyệt Linh Phú Thọ, 2021 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực”, đến nay đề tài đã hoàn thành. Với tình cảm trân thành, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Hùng Vương; Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên trường tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ đã tư vấn, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa GDTH&MN, các thầy cô giáo tại trường tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, Th.S Đinh Thị Nguyệt Linh – giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình, người thân đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy đã có nhiều cố gắng, song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các quý thầy, cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện. Xin trân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 09 tháng 05 năm 2021. NGƢỜI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN Nguyễn Thu Huyền ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là kết quả nghiên cứu cá nhân và không sao chép tại các nghiên cứu trước đó. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và cho phép công bố. Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Phú Thọ, ngày 09 tháng 05 năm 2021 NGƢỜI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN Nguyễn Thu Huyền iii PHỤ LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 2 3.2. Trong nước ..................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 5. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................................... 5 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 5 7.2.1. Phương pháp điều tra, quan sát ................................................................... 5 7.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục (Anket) ...................................................... 5 7.2.3. Phương pháp đàm thoại............................................................................... 5 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................ 5 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học .................................................................. 5 8. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................ 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TẬP 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 7 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 7 1.1.1.2. Trong nước ............................................................................................... 8 1.1.2. Khái quát về trò chơi và trò chơi học tập .................................................... 9 1.1.2.1. Trò chơi .................................................................................................... 9 1.1.2.2. Trò chơi học tập ..................................................................................... 12 1.1.3. Một số vấn đề về năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................................................. 18 1.1.3.1. Một số vấn đề lý luận về dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực người học ............................................................................................................. 18 1.1.3.2. Năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực ............................... 19 1.1.4. Một số vấn đề lý luận về phân môn tập đọc lớp 3 .................................... 28 1.1.4.1. Mục tiêu của dạy học tập đọc................................................................. 28 iv 1.1.4.2. Chương trình tập đọc lớp 3 .................................................................... 31 1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 .................................................. 35 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 36 1.2.1. Tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ............................ 36 1.2.2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực hiện nay............................................................. 36 1.2.2.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 37 1.2.2.2. Đối tượng điều tra .................................................................................. 37 1.2.2.3. Nội dung điều tra.................................................................................... 37 1.2.2.4. Phương pháp điều tra ............................................................................. 38 1.2.2.5. Thời gian điều tra ................................................................................... 38 1.2.2.6. Phân tích kết quả điều tra thực trạng...................................................... 38 TIỂU KẾT CHƢƠNG I .................................................................................... 42 CHƢƠNG II: TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Mục tiêu thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ................................................................... 43 2.2. Một số nguyên tắc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực .......................................................... 43 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập ...................................................... 43 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập ......................................................... 44 2.3. Yêu cầu về thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ................................................................... 45 2.3.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập ........................................................ 45 2.3.2. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập ........................................................ 47 2.4. Hướng dẫn thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ........................................................................... 49 2.4.1. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực chung.................................... 50 2.4.1.1. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề ............................................................................................................................. 50 2.4.1.2. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ........... 59 2.4.1.3. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực tự chủ và tự học ................ 66 2.4.2. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực đặc thù ................................ 101 2.4.2.1. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực văn học ............................ 101 2.4.2.2. Các trò chơi học tập về phát triển năng lực ngôn ngữ ......................... 103 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ................................................................................ 106 v CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 107 3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 107 3.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ........................................... 108 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 108 3.3.2. Phạm vi thực nghiệm .............................................................................. 109 3.3.3. Thời gian thực nghiệm ............................................................................ 109 3.4. Tiến hành thực nghiệm............................................................................... 109 3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 110 3.5.1. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................... 110 3.5.2. Các bình diện được đánh giá ................................................................... 110 3.5.2.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm.............................................. 110 5.2.2.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm .......................................... 112 3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................ 114 TIỂU KẾT CHƢƠNG III............................................................................... 115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 116 1. Kết luận ......................................................................................................... 116 2. Kiến nghị sư phạm ........................................................................................ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 119 1. Tài liệu trực tuyến: ........................................................................................ 119 2. Tài liệu sách: ................................................................................................. 119 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 122 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN ......................... 122 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH ........................... 126 PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM....................................................... 127 PHỤ LỤC 4: BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH ................................ 133 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM . 135 vi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Tập đọc TĐ Sách giáo khoa SGK Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo viên GV Học sinh HS Giáo viên tiểu học GVTH Học sinh tiểu học HSTH Tiểu học TH Phương pháp dạy học PPDH Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC vii DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU Trang 1. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh trò chơi học tập với cách loại hình trò chơi khác Bảng 1.2: So sánh điểm khác biệt giữa trò chơi học tập và hệ thống bài tập Bảng 1.3: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học Bảng 1.4: Danh mục chương trình tập đọc lớp 3 Bảng 1.5: Ý kiến của GVTH về tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 Bảng 1.6: Mức độ thường xuyên giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 Bảng 1.7: Các nguồn trò chơi của giáo viên trường tiểu học Tân Dân Bảng 1.8: Thực trạng xây dựng, đào tạo năng lực thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc của giáo viên trường tiểu học Tân Dân. Bảng 1.9: Những khó khăn khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 trường tiểu học Tân Dân. Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và đối chứng Bảng 3.2: Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm Bảng 3.3: Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng 2. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả đầu ra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng. 13 14 21 31 38 39 39 40 40 108 110 112 109 113 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay đặt ra cho giáo dục nước ta trọng trách lớn đối với việc phát triển nguồn lực con người. Bởi vậy đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu khách quan. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục năm 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục 2005, chương II, mục 2, điều 28.1). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Thực tế cho thấy, việc tạo cho học sinh hứng thú nhận thức trong học tập là một trong những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, các em phải được “Học mọi nơi, mọi lúc, từ mọi người, bằng mọi cách, thông qua mọi nội dung”. Việc khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh luôn là một yêu cầu trong dạy học và đòi hỏi ở giáo viên sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp, cách thức tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức. Với học sinh lớp 3, do đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi, các em vẫn còn ham chơi, chưa thực sự chú tâm tiếp thu kiến thức. Vì vậy, việc dạy học nhất là phân môn tập đọc đòi hỏi phải khơi gợi được hứng thú tìm tòi, khả năng tiếp nhận của học sinh. Đặc biệt, yêu cầu dạy học môn tiếng Việt lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đòi hỏi sự tích hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau và gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Điều này đặt ra nhu cầu rất tự nhiên cho việc thiết kế và tổ chức hệ thống trò chơi học tập theo định hướng phát triển năng lực trong quá trình dạy và học phân môn tập đọc lớp 3. Thiết kế 2 trò chơi học tập theo định hướng phát triển năng lực ở mỗi tiết học tập đọc lớp 3 sẽ khơi gợi được ở học sinh những năng lực tiềm ẩn bên trong, cả về mặt tiếp nhận kiến thức và kĩ năng xã hội, giúp các em nhanh nhạy hơn, hoạt bát hơn, luôn trong tâm thế vui vẻ, tràn đầy sức sống, giảm đi những áp lực học tập mà môn học đem lại, từ đấy các em sẽ nhìn nhận môn học theo chiều hướng tích cực hơn, góp phần nâng cao hiệu quả học tập phân môn tâp đọc lớp 3 trong nhà trường tiểu học. Qua khảo sát bằng phương pháp hỏi đáp, trao đổi, học tập kinh nghiệm và sử dụng phiếu điều tra Anket trong dạy học môn tiếng Việt tại một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tôi nhận thấy: Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú, khơi gợi khả năng khám phá kiến thức cho học sinh trong giờ học. Cụ thể, giáo viên đã biết cách áp dụng các trò chơi học tập vào quá trình giảng dạy môn tiếng Việt của mình.Tuy nhiên, những trò chơi học tập ấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tối đa trong việc tạo hứng thú cũng như phát triển năng lực cụ thể cho học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là giáo viên chưa áp dụng một cách hợp lý, linh hoạt trò chơi học tập vào trong quá trình giảng dạy. Đa phần, giáo viên chỉ áp dụng một vài trò chơi học tập vào một số hoạt động nhất định. Xuất phát từ những gì nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực” để nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Thiết kế, tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc 3. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học. - Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn tập đọc nói chung và tập đọc lớp 3 nói riêng. - Đánh giá được hiệu quả của việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực. 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3.1. Trên thế giới Tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh tiểu học là một biện pháp giảng dạy tích cực giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức, kỹ thuật, khả năng tư duy, óc sáng tạo, luôn tự tin, năng động,… Trên thế giới có rất nhiều nhà tâm lý học, các nhà văn học nổi tiếng,… quan tâm đến vấn đề tổ chức trò chơi học tập cho học sinh tiểu học này. Một số đại biểu cho rằng nguyên nhân kích thích hành vi ý chí là những hứng thú trí tuệ, một số khác cho rằng ý chí của con người đẩy đến hành động là do kích thích cảm xúc,... 3 Trong số đó không thể không nhắc đến A.L.Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù dạy học kết hợp với trò chơi: "Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi. Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập". Qua đó cho thấy vai trò của trò chơi hết sức quan trọng, một chút sự thay đổi trong cách giảng dạy tưởng như nhỏ này lại có vai trò vô cùng to lớn đối với tư duy, khả năng ghi nhớ và hứng thú học tập của các em lứa tuổi Tiểu học. Theo N.X.leytex :"Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế" chúng hay tò mò, thích khám điều mới lạ, giàu trí tưởng tượng,... Học sinh tiểu học thiếu kiên trì, bền bỉ, dễ hưng phấn nhưng cũng nhanh chán nên chúng không tập trung cao độ. Vì vậy, người GV cần tạo ra hứng thú trong học tập một cách thường xuyên và không thể không nói đến đó chính là tổ chức các trò chơi học tập mới lạ hứng thú, hấp dẫn các em. Đại diện cho khung hướng sử dụng trò chơi học tập làm phương tiện phát triển toàn diện phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng I.A.Komenxiki. Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi học tập là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ được phát triển. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện của trẻ, I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. I.B.Bazedow cho rằng: “Trò chơi là phương tiện dạy học”. Ông cho rằng nếu trên triết học, GV sử dụng các phương pháp chơi hoặc tiến hành triết học dưới hình thức chơi sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và tất nhiên hiệu quả giờ học sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng, trò chơi đoán từ trái nghĩa, trò chơi điền các từ còn thiếu,... Theo ông những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ. 3.2. Trong nƣớc Nghiên cứu cách tổ chức các trò chơi học tập trong phân môn tập đọc thì nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã có những công trình nghiên cứu và những ý kiến xung quanh trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập đối với phân môn. Theo Nguyễn Trí, dạy học ở bậc Tiểu học nhất là ở các lớp 1, 2, 3 nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ các trò chơi học tập thì sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cao cho bài học tiếng Việt. Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân (Tác giả cuộc thi viết sách bài tập và sách tham khảo) của nhà xuất bản giáo dục đã nêu ra những vấn đề cơ bản sau: 4 + Đưa trò chơi vào lớp học nhằm mục đích gì? + Trò chơi nào có thể đưa vào lớp học? + Trò chơi được sử dụng vào lúc nào? + Tổ chức trò chơi trong giờ học như thế nào? Các tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga khi biên soạn tài liệu “Sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tiếng Việt 3” đã chú ý tới trò chơi cụ thể phù hợp với từng phân môn, tuy nhiên các tác giả không đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tượng HS để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí. Tuy nhiên, điểm qua một số công trình nghiên cứu về trò chơi học tập nói chung và trong phân môn tập đọc nói riêng, có thể nhận thấy, các công trình chủ yếu đi vào nghiên cứu phương pháp, việc đi vào tổ chức các trò chơi học tập cụ thể trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc cho đối tượng HS xác định thì chưa có nhiều và cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu việc thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo hướng phát triển năng lực. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc theo định hướng phát triển năng lực tại lớp 3 trường tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. 5. Giả thuyết khoa học Luận văn nghiên cứu thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực. Kết quả của nghiên cứu góp phần làm đa dạng hóa các phương pháp dạy học, thúc đẩy đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực, tạo động lực, khơi gợi khả năng hứng thú cho học sinh để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục tiểu học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu hệ thống lý luận về phân môn tập đọc, phương pháp dạy học tập đọc, hệ thống trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh trong dạy học tiếng Việt nói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng. - Nghiên cứu thực tiễn về thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 3 tại trường tiểu học Tân Dân. - Xây dựng hệ thống trò chơi học tập và cách thức tổ chức các trò chơi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 3. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu, các văn kiện của Đảng, các chỉ thị của Nhà nước, Bộ, ban ngành có liên quan đến công tác đổi mới Giáo dục và Đào tạo, vấn đề phát triển năng lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu công trình của các tác giả trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học có liên quan tới nội dung của đề tài. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt và các môn học khác ở tiểu học theo định hướng đổi mới. 7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng pháp điều tra, quan sát Dự giờ, điều tra, phỏng vấn, trao đổi với các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy học phân môn tập đọc ở trường tiểu học về vấn đề thiết kế và tổ chức trò chơi khởi động trong dạy học. 7.2.2. Phƣơng pháp điều tra giáo dục (Anket) Dùng phiếu Anket để khảo sát về nhận thức, thái độ và những việc làm cụ thể của giáo viên khi tổ chức trò chơi học tập trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc lớp 3. Kết quả điều tra chính là cơ sở quan trọng để xác định nguyên nhân, thực trạng, mức độ về năng lực của học sinh lớp 3. 7.2.3. Phƣơng pháp đàm thoại Trò chuyện, trao đổi với giáo viên tham gia giảng dạy bằng nhiều hình thức gặp gỡ trực tiếp, trên điện thoại hoặc trực tuyến trên mạng để có thể có thêm thông tin về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về năng lực của học sinh lớp 3. Những thông tin này là cơ sở phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng năng lực các em học sinh. 7.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn, một số giảng viên dạy môn tiếng Việt của trường Đại học Hùng Vương và một số giáo viên ở trường tiểu học Tân Dân về nội dung nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. 7.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học Xử lý các số liệu thu được từ nghiên cứu thực trạng và quá trình thực nghiệm sư phạm của đề tài qua phần mềm microsoft excel. 8. Cấu trúc khóa luận Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của của việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực 6 Chương II: Cách thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học tập đọc lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực Chương III: Thực nghiệm sư phạm 7 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.1. Trên thế giới Dạy học phát triển năng lực cho học sinh là một xu thế giáo dục tiên tiến đã được thế giới công nhận. Theo cách mô tả và lí giải của một số nước, chương trình năng lực thực chất vẫn là chương trình dựa trên “kết quả đầu ra”. Đầu ra của cách tiếp cận mới này là tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học; xuất phát từ những năng lực cần có thiết yếu này mà đề xuất và lựa chọn các nội dung dạy học. Chương trình dạy học chủ trương giúp các em không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm; phải thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác là phải gắn với thực tiễn đời sống. Giải thích vì sao phải chuyển sang chương trình năng lực, văn bản chương trình giáo dục New Zealand đã viết: “ Dân số của chúng ta ngày càng trở nên đa dạng, khoa học công nghệ ngày càng tinh vi, đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng phức tạp. Hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải đáp ứng được những đòi hỏi này và những thách thức khác của thế kỉ XXI. Đó chính là lí do của việc xem xét và thiết kế chương trình năng lực được tiến hành vào các năm 2000 – 2002”. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để có thể dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thì việc áp dụng hệ thống trò chơi học tập vào quá trình giảng dạy là phù hợp và rất cần thiết. Nhà nghiên cứu I.B.Bazedov cho rằng: “Trò chơi là phương tiện dạy học phù hợp với trẻ thơ”. Theo ông, nếu trong tiết học giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức tổ chức trò chơi thì sẽ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của trẻ và tất nhiên hiệu quả học tập đem lại sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời, dùng ngôn ngữ như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng khái quát tên gọi của cả cơ thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu. Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng. Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A. 8 Komenxki (1592 – 1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi trong quá trình dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan niệm trò chơi là niềm vui sướng của trẻ thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. I.A.Komexki đã khuyên rằng phải chú ý thật nhiều tới trò chơi dạy học. 1.1.1.2. Trong nƣớc Tại Việt Nam, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học được coi là một yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện chương trình đào tạo Giáo dục phổ thông. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, người giáo viên dạy học cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực chủ trương giúp các em không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm, phải thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác, chương trinh dạy học là phải gắn với thực tiễn đời sống. Việc áp dụng trò chơi vào quá trình giảng dạy đã được các nhà nghiên cứu chú ý tới. Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu chỉ dừng lại ở các phần thực hành tìm hiểu, tiếp cận bài trong quá trình học mà chưa đề cập tới phần mở đầu. Trong khi phần mở đầu của mỗi tiết học quyết định khả năng tiếp thu, hứng thú học tập với bài mới của học sinh. Vì vậy, việc áp dụng các trò chơi vào quá trình dạy học nhằm khơi gợi óc tư duy, tìm tòi, năng lực sáng tạo của học sinh là vô cùng quan trọng. Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập tới việc xây dựng và tổ chức trò chơi nhằm mục đích phát triển trí tuệ. Ở tác phẩm này, tác giả đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em. “Trò chơi học tập tiếng Việt 2”, “Trò chơi học tập tiếng Việt 3” của tác giả Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên), cũng đã khẳng định thông qua trò chơi học tập, học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc học Tiếng Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả. 9 Các cuốn “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3” của Bùi Phương Nga, “Học mà vui, vui mà học” của Vũ Xuân Đĩnh, “Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử của trường tiểu học” của Nguyễn Thị Hồng đã giới thiệu một số trò chơi và cách sử dụng trò chơi trong dạy học. Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường Tiểu học được ác nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo đức trong nhà trường tiểu học thể hiện trong cuốn “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức”. Cuốn “112 trò chơi Toán lớp 1 và 2” của Nguyễn Đình Thực đã đưa ra nội dung và cách thức giúp trẻ học môn Toán thông qua các trò chơi. Các cuốn “Trò chơi học tập môn đạo đức ở tiểu học” của Lưu Thu Thủy, “100 trò chơi vận động cho trẻ” của Trần Đồng Lâm, “Tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học của Hà Nhật Thăng, “Tổ chức cho học sinh vui chơi giữa buổi học” của Trần Đồng Lâm (Chủ biên)... đã trình bày một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức và dạy học môn Đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi. Một số luận văn, luận án của các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét trò chơi dạy học ở một khía cạnh riêng. Trong khi việc áp dụng trò chơi học tập vào từng giai đoạn của mỗi tiết học nhằm phát triển năng lực người học theo định hướng giáo dục phổ thông mới lại chưa thực sự được đi sâu. Trong đề tài nghiên cứu này, một mặt phương pháp nghiên cứu được sử dụng sẽ tiếp tục kế thừa từ những công trình nghiên cứu đã có, mặt khác, dựa trên cơ sở đó phát huy thêm việc dạy học theo hướng đổi mới, đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học cho học sinh tiểu học, cụ thể là phân môn tập đọc lớp 3. 1.1.2. Khái quát về trò chơi và trò chơi học tập 1.1.2.1. Trò chơi * Nguồn gốc và bản chất: Trên quan điểm Mác Xít, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng: “Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất của xã hội. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu thông qua con đường lao động”. Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động. Nội dung của trò chơi phản ánh hiện thực cuộc sống xung quanh. Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà nó ảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ người lớn, bạn bè, những người xung quanh. Giao tiếp trong xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi. 10 * Khái niệm trò chơi: Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992 đã nêu rõ, chữ “trò” được hiểu đơn giản là hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ mang ý chỉ chung những hoạt động trong khoảng thời gian nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích hướng tới giải trí là chính. Qua đó có thể hiểu “trò chơi” là những hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí. Sau đó là những giá trị như phát triển khả năng. * Đặc điểm của trò chơi trong quá trình giáo dục Xét theo mặt cấu trúc thì hoạt động vui chơi được phân biệt với các hoạt động khác nhau của trẻ. A.N Leeonchep cho rằng: “Sự thỏa mãn những nhu cầu cho sự sống của cơ thể thực chất vẫn còn tách rời các kết quả của hoạt động của trẻ - hoạt động của trẻ không quy định và thực sự không thể quy định được việc thỏa mãn những nhu cầu ăn mặc…”. Ông cũng cho rằng: “Trò chơi có đặc điểm là động cơ của hoạt động trò chơi, không nằm trong quá trình thực hiện hành động”. Nhằm phân biệt hoạt động vui chơi với các hoạt động khác không được coi là chơi. P.G.Xamarucova – một chuyên gia Xô Viết đã đưa ra những luận điểm sau: - Trò chơi có tính biểu trưng độc đáo: Sự hiện diện của khởi đầu sáng tạo. Một trò chơi thực sự bao giờ cũng có liên quan tới sáng kiến, sáng tạo. Trong trò chơi, tư duy sáng tạo và óc tưởng tượng của trẻ em luôn hoạt động rất tích cực. - Trò chơi trẻ em mang tính tự do: Tính tự do được thể hiện ở việc trẻ em có thể tự do lựa chọn trò chơi và nội dung chơi, có thể tự chọn lựa những thành viên trong nhóm chơi của mình, tự đề nghị tham gia trò chơi và tự rút khỏi trò chơi… Hoạt động chơi của trẻ em hoàn toàn xuất phát từ những nhu cầu cá nhân, hứng thú cá nhân nhằm thỏa mãn những nguyện vọng của bản thân mình. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhằm phân biệt trò chơi với hoạt động học tập và lao động. - Trò chơi trẻ em mang tính tự lập và tự điều khiển - Trò chơi mang màu sắc của cảm xúc chân thực, mạnh mẽ và đa dạng. Mặc dù trong quá trình chơi có thể xuất hiện những cảm xúc tiêu cực nhưng trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ niềm vui sướng, thỏa mãn, bằng lòng. Bởi lẽ, trò chơi mà không mang lại niềm vui thì đã không còn là trò chơi. Trong luận văn tiến sĩ “The Element of play”, Eva’ Neuman đã đưa ra ba đặc điểm của trò chơi như sau: - Hành động chơi chịu sự điều khiển từ bên trong còn các hành động chịu sự điều khiển từ bên ngoài. - Trò chơi không diễn ra từ bản thân người chơi, hành động nảy sinh từ áp lực bên ngoài thì không phải là trò chơi. 11 - Khi chơi, trẻ không chịu phụ thuộc vào hiện thực, nó có khả năng chế ngự sự ảnh hưởng từ hiện thực, có khả năng giả bộ… Trong cuốn “Play” đã nêu ra năm đặc điểm của hành động chơi: - Trò chơi kéo theo sự tham gia tích cực từ phía người chơi. - Chơi là hành động tự do, tự nguyện. - Hành động chơi gần gũi với hoạt động khác thường gặp trong cuộc sống. - Hành động chơi luôn là sự thú vị đối với trẻ. - Việc tham gia vào trò chơi là sự hào hứng nội tại chứ không phải mục đích bên ngoài. * Phân loại trò chơi Vì trò chơi rất phong phú nên có rất nhiều cách phân loại. Các cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, trên thực tế có những trò chơi hỗn hợp, tổng hợp của những trò chơi được chia ra như sau: - Phân loại trò chơi theo mức độ: + Trò chơi nhỏ: Là trò chơi được tổ chức trong phòng hay trên sân trong khoảng thời gian khoảng 5 đến 10 phút, đan xen vào các buổi sinh hoạt để thêm phần linh động, tươi vui, giải trí lành mạnh. + Trò chơi lớn: Đây được xem là sự kết hợp của nhiều trò chơi nhỏ dưới một đề mục, được dàn dựng công phu ở địa bàn rộng, từ vài giờ cho đến vài ngày (có những khi vài tháng tùy vào nội dung trò chơi), muốn tham gia được những hoạt động chơi này yêu cầu người chơi phải đảm bảo có một sức khỏe tốt. - Phân loại trò chơi theo tính năng động: + Trò chơi tĩnh: Vận dụng trí óc và các giác quan, người chơi ít khi di chuyển cũng như ít khi bận dụng cơ bắp, sức lực. + Trò chơi động: Trò chơi yêu cầu người chơi có nhiều sự chuyển động, đôi khi phải vận dụng cả cư bắp. - Phân loại trò chơi theo không gian: + Trò chơi trong nhà (phòng): Loại hình trò chơi này thông thường được áp dụng đan xen vào các hoạt động giải lao, sinh hoạt lớp hay trong các tiết học… khi không thể tổ chức chơi ngoài trò vì nhiều lý do khác nhau. Trò chơi trong nhà thường là những trò chơi ít di chuyển vì không gian chơi khá hẹp. + Trò chơi ngoài trời: Hầu hết các trò chơi đều có thể tổ chức chơi ngoài trời, tuy nhiên cần phải lưu ý về sân chơi và nơi tổ chức phải phù hợp với nội dung hoạt động của trò chơi. Ngoài ra người ta có thể phân chia trò chơi theo những tiêu chí khác nhau: Dựa vào tính chất, nội dung của trò chơi (Đồi kháng, phản xạ,…) hay dựa vào đối tượng tham gia trò chơi (đoàn thể, nhóm,…)… * Ý nghĩa của trò chơi:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng