Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hìn...

Tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo

.PDF
74
1
130

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò cực kỳ quan trọng đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong đó chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. Ngay từ nhỏ chúng ta đã được làm quen với toán học. Việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán ngay từ tuổi mầm non là cơ hội giúp trẻ hình thành khả năng quan sát, tư duy, so sánh, tìm tòi nhận biết thế giới xung quanh về số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí trong không gian giữa các vật so với nhau, đồng thời giúp trẻ giải quyết được nhiều vướng mắc trong cuộc sống. Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo là môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề say sưa suy nghĩ, tìm tòi, chu đáo, tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách khoa học để trẻ nắm bắt hình thành kĩ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Hình học là một trong những nội dung cơ bản trong toán học. Vì vậy, ngay từ tuổi mầm non trẻ cần được hình thành những biểu tượng ban đầu về hình học. 2 Muốn vậy giáo viên cần cung cấp cho trẻ biểu tượng sơ đẳng về hình hình học, nhằm trang bị cho trẻ kiến thức cần thiết như: tính diện tích, chu vi của hình hình học khi bước vào trường phổ thông. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư trang thiết bị ti vi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm hiểu những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cú “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Dựa vào đặc điểm nhận thức của lứa tuổi mầm non là chóng nhớ mau quên trẻ lĩnh hội kiến thức là nhờ phương pháp truyền đạt của cô song để tạo ấn tượng cho trẻ thì phải thông qua giáo án điện tử. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận vào thực tiễn, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 3 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Làm rõ cơ sở lý luận về việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. - Xác định rõ cơ sở khoa học của việc thiết kế bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Thiết kế một số giáo án điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. - Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề thiết kế giáo án điện tử nhàm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lí luận của đề tài. - Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu -Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo tại Trường Mầm Non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. 4 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra vấn đề nghiên cứu một cách tổng quát nhất. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát hiệu quả việc giáo vên sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 6.2.2. Phương pháp đàm thoại - Đàm thoại với giáo viên để điều tra những khó khăn, hạn chế mà giáo viên gặp phải trong việc thiết kế cũng như sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. - Đàm thoại với trẻ để tìm hiểu việc nắm được các biểu tượng hình dạng qua việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử của giáo viên. 6.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket Bằng hệ thống câu hỏi điều tra nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí mầm non về thực trạng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. 6.2.4. Phương pháp thử nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn, khoa học của việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng. 5 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm biểu tượng Biểu tượng là một khái niệm, một phạm trù được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tùy theo góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học khác nhau mà khái niệm “biểu tượng” cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng Mac- Lênin thì biểu tượng là một hình ảnh của khách thể đã được tri giác, còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tác động, nhớ lại. Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó chính là biểu tượng. Theo quan điểm của các nhà tâm lí học thì khái niệm biểu tượng đưa ra như sau. Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh ra trong óc khi sự vật hiện tượng ấy không còn tác động vào các giác quan của ta như trước. Các nhà tâm lí học còn chỉ rõ: Biểu tượng là sản phẩm của quá trình trí nhớ và tưởng tượng. Biểu tượng làm hiện ra trong óc cá nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những biểu tượng của sự vật này hay hình tượng mà tri giác được trước kia mặc dù không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật, hiện tượng đó tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác. Biểu tượng là kết quả của sự chế biến và tổng quát những hình ảnh tri giác đã tạo ra. Từ những khái niệm trên chúng tôi quan niệm: Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật hiện tượng được tái hiện lại trong não bộ của ta khi ta không còn được tri giác trực tiếp sự vật hiện tượng ấy. Biểu tượng hình dạng của trẻ mẫu giáo chính là biểu tượng của tri giác. Do đó: tri giác chính là cơ sở tạo nên những biểu tượng và phải có sự tri giác hình dạng 6 thì mới có biểu tượng hình dạng. Hoạt động tri giác phải được tri giác kĩ lưỡng, chính xác và tổng thể thì biểu tượng mới được hình thành trọn vẹn và chuẩn xác. 1.1.2. Khái niệm về biểu tượng hình dạng Hình hình học là một tập hợp các điểm. Như vậy hình hình học được cấu tạo từ tập hợp các điểm, do đó một điểm cũng có thể coi là một hình hình học. Khái niệm về các hình hình học được hình thành nhờ sự trừu tượng đồng nhất trong đó có cơ sở là quan hệ tương đương. Nhờ quan hệ này tập hợp các hình hình học, các vật thể được chia ra thành từng lớp tương đương. Bất kì 2 hình nào, 2 vật thể nào thuộc 1 lớp thì có hình dạng giống nhau. Lớp của các hình, các vật thể đồng dạng về hình gọi là hình dạng. 1.2. Đặc điểm quá trình phát triển nhận thức của trẻ mầm non 1.2.1. Đặc điểm chung của sự phát triển tư duy của trẻ 1.2.1.1. Trẻ 3- 4 tuổi Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ em đều rất tích cực họat động với đồ vật, nhờ đó trí tuệ, đặc biệt tư duy phát triển khá mạnh. Lúc này trẻ đã bắt đầu giải các bài toán thực tế, nhưng quá trình giải đó không diễn ra trong óc mà diễn ra bằng tay theo phương thức “thử và có lỗi”, được gọi là tư duy bằng tay hay tư duy trực quan hành động. Nói cho đúng hơn đây chỉ là những hành động định hướng bên ngoài, làm tiền đề cho sự hình thành những hành động định hướng bên trong, tức là giúp trẻ giải các bài toán trong óc- tư duy. Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào 7 những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành động sang kiểu tư duy trực quan- hình tượng. 1.2.1.2. Trẻ 4- 5 tuổi Giai đọan 4- 5 tuổi là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng. Tư duy phát triển mạnh mẽ là do vốn biểu tượng của trẻ tăng lên, chức năng kí hiệu phát triển mạnh mẽ, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức của trẻ phát triển. Sự phát triển mạnh của tư duy trực quan hình tượng đã giúp trẻ mẫu giáo giải quyết được nhiều bài toán thực tiễn đơn giản mà trẻ gặp trong cuộc sống. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật và tạo ra những tiền đề cần thiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy trừu tượng. Chính vì thế, giáo viên cần cung cấp những biểu tượng phong phú, đa dạng được hệ thống hóa và chính xác hóa. 1.2.1.3. Trẻ 5- 6 tuổi Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh, xuất hiện cả ba loại tư duy, đó là: tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng. Trong đó, kiểu tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Đặc biệt là có hình thức tư duy trực quan sơ đồ, đây là bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tư duy trực quan hành động đến tư duy lôgic. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan là điều kiện cần thiết để đạt tới tri thức khái quát. Chính vì thế, giáo viên mầm non cần phải cung cấp cho trẻ những biểu tượng về hình dạng một cách phong phú và đa dạng được hệ thống và chính xác hóa. 8 1.2.2. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ 1.2.2.1. Trẻ 3- 4 tuổi Trẻ 3- 4 tuổi trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế nên trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc. Trí nhớ của trẻ gắn liền với xúc cảm và điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn. 1.2.2.2. Trẻ 4- 5 tuổi Ở đầu tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Tuy nhiên ở tuổi này hình thức trí nhớ chủ yếu của trẻ là trí nhớ không chủ định. Đến giữa tuổi mẫu giáo nhỡ, bên cạnh trí nhớ không chủ định còn xuất hiện một kiểu ghi nhớ đó là ghi nhớ có chủ định. Sự thay đổi này bắt nguồn từ điều kiện hoạt động của trẻ ngày một phức tạp hơn, người lớn yêu cầu ngày một cao hơn buộc trẻ không những định hướng vào thực tại mà cả vào quá khứ và tương lai. Sự phát triển trí nhớ có chủ định có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Vì thế cần phải giúp trẻ bước đầu phát triển trí nhớ có chủ định. 1.2.2.3. Trẻ 5- 6 tuổi Trí nhớ là sự ghi nhớ lại, giữ lại và có thể tái hiện lại những gì trẻ đã thu nhận được trong hoạt động sống của mình. Ở tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn lúc này trí nhớ của trẻ đang phát triển mạnh, chủ yếu là trí nhớ không chủ định. Trẻ ghi nhớ những gì chủ yếu gây ấn tượng mạnh với trẻ. Ở độ tuổi này trí nhớ của trẻ vẫn được đặc trưng bởi trí nhớ hình ảnh, do đó nếu trẻ tích cực hoạt động thì kết quả ghi nhớ sẽ cao hơn. 1.2.3. Đặc điểm phát triển tri giác của trẻ 1.2.3.1. Trẻ 3- 4 tuổi 9 Ở trẻ 3- 4 tuổi đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời nói của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc. Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình. Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết hay đặt câu hỏi. Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỉ. Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được chúng. 1.2.3.2. Trẻ 4- 5 tuổi Lên đến mẫu giáo nhỡ trẻ đã được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh nhờ đó độ nhạy cảm phát triển, giúp trẻ dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu, thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng với mức độ tăng dần, ngày càng chính xác và đầy đủ hơn. Một số quan hệ không gian, thời gian được trẻ tri giác chính xác hơn. Khả năng quan sát của trẻ cũng phát triển, không chỉ là số lượng vật mà các chi tiết dấu hiệu thuộc tính màu sắc cũng được trẻ chú ý đến. Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của mình bằng hành động thao tác như: tháo, lắp, vặn, mở… cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trẻ luôn có nhu cầu sờ mó, khám phá khi nhìn thấy một đồ vật mới. Do đó việc tổ chức cho trẻ tri giác và hướng dẫn trẻ cùng quan sát cùng với những nhận xét của cha mẹ, giáo viên giúp cho trẻ các thói quen làm việc có mục đích, có kế hoạch… chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông sau này. 1.2.3.3. Trẻ 5- 6 tuổi Cảm giác và tri giác là cấp độ đầu tiên của quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật. Cảm giác của trẻ mẫu giáo lớn nhạy cảm, chính xác và có tính tự giác hơn, cảm giác của trẻ đang ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có khả năng tri giác có kế hoạch, có hệ thống những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ tri giác chính xác hơn và phân biệt đối tượng nhanh hơn. Tri giác của trẻ thường gắn với chính hoạt động của 10 trẻ, nếu cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động hấp dẫn thì tri giác của trẻ sẽ ngày càng phát triển và đạt được kết quả tốt. 1.2.4. Đặc điểm phát triển chú ý của trẻ 1.2.4.1. Trẻ 3- 4 tuổi Ở những trẻ tuổi đầu lên 3, chú ý của trẻ hoàn toàn là chú ý không chủ định. Trẻ bị đối tượng trạng thái sinh lí của cơ thể chi phối. Chúng hoàn toàn không thể điều khiển chú ý của mình và rất kém chú ý vào lời nói, mà lời nói lại là điều kiện để có chú ý có chủ định. Chú ý đã không chủ định, lại thường không ổn định nên trẻ 3- 4 tuổi thường dễ di chuyển chú ý từ một đối tượng này sang một đối tượng khác rất nhanh khi có đối tượng chú ý mới, hấp dẫn hơn xuất hiện. Đối tượng mới càng gây hứng thú nhiều thì càng lôi cuốn chú ý của trẻ nhiều hơn. Trẻ cuối tuổi lên 3 và đầu tuổi lên 4 đã bắt đầu xuất hiện một vài phẩm chất của chú ý có chủ định do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy như trẻ sẽ bền vững hơn với những hoạt động hay đồ vật mà trẻ yêu thích. Tuy nhiên, phải đến 4- 5 tuổi thì những phẩm chất này rõ nét hơn, thời gian của trẻ cũng lâu hơn. 1.2.4.2. Trẻ 4- 5 tuổi Khả năng chú ý của lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là chú ý không chủ định tuy nhiên khả năng chú ý có chủ định đã bắt đầu hình thành ở trẻ lứa tuổi này. Trẻ bắt đầu điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đối tượng nhất định. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển có chủ định như tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật xung quanh, khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động của trường mầm non. Sự chú ý một cách có chủ định không những gắn liền với những hành động có mục đích mà còn gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ để điều chỉnh hành vi của trẻ. 11 Mặc dù trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu hình thành chú ý có chủ định, nhưng chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ rất khó tập trung vào những hoạt động mang tính đơn điệu, không hấp dẫn. Trong khi đó hoạt động vui chơi là hoạt động mang tính sáng tạo, đượm màu sắc xúc cảm thường lôi cuốn được trẻ khá lâu, đây chính là cơ sở để tổ chức các hoạt động cho trẻ và việc luôn luôn thay đổi các hình thức hoạt động duy trì chú ý trẻ vào những đối tượng một cách bền vững. 1.2.4.3. Trẻ 5- 6 tuổi Khả năng chú ý phát triển mạnh mẽ ngay từ giai đoạn mẫu giáo bé nhưng chú ý có chủ định chỉ được bắt đầu hình thành ở trẻ mẫu giáo nhỡ. Ở trẻ mẫu giáo lớn chú ý có chủ định bắt đầu phát triển mạnh, chú ý của trẻ đã phát triển bền vững và tập trung hơn thể hiện ở thời gian chơi của trẻ được lâu hơn, trẻ có thể chú ý vào nhiều đối tượng cùng một lúc, trẻ dễ tập trung vào những đối tượng sinh động hấp dẫn, còn đơn điệu thì trẻ dễ chán. Chính đặc điểm này của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng là một trong những cơ sở khoa học để giáo viên mầm non tổ chức các hoạt động cho trẻ và việc luôn thay đổi các hình thức hoạt động cho phép duy trì chú ý của trẻ vào những đối tượng một cách bền vững. 1.2.5. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 1.2.5.1. Trẻ 3- 4 tuổi Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3- 4 tuổi khoảng từ 800- 1926 từ. Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết. Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét. Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hoạt động. Trẻ thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn. Ngôn ngữ màu sắc cảm xúc rõ nét. Ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ. 12 1.2.5.2. Trẻ 4- 5 tuổi Ở giai đoạn 4- 5 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ sử dụng khá thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày. Trẻ sử dụng được phong phú các từ loại, bắt đầu biết lĩnh hội và tập sử dụng những cấu trúc ngữ pháp như câu đơn. Cảm xúc ngôn ngữ được hình thành và thể hiện qua giọng nói, ngữ điệu nhưng đôi khi còn bị nhầm lẫn hay nói ngọng. Ngôn ngữ của trẻ còn gắn liền với tình huống, hoàn cảnh và sự việc, hiện tượng đang diễn ra trước mắt trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường sống của trẻ đó. Dựa trên những đặc điểm phát triển của các quá trình nhận thức của trẻ 4- 5 tuổi chúng ta có thể xây dựng phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học phù hợp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về mọi mặt cho trẻ. 1.2.5.3. Trẻ 5- 6 tuổi Ở giai đoạn 5- 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo trong sinh hoạt và họat động hàng ngày. Trẻ bắt đầu biết lĩnh hội và tập sử dụng những cấu trúc ngữ pháp như câu đơn, cuối 5 tuổi trẻ có thể diễn tả đúng các từ chỉ thời gian, kết nối tình huống hiện tại với quá khứ tạo thành văn cảnh. Đáng lưu ý là ngôn ngữ của trẻ vẫn còn gắn liền với tình huống, hoàn cảnh, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trước mắt trẻ. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì thế gia đình và trường mầm non có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và ngôn ngữ toán học nói riêng. 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về hình dạng các vật và các hình hình học Một trong các tính chất của các vật trong môi trường xung quanh là hình dạng của vật. 13 Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh. Hình dạng của bất kì sự vật nào đều có thể quy về dạng các hình hình học nhất định hoặc được biểu thị như một sự kết hợp một số hình hình học sắp xếp theo một kiểu nào đó trong không gian. Vì vậy các hình hình học là những mẫu chuẩn trẻ sử dụng chúng để xác định hình dạng các vật xung quanh và các phần của các vật. Trẻ em nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học là nhờ có sự tham gia tích cực của các giác quan. Sau đó dùng lời nói để khái quát những nhận biết đó. Việc nhận biết hình dạng vật thể với việc nhận biết các hình hình học có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Lúc đầu trẻ chưa nhận ra các hình hình học, với trẻ các hình được coi như các vật bình thường và trẻ gọi tên tương ứng của các vật. Hình trụ là cái cốc, cái hộp. Hình tam giác là lá cờ, cánh buồm… Hình chữ nhật là cửa sổ, cái bảng… Trên cơ sở nhận biết hình dạng các vật thể dưới sự tác động dạy của người lớn, nhận thức về các hình hình học được chuyển dần, các cháu không đồng nhất các vật với các hình mà so sánh: Hình vuông giống khăn mùi soa, hình chữ nhật giống cái bảng, hình tam giác giống mái nhà, hình trụ giống cái cốc… Và cuối cùng các hình hình học được các cháu khái quát lên nhận thức như là một tiêu chuẩn. Từ việc nắm vững các biểu tượng hình hình học giúp trẻ củng cố nâng cao khả năng nhận biết, xác định và phân biệt hình dạng các vật thể. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học cũng khác nhau. Hệ số thụ cảm về hình dạng vật thể và các hình hình học được tăng theo kinh nghiệm cảm giác của trẻ và nhờ có sự tác động của các nhà giáo dục. 1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 3- 4 tuổi 14 Trẻ đã có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được các hình dạng khác nhau của các vật thể. Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình học nhờ sự tác động của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình hình học với các đồ vật thường gặp hàng ngày. Ví dụ: Hình tròn giống cái bánh xe, cái đĩa… Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia tích cực của các giác quan là tay và mắt. Song do hoạt động của tay còn vụng về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên việc hoạt động của tay mới dừng lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức. Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu hiệu nào đó của vật (hình dạng, kích thước, màu sắc…) chứ trẻ chưa thấy những dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật. Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc biệt là các hình có sự khác nhau ít như hình vuông và hình chữ nhật. Cũng ở lứa tuổi này do vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn ít, việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cô giáo hướng dẫn trẻ dùng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là điều quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ (2- 3 tuổi) cần cho trẻ được tiếp xúc với các đồ vật có hình dạng là các hình hình học. Đối với trẻ 3- 4 tuổi phải cho trẻ hoạt động nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn dựa vào đó để tri giác các sự vật. 1.3.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 4- 5 tuổi Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó để so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có thể lựa chọn các hình học theo mẫu và theo tên gọi. Khả năng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát triển hơn: Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm nắm, khảo sát hình; sự hoạt động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đặc trưng cho 15 từng hình. Vì vậy trẻ 4- 5 tuổi có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng theo đường bao của chúng nếu được sự hướng dẫn tổ chức của các nhà giáo dục. Trẻ có khả năng nhận biết được hình dạng của một số hình khối thông dụng: Khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật. 1.3.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình học bằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao được tiến triển hoàn thiện: Trẻ đã chủ động sờ mó vật bằng cả hai tay, cầm nắm vật bằng các đầu ngón tay biết đưa mắt quan sát theo đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật. Đó chính là điều kiện giúp trẻ khảo sát hình đầy đủ đúng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ củng cố nhớ lâu điều mà mình cảm giác được. Lời nói còn giúp cho nhận thức của trẻ được tổng quát hơn. Trẻ có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu. Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm có đường bao thẳng Có khả năng đối chiếu hình dạng các vật trong thực tế với các hình hình học. 1.4. Vai trò của hình hình học đối với sự hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo 1.4.1. Giúp trẻ có những biểu tượng ban đầu về hình hình học và một số đối tượng về hình học Hình học là một trong những nội dung cơ bản trong việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo, được tổ chức ở các lớp mẫu giáo ở các trường mầm non và được nâng cao dần về mặt kiến thức từ việc dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình (khối) đến dạy trẻ khảo sát các hình (khối) và cuối cùng là đến việc dạy trẻ phân biệt hình (khối). 16 Ngay từ khi còn nhỏ tuổi trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh như cái ô, quả bóng, cái cốc, cái bảng,… bằng trực quan của mình trẻ có thể nhận ra hình hình học một cách tổng thể. Khi lên các lớp trên thì việc nhận biết về các hình dần được hình thành và chính xác hóa dần thông qua việc quan sát các vật mẫu, sờ xung quanh các vật mẫu, phân biệt các hình đó với nhau và qua lời hướng dẫn, giải thích của giáo viên. Đồng thời ở trường mầm non, trẻ được khám phá khoa học qua các hoạt động của trẻ, khám phá môi trường xung quanh thì trẻ đã được làm quen với các loại hình hình học khác nhau như hình tam giác (lá cờ, biển báo giao thông, …), hình chữ nhật (bảng, bàn, …), hình vuông (tấm phản vuông, …), khối cầu (quả bóng, …), khối trụ (cái cốc, cái hộp, …), khối vuông, khối chữ nhật (xúc xắc, hộp phấn, …) nhưng trẻ chưa nhận ra được đặc điểm toán học của các hình và khối trên mà chỉ là những biểu tượng sơ đẳng làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển kiến thức về hình hình học ở các cấp học tiếp theo. Song các biểu tượng toán học mà trẻ được làm quen thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh tạo nền tảng ban đầu giúp trẻ mở rộng và nâng cao lên đến với toán học nói chung và với hình hình học nói riêng. Việc hình thành những biểu tượng ban đầu về hình hình học có trong môi trường xung quanh có tầm quan trọng đáng kể, vì điều đó giúp trẻ có được những định hướng đầu tiên trong không gian, gắn liền việc học tập với môi trường xung quanh và chuẩn bị học tiếp môn hình học ở các bậc học trên. 1.4.2. Rèn kĩ năng thực hành và phát triển năng lực trí tuệ của trẻ Khi học về các hình và khối, trẻ được hoạt động với các đồ vật đó là các hình mẫu và các khối mẫu để trẻ nhận biết được đặc điểm tổng thể và gọi được tên các hình (khối), phân biệt và so sánh được các hình (khối) với nhau: Theo từng lứa tuổi mà trẻ làm quen với các hình (khối) mang tính hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: dạy trẻ lớp 3 - 4 tuổi là dạy trẻ nhận biết dấu hiệu hình dạng của bốn hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không phụ 17 thuộc vào màu sắc và kích thước của hình. Chẳng hạn: hình tam giác là hình có ba cạnh, không lăn được … Khi học lên lớp trên kiến thức hình học được mở rộng thêm nhiều như dạy trẻ nhận biết các khối ở lớp 5 - 6 tuổi như khối cầu và khối trụ qua bề mặt bao khối, khối vuông và khối chữ nhật qua số mặt và hình dạng các mặt bao khối. Qua việc học tập và rèn các kỹ năng trên trẻ được hình thành thêm các kỹ năng như phân tích, tổng hợp, dự đoán, … Điều này thể hiện rõ qua việc dạy trẻ phân biệt hình (khối). Các vấn đề toán học được đưa ra ở mức độ khá cao đòi hỏi trẻ phải suy luận mới có thể tìm ra đúng lời giải của bài toán. Ví dụ: dạy trẻ phân biệt khối vuông và khối chữ nhật - Cô chọn khối, trẻ gọi tên, nêu màu sắc. - Cô gọi tên, trẻ chọn khối, nêu màu sắc. - Cho trẻ dùng bàn tay sờ xung quanh khối và lăn khối. Lúc này trẻ dùng tư duy của mình để phân tích đặc điểm, tính chất của khối (khối vuông và khối chữ nhật có mặt bao phẳng và không lăn được,…). - Qua đó trẻ có thể suy luận và tổng hợp được về sự giống và khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật (khối vuông và khối chữ nhật đều có mặt bao phẳng, không lăn được nhưng các mặt của khối vuông đều là hình vuông còn các mặt của khối chữ nhật là hình chữ nhật). 1.4.3. Tích lũy những hiểu biết trong đời sống sinh hoạt và học tập Các kiến thức hình hình học ở mầm non được thông qua hoạt động thực hành là hoạt động với đồ vật để tích lũy những hiểu biết cho trẻ, song những kiến thức, kỹ năng hình học được hình thành ở trẻ qua con đường thử nghiệm rất cần thiết cho cuộc sống (ví dụ như trẻ có thể hình dung được ngôi nhà có mái dạng hình tam giác, trần nhà có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông) và hữu ích cho việc học tập các tuyến kiến thức khác trong môn toán học sơ đẳng ở trường mầm non như biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm, kích thước, định hướng trong không gian và thời gian, … cũng như các hoạt động khác ở trường mầm non. 18 Ngoài ra các yếu tố hình học giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ rèn luyện những đức tính và phẩm chất tốt như: cần cù, cẩn thận, chu đáo, khéo léo, chính xác, … Nhờ vậy mà trẻ có thêm tiền đề để tiếp thu các hoạt động học tập ở trường mầm non và học môn toán ở bậc học phổ thông. 1.5. Đặc điểm phát triển các biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình hình học ở trẻ mầm non 1.5.1. Trẻ 3- 4 tuổi Ở lứa tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi sự tri giác của trẻ ngày càng trở nên phong phú, biểu tượng hình dạng của trẻ ngày càng đa dạng và chính xác. Trẻ đã có khả năng phân biệt và nói đúng hình dạng của các vật quen thuộc như: cái đĩa có hình tròn, ô gạch có dạng hình vuông… Trẻ ba tuổi vẫn thường bị lôi cuốn bởi các thao tác với đồ vật hơn là việc nhận biết hình dạng của vật. Vì vậy trẻ thường chỉ thực hiện nhiệm vụ lựa trọn vật theo hình dạng cho trước sau khi đã thỏa mãn những hứng thú khác của trẻ. Tuy nhiên trẻ ba tuổi có khả năng hiểu và thực hiện nhiệm vụ tìm vật theo hình dạng mà không cần kiểm tra bằng mắt. Với các hình hình học, những quan sát thực tiễn cho thấy trẻ nhỏ không tri giác chúng như những hình chuẩn, mà thường coi chúng như những đồ chơi thông thường, và nếu những hình đó giống với những đồ chơi quen thuộc với trẻ thì trẻ sẽ gọi chúng bằng tên gọi của đồ chơi đó, như: hình ô van trẻ gọi là quả trứng, khối chữ nhật- cái hộp, hình vuông- cái khăn… Dưới tác động dạy học của người lớn trẻ bắt đầu không đồng nhất các hình hình học với đồ vật nữa, mà chỉ so sánh chúng với các đồ vật quen biết. Ví dụ: hình ô van như là quả trứng, hình tròn như là cái vòng… Và dần dần trẻ bắt đầu lĩnh hội các hình hình học như những hình mẫu để sử dụng khi xác định hình dạng của các vật. Ví dụ: cái vòng, cái đĩa có dạng hình tròn, cửa sổ có dạng hình chữ nhật… Trẻ ba tuổi bắt đầu nhận biết chính xác các hình hình học mà không phụ thuộc vị trí sắp đặt của chúng trong không gian. Tuy nhiên do trẻ thường tri giác qua loa chúng nên trẻ hay nhầm lẫn các hình tương đối giống nhau, như: hình ô 19 van là hình tròn, hình vuông là hình chữ nhật… ngay cả khi các hình đó ở trước mặt trẻ, nhưng trẻ lại phân biệt và lựa trọn các vật theo hình mẫu khá chính xác nếu đó là những hình rất khác nhau như: hình tròn và hình vuông, hình tròn và tam giác. Trong quá trình hình thành những biểu tượng về các hình hình học, việc khảo sát các hình hình học đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy ngay từ bé cần hoàn thiện các biện pháp khảo sát hình dạng vật thể dựa trên cơ sở cảm giác- vận động cho trẻ. Trong quá trình khảo sát hình dạng, sự phối hợp giữa các giác quan như: thị giác, xúc giác và lời nói có tác dụng thúc đẩy sự tri giác và nhận biết hình dạng của vật một cách chính xác. Tuy nhiên mức độ khảo sát của trẻ 3- 4 tuổi còn rất thấp, trẻ còn chưa biết nhìn vật liên tục theo đường bao quanh vật mà không nhìn kĩ càng hình dạng của vật. Vì vậy trẻ chỉ nhận biết được những đặc điểm bên ngoài của hình như: màu sắc, kích thước, các góc… mà không nắm được hình dạng chung của toàn bộ vật. Trong quá trình khảo sát hình dạng các thao tác của tay trẻ đóng một vai trò to lớn trong việc nhận biết hình dạng của vật, nhưng trẻ 3- 4 tuổi còn chưa biết tìm hiểu hình dạng của vật bằng chuyển động của các đầu ngón tay dọc theo đường bao quanh vật, trẻ thường dùng cả lòng bàn tay để nắm bắt và thực hiện các thao tác khác nhau với vật. Vì vậy cần dạy trẻ các biện pháp khảo sát hình dạng của vật và các hình hình học theo đường bao quanh của chúng. Mặt khác cần dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của một số hình hình học, sử dụng chúng như các hình chuẩn để so sánh và xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ. 1.5.2. Trẻ 4- 5 tuổi Biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình hình học của trẻ mẫu giáo 45 tuổi đã chính xác và phong phú hơn, các biện pháp khảo sát hình dạng của trẻ ngày càng được hoàn thiện. Trẻ không còn đồng nhất các hình hình học với các đồ vật giống chúng, mà đã biết sử dụng các hình hình học như những hình chuẩn để so sánh, lựa chọn, xác định hình dạng của mọi vật xung quanh, khả năng phân 20 biệt, nhận biết các hình hình học của trẻ đã ở mức cao hơn, trẻ ít nhầm lẫn giữa hình tròn và hình ô van, giữa hình vuông và chữ nhật… Càng lớn hoạt động nhận biết của trẻ càng phát triển. Đồng thời việc phức tạp và mở rộng dần nội dung dạy trẻ làm tăng những yêu cầu đối với hoạt động trí tuệ của trẻ. Đa số trẻ thực hiện đúng nhiệm vụ tìm những vật có dạng hình tròn hay hình vuông, hoặc tìm dấu hiệu chung của các vật. Việc thực hiện các nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ em phải thực hiện các thao tác tư duy phức tạp như: so sánh, phân tích, khả năng tách dấu hiệu chung của các vật ra khỏi những dấu hiệu khác, hiểu từ “hình dạng” như một khái niệm khái quát. Như vậy, biểu tượng hình dạng được hình thành từ những nội dung quen thuộc với trẻ sẽ có một chất lượng mới- như một dấu hiệu chung cho nhiều vật xung quanh trẻ. Trong quá trình tìm hiểu vật, trẻ 4- 5 tuổi đã tích cực sờ nắn vật bằng một tay, nhưng các đầu ngón tay của trẻ vẫn chưa tham gia vào quá trình sờ nắn vật. Hơn nữa trẻ vẫn chưa biết nhìn lần lượt theo đường bao quanh vật. Vì vậy trẻ vẫn chưa nhận biết chính xác hình dạng của vật. 1.5.3. Trẻ 5- 6 tuổi Những biểu tượng hình dạng của trẻ 5- 6 tuổi ngày càng phát triển, càng lớn thì quá trình tri giác của trẻ ngày càng hoàn thiện. Nhờ vậy mà trẻ nhận biết hình dạng cùng những chi tiết của nó ngày càng chính xác hơn. Hơn nữa, nội dung nhận biết càng phức tạp thì trí tuệ của trẻ càng phải hoạt động tích cực hơn. Vì vậy óc suy luận của trẻ mẫu giáo lớn càng phát triển, nhiều trẻ đã có khả năng tạo ra sự thay đổi hình dạng, khả năng tạo hình mới từ những hình đã biết. Ví dụ: trẻ biết chắp ghép từ những hình đã biết thành ngôi nhà khác nhau… Nếu trẻ mẫu giáo bé và nhỡ chỉ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ lựa chọn vật theo hình mẫu, thì trẻ mẫu giáo lớn hoàn toàn vừa sức để thực hiện các nhiệm vụ dạng này chỉ theo lời hướng dẫn của giáo viên và dựa trên những biểu tượng đã có về hình dạng của các vật khác nhau. Ví dụ: cô nói tên hình và yêu cầu trẻ nói tên những vật có hình dạng tương tự. Điều đó chứng tỏ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng