Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập n...

Tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập nghề tin học thpt

.DOC
37
20
104

Mô tả:

Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. TÓM TẮT:.................................................................................................................2 II. GIỚI THIỆU:...........................................................................................................4 III. PHƯƠNG PHÁP:...................................................................................................6 1. Khách thể nghiên cứu:........................................................................................6 2. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................6 3. Quy trình nghiên cứu:.........................................................................................7 4. Đo lường và thu thập dữ liệu:.............................................................................7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:........................................8 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:.......................................................................11 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................12 VII. PHỤ LỤC:............................................................................................................13 1. Kế hoạch bài học và một số mẫu Slide đã thiết kế:............................................14 2. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động:....................................................................22 3. Bảng điểm :.........................................................................................................27 4. Baûng thöïc hành tính toán các ñaïi lưôïng thoáng keâ (Excel):...............................28 5. Một số mẫu Slide đã thiết kế có sử dụng đa phương tiện:.................................30 Trang 1 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa Tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH. Trung Tâm GDTX-HN – TX. Sông Cầu cũng như các Trung Tâm và trường học khác cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Tin học. Tin học là bộ môn khoa học thực nghiệm, song trong chương trình SGK có một số khái niệm mới, trừu tượng đòi hỏi học sinh phải trực quan đa dạng hơn, tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của mình để hiểu sâu hơn về chức năng, công dụng, tài nguyên của máy tính. Vì các nội dung dạy học môn Tin học nói chung và ở chương trình Tin học THPT nói riêng có rất nhiều vấn đề trực quan ví dụ: Các bước để khởi động chương trình, lưu trang tính, mở trang tính, định dạng văn bản, định dạng trang tính hay các hàm tính toán trong Excel... Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ... Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, ví dụ khi mô tả các thao tác để định dạng màu chữ, tô màu nền, tính toán các hàm ... Giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự việc, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt. Trung Tâm GDTX-HN TX. Sông Cầu đã được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học có sử dụng CNTT hay gọi chung là đa phương tiện. Thực trạng của đề tài là số học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng học yếu môn Tin học tương đối cao.  Các nguyên nhân: Về học sinh: Trang 2 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT - Ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. - Chưa biết vận dụng lý thuyết để thực hành các bài thực hành. Về giáo viên: - Thường sử dụng phương pháp dạy học (viết tắt là PPDH) truyền thống, chưa đầu tư thích đáng về PPDH, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (đa phương tiện) để có thể tạo hứng thú về học tập bộ môn cho học sinh học tốt hơn. * Các giải pháp Giáo viên đã thực hiện dẫn đến hiện trạng trên: Vì học sinh có trí tưởng tượng về các thao tác phải thực hiện và kỹ năng sử dụng máy vi tính còn yếu nên giáo viên thường mô tả bằng lời các thao tác cần thực hiện qua tranh ảnh và ghi lại trên bảng cho học sinh quan sát. Đây là các hình thức giảng dạy trên bảng bằng phấn và tranh ảnh trong Sách giáo khoa nên học sinh khó tưởng tượng và hình dung. Do đó học sinh khó tiếp thu được các kiến thức và không có kỹ năng sử dụng máy tính để thực hành dẫn đến đa số học sinh ít hứng thú khi học môn Tin học.  Giải pháp tôi đưa ra là: Giải pháp của tôi là thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện (sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, các phần mềm hổ trợ trình diễn như: MS PowerPoint, Violet, ImindMap, Lecture Maker, Xara 3D, Flash…) để thiết kế bài giảng có nội dung phù hợp và trực quan để cung cấp thêm hình ảnh động, âm thanh trong việc minh họa các thao tác và hướng dẫn học sinh thực hành giúp các em hiểu nhanh hơn, có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là lớp 11A1 (lớp thực nghiệm) và lớp 11A2 (lớp đối chứng) trường THPT Phan Đình Phùng. Lớp 11A1 đã được thực hiện giải pháp thay thế trong Phần III, IV của chương trình nghề Tin học văn phòng lớp 11. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp 11A1 (lớp thực nghiệm) đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp 11A2 (lớp đối chứng). Kết quả điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm 11A1 như sau: với phép kiểm chứng T-test độc lập tính được p=0,00025 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp 11A1 và lớp 11A2 và mức độ ảnh hưởng lớn (0,9). Kết quả thống kê ở trên chứng minh rằng: thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện trong dạy học, có giúp ích được học sinh rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng bài học và mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào bài thực hành. Trang 3 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT II. GIỚI THIỆU: Qua việc thăm lớp dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các tranh ảnh trong SGK treo lên bảng lớp cho học sinh quan sát, mô tả xuông bằng lời nói. Họ cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh làm được bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bài, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. 1. Hiện trạng: Khi dạy nghề Tin học phần III “ Hệ soạn thảo văn bản Word” và phần IV “Bảng tính điện tử Excel” chương trình nghề Tin học văn phòng lớp 11 cụ thể là bài: Định dạng đoạn văn bản, thực hành soạn thảo văn bản bằng Tiếng việt, các hàm tính toán trong Excel, biểu diễn đồ thị trong Excel… giáo viên chủ yếu dùng câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, học sinh có nắm được nội dung bài học, tuy nhiên: - Còn nhiều HS không có hứng thú vì gặp phải khái niệm trừu tượng. - Nhận thức về các thao tác định dạng, công thức và cách tính toán chưa rõ ràng, chưa vận dụng tốt. - Một số bài học trong chương này giáo viên dạy lý thuyết nhanh chóng để chuyển sang bài tập vận dụng, thậm chí theo kiểu đọc chép truyền thống, chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm. 2. Nguyên nhân: + Các thao tác định dạng, soạn văn bản, cách sử dụng hàm tính toán, biểu diễn đồ thị nhìn chung là khó, trừu tượng, lần đầu tiên học sinh tiếp cận nên không dễ dàng chuyển hóa kiến thức cho các em. + Giáo viên ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu thực tế. + Với giáo viên, đây là chương khó truyền thụ cho các em nên dễ dạy theo phương pháp truyền thống. + Học sinh thiếu các thông tin minh họa trực quan, khó hình dung về các thao tác định dạng, soạn văn bản, cách sử dụng hàm tính toán hay biểu diễn đồ thị trong Excel như thế nào cho đúng. + Khả năng độc lập suy nghĩ của các em không cao. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các phương tiện hiện đại, các phần mềm hổ trợ trình diễn như: MS PowerPoint, Violet, Lecture Maker, Xara 3D, Flash…để thiết kế bài giảng điện tử cung cấp thêm các hình ảnh động đẹp mắt, video thao tác định dạng, các hiệu ứng thay cho tranh ảnh và mô tả xuông bằng lời nói và khai thác nó như là một nguồn dẫn đến kiến thức. Trang 4 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 3. Giải pháp thay thế: Giáo viên thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, Đưa các Slide có định dạng Flash miêu tả sự tách, ghép các hình, các mô tả việc biểu diễn đồ thị, cách định dạng đoạn văn bản, hiệu ứng hạ các chữ số khi thực hiện kết quả tính toán các hàm trong Excel,... giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức. Giúp các em dễ hiểu hơn, có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn, hiểu rõ và thực hiện được các thao tác định dạng, soạn văn bản, cách sử dụng hàm tính toán hay biểu diễn đồ thị trong Excel đúng. Đã có các tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng bằng CNTT nói chung và phần mềm hỗ trợ dạy học như MS PowerPoint, Violet, ImindMap. Như: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. - Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS 720. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng đa phương tiện để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học. Tôi sử dụng đề tài này nhằm hổ trợ cho giáo viên khi dạy những kiến thức trừu tượng. Cung cấp cho học sinh nguồn thông tin sinh động, say mê tìm hiểu khoa học cùng ứng dụng trong cuộc sống. 4. Xác định vấn đề nghiên cứu: Việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, âm thanh, video có làm tăng kết quả học tập nghề Tin học (phần III “Hệ soạn thảo văn bản Word” và phần IV “Bảng tính điện tử Excel”) của học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc thiết kế bài giảng điển tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, âm thanh, video có làm tăng kết quả học tập nghề Tin học (phần III “Hệ soạn thảo văn bản Word” và phần IV “Bảng tính điện tử Excel”) của học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng. Trang 5 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: Lựa chọn học sinh lớp 11A1 và lớp 11A2 trường THPT Phan Đình Phùng để nghiên cứu vì hai lớp có lực học tương đương nhau, kết quả các bài kiểm tra học kì và kiểm tra mô ̣t tiết là gần tương đồng nhau. Cả hai lớp trên đều do tôi giảng dạy. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn hai lớp 11A1 làm lớp thực nghiệm, lớp 11A2 là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chung học kỳ 1 môn Tin học làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhóm thực nghiêm ̣ Điểm TRẦN TRỌNG BÁCH NGUYỄN CHÍC ƯỜNG NGUYỄN HỮU ĐƯỢC NGUYỄN HẢI THÙY DƯƠNG NGUYỄN THỊ DUYÊN PHẠM THỊ THANH HÀ NGÔ THỊ THANH HẰNG ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH NGUYỄN THỊ THU HÊN DƯƠNG THỊ HIÊN NGUYỄN BẢO HÒA ĐẶNG BẢO HÒA NGUYỄN PHÚC LỢI HƯNG BÙI ĐỨC HUY NGUYỄN ĐÚC LÊ HUY Giá trị trung binh Đô ̣ lêch ̣ chuân Giá trị p 5 8 6 5 7 6 8 8 7 4 9 6 7 7 8 Nhóm đôi chứng LÊ THỊ HỒNG ĐÀO LÊ THỊ KIM ĐÀO VÕ BÁ ĐIỀN PHẠM VĂN ĐỒNG LÊ THỊ KIM HẰNG ĐẶNG THỊ VƯƠNG HẢO MAI TRUNG HẢO NGUYỄN VIẾT HẬU NGUYỄN THỊ HOA LÊ MỸ HÒA NGUYỄN TẤN HUY PHẠM HOÀNG KHANG NGUYỄN VĂN KHANH TỐNG NGỌC MỘNG LÂM NGUYỄN TÙNG LÂM 6.73 1.387 0.187 Điểm 7 6 5 6 9 6 7 7 5 9 5 7 4 5 6 6.27 1.437 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động Ta Nhóm Số HS Giá trị trung bình Đô ̣ lê ̣ch chuẩn (SD) p Thực nghiê ̣m 15 6.73 1.39 0.187 Đối chứng 15 6.27 1.44 thấy p= 0,187> 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Trang 6 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương tương. Nhóm Kiểm tra trước tác động Thực nghiệm 01 Đối chứng 02 Tác động Áp dụng thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện trong dạy học. Không áp dụng thiết kế bài giảng có sử dụng đa phương tiện trong dạy học. Kiểm tra sau tác động 03 04 Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3. Quy trinh nghiên cứu: a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên: - Lớp 11A2 (lớp đối chứng): Dạy theo phương pháp thông thường. - Lớp 11A1 (lớp thực nghiệm): Giáo viên áp dụng thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện trong dạy học, sau đó giáo viên lên lớp giảng dạy cho học sinh nô ̣i dung bài học đã được thiết kế. b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Ngoài thời gian theo phân phối chương trình, tôi bố trí mô ̣t số buổi để lên lớp cho học sinh. 4. Đo lương và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra do tôi tự biên soạn dựa theo chương trình sách giáo khoa và sách tham khảo. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau phần III “Hệ soạn thảo văn bản Word” và phần IV “Chương trình bảng tính Excel”. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỊU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 1. Trinh bày kết quả: Trang 7 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT Bảng thống kê điểm kiểm tra đầu ra: (sau thời gian tác động từ 01/01/2013 đến 01/04/2013): STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhóm thực nghiêm ̣ Điểm TRẦN TRỌNG BÁCH NGUYỄN CHÍC ƯỜNG NGUYỄN HỮU ĐƯỢC NGUYỄN HẢI THÙY DƯƠNG NGUYỄN THỊ DUYÊN PHẠM THỊ THANH HÀ NGÔ THỊ THANH HẰNG ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH NGUYỄN THỊ THU HÊN DƯƠNG THỊ HIÊN NGUYỄN BẢO HÒA ĐẶNG BẢO HÒA NGUYỄN PHÚC LỢI HƯNG BÙI ĐỨC HUY NGUYỄN ĐÚC LÊ HUY 8 8 8 9 7 7 8 8 9 7 8 8 7 7 8 Môt Nhóm đôi chứng Điểm 7 7 5 6 9 6 7 7 5 9 7 7 4 5 7 LÊ THỊ HỒNG ĐÀO LÊ THỊ KIM ĐÀO VÕ BÁ ĐIỀN PHẠM VĂN ĐỒNG LÊ THỊ KIM HẰNG ĐẶNG THỊ VƯƠNG HẢO MAI TRUNG HẢO NGUYỄN VIẾT HẬU NGUYỄN THỊ HOA LÊ MỸ HÒA NGUYỄN TẤN HUY PHẠM HOÀNG KHANG NGUYỄN VĂN KHANH TỐNG NGỌC MỘNG LÂM NGUYỄN TÙNG LÂM 7 7 6.53 1.407 8 Trung vị Giá trị trung binh Đô ̣ lêch ̣ chuân Giá trị p SMD 8 7.8 0.676 0.0025 0,9 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác đ ộng Đối chứng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thực nghiệm 6.53 7.8 1.4 0,67 Giá trị p của t- test 0,0025 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn( SMD) LỚP Trước tác động Sau tác động 0,9 Lớp thực nghiệm 6.73 7.8 Trang 8 Lớp đối chứng 6.27 6.53 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 lớp 11A1, 11A2 trước và sau tác động 2. Phân tich dữ liêu: ̣ Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0,0025<0,05, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giá trị SMD = 0,9 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học bằng thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng dẫn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, Khá, Giỏi kết quả của lớp thực nghiệm 11A1. Lớp 11A1 Kém Trước tác động 0 0% Sau tác động 0 0% Theo thang bậc điểm Trung Yếu Khá binh 1 5 4 7% 33% 27% 0 0% 0 0% Trang 5 33% 9 Giỏi 5 33% 10 67% Cộng 15 100% 15 100% Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT Biểu đồ so sánh kết quả theo thang bậc của lớp 11A1 trước và sau tác động. 3. Bàn luâ ̣n: - Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác đô ̣ng của nhóm thực nghiê ̣m là 7,8, của nhóm đối chứng là 6,53. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rê ̣t. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 0,9. Chứng tỏ biê ̣n pháp tác đô ̣ng có ảnh hưởng lớn đến kết quả. - Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 11A1 và 11A2 là p= 0,0025<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. 4. Hạn chế: Để có thể áp dụng việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi và tự học tự nghiên cứu dựa trên sự hướng dẫn của phần mềm, công dụng của từng phần mềm, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng và kiến thức vững vàng. Giáo viên phải hướng dẫn các em mô ̣t cách cẩn thâ ̣n và tỉ mỉ. Giáo viên cần phải có kỹ năng thiết kế bài trình chiếu điện tử, kỹ năng tìm và chia sẻ tư liệu trên mạng Internet… Trang 10 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luâ ̣n: Áp dụng việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng se giúp các em làm bài tâ ̣p mô ̣t cách hiê ̣u quả trong thời gian ngắn nhất và đạt kết quả cao trong các kì thi. Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi học bài học thiết kế bài giảng có sử dụng đa phương tiện với nội dung phù hợp bài giảng. Nắm vững được kiến thức sâu hơn thông qua hình ảnh trực quan, dễ tiếp thu và ghi nhớ. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử sử dụng một số phương tiện hiện đại và phần mềm hổ trợ, ngoài ra còn rất nhiều phần mềm hổ trợ dạy học khác giáo viên có thể áp dụng mà tôi không nghiên cứu trong đề tài này. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi giúp cho kết quả học tâ ̣p môn Tin học của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng ngày mô ̣t tốt hơn. 2. Khuyến nghị: + Đối với đơn vị: Trung Tâm cần đầu tư tốt hơn nữa về các trang thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT. Động viên khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học. + Đối với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự bồi dưưng để nâng cao trình đô ̣ chuyên môn. Giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưưng kiến thức, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Dạy học kết hợp nhiều phương pháp và phương tiện có ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng nhằm giúp cho kết quả học tâ ̣p của học sinh ngày càng tốt hơn. + Đối với học sinh: Đọc kĩ tài liê ̣u, học bài và làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trao đổi với giáo viên về những vấn đề còn chưa rõ trong học tập. Trên đây là kết quả nghiên cứu chủ quan của tôi trong quá trình dạy, tôi tin rằng đề tài này có tính thực tiễn cao. Mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được áp dụng rộng rãi trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học lớp 11. TX. Sông Cầu, tháng 4 năm 2013 Người viết Đỗ Thị Thanh Thúy Trang 11 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2010. - Tài liệu tập huấn: Đổi mới PPDH có sử dụng CNTT, Sở Giáo dục & Đào tạo Phú Yên, năm 2010. - TS. Bùi Việt Hà, Tài liệu giới thiệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Xara-3D. - Sách giáo khoa nghề tin học văn phòng lớp 11 – NXB Giáo dục. - Đào Thái Lai, Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng về CNTT đối với người giáo viên - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT, 2010. Nhà xuất bản: Đại học sư phạm. - Phần mềm Macromedia Flash 8; Mạng Internet: http://Flash.vionet.vn; ; Trang 12 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI: Trang 13 Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 1. Kế hoạch bài học: 14 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 15 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 16 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 17 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 18 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 19 Trang Đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng đa phương tiện nhằm tăng kết quả học tập Nghề Tin Học THPT 20 Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng