Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệ...

Tài liệu Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn tanizaki junichiro và nguyễn huy thiệp từ góc nhìn so sánh

.PDF
122
1
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN QUỐC TOẢN THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TANIZAKI JUNICHIRO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP - TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN QUỐC TOẢN THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TANIZAKI JUNICHIRO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP - TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Thu Hằng Phú Thọ, năm 2021 i MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan về nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 13 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 14 NỘI DUNG ..................................................................................................... 15 CHƢƠNG I. VĂN HỌC SO SÁNH HAY SO SÁNH VĂN HỌC, MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG ..................................................... 15 1.1. Văn học so sánh là gì? .............................................................................. 15 1.2. Tƣơng đồng và khác biệt trong văn học so sánh...................................... 20 1.2.1. Nét tƣơng đồng trong văn học so sánh.................................................. 20 1.2.2. Khác biệt trong văn học so sánh ........................................................... 22 1.2.3. Tanijaki và Nguyễn Huy Thiệp - những mảng màu đan xen và song lập.23 TIỂU KẾT CHƢƠNG I .................................................................................. 26 CHƢƠNG II. THIÊN NHIÊN TRONG TÁC PHẨM CỦA TANIZAKI JUNICHIRO .................................................................................................... 27 VÀ NGUYỄN HUY THIỆP ........................................................................... 27 2.1. Thiên nhiên miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng ............................ 27 2.1.1. Cái nhìn lãng mạn về thiên nhiên.......................................................... 28 2.1.2. Cái nhìn dữ dội kính sợ thiên nhiên miền núi ....................................... 38 2.2. Tìm về nguồn cội trong thiên nhiên ......................................................... 43 2.2.1. Nguồn cội phong tục truyền thống ........................................................ 43 2.2. Nguồn cội gốc gác, bản ngã con ngƣời .................................................... 49 ii 2.3. Nghệ thuật xây dựng thiên nhiên ............................................................. 59 2.3.1. Nghệ thuật xây dựng thiên nhiên trong truyện ngắn của Tanizaki ....... 59 2.3.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ................................................................................. 64 CHƢƠNG III. CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA TANIZAKI JUNICHIRO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP ..................................................... 65 3. 1. Con ngƣời với cá tính khác biệt .............................................................. 65 3.1.1. Con ngƣời đê tiện thực dụng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp66 3.1.2. Con ngƣời duy mĩ đam mê cái đẹp trong truyện ngắn của Tanizaki .... 69 3.1.3. Con ngƣời cô đơn lạc lõng .................................................................... 83 3.2. Con ngƣời “bình thƣờng”......................................................................... 95 3.2.1. Con ngƣời lao động và nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp................................................................................................................ 95 3.2.2. Con ngƣời không rõ nghề nghiệp theo xu hƣớng lữ khách trong truyện ngắn của Tanizaki............................................................................................ 98 3.2.3. Nghệ thuật xây dựng con ngƣời .......................................................... 101 TIỂU KẾT CHƢƠNG III.............................................................................. 107 TỔNG KẾT ................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thời kỳ phong kiến, với sự tiếp xúc về địa lý và quan hệ sâu sắc về chính trị nên văn học Việt Nam cũng nhƣ văn học của nhiều nƣớc trong khu vực chịu ảnh hƣởng của văn học Trung Quốc. Trong những năm đầu và giữa thế kỷ XX văn học Việt Nam có sự tiếp xúc với văn học phƣơng Tây mà gần nhất là văn học Pháp. Cuối thế kỷ này, nền văn học của chúng ta lại tiếp thu nhiều thành tựu của văn học khối xã hội chủ nghĩa với trung tâm là văn học Liên Xô. Có thể khẳng định văn học nƣớc ta có sự giao thoa với nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới từ đó tạo ra sự phong phú đa dạng và tạo nên sức sống nội tại cho nền văn học. Hiện nay, trong bối cảnh mở rộng phát triển kinh tế, nƣớc ta có sự giao thƣơng hàng hóa, dịch vụ với nhiều quốc gia trên thế giới tạo tiền đề cho sự giao thoa văn học; cũng từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu văn học của nƣớc ta trong tƣơng quan so sánh với văn học của các nƣớc khác trên thế giới. 1.2. Đất nƣớc Phù Tang sở hữu nền văn học có lịch sử phát triển lâu đời và nhiều yếu tố đặc biệt. Sự biệt lập về địa lý khiên văn học Nhật Bản ít nhiều có sự phát triển nội tại mạnh mẽ. Cũng chính bởi yếu tố nội tại này mà bƣớc đầu tiếp xúc với văn học Nhật Bản giới nghiên cứu phần nào đã đánh giá sai lệch. Chẳng hạn nhƣ cuốn Từ điển Bách khoa của Chambers ra đời năm 1888 cho rằng “văn chương Nhật Bản nghèo nàn và vô vị khi so sánh với văn chương châu Âu. Thơ ca của nó chỉ là cách xoay đảo từ ngữ...Văn chương ấy tràn đầy sự vô luân” (Dẫn theo Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản). Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ hơn về văn hóa và văn học Nhật Bản, ngƣời ta nhận ra rằng trong mỗi tác phẩm của nền văn học này tràn ngập tràn ngập cái đẹp. Giá trị của văn học Nhật Bản đƣợc khẳng định trong thời đại mới khi hàng loạt cái tên đƣợc cả thế giới biết đến nhƣ Baso, Kawabata, Kobo Abe và gần đây là Tanizaki Junichiro. 2 1.3. Sự “vô luân” trong văn học Nhật Bản theo nhận xét trong Từ điển Bách khoa của Chambers hiểu rộng ra là sắc thái dục tính. Sắc thái dục xuất hiện trong tác phẩm của nhiều tác giả nƣớc này nhƣ Rừng Na uy, Kafka bên bờ biển của H.Murakami và trƣớc đó là Tanizaki Junichiro với Hai cuốn nhật ký, Chữ vạn...Tuy nhiên trong văn của Tanizaki Junichiro không chỉ có yếu tố dục tính mà còn có sự độc đáo trong cách xây dựng không gian thiên nhiên và con ngƣời. Một tác phẩm văn học luôn có thể đƣợc đặt trong hệ quy chiếu của nhiều lí thuyết khác nhau từ đó xác định những giá trị mới mẻ của những tác phẩm tƣởng chừng đã lâu đời. Tiếp cận tác phẩm từ một hƣớng mới mẻ cũng là một cách để khẳng định giá trị của tác phẩm đó và vị trí của tác giả trong nền văn học. 1.4. Tanizaki Junichiro là nhà văn lớn của Nhật Bản trong thế kỷ XX. Dù thế, tên tuổi của ông ở Việt Nam mới chỉ đƣợc đông đảo công chúng văn học biết đến thông qua một số tác phẩm đƣợc dịch và xuất bản bởi Tao Đàn trong những năm gần đây: Hai cuốn nhật ký, Chữ vạn và Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki Junichiro. Thực tiễn cho thấy, cùng với sự ít ỏi của những tác phẩm của Tanizaki Junichiro đƣợc mang đến cho công chúng văn học là sự ít ỏi của những công trình nghiên cứu về tác giả này. Có thể kể đến tên một số công trình nghiên cứu lớn nhỏ liên quan đến văn học Nhật Bản và Tanizaki Junichiro nhƣ Dạo chơi vườn văn Nhật Bản (Hữu Ngọc), Những cây bút kiệt suất trong văn học Nhật Bản hiện đại (Nguyễn Tuấn Khanh), Diễn ngôn tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro (Lê Thị Minh Tâm), Bước vào thế giới văn chương Tanizaki (Nguyễn Nam Trân) và đặc biệt là các nghiên cứu của nhà nghiên cứu Đào Thị Thu Hằng nhƣ Đam mĩ trong chân dung nàng Shunkin của Tanizaki Junichiro (2017)... 1.5. Giống nhƣ Tanizaki Junichiro, Nguyễn Huy Thiệp cũng là nhà văn Việt Nam đƣợc biết đến với sắc thái dục tính xuất hiện trong nhiều tác phẩm. Trƣớc năm 1992 Nguyễn Huy Thiệp đƣợc biết đến với hàng loạt truyện ngắn 3 nhƣ Tướng về hưu, Giọt máu, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những người thợ xẻ...Những tác phẩm giai đoạn này của Nguyễn Huy Thiệp mang theo những chiêm nghiệm của chính ông thời đại bấy giờ. Càng về sau, ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp càng tỏ ra sung sức và trƣởng thành từ đó khẳng định vị trí trong nền văn học Việt Nam. Với tất cả những lí do kể trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp - từ góc nhìn so sánh”. Trong sự giao lƣu văn hóa và văn học giữa Việt Nam-Nhật Bản, đặt các sáng tác của Tanizaki Juchiro và Nguyễn Huy Thiệp cạnh nhau để soi chiếu lẫn nhau từ đó thấy đƣợc sự độc đáo riêng biệt của mỗi tác giả. Đồng thời, đề tài của chúng tôi hy vọng sẽ lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu về Tanizaki Junichiro cũng nhƣ về Nguyễn Huy Thiệp và giúp đông đảo công chúng văn học phần nào tiếp cận đƣợc với các sáng tác của tác giả đến từ Nhật Bản. 2. Tổng quan về nghiên cứu 2.1. Khái quát những thành tựu nghiên cứu về truyện ngắn Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp Để thực hiện đề tài Thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh” chúng tôi tiến hành khảo sát các công trình nghiên cứu về hai nhà văn trên từ đó xác định khoảng trống khoa học và kế thừa thành quả. 2.1.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn Tanizaki Junichiro bằng tiếng Việt Tanizaki là tác giả văn học Nhật Bản mới đƣợc biết đến ở Việt Nam trong những năm gần đây qua những tác phẩm mới đƣợc xuất bản nhƣ Tuyển tập Tanizaki Junichiro, Chữ vạn, Hai cuốn nhật ký… Chính bởi mới đƣợc giới thiệu nên các công trình nghiên cứu về văn chƣơng của ông chƣa nhiều. Tên Tanizaki đƣợc nhắc đến trong một số chuyên luận, bài biết và tập chân dung văn học. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu về tác giả 4 Tanizaki nhƣ: Dạo chơi vườn văn Nhật Bản của Hữu Ngọc đƣợc nhà in bởi Nhà xuất bản Giáo dục năm 1992; Những cây bút kiệt suất trong văn học Nhật Bản hiện đại ấn hành bởi Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2011 của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh; Nhà văn Nhật Bản thế kỷ XX xuất bản bởi Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 của tác giả Đào Thị Thu Hằng… Trong những tài liệu trên, Tanizaki chủ yếu đƣợc giới thiệu về cuộc đời và khái lƣợc về sự nghiệp văn chƣơng. Ngoài những chuyên luận chuyên sâu, Tanizaki còn xuất hiện trong những bài nghiên cứu nhỏ lẻ đăng trên báo và tạp chí. Có thể kể đến: Hữu Ngọc (1991), “Cảm nghĩ về văn hóa Nhật Bản”, Tạp chí Văn học, số tháng 7 + 8, Hà Nội; Nguyễn Tuấn Khanh (2011), “Tình dục và nỗi cô đơn qua các tiểu thuyết Nhật Bản”, Tạp chí Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Nam Trân, Bước vào thế giới văn chương Tanizaki, báo Zingnew.vn ngày 19/ 05/ 2017; Hiền Trang (2019), Bi cảm và nhục cảm trong văn học Nhật Bản, Báo Tia sáng ngày 13/ 04/2019. Trong số những nghiên cứu về Tanizaki mà chúng tôi khảo sát, có đề tài Diễn ngôn tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro (2018) của tác giả Lê Thị Minh Tâm tƣơng đối gần gũi với đề tài của chúng tôi. Trong nghiên cứu của mình, Lê Thị Minh Tâm cho rằng các yếu tố tính dục đậm nét trong sáng tác của Tanizaki Yuchiro cho thấy tinh thần phản kháng thời đại của nhà văn, thể hiện tinh thần tự do dấn thân hƣởng lạc và đặc biệt thể hiện quan niệm thẩm mĩ về thể xác. Lê Thị Minh Tâm đã chỉ ra các kiểu con ngƣời trong hệ quy chiếu tính dục: con ngƣời tính dục dƣới vỏ bọc tình yêu, con ngƣời tính dục và nỗi cô đơn hiện tồn, con ngƣời tính dục và dục vọng chinh phục, con ngƣời với các kiểu tính dục lệch hƣớng... Nhƣ vậy có thể thấy Lê Thị Minh Tâm đã khám phá con ngƣời trong truyện ngắn Tanizaki từ lý thuyết phân tâm học của S.Freud. Bên cạnh luận văn Diễn ngôn tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro, Lê Thị Minh Tâm còn đƣa ra bài nghiên cứu Biểu tượng tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro in trên 5 Tạp chí khoa học và công nghệ thuộc Trƣờng đại học khoa học, Đại học Huế, Tập năm 2019 [60, 21-32]. Trong tác giả bài dẫn quan niệm của S.Freud cho rằng sáng tạo nghệ thuật là sự thăng hoa của những ẩn ức và trong đó có ẩn ức tình dục. Chính ẩn ức này đã kiến tạo nên những biểu tƣợng tính dục trong sáng tác của Tanizaki nhƣ con mèo và Kimono. Tác giả khẳng định: “Trong văn hóa Nhật Bản, mèo lại được xem là một sinh vật tượng trưng mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc và hình tượng con mèo trong sáng tác của Tanizaki lại là một biểu tượng về tính dục vô cùng độc đáo, ẩn tàng trong những lớp áo hoàn cảnh. Tanizaki để cho người đọc nhận ra được những sự giằng xé và chuyển đổi tâm lý liên tục của các nhân vật, từ thỏa mãn bỗng suy sụp, rồi lại từ suy sụp trở nên hân hoan bởi sự hiện hữu của một con mèo cái” [60, 24] và “Trong văn hóa Nhật Bản, Kimono là một biểu tượng của cái đẹp truyền thống. Trong sáng tác của Tazaniki, phức cảm bái vật đã được thêu dệt vào cách nhà văn viết về hình ảnh Kimono, sự hòa quyện giữa vẻ đẹp mềm mại của cơ thể con người và sự tinh tế của những đường nét trên tấm áo Kimono chính là nét đặc trưng của sự tôn sùng vẻ đẹp thân thể” [60, 24]. Sử dụng lý thuyết phân tâm học để nghiên cứu văn học sẽ mở ra chiều sâu trong tâm lý của con ngƣời cá nhân và cộng đồng. Đề tài của chúng tôi cũng đặt ra vấn đề con ngƣời trong truyện ngắn của Tanzaki nhƣng không hoàn toàn xem xét từ góc độ phân tâm học mà đặt con ngƣời trong ranh giới của đạo đức (con ngƣời vƣợt qua ranh giới của đạo đức), của đời sống xã hội (con ngƣời cô đơn lạc lõng, ), của quan niệm thậm mĩ (con ngƣời lữ khách) và xem xét con ngƣời nhƣ một sinh thể sống. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân trong bài Bước vào thế giới văn chương Tanizaki [67] đã giới thiệu một cách khái quát về Tazaniki và sự nghiệp văn học của ông. Theo Nguyễn Nam Trân thì Tazaniki là nhà văn gặp phải nhiều sự phản đối từ chính quyền đƣơng thời “Trong thời chiến, một số tác phẩm của ông dịch hay viết đều bị cấm công bố vì cho là phạm thượng khi 6 quân đối với hoàng gia [có thể gắn với việc Tanizaki dịch lại truyện Genji-tác giả luận văn] hay thờ ơ với nỗ lực trong chiến tranh của toàn quốc”. Đáng chú ý, Nguyễn Nam Trân chỉ ra trong truyện ngắn của Tanizaki có mô tip ngƣời phụ nữ đƣợc sùng bái nhƣng vô tình với chính kẻ sùng bái “mô típ người phụ nữ được sùng bái nhưng vô tình với kẻ yêu mình trong Chữ Vạn nay lại có trong Xâm mình và Người cắt lau nhưng với những câu chuyện mang màu sắc hoàn toàn khác biệt”. Nguyễn Nam Trân cũng cho rằng Tanizaki là ngƣời có ham muốn sống trọn vẹn cuộc đời và ham muốn đó dƣợc “thể hiện qua tính dục, một bằng chứng hùng hồn của sự sống”. Tính dục vốn là một khoảng tối trong tâm hồn con ngƣời và đề tài cấm kỵ trong văn học ở nhiều thời đại. Đi sâu vào mảng tối đầy cấm kỵ này phải chăng Tanizaki muốn phản kháng với xã hội đƣơng thời. Đó là câu hỏi mà Nguyễn Nam Trân đặt ra cho độc giả ở cuối bài viết. Trong Bi cảm và nhục cảm trong văn học Nhật [66] tác giả Hiền Trang đã phân tích những mặt đối lập trong quan niệm của ngƣời Nhật Bản và chỉ ra điều đó trong những sáng tác văn học của Tanizaki. Trong quan niệm của ngƣời Nhật hai thái cực đối lập vẫn có thể cùng tồn tại nếu có điểm chung thẩm mĩ “Người Nhật có thể thưởng thức vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép sắc lạnh của thanh bảo kiếm” (Hữu Ngọc) dẫn theo Hiền Trang trong bài báo nói trên. Trong bài viết, Hiền Trang đã chỉ ra sự tồn tại của những thái cực đối lập trong các truyện ngắn của Tanizaki mà điển hình là Chữ Vạn. Tác giả viết “Nếu có thể tóm lược một câu về “Chữ Vạn”, hay là dùng lời chính Natsume Soseki trong “Nỗi lòng”, rằng “...trong yêu đương có tội ác...nhưng cũng lại phải nhớ rằng trong yêu đương có một cái gì thần thánh nữa”. Một trong số các nghiên cứu về Tanizaki quan trọng với chúng tôi đó là bài viết Đam mĩ trong chân dung nàng Shunkin của Tanizaki Junichiro của Đào Thị Thu Hăng đăng trên Journal of science of HNUE, social science, 7 2017, vol. 62, Iss. 11, pp. 3-10. Theo tác giả, từ xa xƣa ngƣời Nhật đã có một thái độ sống rất duy mĩ “người Nhật cứ sống như vậy, lựa chọn như vậy, hồn nhiên từ thuở hồng hoang, yêu cái đẹp đã trở thành tình yêu máu thịt”. Đào Thị Thu Hằng đã liệt kê ra nhiều cảm thức thẩm mĩ truyền thống của ngƣời Nhật nhƣ yugen, sabi, wabi, karumi... và khẳng định aware là cảm thức đứng đầu. Aware là dạng cảm thức về cái đẹp có nguồn cội cổ xƣa trong tâm hồn ngƣời Nhật. Ở thời kỳ cận hiện đại, aware đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của đam mĩ tanbi (đam mĩ). Ở Nhật Bản, “đam mĩ ra đời với tư cách là một trào lưu văn học, một phong cách viết văn mới “thiên về cái đẹp” để phản đối lại chủ nghĩa văn học tự nhiên” ra đời khi các chủ nghĩa văn học trên thế giới du nhập vào Nhật Bản. Trong bài viết, tác giả Đào Thị Thu Hằng cho rằng ở thời kỳ đầu của tanbi, Tanizaki đã rất ủng hộ phong trào này. Điều này đƣợc nhà văn thể hiện ở nhân vật Shunkin trong Shunkinsho. Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hằng cho thấy con ngƣời trong tác phẩm của Tanizaki không chỉ đƣợc khám phá từ phƣơng diện tâm lý, phân tâm học của S.Freud mà còn có thể đƣợc khám phá từ phƣơng diện thẩm mĩ. Các nghiên cứu về Tanizaki kể trên đã khái quát về cuộc đời, văn nghiệp và bƣớc đầu đi sâu khám phá sáng tác của ông. Tuy nhiên ở nƣớc ta đến nay, chƣa có nghiên cứu nào tiếp cận từ hƣớng thi pháp học và so sánh về những yếu tố không gian, con ngƣời trong văn chƣơng của ông với một tác giả khác mà cụ thể là Nguyễn Huy Thiệp. 2.1.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Ở Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút truyện ngắn có tên tuổi trên văn đàn kể từ sau đổi mới bởi vậy các tác phẩm của ông đƣợc xuất bản rộng rãi cả trong và ngoài nƣớc từ đó tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu về văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp. Các nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đa dạng và phong phú với mọi cấp độ từ bài viết, đến luận văn, luận án, chuyên luận... 8 Ở cấp độ luận văn, chúng tôi nhận có rất nhiều nghiên cứu tiếp cận văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp với các góc độ đa dạng mà ở đây có thể kể ra một phần trong số đó: Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2010) của Vƣơng Thị Thanh Hiền; Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2011) của Lê Thị Nguyệt Trong¸ Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2012) của Nguyễn Thị Tú Anh, Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (2013) của Trƣơng Thị Ngọc Cẩm…Trong số các nghiên cứu đó chúng tôi nhận thấy có thể kế thừa thành quả từ một số đề tài có tính gần gũi nhƣ Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2008) của Hoàng Thị Kim Oanh; Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2012) của Đinh Thị Phƣơng Trà; và Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (2013) của Trƣơng Thị Ngọc Cẩm. Ở cấp độ bài viết, có thể kể đến một số nghiên cứu Thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp-ranh giới và sự xâm nhập thể loại, hiệu ứng thẩm mĩ của Nguyễn Hồng Dũng đăng trên Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 (tr.55-62); Nỗi suy tư về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Hồ Tấn Nguyên Minh in trên Tạp chí khoa học Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 52, năm 2013; Đặc điểm ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đăng trên Ngôn ngữ và Đời sống Số 8 (238) năm 2015 của Đồng Nguyễn Minh Hằng; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc tác giả Võ Thị Bảy đăng trên Tạp chí giáo dục, số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr.35-38… Khảo sát tất cả những tài liệu trên, ở đây chúng tôi điểm qua một số thành quả quan trọng. Hoàng Thị Kim Oanh trong Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã nghiên cứu những đặc trƣng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên phƣơng diện nhân vật và các yếu tố nghệ thuật. Quan niệm con ngƣời là đối tƣợng 9 trung tâm của văn học và các loại hình nghệ thuật Hoàng Thị Kim Oanh đặt các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh đổi mới của nền văn học. Trong bối cảnh hậu chiến, các nhà văn nhìn nhận về con ngƣời có sự chuyển biến rõ rệt. Giờ đây, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, con ngƣời đối diện với cuộc đời bộn bề lo toan. Họ bộc lộ những phẩm chất thật nhất trong bản chất ngƣời khi là con ngƣời của “hôm nay”. Nguyễn Huy Thiệp cùng với các nhà văn khác sau đổi mới đã cách nhìn mới mẻ, bất ngờ về con ngƣời. Tác giả luận văn đã chỉ ba kiểu con ngƣời trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đó là con ngƣời tha hóa, con ngƣời kiếm tìm và con ngƣời cô đơn. Ba kiểu con ngƣời này có thể dễ dàng tìm thấy trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ các nhân vật tha hóa: Hạnh trong Huyền thoại phố phường, Thủy trong Tướng về hưu; các nhân vật kiếm tìm: Đăng trong Tâm hồn mẹ, Chƣơng trong Con gái thủy thần, và các nhân vật lạc loài: Thuấn (Tướng về hưu), Chi (Sống dễ lắm)…Phát hiện ra các kiểu con ngƣời trong tƣơng quan với đời sống xã hội là đóng góp của Hoàng Thị Kim Oanh cho việc nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp. Cũng phần nào hƣớng đến con ngƣời, trong Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tác giả Vƣơng Thị Thanh Hiền tiếp cận sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ văn hóa và xác định sự xuyên thấm của văn hóa dân gian vào tƣ suy sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Các yếu tố văn hóa dân gian ảnh hƣởng đến tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc làm rõ trên bốn phƣơng diện chủ yếu: cố truyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Vƣơng Thị Thanh Hiền cho rằng cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp có sử dụng yếu tố kỳ ảo. Các yếu tố kỳ ảo này có nguồn gốc từ các thể loại thần thoại, truyền thuyết…giân dan. Ở Nguyễn Huy Thiệp, sự ảnh hƣởng của kỳ ảo từ truyền thuyết, thẩn thoại… tạo nên những mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể hơn nữa, tác giả luận văn chỉ ra sự kỳ ảo xuất hiện trên những phƣơng diện: sự kiện, chi tiết kỳ lạ hoang 10 đường, tình huống truyện hư ảo, nhân vật có khả năng kỳ lạ, những giấc mơ bí ẩn…Cùng với việc chỉ ra sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian đến cốt truyện, Vƣơng Thị Thanh Hiền còn chỉ ra sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian đến nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cô chỉ ra các kiểu con ngƣời dƣới giác độ văn hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ: con ngƣời sống hòa hợp với thiên nhiên, con ngƣời có triết lý sống hài hòa, bình ổn, con ngƣời có đời sống tâm linh sâu sắc, con ngƣời là những ngƣời phụ nữ mang vẻ đẹp “thiên tính nữ”. Qua nghiên cứu của Vƣơng Thị Thanh Hiền có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp đã công phu xây dựng thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của ông. Trong luận văn Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Trƣơng Thị Ngọc Cẩm đã đặt con ngƣời trong văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp giữa bối cảnh đổi mới văn học những năm sau 1986. Tác giả xác định con ngƣời trong văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp là kiểu “con ngƣời không toàn vẹn”. Theo tác giả, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng những nhân vật sâu sắc, góc cạnh với sự hòa trộn của nhiều thái cực cao thƣợng/ thấp hèn, tốt/ xấu, thật/ giả… và đôi khi có cả sự bí ẩn. Trƣơng Thị Ngọc Cẩm đã đặt con ngƣời trong mối quan hệ với tình yêu và hạnh phúc, nhân phẩm…và chỉ ra sự phức tạp bên trong tâm hồn của con ngƣời. Tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ ngôn ngữ Đồng Nguyễn Minh Hằng trong bài Đặc điểm ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ ngƣời trần thuật trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhƣ: ngôn ngữ trần thuật tƣờng minh, ngôn ngữ trần thuật hƣớng đến sự giao tiếp hai chiều, ngôn ngữ đối thoại thể hiện qua các biểu thức ngôn ngữ gọi tên nhân vật giao tiếp và hành động ngôn ngữ của ngƣời trần thuật mang tính đối thoại. Đồng Nguyễn Minh Hằng đã khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và chỉ ra sự chiếm ƣu thế của ngôn ngữ trần thuật từ nhân vật xƣng tôi. Tiếp cận sáng 11 tác của Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ ngôn ngữ học mở ra một con đƣờng mới mẻ trong nghiên cứu nhà văn này. Gần gũi với đề tài của chúng tôi là bài viết Những suy tư về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Hồ Tấn Nguyên Minh đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 52 năm 2013. Tác giả đã tiến hành khảo sát một số truyện ngắn nhƣ Không có vua và Con gái thủy thần… để thấy đƣợc những suy tƣ về con ngƣời của Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh văn học đổi mới. Theo Hồ Tấn Nguyên Minh, con ngƣời trong văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp trƣớc hết là những kẻ đê tiện, thực dụng. Cuộc sống trong xã hội con ngƣời không chỉ có những giá trị thẩm mĩ ngự trị mà còn có sự hiện hữu của những điều hỗn tạp, xấu xa. Con ngƣời không phải ai cũng thánh thiện thuần khiết mà còn đểu cáng, bỉ ổi. Trong bài nghiên cứu nói trên Hồ Tấn Nguyên Minh viết: “trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện hàng loạt những nghịch lí: ở hiền thì gặp chuyện bất trắc, đi tìm cái đẹp thì gặp cái xấu xa, đi tìm điều thiện thì gặp điều độc ác, những kẻ trí thức thì dâm ô dối trá bịp bợm…Những nghịch lí ấy là sự thật về cái phi lý của cuộc sống và con người”. Bên cạnh đó, Hồ Tấn Nguyên Minh còn chỉ ra kiểu con ngƣời cô đơn, lạc lõng giữa cõi ngƣời mênh mông. Tác giả cho rằng kiểu con ngƣời cô đơn lạc lõng đã đƣợc Nguyễn Huy Thiệp xây dựng trong nhiều tác phẩm của nhà văn và đây cũng là kiểu con ngƣời xuất hiện trong văn học châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ XX. Hồ Tấn Nguyên Minh đã xem xét con ngƣời trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh của văn học đổi mới ở Việt Nam. Khi đó con ngƣời đƣợc nhìn nhận một cách đa diện giữa cuộc sống đời thƣờng. Họ không còn là những con ngƣời mang phẩm chất lý tƣởng thời kỳ chiến tranh mà là con ngƣời theo cách hiểu chân thực nhất, gần với đời sống nhất. Tuy nhiên số lƣợng tác phẩm khảo sát của Hồ Tấn Nguyên Minh theo hƣớng này chƣa nhiều. Xuất phát từ điều đó chúng tôi kế thừa và phát huy khi đặt con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn 12 Huy Thiệp trong tƣơng quan so sánh với con ngƣời trong truyện ngắn của Tanizaki Juinichiro. 2.2. Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh Tất cả những nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro ở nƣớc ta hiện nay chƣa có nghiên cứu nào đặt sáng tác của hai tác giả trong tƣơng quan so sánh. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu về hai nhà văn cùng các sáng tác của họ ở nƣớc ta. Đề tài của chúng tôi tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro trong tƣơng quan so sánh vừa để lấp đầy khoảng trống trên vừa để khẳng định sự độc đáo riêng của mỗi nhà văn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn xác định tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro từ lý thuyết văn học so sánh. Từ đó triển khai đối chiếu, xác định ảnh hƣởng xuyên thấm giữa các truyện ngắn của hai tác giả trên một số phƣơng diện không gian thiên nhiên và con ngƣời. Thiên nhiên và con ngƣời là hai yếu tố không bao giờ vắng mặt trong các tác phẩm văn học đồng lại lại có thể cho thấy rõ nhất sự tƣơng đồng, dị biệt trong truyện ngắn của hai tác giả. Trên cơ sở mục tiêu nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành hệ thống, phân tích so sánh đối chiếu các biểu hiện của thiên nhiên và con ngƣời trong các truyện ngắn của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki Junichiro. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài của chúng tôi là nghệ thuật kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Tanizaki dƣới góc nhìn của lý thuyết văn học so sánh trên những phƣơng diện cụ thể nhƣ không gian nghệ thuật và hình tƣợng con ngƣời. 13 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu nhƣ trên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai tuyển tập truyện ngắn của Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiêp. - Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki đƣợc dịch bởi các tác giả Nguyễn Nam Trân (chủ biên), Lam Anh, Nam Tử. Tuyển tập này đƣợc công ty sách Tao Đàn kết hợp với Nhà xất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2017. Theo chúng tôi, đây là cuốn sách tập hợp đƣợc khá nhiều truyện ngắn độc đáo của Tanizaki Junichiro và cũng là cuốn sách đƣợc đông đảo công chúng văn học Việt Nam biết đến. - Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đƣợc Công ty sách Đông A kết hợp với Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn in và phát hành năm 2007. Theo chúng tôi, đây là tuyển tập truyện ngắn hội tụ những tác phẩm độc đáo cả về nội dung và hình thức trình bày. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sau: + Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: phƣơng pháp này giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm và tìm ra đối tƣợng để tiến hành so sánh đối chiếu. + Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản và rút ra những luận điểm quan trọng của đề tài. + Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: là phƣơng pháp chính, nhằm làm nổi bật sự độc đáo trong các sáng tác của Tanizki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp trên phƣơng diện thiên nhiên và con ngƣời. Ngoài các phƣơng pháp trên chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận.... 14 6. Cấu trúc luận văn Luận văn của chúng tôi đƣợc chia thành một số phần mục sau: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong phần nội dung, chúng tôi triển khai mục tiêu nghiên cứu thành các chƣơng nhƣ sau: Chương I: Văn học so sánh hay so sánh văn học, một vài vấn đề lý thuyết và ứng dụng; Chương II: Thiên nhiên trong tác phẩm của Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp; Chương III: Con người trong tác phẩm của Tanizaki Junichiro và Nguyễn Huy Thiệp. 15 NỘI DUNG CHƢƠNG I VĂN HỌC SO SÁNH HAY SO SÁNH VĂN HỌC, MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG 1.1. Văn học so sánh là gì? Văn học so sánh hiện nay đã trở thành một hƣớng nghiên cứu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để tiếp cận các sáng tác văn chƣơng và các tác giả văn học mặc dù lịch sử ra đời của nó mới chỉ khoảng 100 năm. Lý thuyết so sánh văn học mở cánh cửa cho phép đối chiếu hai hay nhiều yếu tố tƣơng đƣơng trong cùng một nền văn học hoặc hai nền văn học khác biệt. Chẳng hạn, chúng ta có thể so sánh giai đoạn với giai đoạn, trào lƣu với trào lƣu, tác giả với tác giả, tác phẩm với tác phẩm...Điều quan trọng là thông qua so sánh văn học, nghiên cứu có thể rút ra sự xuyên thấm ảnh hƣởng lẫn nhau, quy luật vận động phát triển của văn học và sự tƣơng đồng hay tƣơng phản giữa các yếu tố trong đời sống văn học. Thuật ngữ văn học so sánh có thể đƣợc hiểu theo hai phạm trù rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ văn học so sánh đƣợc hiểu là nghiên cứu so sánh - lịch sử. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả Lê Bá HánTrần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi quan niệm nghiên cứu so sánh - lịch sử là “một ngành của nghiên cứu văn học, của lịch sử văn học chuyên khảo sát những liên hệ và quan hệ có tính quốc tế (liên quan đến dân tộc) của văn học, những tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học ở các nước khác nhau” [21, 208]. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa các nền văn học trên thế giới có thể bắt nguồn từ sự tƣơng đồng đồng trong sự phát triển xã hội và văn học của các dân tộc nhƣng cũng có thể do sự tiếp xúc về văn hóa, văn học giữa các quốc gia. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, giữa các quốc gia trên thê 16 giới thƣờng xuyên có sự tƣơng và tiếp xúc nói trên. Chẳng hạn, giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tiến trình lịch dân tộc vừa có tƣơng đồng trong sự vận động xã hội vừa có sự tiếp xúc văn hóa và văn học. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX chế độ phong kiến đƣợc duy trì trong xã hội Việt Nam thì cũng khoảng thời gian đó các triều đại phong kiến cũng tồn tại trong xã hội Trung Quốc. Cùng với sự tƣơng đồng trong mô hình chính trị thì giữa Việt Nam và Trung Quốc còn có sự tiếp xúc về văn hóa và văn học. Trên phƣơng diện văn hóa, không ít các ngày lễ tết ở Việt Nam có nguồn gốc và tên gọi du nhập từ Trung Quốc. Trên phƣơng diện văn học, văn học Việt Nam và các nền văn học trong khu vực đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng từ văn học Trung Quốc. Văn học Việt Nam từ thời kỳ bình dân đến hết thế kỷ XIX vốn không tự sản sinh ra các thể loại nhƣ cáo, chiếu, biểu, hịch hay thất ngôn bát cú...Thời Đƣờng, thơ ca phát triển lên đến đỉnh cao từ đó ảnh hƣởng sâu sắc đến văn học Việt Nam. Các thể loại thất bát cú, thất ngôn tứ tuyệt du nhập vào văn đàn Việt Nam và đƣợc hƣởng ứng từ đó văn đàn Việt Nam ghi nhận những tác giả thành công với các thể loại văn học Trung Quốc. Trong tƣơng quan so sánh, nghiên cứu văn học có thể đối chiếu văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc về thể loại, tác phẩm, tác giả, trào lƣu.... Sự phát triển của nền văn học của các quốc gia thƣờng có sự giao thoa, xâm nhập từ văn học quốc tế. Tuy nhiên sự xâm nhập của văn học quốc tế đối với một nền văn học nào đó chỉ có thể xảy ra khi có sự chấp nhận của bản thân nền văn học đó và sự chuẩn bị sẵn sàng trong nội tại. Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam có sự tiếp xúc với văn học phƣơng Tây qua văn học Pháp dẫn đến sự thay đổi diện mạo, hiện đại hóa nền văn học. Sự hiện đại hóa nền văn học Việt Nam không phải chỉ bắt đầu khi có sự tiếp xúc với văn học phƣơng Tây mà đã có mầm mống từ cuối thế kỷ XIX. Thêm nữa, ảnh hƣởng của các yếu tố trong đời sống văn học không phải chỉ diễn ra giữa các yếu tố trong cùng thời đại mà còn diễn ra giữa các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng