Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thiên nhiên trong thơ xuân quỳnh

.PDF
97
1
85

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ------------------------------ NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Sƣ phạm Ngữ văn Phú Thọ, 2021 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ------------------------------ NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Sƣ phạm Ngữ văn NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Phú Thọ, 2021 LỜI CẢM ƠN Thành công không chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều ngƣời khác. Trong suốt bốn năm học tập ở giảng đƣờng đại học, em đã nhận nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em tìm ra hƣớng nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Lãnh đạo trƣờng, thầy cô Khoa KHXH & VHDL trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện khóa luận. Khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Lời sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô giáo Lãnh đạo trƣờng cùng các thầy cô khoa KHXV & VHDL sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng 5 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hằng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng tác phẩm sử dụng hình ảnh thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh Bảng 2.2. Thống kê câu thơ có hình ảnh thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng tác phẩm sử dụng hình ảnh thiên nhiên rộng lớn trong thơ Xuân Quỳnh Bảng 2.4. Thống kê câu thơ có sử dụng hình ảnh thiên nhiên rộng lớn trong thơ Xuân Quỳnh Bảng 3.1. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh Bảng 3.2. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ trong thơ Xuân Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .......................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 10 6. Đóng góp của khóa luận.............................................................................. 12 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 12 Chƣơng 1. XUÂN QUỲNH TRONG DÒNG CHẢY THI CA ĐƢƠNG ĐẠI ................................................................................................................. 13 1.1. Tiểu sử và con ngƣời .............................................................................. 13 1.1.1.Tiểu sử .................................................................................................... 13 1.1.2.Con ngƣời ............................................................................................... 14 1.2. Sự nghiệp văn học .................................................................................. 21 1.3. Mảng thơ viết về thiên nhiên ................................................................. 26 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 30 Chƣơng 2. THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 31 2.1. Hình tƣợng thiên nhiên bình dị - bức tranh về đời thƣờng ............... 31 2.1.1. Khảo sát ................................................................................................. 31 2.1.2. Cảm hứng đời thƣờng về phận vị.......................................................... 36 2.1.3. Cảm hứng đời thƣờng về tình yêu và hạnh phúc .................................. 41 2.2. Hình tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ ..................... 51 2.2.1. Khảo sát ................................................................................................. 51 2.2.2. Hình tƣợng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ - khát vọng hạnh phúc vĩnh cửu ........................................................................................................... 57 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 69 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH .................................................................... 70 3.1. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh mang tính biểu tƣợng.......................... 70 3.1.1. Khảo sát ................................................................................................. 70 3.1.2. Biểu tƣợng “hoa dại”............................................................................. 71 3.1.3. Biểu tƣợng “sóng – biển” ...................................................................... 73 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 75 3.2.1. Ngôn ngữ giản dị ................................................................................... 75 3.2.2. Ngôn ngữ biểu cảm ............................................................................... 76 3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 80 3.3.1. Giọng điệu phấp phỏng, lo âu ............................................................... 80 3.3.2. Giọng điệu giãi bày, bộc bạch ............................................................... 83 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử vinh quang của mình, là cuốn “Biên niên văn học” về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Để làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học chói lọi ấy không thể không nhắc đến sự đóng góp đáng kể của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Đó là những cây bút đầy tài năng có bản sắc và giọng điệu riêng. Có thể kể đến những tên tuổi của các nhà thơ: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh…Trong đó, Xuân Quỳnh nổi lên là gƣơng mặt nữ nhà thơ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thơ ca chống Mỹ. Ngay từ khi bƣớc chân vào con đƣờng nghệ thuật, Xuân Quỳnh không tạo ra một cơn lốc ồn ào, một hiện tƣợng văn học gây xôn xao dƣ luận nhƣ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy…Chị âm thầm, lặng lẽ vun trồng cho mầm non thơ của mình, đợi ngày nó đơm hoa, kết trái. Bằng tài năng và trái tim nghệ sĩ, Xuân Quỳnh đã dần dần tạo dựng đƣợc phong cách riêng cho mình qua mỗi chặng thơ. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm lƣợc, Xuân Quỳnh nhanh chóng hoà mình vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc với một tinh thần tự nguyện, say mê. Đƣợc vinh dự đứng vào hàng ngũ những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Xuân Quỳnh dùng ngòi bút của mình để ghi lại một cách cụ thể và sinh động bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ cầm súng trong những năm tháng chiến tranh gay go, khốc liệt: “Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh) 1 Những vần thơ của Xuân Quỳnh có tác dụng “Nhƣ viên đá lát đƣờng, nhƣ nhát cuốc” góp phần tạo nên diện mạo cho thơ ca chống Mĩ của dân tộc. 1.2. Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng mà cuộc đời và sự nghiệp của chị là một niềm cảm phục đối với mọi ngƣời. Tài năng trời phú cho chị thật hào phóng và còn có nhiều tài năng khác kèm theo tài năng viết văn thơ của chị, chị có thể trở thành một diễn viên múa tuyệt vời hoặc trong những suy nghĩ văn học, tất thảy chị đều tỏ rõ thực lực rất vững vàng. Chị đã vƣợt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sáng tác mà không hề than vãn, Xuân Quỳnh đã sống hết mình cho thơ nên sự nghiệp là cuộc đời thứ hai của Xuân Quỳnh. Thơ của chị là con sóng tâm hồn không hề bình lặng mà luôn day dứt trăn trở trên con đƣờng khám phá lẽ sống của thơ ca. Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, ngƣời nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ đi góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp nghệ thuật. Chối từ thứ nghệ thuật "kết lá vùn mây" trong khuôn khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ ca trong cuộc sống giản dị đời thƣờng, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản, của những cƣ xử, tình cảm, những mối quan hệ tinh tế nhất. Cuộc sống, con ngƣời trong thơ Xuân Quỳnh vì thế chân thật nhƣng không trần trụi. Hiện thực và lãng mạn hài hòa tuyệt dịu vô tình tạo nên một thứ vũ khí riêng cho thơ Xuân Quỳnh, góp phần hình thành và kết tinh một thế giới thơ nguyên xi, trong lành, thơm thảo, tràn đầy những cảm xúc chân thành, cởi mở, day dứt và lo âu nhƣng vẫn hết sức dịu dàng, sâu sắc không nhƣ cái ồn ã, bụi bặm của đời thƣờng. Từ những ngày đầu trăn trở lựa chọn con đƣờng sáng tác văn học cho đến khi tử nạn vào mùa thu năm 1988, Xuân Quỳnh luôn là một nhà thơ tâm huyết. Chị không từ chối bất cứ công việc nào đƣợc phân công, thậm chí đã khoác ba lô đi đến những vùng đạn bom ác liệt nhất. Điều quý giá nhất là Xuân Quỳnh đã để lại một sự nghiệp không nhỏ. Chị mất một cách đột ngột khiến chúng ta phải nghĩ đến việc nhìn lại toàn bộ sáng tác của chị. Một điều 2 rõ ràng, hơn ba mƣơi năm đã trôi qua kể từ khi nhà thơ qua đời, lớp bụi thời gian không những không làm phai mờ những vần thơ đầy nữ tính và nhiều trăn trở của chị, mà ngƣợc lại, thời gian nhƣ một chất xúc tác làm cho thơ chị càng ngời sáng hơn. Hiện nay, những tập thơ của chị đƣợc tái bản trên khắp ba miền đất nƣớc, độc giả khắp nơi vẫn thích thú, yêu mến và nhu cầu thƣởng thức các sáng tác của chị vẫn còn rất cao. Có thể thấy dƣ âm để lại trong lòng ngƣời đọc khi trang thơ của Xuân Quỳnh khép lại là đầy ắp tình yêu thƣơng chân thành mà mãnh liệt của chị. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thƣơng và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã đƣợc thử thách qua thời gian và nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ viết về thiên nhiên đã đạt đƣợc thành công nhất định. Bằng những trải nghiệm, những chuyến đi công tác của nữ thi sĩ thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh vừa chân thực, vừa da diết ẩn trong đó nhiều ý nghĩa sâu xa. Dù đi vào những hình tƣợng thiên nhiên vũ trụ hay trở về với hình tƣợng thiên nhiên bình dị đời thƣờng thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng, một hồn thơ trong trẻo, yêu thƣơng. 1.3. Trong các nhà trƣờng, từ xƣa đến nay, môn Văn vẫn giữ đƣợc vị trí ƣu thế, các tác phẩm của nhà văn chân chính vẫn có chỗ đứng bền vững trong chƣơng trình giảng dạy. Cùng với những tác phẩm của các tác giả tên tuổi khác, thơ Xuân Quỳnh cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa các cấp học. Tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm của chị cũng là một cách thức hữu hiệu để có thể giảng dạy và nghiên cứu tốt hơn. Mến mộ tài năng, nhân cách nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và mong muốn góp thêm tiếng nói mới trong việc tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, tôi chọn đề tài Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng đề tài sẽ góp một phần tƣ liệu cho những bạn đọc quan tâm và yêu thích thơ Xuân Quỳnh. 3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm và vỏn vẹn 20 năm làm thơ. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhƣng từ lúc xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuộc đời, quá trình sáng tác của Xuân Quỳnh là một chặng đƣờng đi lên không bị đứt đoạn. Trải qua những năm tháng sống và lao động nghệ thuật hết mình Xuân Quỳnh đã để lại cho đời 14 tập gồm cả thơ và truyện trong đó có hai tập thơ đƣợc giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam (Tập thơ Bầu trời trong quả trứng - 1982-1983 và Hoa cỏ may - 1990). Các sáng tác của Xuân Quỳnh có số lƣợng bạn đọc khá đông đảo vì thế thơ Xuân Quỳnh thu hút đƣợc sự chú ý của giới phê bình. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh, hoặc là những bài viết trên các tờ báo, tạp chí khoa học hoặc là một chuyên luận, một đề tài khoa học. Chúng tôi có thể liệt kê một số bài viết tiêu biểu Với số lƣợng tác phẩm không nhiều nhƣng đủ để các nhà phê bình văn học có những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh từ Xuân Quỳnh, một nửa cuộc đời tôi của nhà giáo Đông Mai - chị gái nữ sĩ; Tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh - Anh Thơ đến Đôi nét về Xuân Quỳnh - Vân Long. Hay nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khác đã dựng lại chân dung nữ sĩ với niềm cảm phục, ngƣỡng mộ và sự tiếc thƣơng cho một tài năng sớm tàn của đóa quỳnh trong nền văn học nhƣ “Thƣơng tiếc bạn gái Xuân Quỳnh” - Phan Thị Thanh Nhàn; “Nhớ Xuân Quỳnh, nhớ một giọng thơ” của Mã Giang Lân, … Ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Cẩm Lai Tơ tằm - Chồi biếc, thơ Xuân Quỳnh đã gây sự chú ý với giới nghiên cứu - phê bình văn học. Lê Đình Kỵ trong bài “Tơ tằm và chồi biếc” đăng trên nghiên cứu văn học số 1/1964 đánh giá thơ Xuân Quỳnh "nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn nhƣ một điệu múa dân tộc". Tác giả cũng đã nhận định “thơ Xuân Quỳnh vốn rất bạo, nhƣng cái hay là không ai nhận thấy nó quá đáng cả” [6; 20] Viết về Xuân Quỳnh, trong bài “Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc”, Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là “một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống 4 và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tƣơi. Thơ Xuân Quỳnh tuy chƣa nói đƣợc gì nhiều về các vấn đề chung, lớn của thời đại song thơ Xuân Quỳnh lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm sự chân thành về những chuyện hết sức riêng tƣ nhƣ tình yêu, ƣớc mơ và khát vọng” [16; 87]. Tiếp theo xu hƣớng đánh giá nhƣ trên theo con đƣờng thơ của Xuân Quỳnh có nhiều bài viết đăng rải rác trên các báo, bàn nhiều nhất là tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi nhà phê bình có một cách cảm nhận riêng. Nhìn chung, các ý kiến ấy không đối lập nhau, làm cho cái nhìn về thơ Xuân Quỳnh đƣợc sâu sắc hơn. Các bài viết về Xuân Quỳnh đặc biệt nở rộ sau cái chết đột ngột của chị cùng Lƣu Quang Vũ và Lƣu Quỳnh Thơ vào tháng 8 năm 1988. Là ngƣời yêu quý Xuân Quỳnh, Vƣơng Trí Nhàn đã có những nhận xét xác đáng về thơ chị. Trong bài viết “Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại trong thơ”, Vƣơng Trí Nhàn đã nói về những xúc động thƣờng trực, mạch thơ hồn hậu, hoàn cảnh ra đời mỗi bài thơ và những quan điểm nghệ thuật, khao khát và lầm lỡ của Xuân Quỳnh. Nhà phê bình khẳng định Xuân Quỳnh viết thơ “trƣớc hết đƣa ra bài thơ để mọi ngƣời cùng đọc và hi vọng rằng nó cần thiết cho họ, chị đến với thơ để nói về mình. Nhìn vào con ngƣời và sự vật chung quanh chị thấy có bản thân ở bên trong và đấy là cái hích đầu tiên của chị cầm bút” [10; 344].Tác giả cũng chia sẻ rằng Xuân Quỳnh có “thói quen diễn tả tâm trạng của mình qua thơ đúng đến từng khía cạnh, tƣởng là nhỏ nhặt” và mỗi bài thơ “đều có cái lý lịch” [10; 345] đều để gửi gắm tâm sự của mình trong đó và ngƣời ta có thể có tả cuộc đời Xuân Quỳnh trong thơ. Cuộc đời ấy có những khao khát, lầm lỡ và cả những ảo tƣởng dai dẳng cùng với những gì còn xót lại trong thời gian từ khi cho in những bài thơ đầu tiên cho tới những năm 1988. Trong cuộc trao đổi về thơ Xuân Quỳnh cuối năm 1984, Vƣơng Trí Nhàn và Phạm Tiến Duật đã phát biểu rằng: ngay từ những bài thơ đầu tay, Xuân Quỳnh đã thể hiện : “Một sự chủ động mà chỉ ngƣời phụ nữ ngày nay 5 mới có: những ƣớc ao nhức nhối về hạnh phúc lứa đôi và sẵn sàng “Giƣơng vây” gìn giữ bằng đƣợc” [15; 33]. Cả hai nhận xét thơ Xuân Quỳnh có sự vận động của thời gian, rất đậm cảm giác về sự thay đổi - một cảm giác Xuân Quỳnh rất giỏi lọc ra và sống hết mình với nó. Trong đó, hai tác giả cũng nhìn nhận những mặt hạn chế của thơ Xuân Quỳnh về sự cả tin, ảo tƣởng, quá nhạy với cái động nên nhiều lúc rơi vào tùy tiện, quá nhạy với cái tĩnh nên lại rơi vào ảo tƣởng, ảo tƣởng nhƣng chứa nhiều yếu tố hay hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trên con đƣờng đi kiếm tìm hạnh phúc. Theo Nguyễn Thị Nhƣ Trang, dù viết về một con đƣờng ra trận, hay viết về lá cờ đầu cầu giới tuyến những năm đất nƣớc ngập trong nỗi đau chia cắt, hay viết về những trăn trở, lo âu trong tình yêu, thơ Xuân Quỳnh cũng là “những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung cảm, rất nhuần nhị, xuất phát từ chữ tâm mang nặng tình đời” [10; 234]. Với vẻ dung dị, nhuần nhuyễn rất tài hoa và không kém phần sâu sắc, cây bút Xuân Quỳnh đã nổi bật hẳn lên trong số những cây bút nữ đƣơng thời. Bƣớc vào thế giới Xuân Quỳnh là bƣớc vào tòa lâu đài tâm hồn của một “Ngƣời đàn bà yêu và làm thơ” - Đoàn Thị Đặng Hƣơng "Từ những bài thơ của thuở ban đầu còn nhiều hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong nghệ thuật đến những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín: những nỗi đau và trăn trở của một cuộc đời và một số phận nghệ thuật của ngƣời đàn bà làm thơ" [10; 443]. Tác giả khẳng định "những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân thật và đam mê mãnh liệt". Đây chính là "tiếng thơ rất sớm của một ngƣời con gái, một ngƣời đàn bà đã chủ động yêu và đòi quyền đƣợc yêu" [10; 444]. Đây cũng chính là chân dung. con đƣờng tình yêu - nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và cống hiến cho đời. Tác giả Lại Nguyên Ân đã có bài viết “Nghĩ về Xuân Quỳnh - con ngƣời và nhà thơ” viết năm 1988, không ngần ngại khẳng định “Xuân Quỳnh là một hiện tƣợng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ Xuân 6 ngƣời thời hiện đại nồng nàn, táo bạo, quyết liệt, lại đồng thời có những phẩm chất tự ngàn xƣa, riêng biệt của nữ tính: bao dung, trung hậu, dịu dàng” [8; 47]. Và tác giả kết luận “Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu, từ những vui buồn đời thƣờng của một thời dữ dội”. Chị đã đi một con đƣờng trong lĩnh vực thi ca vì không phải hình ảnh, từ ngữ nào cứu đƣợc thơ, mà chỉ có máu của trái tim, của những rung cảm nhân bản nhất của tâm hồn con ngƣời mới mãi mãi là nguồn gốc của thơ ca. Chị đã “đi trên con đƣờng lớn của thơ, con đƣờng đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim ngƣời đời” [8; 80]. Bàn về thơ viết về thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh, chƣa có nhiều đánh giá phong phú nhƣ nói về khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong thơ chị. Thỉnh thoáng, khi viết về chị, các tác giả có thừa nhận thơ chị tự nhiên, ngọt ngào, hình ảnh thơ, câu từ giản dị. Chị thƣờng dùng lời ru, thƣờng viết về cỏ dại... Nhƣng đó cũng mới chỉ là những nhận xét ban đầu chƣa thực sự đi sâu vào những nghiên cứu thực sự. Ở đây, đáng chú ý có bài “Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” của Lê Thị Ngọc Quỳnh. Tác giả cho rằng “thiên nhiên với chị (Xuân Quỳnh) không chỉ là bà mẹ thứ hai nhƣ ngƣời ta thƣờng nói, mà nhƣ ngƣời mẹ duy nhất với tất cả ý nghĩ chở che, đón đợi, thủy chung và tin cậy - nhƣ một nơi trở về của chị” [20; 278]. Tác giả cho rằng cảnh sắc quê hƣơng là kỷ niệm về tuổi thơ của Xuân Quỳnh. Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh luôn biến đổi nhƣ thời gian cuộc sống không đứng yên. Xuân Quỳnh dùng thiên nhiên để thể hiện những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ Xuân Quỳnh có một thiên nhiên rộng lớn (lý tƣởng và cái nhìn lãng mạn của tác giả - hƣớng ngoại) và một thiên nhiên nhỏ đời thƣờng (khoảng hiện thực đời thƣờng, đậm chất nữ tính - hƣớng nội). Đó là một thiên nhiên hòa hợp với tâm hồn của chị. Cuối cùng năm 1993, Chu Văn Sơn trong “Cánh chuồn trong giông bão” khẳng định rằng “thật may, thơ Xuân Quỳnh chƣa bao là tiếng lòng của ngƣời đàn bà không còn gì để mất. Mọi phá phách cay nghiệt, mọi bất mãn, 8 bất cần... đều xa lạ với thơ chị!” [26; 21]. Nhà thơ thấy đƣợc nỗi lo âu cứ phơ phất thực sự là điệu hồn thơ Xuân Quỳnh. Và cũng cũng chính điệu hồn ấy đã đƣợc Xuân Quỳnh phổ trọn vẹn vào những tiếng thơ da diết nhất của mình. Chị thấy đƣợc trƣớc rằng cuộc sống thật khắc nghiệt bất ổn, số phận con ngƣời thật ngắn ngủi, chỉ là thoáng chốc, gang tấc. Vậy mà ở Xuân Quỳnh vẫn thầm lặng hi sinh để mong đem lại cho ngƣời thân một chút bình yên, một chút ngọt ngào mà mình chắt chiu dành dụm đƣợc trong cuộc sống nhọc nhằn. Vì thế, thơ của chị tuy phấp phỏng lo âu nhƣng là chất thơ xuất phát từ tổ ấm. Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên cứu, bài viết có những nhận xét khá thống nhất: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn ngƣời phụ nữ luôn khao khát tình yêu, luôn tìm kiếm, trân trọng và nâng niu cho hạnh phúc bình dị đời thƣờng. Sau khi đi vào nghiên cứu, ngƣời viết nhận thấy có rất nhiều ý kiến đánh giá của các tác giả khác nhau về nhà thơ Xuân Quỳnh không thể thống kê hết do khuân khổ của khóa luận. Nhìn chung các bài viết đã khái quát đƣợc phong cách, đặc điểm hoặc thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Tuy vậy, các bài viết phần nhiều đi sâu vào các mảng thơ trữ tình và ít đề cập đến phần sáng tác thơ viết về thiên nhiên. Tiếp thu gợi ý của những ngƣời đi trƣớc, tôi mong muốn với đề tài “Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” sẽ đƣa ra đƣợc những nhận xét khách quan, khoa học, hệ thống về một mảng sáng tác cũng rất thành công của Xuân Quỳnh mà chƣa đƣợc chú ý một cách thỏa đáng. 3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thiên nhiên trong Xuân Quỳnh (thiên nhiên bình dị, đời thƣờng, thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ). Từ đó, làm rõ hơn thế giới nghệ thuật của nhà thơ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Xuân Quỳnh là hiện tƣợng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Thơ chị đã đi vào lòng ngƣời đọc, trở thành một tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, trở thành một tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu và dung dị, chứa đựng trong nó sự sống đƣơng thời, đồng thời cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn ngƣời Việt chúng ta tự xa xƣa. Xuất phát từ một cái “tôi” nội cảm và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống, về tình yêu, càng về sau ngòi bút Xuân Quỳnh càng già dặn, nhiều trăn trở, lo âu. Đối với Xuân Quỳnh, ngƣời sáng tác không gì sợ bằng sự nghèo nàn. “Nghèo trong cảm xúc nhận xét thì không thể tha thứ đƣợc”. Thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã đƣợc chị đƣa vào thơ một cách tự nhiên, chân thành. Bao năm qua, những bài thơ mang đậm hình ảnh, cảm xúc về cuộc sống và tình yêu ấy đã tạo đƣợc một dấu ấn riêng về phong cách, chiếm trọn cảm tình độc giả, cũng nhƣ tạo đƣợc sự chú ý nơi các nhà lý luận và phê bình văn học. Dù nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh dƣới mọi góc độ khác nhau, nhƣng tựu trung các học giả đều đi đến một mục đích duy nhất, đó là tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Xuân Quỳnh. Ngƣời viết khóa luận cũng có chung niềm mơ ƣớc đó. Tuy nhiên, do thời gian, tƣ liệu và tầm hiểu biết có hạn nên tôi chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh trong các tập thơ chủ yếu: - Xuân Quỳnh (1963), Tơ tằm - Chồi biếc, Nxb Văn học, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, Nxb Văn học, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1982), Bầu trời trong quả trứng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb tác phẩm mới, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1989), Hoa cỏ may, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 10 Mong rằng với sự cố gắng của mình, tôi có thể góp thêm một tiếng nói khách quan nhỏ bé về thơ Xuân Quỳnh, để thỏa mãn đƣợc lòng ngƣỡng mộ của bản thân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phƣơng sau: - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê Phƣơng pháp này giúp chúng tôi nắm rõ số lƣợng những bài thơ thể hiện vấn đề nghiên cứu trong tổng số những sáng tác của Xuân Quỳnh nhằm đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tác giả và đặc điểm sáng tác. - Phƣơng pháp loại hình Phƣơng pháp này nhằm giúp nghiên cứu, khảo sát đƣa ra 2 loại hình thiên nhiên đƣợc hƣớng tới nghiên cứu trong đề tài. - Phƣơng pháp lịch sử Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng, đặt các sáng tác của nhà thơ vào trong hoàn cảnh cụ thể đồng thời đặt những sáng tác của thơ nữ sĩ trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại để thấy đƣợc sự tiếp thu cũng nhƣ những sáng tạo riêng trong thơ Xuân Quỳnh. Bên cạnh đó bằng con đƣờng lịch sử, chúng ta có thể lý giải đƣợc những vấn đề phức tạp liên quan đến những vấn đề thế giới, con ngƣời, hạnh phúc, gia đình, văn hóa, nghệ thuật, ... - Phƣơng pháp thực chứng Khi sử dụng phƣơng pháp này, thông qua tiểu sử cuộc đời của tác giả, những bài viết về cuộc đời tƣ, cũng nhƣ những nhận xét, tƣ liệu của các ngƣời thân, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của Xuân Quỳnh để có cái nhìn cơ sở, đầy đủ hơn về Xuân Quỳnh và các biểu tƣợng nghệ thuật đƣợc hình thành trong thơ chị. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu 11 So sánh giữa các nguồn tài liệu, tìm ra đặc trƣng tiêu biểu nhất của thơ Xuân Quỳnh viết về thiên nhiên. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tƣ liệu Phân tích những cơ sở dữ liệu, công trình có từ trƣớc để tìm ra hƣớng đi cho cá nhân. Tuy nhiên các phƣơng pháp trên đây không phái thực hiện một cách riêng lẻ, biệt lập mà nó đƣợc vận dụng, phối hợp nhau trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong nội dung của đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở tiếp thu kế thừa và học hỏi những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, qua khóa luận này tôi cố gắng cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện về mảng sáng tác thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. Qua đó, khóa luận hi vọng sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh trong dòng văn học Việt Nam. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo khóa luận gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Xuân Quỳnh trong dòng chảy thi ca đƣơng đại Chƣơng 2: Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh – nhìn từ phƣơng diện nội dung Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh 12 CHƢƠNG 1 XUÂN QUỲNH TRONG DÒNG CHẢY THI CA ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Tiểu sử và con ngƣời 1.1.1. Tiểu sử Trong bài thơ Thành phố quê anh, Xuân Quỳnh viết: “Mỗi ngƣời có một quê Ngày dại thơ để ở Tuổi niên thiếu để yêu Và lớn lên để nhớ” Có thể với ai đó, hai tiếng quê hƣơng đã trở nên quá quen thuộc, gần gũi nhƣng đối với riêng Xuân Quỳnh thì quê hƣơng có một vị trí vô cùng đặc biệt, không phải chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nơi in dấu tuổi thơ cả ngọt ngào lẫn cay đắng của chị. Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 06 tháng 10 năm 1942 trong một gia đình công chức nhỏ tại thôn La Khê, huyện Hoài Đức (nay là làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, thuộc thành phố Hà Nội). Còn quê ngoại là làng La Tinh, cách quê nội mấy cánh đồng và làng La Cả. Chị đƣợc thừa hƣởng nhan sắc, phẩm hạnh của ngƣời mẹ và tình yêu văn chƣơng của ngƣời cha. 13 Mẹ Xuân Quỳnh là bà Nguyễn Thị Trích (cha Xuân Quỳnh thƣờng gọi là Trinh) là con gái nhà giàu, kết hôn với cha Xuân Quỳnh năm 17 tuổi. Bà qua đời vì bệnh lao năm 31 tuổi sau khi Xuân Quỳnh lên hai tuổi. Ngoài Xuân Quỳnh, bà còn có Đông Mai - chị Xuân Quỳnh và 3 ngƣời con trai đều mất khi mới 6 tháng tuổi. Cha Xuân Quỳnh là Ông Nguyên Quang Thƣờng (giáo Lục). Ông lãng mạn, từng sáng tác văn chƣơng, viết báo và dạy học. Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất, ông tái giá và có với vợ sau 4 ngƣời con. Vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, ông và vợ lẽ ra riêng rồi vào Sài Gòn sống, để Xuân Quỳnh và Đông Mai ở lại quê nhà với bà nội. Ông mất tại Sài Gòn (?) Học hết tiểu học, Xuân Quỳnh ở nhà với bà. Sau hiệp định Giơ – ne – vơ, Xuân Quỳnh tham gia văn nghệ thiếu nhi với bộ đội địa phƣơng. Năm 1955, Xuân Quỳnh đi thi nhân đoàn văn công Trung ƣơng về Hà Đông tuyển diễn viên và đƣợc chọn vào đội múa, công tác ở đoàn văn công. Từ 1955 đến 1963, Quỳnh đi biểu diễn nhiều lần ở nƣớc ngoài, dự đại hội Sinh viên Thanh niên Thế giới 1959 tại Viên (Áo). Năm 1962 - 1963, Xuân Quỳnh đƣợc chọn đi học khóa bồi dƣỡng những nhà viết văn trẻ khóa I tại Trƣờng Viết Văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi dự khóa học, Xuân Quỳnh chuyển sang công tác văn học. Từ 1954 chị là biên tập viên báo Văn nghệ rồi Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Đã in 7 tập thơ : Tơ tằm - chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may (giải thƣởng văn học 1990 - Hội nhà văn in sau khi Xuân Quỳnh qua đời), Cây trong thành phố - Chờ trăng (in chung), Bầu trời trong quả trứng (giải thƣởng văn học năm 1982 -1983); các tập truyện : Truyện Lưu Nguyễn, Bao giờ con lớn, Chú gấu trong vòng đu quay, Mùa xuân trên cánh đồng, Bến tàu trong thành phố, vẫn có ông trăng khác. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng