Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh...

Tài liệu Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh

.PDF
87
1
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH ĐÀO THU HÀ THI PHÁP TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn Phú Thọ, 2020 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH ĐÀO THU HÀ THI PHÁP TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Đặng Lê Tuyết Trinh Phú Thọ, 2020 ii LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Đào Thu Hà Nhận xét của GVHD iii LỜI CẢM ƠN! Người thực hiện xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đặng Lê Tuyết Trinh – Giảng viên bộ môn Ngữ văn, khoa Khoa học Xã hội & Văn hóa du lịch, trường Đại học Hùng Vương đã tận tình, chu đáo hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Người thực hiện cũng xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo là giảng viên bộ môn Ngữ văn và tập thể lớp K14 – ĐHSP Ngữ văn (khóa 2016 – 2020), khoa Khoa học Xã hội & Văn hóa du lịch, trường Đại học Hùng Vương đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm, ủng hộ trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện khóa luận. Do một số nguyên nhân về thời gian, điều kiện và năng lực bản thân, khóa luận vẫn còn những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy (cô) và những người quan tâm đến khóa luận để có thể tiếp tục hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng Người thực hiện Đào Thu Hà năm 2020 iv DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Dịch nghĩa Chữ viết tắt 1 Nxb Nhà xuất bản 2 PGS. TS Phó giáo sư - Tiến sĩ 3 THPT Trung học phổ thông 4 Tp. Thành phố 5 TNCS Thanh niên Cộng sản v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ........................ 15 Bảng 1.2. Các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ................... 18 Bảng 2.1. Thống kê các kiểu nhân vật trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh.................................................................................................... 23 Bảng 3.1. Bảng khảo sát không gian hoài niệm trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ............................................................................................. 47 Bảng 3.2. Bảng thống kê so sánh số lần xuất hiện của không gian học đường trong hoài niệm và trong hiện tại ...................................................................................... 53 Bảng 4.1. Bảng thống kê một số từ lóng xuất hiện trong 5 truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................................... 62 Bảng 4.2. Bảng thống kê một số hiện tượng khẩu ngữ học đường trong 5 truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh .......................................................... 64 Bảng 4.3. Bảng thống kê các thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong 05 truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................. 67 vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2 2.1. Lịch sử nghiên cứu thi pháp học và thi pháp truyện .......................................... 2 2.2. Một số nghiên về tác giả Nguyễn Nhật Ánh ...................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 4. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận ........................................................................................ 6 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 6 9. Bố cục của khóa luận ............................................................................................ 6 NỘI DUNG............................................................................................................... 7 Chương 1. THI PHÁP VĂN XUÔI VÀ VĂN XUÔI VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN SAU 1986 VỚI TRƯỜNG HỢP NGUYỄN NHẬT ÁNH ......................... 7 1.1. Giới thuyết về thi pháp và thi pháp truyện ......................................................... 7 1.1.1. Khái niệm thi pháp .......................................................................................... 7 1.1.2.Một số đặc điểm thi pháp truyện ...................................................................... 8 1.2. Giới thuyết về văn học tuổi mới lớn sau 1986 ................................................... 9 1.2.1.Khái niệm “văn học tuổi mới lớn” ................................................................... 9 1.2.2.Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn............................................................ 11 1.3. Giới thuyết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác viết cho tuổi mới lớn .................................................................................................................... 15 1.3.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh .......................................................... 15 1.3.2. Truyện Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy văn học tuổi mới lớn sau 1986 17 Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 20 vii Chương 2. THI PHÁP NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................................................................................................... 21 2.1. Thi pháp nhân vật truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh .......... 21 2.1.1. Từ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Nhật Ánh ................... 21 2.1.2. Đến thế giới nhân vật tuổi mới lớn trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh ........ 23 2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện .......................................................................... 34 2.2.1. Kết cấu........................................................................................................... 34 2.2.2. Cốt truyện chứa đựng tình huống truyện độc đáo và kết thúc bất ngờ ......... 37 Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 42 Chương 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .......... 43 3.1. Giới thuyết về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ........................ 43 3.1.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................. 43 3.1.2. Thời gian nghệ thuật...................................................................................... 44 3.2. Nhận diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ................................................ 46 3.2.1. Không gian của hoài niệm và kí ức ............................................................... 46 3.2.2. Không gian của hiện tại đầy trải nghiệm ...................................................... 52 3.2.3. Không gian mơ ước và hi vọng của tương lai ............................................... 56 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 60 Chương 4. THI PHÁP NGÔN TỪ TRONG TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ..................................................................... 61 4.1. Khẩu ngữ “học đường” và tiếng lóng .............................................................. 61 4.2. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị ........................................................................... 65 4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi, dễ hiểu ............................................................. 65 4.2.2. Ngôn ngữ ảnh hưởng của văn hóa dân gian .................................................. 66 4.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ .................................................................................... 69 4.3.1. Ngôn ngữ biểu cảm ....................................................................................... 69 viii 4.3.2. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình ......................................................................... 70 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thi pháp học là một môn khoa học nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học trong tính chỉnh thể, tính quan niệm. Đây là bộ môn khoa học có nhiệm vụ đặc thù trong lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học. Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá “tính văn học” trên các cấp độ cấu trúc biểu hiện nghệ thuật. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó đi sâu khám phá sự vận động, tiến hóa của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lý luận văn học, nó tập trung giải mã các cấu trúc thể hiện bản chất của văn học. Thi pháp học sẽ góp phần khắc phục các quan điểm sơ lược về bản chất và đặc trưng văn học, làm giàu thêm cho nghiên cứu phê bình văn học. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu văn học trên cơ sở thi pháp học đã trở thành xu hướng phổ biến giúp người đọc đi sâu khám phá cách thức, phản ánh hiện thực, tầm vóc, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, sự sáng tạo của nhà văn trong cách tổ chức tác phẩm. Các phạm trù truyền thống của thi pháp học như cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, lời văn, thời gian và không gian nghệ thuật,… là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa nghệ thuật bước tới thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 1.2. Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học đặc sắc, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách tân nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông đều mang đến một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Với giọng văn hài hước, nhẹ nhàng cùng thi pháp truyện đặc sắc, những trang văn của ông thật sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả những ai “từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh là cây bút đa tài, viết ở nhiều lĩnh vực nhưng thành công nhất vẫn là ở mảng văn xuôi với những sáng tác cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn. Ông đã từng vinh dự nhận nhiều giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam,… Riêng tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã xuất sắc đạt giải thưởng Văn học ASEAN (2010) tại Thái Lan và giải thưởng FAHASA (2012). Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 – 1995) và 10 năm sau này (2005) do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng được chuyển thể thành phim, phim truyền hình, kịch, dịch ra tiếng nước ngoài, … luôn được độc giả và khán giả yêu mến, nồng nhiệt đón mừng. 2 1.3. Thế hệ trẻ chúng tôi thật sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và đặc biệt là cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh. Những tác phẩm đó cuốn hút chúng tôi vào hành trình khám phá các tác phẩm của ông, từ những trang văn hóm hỉnh giàu ý nghĩa nhân sinh để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ trong sáng. Từ hồi ức của một thời đã xa trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tìm thấy chính mình ở trong đó. Bởi vậy, bản thân tôi yêu thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh một cách tự nhiên và chân thành. Thực hiện đề tài này cũng là thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – một “hiện tượng” của văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với mong muốn có thêm một hướng tiếp cận theo hướng thi pháp về nhà văn vốn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam, cũng như lý giải sức hút mãnh liệt của tác phẩm đối với bạn đọc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu thi pháp học và thi pháp truyện Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất của ngành nghiên cứu văn học. Ở phương Tây thời cổ đại Hy Lạp, thi pháp học nghiên cứu các phương tiện biểu hiện, thể loại, ngôn từ. Thi pháp học (Poetika) của Aristotle là công trình nổi tiếng nhất trong các thi pháp học đương thời, tổng kết kinh nghiệm nghệ thuật Hy Lạp (sử thi, bi kịch, tụng ca), là cẩm nang về các quy tắc sáng tác, các lời khuyên hữu ích để dạy bảo những người làm nghề sáng tạo văn học. Ở Trung Quốc, nếu hiểu thi pháp là nghiên cứu văn học như một nghệ thuật thì Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp là công trình thi pháp học sớm nhất, bởi nó dạy cho người ta những tinh túy của phép làm văn. Thi pháp học đồng thời là một kiểu “triết luận” về hình thức nghệ thuật với các công trình như: Khái niệm về hình thức và kết cấu trong phê bình văn nghệ thế kỷ XX (Rene Wellek, Hoài Anh dịch), Thi học và Ngữ học, Lý luận văn học phương Tây hiện đại (Trần Duy Châu biên dịch), Lý luận văn học, những vấn đề hiện đại (Lã Nguyên biên dịch), Lý luận và Thi pháp tiểu thuyết (M. Bakhtin – Phạm Vĩnh Cư dịch), Lý luận văn học (Wellek và Warren, do Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự dịch)... Phần lớn những công trình này là của các nhà nghiên cứu Nga – Xô viết. Hiện nay, có một số công trình Thi pháp học Âu – Mỹ đã được giới thiệu ở Việt Nam. 3 Ở Việt Nam, trong nửa đầu thế kỷ XX, đã có một số đề tài bàn về nghệ thuật văn chương. Nhưng hầu như chỉ là những đề tài phê bình, điểm sách chứ chưa phải nghiên cứu khoa học. Ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975, có một số đề tài liên quan tới Thi pháp như: Thi pháp (1958 -1960) của Diên Hương, Nguyên tắc sáng tác thơ ca (1959) của Vũ Văn Thanh, Luật thơ mới (1961) của Minh Huy, Từ thơ mới đến thơ tự do (1969) của Bằng Giang, Lược khảo văn chương (1963) của Nguyễn Văn Trung,... Sau 1975, tình hình nghiên cứu Thi pháp học lắng xuống một thời gian. Mãi đến sau 1986, Thi pháp học mới hình thành với tư cách là một khoa học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu thi pháp học và thi pháp truyện như: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Về Thi pháp thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi (Nguyễn Hải Hà), Sự phát triển của Thi pháp Đỗ Phủ qua các thời kỳ sáng tác (Hồ Sĩ Hiệp), Truyện Nôm – Lịch sử phát triển và Thi pháp thể loại (Kiều Thu Hoạch), Thi pháp ca dao (Nguyễn Xuân Kính), Thi pháp thơ Tố Hữu, Những thế giới nghệ thuật thơ , Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Thi pháp trong văn học thiếu nhi (Bùi Thanh Truyền chủ biên), Thi pháp học ở Việt Nam (Nguyễn Đăng Điệp – Nguyễn Văn Tùng), Thi pháp hiện đại (Đỗ Đức Hiểu), Những vấn đề Thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa), Góp phần tìm hiểu phương pháp cấu trúc (Nguyễn Văn Dân), Chủ nghĩa cấu trúc và văn chương (Trịnh Bá Đĩnh), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ Thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh), Trường phái hình thức Nga (Huỳnh Như Phương),... Những công trình này đã xác lập được nền tảng lí luận về thi pháp học và thi pháp truyện tương đối vững chắc. Dựa vào đó, tác giả khóa luận có thể định hình được cơ bản đặc điểm thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn trong văn học sau 1975 nói chung và trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nói riêng. 2.2. Một số nghiên về tác giả Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn từ những năm 70 của thế kỉ với tư cách là một nhà văn thân quý của thế giới tuổi thơ. Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Với hơn 20 năm cầm bút, những sáng tác của Nguyễn Nhất Ánh đã góp phần không nhỏ làm cho đời sống văn học viết cho thiếu nhi, thanh thiếu niên thêm sôi nổi, phong phú. Nguyễn Nhật Ánh tạo nên sức hút lớn đối với các độc giả, có rất nhiều bài giới thiệu, bình luận, nhận xét, đánh giá về ông, về các sáng tác của ông trên các 4 báo, tạp chí, mạng xã hội, trang thông tin điện tử. Có thể kể đến những bài viết như: Nhà văn thời vi tính (Ngô Thị Kim Cúc) trên báo Thanh niên, số Xuân 2000; Nước mắt hồi sinh thế giới (Lưu Khánh Thơ), báo Thanh niên, số ra ngày 07/07/2013,… Tuy nhiên đây chỉ là những bài viết mang tính chất giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông với những mức độ, khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Công trình Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa (2005) của tác giả Phạm Thị Bền là luận văn thạc sĩ đầu tiên đi sâu nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả đã tập trung khai thác bộ truyện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được coi là “hiện tượng” của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới. Tác giả Vũ Thị Hương với đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2009) đã mở rộng đối tượng nghiên cứu thêm hai tác phẩm là Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác nữa như luận văn thạc sĩ Yếu tố huyền thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Lê Thị Diệu Phương, Đặc điểm nhân vật người kể chuyện trong “Tôi là Bêtô” của Nguyễn Nhật Ánh (2013) của tác giả Vũ Thị Hương Giang, khóa luận tốt nghiệp Các nhóm nhân vật chính trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh (2010) của Đàm Thị Thu, Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân); Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật dị biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm Thị Hằng); Nhóm nhân vật bất toàn về nhãn dạng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Tuyết),… Việc điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề thi pháp truyện và tình hình nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cho thấy, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh dưới ánh sáng của lí thuyết thi pháp học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu viết cho tuổi mới lớn thể hiện những vấn đề thi pháp Nguyễn Nhật Ánh. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của khóa luận, tác giả tập trung nghiên cứu thi pháp văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh trong năm tác phẩm viết cho tuổi mới lớn sau: 1. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Mắt biếc, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Thằng quỷ nhỏ, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2014), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Mục tiêu nghiên cứu Từ lý thuyết các phạm trù cơ bản của thi pháp trong tác phẩm văn học nói chung và thi pháp truyện nói riêng, khóa luận tập trung khái quát thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn và nghiên cứu cụ thể một số vấn đề thi pháp truyện của Nguyễn Nhật Ánh qua 05 tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của ông. Từ đó phần nào giải mã sức hút của hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi hướng đến các nhiệm vụ: - Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về thi pháp, thi pháp truyện và xác lập một cách hệ thông các đặc điểm thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn. - Thứ hai, từ việc khảo sát, phân tích năm truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả đi sâu nghiên cứu về đặc điểm thi pháp truyện Nguyễn Nhật Ánh với những khía cạnh cụ thể như thi pháp nhân vật, thi pháp cốt truyện, thi pháp ngôn ngữ,... 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại một số tác phẩm viết cho tuổi mới lớn (thanh thiếu niên từ 13 -19 tuổi) tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và các hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong một số tác phẩm tiêu biểu viết cho tuổi mới lớn của ông. - Phương pháp phân tích bình giảng: Phân tích, bình giảng những phương diện thi pháp nổi bật về thi pháp nghệ thuật trong một số tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng các kiến thức ngành liên quan như ngôn ngữ, lý luận văn học, triết học, lịch sử, tâm lý học… để hình thành cơ sở lý thuyết, giải quyết một số nội dung, đặc biệt là lý giải những vấn đề liên quan về thi pháp trong văn học. 6 7. Đóng góp của khóa luận - Cung cấp một cái nhìn hệ thống về thi pháp truyện từ những khía cạnh như: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ… đồng thời góp phần làm sáng tỏ những ứng dụng của lí thuyết nghiên cứu thi pháp học đối với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. - Là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá đặc điểm phong cách Nguyễn Nhật Ánh trong lĩnh vực văn học viết cho tuổi mới lớn và đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam đương đại. - Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về các phương diện khác của ngôn ngữ học cũng như tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và các tác giả khác. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Khóa luận góp phần tìm hiểu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh để từ đó phục vụ cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại sau 1975. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là tài liệu góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại sau 1975 ở trường Phổ thông. 9. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Thi pháp văn xuôi và văn xuôi viết cho tuổi mới lớn sau 1986 với trường hợp Nguyễn Nhật Ánh Chương 2: Thi pháp nhân vật và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh Chương 4: Thi pháp ngôn từ trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh 7 NỘI DUNG Chương 1 THI PHÁP VĂN XUÔI VÀ VĂN XUÔI VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN SAU 1986 VỚI TRƯỜNG HỢP NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Giới thuyết về thi pháp và thi pháp truyện 1.1.1. Khái niệm thi pháp Khoảng giữa thế kỷ XX, việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần Thi pháp học đã trở thành một trong những xu hướng chung chính trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, với chủ trương mở cửa, hội nhập thế giới, từ sau năm 1986 đến nay, việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm Thi pháp học cũng là “miền đất hứa” với nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học. Thuật ngữ thi pháp, thi pháp học vì thế cũng là khái niệm luôn quan tâm và nhận diện. Theo nghĩa hẹp: thi pháp là sự tổng hợp các thành tố (hoặc các cấp độ) của hình thức nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ: Cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngôn ngữ nghệ thuật, nhịp và vần. Theo nghĩa rộng, thi pháp không chỉ có những thành tố kể trên mà còn bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại và các phạm trù: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới và con người. Thi pháp học là bộ môn khoa học của ngành nghiên cứu văn học chuyên nghiên cứu hình thức nghệ thuật tác phẩm văn chương (đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản. Xét theo chỉnh thể thế giới nghệ thuật, thi pháp học nghiên cứu các phạm trù thi pháp phản ánh các yếu tố, các thuộc tính của thế giới nghệ thuật nói chung và của thế giới nghệ thuật nói riêng. Các phạm trù đó là thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biến cố nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật, hình tượng tác giả, cốt truyện, kết cấu, nhịp điệu, giọng điệu, lời văn,… Việc nghiên cứu thi pháp có ý nghĩa rất lớn với nền văn học. Nó đem lại khả năng phản ánh đời sống của một hình tượng. Cho thấy sự vận động và phát triển của tư duy nghệ thuật và nâng cao khả năng cảm thụ cho người tiếp nhận. Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng, chính vì vậy mà hình tượng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuật 8 khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người, do đó nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu thế giới tinh thần do con người sáng tạo ra và đó cũng chính là hình thức tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng ta tránh được và hạn chế được việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản để nghiên cứu mà phải nhìn một cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tượng nghệ thuật ở từng mảng của nó như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phẩm,... 1.1.2. Một số đặc điểm thi pháp truyện Truyện kể đã được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa là dãy sự kiện, tình huống và xung được định hướng một cách nghệ thuật trong thế giới các nhân vật; dựa vào trình tự của chúng, người ta phân biệt các bình diện cốt truyện (sự phân bố của các yếu tố thuộc dãy nói trên trong đời sống một nhân vật và ý nghĩa của chúng đối với nó. Hegel là người đặt nền móng cho lí thuyết truyện kể, khi ông phân tích động lực của hành động như vốn dĩ: nó là sự thống nhất năng động của các giai đoạn tĩnh tại tương đối (tình huống), sự phá vỡ trạng thái ấy cùng sự tách đôi được nảy sinh (xung đột) và, cuối cùng, sự giải quyết mâu thuẫn căng thẳng đã xuất hiện (sự kiện) mà kết cục là một tình huống mới được xác lập và cả chuỗi lại được lặp lại. Việc nghiên cứu thi pháp truyện kể (sujet) một cách hệ thống thường được tính từ thời đại hình thức luận Nga (V. Sklopvski, B. Tomashevski, Iu. Tynhanov, L.S. Vygotski). Đặc điểm nổi bật của hệ thống lí thuyết này là, một mặt, quy dãy sự kiện về cốt truyện (fibula), mặt khác, đồng nhất truyện kể (sujet) với trần thuật. Trong những nghiên cứu của mình, Y. Lotman - người sáng lập và là thủ lĩnh của Trường phái Tartus – Moskva, Nga cũng đã từng viết: “Truyện kể là công cụ mạnh mẽ để nhận thức đời sống. Phải nhờ vào sự xuất hiện của các hình thức trần thuật nghệ thuật, con người mới học được cách nhận ra bình diện truyện kể của hiện thực, tức là học cách chia nhỏ dòng chảy của các sự kiện thành một số đơn vị gián đoạn, kết hợp chúng với một ý nghĩa nào đấy (tức là diễn giải về mặt ngữ nghĩa) và tổ chức chúng thành một chuỗi có trật tự (diễn giải chúng về mặt ngữ đoạn). Phân bổ các sự kiện – các đơn vị gián đoạn của truyện kể – để, một mặt, trao cho chúng một ý nghĩa nào đó, mặt khác, tạo cho chúng một trình tự thời gian, trình tự nhân quả xác định, hoặc một trình tự khác nào đó, chính là bản chất của truyện kể” [22; 332]. 9 Như vậy, từ lí thuyết về thể loại và các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác, có thể thấy khái niệm “truyện” là loại ngôn từ nghệ thuật đối lập với thơ. Chính vì thế khi nghiên cứu thi pháp truyện, chúng ta có thể xem xét các yếu tố hạt nhân quan trọng trong cấu trúc nội tại của truyện là: nhân vật và quan niệm về con người; không gian và thời gian nghệ thuật, cốt truyện và kết cấu; nghệ thuật trần thuật. Đây chính là những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa thể loại truyện và các thể loại văn học khác như thơ, kịch, ký hay văn chính luận. 1.2. Giới thuyết về văn học tuổi mới lớn sau 1986 1.2.1. Khái niệm “văn học tuổi mới lớn” Thuật ngữ “văn học tuổi mới lớn” được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Song để tìm một định nghĩa chính xác về dòng văn học tuổi mới lớn thì qua khảo sát, nghiên cứu các tài liệu của các nhà lí luận văn học lớn trong nước, chúng tôi cũng chưa tìm ra được một khái niệm cụ thể nói về dòng sáng tác này. Những cũng giống như việc định hình lứa tuổi mới lớn chỉ mang tính tương đối, ước lượng thì dòng văn học viết cho tuổi mới lớn cũng đưa đến nhiều quan niệm và ý kiến khác nhau từ các học giả nghiên cứu đến độc giả. Theo quan niệm truyền thống, văn học tuổi mới lớn được xếp vào mảng văn học thiếu nhi, là một bộ phận của văn học thiếu nhi. Tuy nhiên, khi nói về văn học thiếu nhi, đa số đều chỉ nói đến dòng văn học viết cho trẻ em (tức là thiếu niên, nhi đồng), còn văn học tuổi mới lớn dường như bị “lãng quên”. Tuy nhiên khi xét từ góc độ đối tượng tiếp nhận, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa văn học thiếu nhi thông qua độ tuổi của người đọc. Nhà nghiên cứu M.R.Margaret đã định nghĩa văn học cho lứa tuổi 13 đến 18 tuổi là văn học thanh niên (tuổi mới lớn) và văn học cho tuổi từ sơ sinh đến 13 tuổi là văn học thiếu nhi. Cũng dựa vào độ tuổi, nhà văn Lê Phương Liên định nghĩa văn học thiếu nhi là một thể loại văn học đặc thù nhằm phục vụ một đối tượng văn học rộng lớn bao gồm: lứa tuổi mầm non (dưới 6 tuổi), lứa tuổi nhi đồng (từ 6 -10 tuổi), lứa tuổi thiếu niên (từ 11 - 13 tuổi), tuổi mới lớn (từ 13, 14 tuổi - 18, 19 tuổi). Như vậy, Văn học tuổi mới lớn được định danh trước hết dựa trên đối tượng phản ánh khu biệt của tác phẩm. Đây được coi là yếu tố nòng cốt làm nên sự khác biệt của dòng văn học này với các sáng tác khác. Có thể hiểu, văn học tuổi mới lớn bao gồm những văn bản văn học được viết dành riêng cho độc giả thanh thiếu niên từ 13 đến 19 (còn gọi là độ tuổi teen), những văn bản được đối tượng tuổi mới lớn lựa chọn đọc. Như vậy, ranh giới giữa văn học tuổi mới lớn và văn học người lớn 10 cũng rất mong manh. Từ đó, những tác phẩm văn học tuổi mới lớn sẽ cần dung chứa trong nó những đặc trưng riêng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Ở giai đoạn này, các em phải đối diện với sự trưởng thành của bản thân về mặt sinh lý cũng như những biến động trong tâm tư, tình cảm. Biết bao vấn đề nhạy cảm, phức tạp diễn ra ở lứa tuổi “ẩm ương”, “chanh cốm” cần được phản ánh trong các sáng tác. Bên cạnh đó, góp phần định danh cho xu hướng văn học này không thể thiếu các tiêu chí về nguyên tắc sáng tác. Vấn đề được đặt ra trong mỗi truyện phải phù hợp với tuổi tác và kinh nghiệm của nhân vật chính đang ở độ tuổi mới lớn. Bên cạnh đó, những tác phẩm này vừa phải giàu tính giáo dục, có khả năng định hướng thẩm mỹ cho các em, vừa mang tính giải trí cao. Cũng qua việc khảo sát và nghiên cứu, chúng ta có thể thấy trong văn học tuổi mới lớn thì truyện viết cho tuổi mới lớn là một bộ phận đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới sau 1986. Nói đến văn học tuổi mới lớn của Việt Nam, người đọc có thể nhớ ngay đến những tác phẩm văn học từng gắn bó với bạn đọc tuổi mới lớn như Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì? (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc). Trước đó, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ cũng tái bản một loạt tác phẩm của nhà văn Từ Kế Tường như Mối tình như sương khói, Áo tím qua đường, Còn những bóng mưa tan… Những tên tuổi trên đây đều là những nhà văn gắn liền với nhiều tác phẩm dành cho tuổi mới lớn cách đây khoảng 30 - 40 năm. Cùng với những tên tuổi khác như Nguyễn Thái Hải, Thùy An, Minh Quân…, họ đã tạo nên một dòng văn học cho tuổi mới lớn với nhiều dấu ấn sâu đậm. Sở dĩ dòng văn học cho tuổi mới lớn trước đây tạo được chỗ đứng không nhỏ một phần vì có nhiều sân chơi dành riêng cho những tác giả của dòng sách này. Đó chính là sự xuất hiện của những tờ báo như Tuổi Ngọc, Phượng Hồng, Nữ Sinh…; kèm theo đó là sự xuất hiện của các nhóm bút dành cho tuổi học trò như Vòm Me Xanh (Báo Mực Tím), Hương Đầu Mùa (Báo Hoa Học Trò). 10 năm trước, Nhà xuất bản Kim Đồng từng có tủ sách “Tuổi mới lớn”, đã trở thành nơi phát hiện và ươm mầm cho nhiều cây bút văn chương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường như Dương Thụy, Nguyễn Thiên Ngân, Võ Thu Hương, Đoàn Phương Huyền, Văn Thành Lê, La Thị Ánh Hường… 11 Tuy nhiên, theo lời nhà văn Tiểu Quyên: “Văn chương tuổi mới lớn hiện nay đã đi theo một dòng chảy rất khác. Đó là sách tản văn tự sự, du ký, sách truyền cảm hứng, thậm chí là tự truyện của người trẻ... Thật ra, đó chính xác không phải là dòng sách văn học tuổi mới lớn. Nếu có, tôi chỉ thấy trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Một số nhà văn, tác giả trẻ cũng có viết cho lứa tuổi này nhưng lại không nhiều sức lan tỏa. Văn học ghi chép thời đại, tôi nghĩ, thời đại này, những người trẻ đã cùng vẽ nên bức tranh văn chương cho chính lứa tuổi họ bằng những tác phẩm mang thiên tính cảm xúc cá nhân nhiều”. [26; 1] 1.2.2. Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn 1.2.2.1. Thi pháp cốt truyện Đáp ứng nhu cầu thưởng thức của lứa tuổi mới lớn đồng thời cũng phù hợp với quá trình hoàn thiện nhận thức của lứa tuổi này, kết cấu cốt truyện của văn học tuổi mới lớn thường rất rõ ràng, mạch lạc, thường viết về giai đoạn trưởng thành, có nhiều biến cố và tình huống bất ngờ. Nhiều cốt truyện văn học tuổi mới lớn mô phỏng sinh động đời sống của thế giới “teen”. Bước vào văn học tuổi mới lớn, thế giới tuổi “teen” hiện ra vô cùng phong phú. Việc các nhân vật học tập, vui chơi, ứng xử với thầy cô, bạn bè, người thân, hay những người xa lạ, … phản ánh quá trình trưởng thành của nhân vật, qua đó khẳng định tính chất giáo dục của văn học tuổi mới lớn. Bài học giáo dục ở đây trở nên lạ mà quen, bởi bạn đọc được trải nghiệm những cảm giác thú vị về cuộc sống của chính mình trong các bối cảnh đa dạng khác nhau. Đó là những vất vả của tuổi mới lớn nơi làng quê nghèo, là cuộc sống sôi động, đầy đủ tiện nghi nhưng trống vắng tình thân của lứa tuổi mới lớn ở các đô thị hiện đại, hay thậm chí cả cuộc sống đầy khác lạ ở xứ người của những du học sinh Việt Nam. Tất cả đều được tái hiện đầy đủ, sinh động và sắc nét. Điểm đầu tiên tạo nên thành công của các tác phẩm văn học tuổi mới lớn là nhà văn miêu tả thế giới trẻ thơ như chính trẻ thơ chứ không phải ai khác. Thoạt nghe, điều này có vẻ hiển nhiên nhưng thực ra để sống lại những cảm xúc, suy nghĩ của lứa tuổi đã qua, nhà văn phải trải qua không ít thử thách. Đối tượng chủ yếu của văn học tuổi mới lớn là các độc giả đang ở độ tuổi trưởng thành, hoàn thiện về nhân cách nên ngoài chức năng giải trí và thẩm mĩ, văn học tuổi mới lớn cần có chức năng giáo dục. Tuy nhiên, chức năng giáo dục của văn học tuổi mới lớn không bộc lộ trong các giáo điều, lời răn dạy mà được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng