Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin...

Tài liệu Thi pháp thơ trữ tình alexander sergeyevich pushkin

.PDF
80
1
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢỢNG THI PHÁP THƠ TRỮ TÌNH ALEXANDER SERGEYEVICH PUSHKIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sƣ phạm Ngữ văn Phú Thọ, 2019 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢỢNG THI PHÁP THƠ TRỮ TÌNH ALEXANDER SERGEYEVICH PUSHKIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sƣ phạm Ngữ văn NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. ĐẶNG THỊ BÍCH HỒNG Phú Thọ, 2019 ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp Thi pháp thơ trữ tình Alexander Sergeyevich Pushkin đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học và sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS. Đặng Thị Bích Hồng. Tôi xin đƣợc tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô. Nhân đây , tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong ngành Sƣ phạm Ngữ văn, khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch. Do thời gian có hạn và năng lực bản thân nên khóa luận có những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và những ngƣời quan tâm đến khóa luận. Xin trân trọng cảm ơn! Việt trì, ngày 15 thán 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Phƣợng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài khóa luận ............................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 6 7. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 6 Chƣơng 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜITRONG THƠ TRỮ TÌNH PUSHKIN 1.1.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thi pháp học ................................. 7 1.1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ........................................... 7 1.1.2.Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học...................... 8 1.2.Nhận diện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ trữ tình Pushkin .. 10 1.2.1.Con ngƣời cá nhân ..................................................................................... 10 1.2.2. Con ngƣời cách mạng................................................................................ 14 Chƣơng 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬTTRONG THƠ TRỮ TÌNH PUSHKIN 2.1.Không gian nghệ thuật trong thi pháp học .................................................... 24 2.1.1.Khái niệm không gian nghệ thuật .............................................................. 24 2.1.2.Đặc điểm không gian nghệ thuật trong văn học ........................................ 25 2.2.Nhận diện không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin ....................... 28 2.2.1.Không gian điểm ........................................................................................ 28 2.2.2.Không gian tuyến ....................................................................................... 37 Chƣơng 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬTTRONG THƠ TRỮ TÌNH PUSHKIN 3.1. Thời gian nghệ thuật trong thi pháp học ...................................................... 43 3.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ................................................................. 43 3.1.2. Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong văn học ............................................. 45 3.2. Nhận diện thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin.......................... 50 iv 3.2.1. Thời xã hội, lịch sử.................................................................................... 50 3.2.2. Thời gian thiên nhiên ................................................................................ 56 3.2.3. Thời gian sinh hoạt .................................................................................... 61 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khảo sát, thống kê ở bình diện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân trong thơ trữ tình Pushkin............................................................................... 10 Bảng 1.2. Khảo sát, thống kê các bài thơ trữ tình cách mạng của Pushkin ............ 15 Bảng 1.3. Khảo sát, thống kê ở bình diện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cách mạng trong thơ trữ tình Pushkin ............................................................................. 16 Bảng 2.1. Khảo sát, thống kê loại hình cấu trúc không gian điểm trong thơ trữ tình Pushkin .................................................................................................................... 29 Bảng 2.2. Khảo sát, thống kê loại hình cấu trúc không gian tuyến trong thơ trữ tình Pushkin .................................................................................................................... 38 Bảng 3.1. Khảo sát, thống kê thời gian xã hội, lịch sử trong thơ trữ tìnhPushkin .. 51 Bảng 3.2. Khảo sát, thống kê thời gian thiên nhiên trong thơ trữ tình Pushkin ..... 56 Bảng 3.3. Khảo sát, thống kê thời gian sinh hoạt trong thơ trữ tình Pushkin ......... 62 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài khóa luận Nƣớc Nga – một đất nƣớc vô cùng rộng lớn trải dài từ Á tới Âu với những thành tựu văn học nghệ thuật rƣc rỡ. Những thành tựu văn học đó là niềm tự hào của nƣớc Nga nói riêng và của thế giới nói chung.Văn học Nga phát triển đặc biệt từ thế kỉ XIX bởi trong thế kỉ này, nƣớc Nga đã có một bƣớc tiến vƣợt bậc sánh ngang với các quốc gia phƣơng Tây. Sự xuất hiện của nhiều nhà văn nhà thơ trên văn đàn văn học là minh chứng chứng minh cho điều này, tiêu biểu phải kể đến Pushkin. Ngƣời ta nói rằng “Pushkin là một hiện tƣợng hiếm có” [6, 14] chẳng sai khi mà ông luôn phê phán chế độ Nga hoàng lúc bấy giờ. Ca ngợi tự do và tình yêu là một chủ đề không thể thiếu trong thơ trữ tình Pushkin. Pushkin chính là niềm tự hào kiêu hãnh cho đất nƣớc Nga nói riêng và cho nhân loại nói chung. Viết về Pushkin là ta đang nói đến ngƣời khởi đầu của mọi khởi đầu, thể hiện trên nhiều phƣơng diện: hình tƣợng, thể loại, đề tài, cảm hứng... Thi pháp học là “khoa học nghiên cứu tất cả các bình diện của hình thức nghệ thuật của văn học, một hình thức có ý nghĩa nhƣ là ngôn ngữ giao tiếp của văn học” [31, 15]. Bất kể một tác phẩm văn học nào khi sinh ra đều có những vấn đề về thi pháp nhất định. Những vấn đề đó có ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn bộ nội dung của tác phẩm cũng nhƣ tƣ tƣởng chủ đạo mà tác giả muốn truyền đạt đến bạn học thông qua tác phẩm. Trong các sáng tác thơ trữ tình của Pushkin cũng vậy, cũng có thi phápvà nó chính là yếu tố không thể thiếu làm nên phong cách thơ trữ tình Pushkin. Chính vì những lí do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thi pháp thơ trữ tình Alexander Sergeyevich Pushkin làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp nhằm làm rõ những yếu tố thi pháp trong thơ trữ tình Pushkin. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Thơ là một thể loại văn học” [8, 165] mà qua đó tác giả có thể bộc lộ những xúc cảm một cách vô cùng mãnh liệt của bản thân và thơ trữ tìnhPushkin 2 cũng không phải ngoại lệ. Ông – “Mặt trời thi ca Nga” sinh năm 1799 tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc. Chính vì lẽ đó năm mƣời hai tuổi ông học trƣờng Lixê, đây là trƣờng học do Nga hoàng mở nhằm “đào tạo nhân tài cho đất nƣớc” [6, 19]. Mặc dù vậy nhƣng tại đây ông đƣợc tiếp thu những kiến thức từ các giáo sƣ tiến bộ cùng với sự xuất hiện và phát triển của cao trào đấu tranh yêu nƣớc. Không chỉ riêng Pushkin mà cả các học trò ở đó đã đƣợc giáo dục tinh thần đấu tranh chống nô dịch và bồi dƣỡng lòng yêu tự do. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh vệ quốc đã thổi một luồng gió mới vào trong tâm hồn nhà thơ Pushkin. Ông nhƣ yêu thêm tổ quốc mình, trái tim của ông nhƣ hòa chung nhịp đập cùng nhân dân, cùng đất nƣớc. Thơ ca của ông vang dội khắp đất nƣớc Nga và trở thành biểu tƣợng của nhân dân Nga. Nhƣng năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d’Anthes – một sĩ quan kị binh trong quân đội là chồng của vợ mình. Pushkin đã thách đấu súng, kết quả của cuộc đọ súng hết sức bi kịch khi cả hai đều bị trọng thƣơng và Pushkin qua đời hai ngày sau đó. Mặc dù Pushkin đã ra đi nhƣng những gì mà ông để lại là vô cùng đồ sộ. Với văn xuôi có thể kể đến các tác phẩm Cuốn tiểu thuyết với những bức thư (1827), Con đầm pích (1834), Người con gái viên đại úy (1836)… Kịch với sựu góp mặt của Boris Godunov và Bi kịch nhỏ. Truyện thơ với các bài Ruxlan và Liudmila (1820), Anh em lũ cướp (1821), Yevgeny Onegin (1825 - 1832),… Và đặc biệt là thơ trữ tình với sự góp mặt của khoảng hơn 800 bài thơ, có thể kể đến các bài thơ tiêu biểu nhƣ Tôi yêu em, Tự do, Con đường mùa đông,…đã làm rạng danh cho đất nƣớc Nga nói riêng và là niềm tự hào của thế giới nói chung đồng thời đã hoàn thành tuyệt diệu công việc “khởi đầu của mọi khởi đầu”, các thế hệ sau sẽ tiếp tục con đƣờng dang dở của ông. Cũng bởi tài năng của Pushkin mà nhiều ngƣời đã quan tâm và đi tìm hiểu về nhà thơ này. Trên thế giới nhiều nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng từng nhận định về Pushkin, chẳng hạn “V.G. Bêlinxki đã viết: “Pushkin thuộc về những hiện tƣợng vĩnh viễn sống và vận động, không dừng lại ở thời điểm thần chết bắt gặp, mà vẫn tiếp tục phát triển trong ý thức của xã hội “” [3,5]. V.G. Bêlinxki 3 cũng thừa nhận vai trò to lớn của Pushkin. Theo nhà phê bình, “Pushkin là “sự biểu hiện đƣơng thời với ông, là ngƣời đại biểu cho nhân loại đƣơng thời với ông và đó là thế giới Nga, là nhân loại Nga”. “Pushkin là sự biểu hiện hoàn chỉnh của thời đại mình”” [38,47]. Gôgôn cũng “thừa nhận Pushkin là nhà thơ dân tộc vĩ đại, đánh giá cao tinh thần đấu tranh cho tự do, tính hàm súc, cô đọng và chính xác của nghệ thuật Pushkin” [38, 48]. Cả F. Dostoevsky cũng không tiếc những lời khen ngợi “Pushkin, Lomonosov là những bậc thiên tài” [11,12]. Hay “nhà thơ Arsenhi Tarkovsky vẫn tiếp tục tuyên bố: “Không có câu đố nào khó hơn, phức tạp hơn câu đố về Pushkin. Rất nhiều điều ở Pushkin vẫn là điều bí ẩn”” [11, 13]. Và cả M. Gorki đã có lần nói “không có một đề tài nào có nhiều ý nghĩa và huyền diệu hơn là thân thế và sự nghiệp Puskin” [6, 15]… Không chỉ vậy, Pushkin còn đƣợc lên báo của Mĩ nhờ bài báo của nhà thơ John Greenleaf Whittier (1807-1892) đăng trên tờ The National Era ở Washington D.C. ngày 11 tháng 2 năm 1847. Ngoài ra, Pushkin còn là chủ đề của rất nhiều ngƣời yêu thơ văn của ông tìm hiểu nhƣ chuyên luận Văn xuôi Pushkin (1966) của A.Lezhnev, Nghệ thuật bậc thực thầy của Pushkin (1955) của D.D.Blahoy…. cho thấy tầm ảnh hƣởng của Pushkin là không hề nhỏ. Ở Việt Nam có thể kể đƣợc rất nhiều các dịch giả, các nhà nghiên cứu nghiên cứu về Pushkin từ rất sớm. Tuy nhiên việc nghiên cứu này thực sự nở rộ khi những dịp kỉ niệm một trăm năm, một trăm năm mƣơi năm, hai trăm năm ngày sinh của Pushkin. Nhiều công trình nghiên cứu về ông ra đời, tiêu biểu phải kể đến Đỗ Hồng Chung với nhiều cuốn sách đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận, “Puskin nhà thơ Nga vĩ đại” là một cuốn sách tiêu biểu. Trong cuốn sách này, Đỗ Hồng Chung đã chỉ ra rằng “Pushkin là ngƣời tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga. Trải qua 8 thế kỉ trƣớc đó và đồng thời làm ngƣời mở đƣờng cho văn học Nga thế kỉ XIX tiến tới những đỉnh cao huy hoàng” [6, 13]. Ngoài ra, Đỗ Hồng Chung cũng tiếp tục khẳng định “Thơ Pushkin là những chặng đƣờng của nỗi riêng chung và chung riêng, là cuốn nhật kí thơ – tỉnh táo, theo sát sự kiện, bám chắc hiện thực, là cuốn nhật kí – thơ đắm say nồng nhiệt của một tâm hồn yêu thƣơng cuộc đời và con ngƣời. Thơ Pushkin là tƣ tƣởng, 4 tình cảm của Pushkin” [6, 68]. Bên cạnh đó còn phải kể đến cuốn sách “A.S. Pushkin – Mặt trời thi ca Nga” của Phạm Thị Phƣơng. Cuốn sách này mang đến cho bạn đọc những tri thức liên quan đến Pushkin từ cuộc đời, sáng tác cho đến các sáng tác văn xuôi, thơ trữ tình… Ngoài ra còn rất nhiều nhà nghiên cứu về Pushkin với những công trình nghiên cứu công phu nhƣ: Puskin và Tôi yêu em của Hà Thị Hòa (2008), Pushkin của Lê Nguyên Cẩn, Thành Đức Hồng Hà (2006), Văn học Nga trong nhà trường của Hà Thị Hòa (2007), … Hay các công trình nghiên cứu: Tình yêu của tôi đối với Pushkin của Tế Hanh (1987), Thiên tài Puskin của Hoàng Minh Châu (1997),… Đối với thơ, đáng quan tâm hơn cả là sự xuất hiện các bản dịch thơ của các dịch giả trong nƣớc nhƣ Thúy Toàn với cuốn Thơ (Tuyển thơ trữ tình do Thúy Toàn dịch). Đây là cuốn sách ra đời nhân dịp kỉ niệm 215 năm ngày sinh củathi hào vĩ đại Nga A.Pushkin với nội dung chủ yếu gồm hai phần: Phần đầu là tuyển thơ Pushkin do Thúy Toàn dịch, phần hai là Thúy Toàn kể chuyện về Pushkin mang đến cho độc giả yêu thơ một cuốn sách giá trị. Thêm vào đó là cuốn Thơ A.Puskin Song ngữ Nga – Việt do Vũ Thế Khôi tuyển chọn gồm 90 bài thơ nguyên tác. Và nhất là cuốn sách mới ra mắt đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và yêu thơ Pushkin săn đón Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ do Thúy Toàn dịch cho thấy vị trí cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của Pushkin đến độc giả và văn học nƣớc nhà. Nghiên cứu về thơ Pushkin đã đƣợc thực hiện trong nhiều công trình khóa luận tốt nghiệp, có thể kể đến “Đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ tình Puskin” của Ma Seo Dí, “Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Puskin” của Lê Thị My Ny, “Thơ trữ tình Pushkin” của Nguyễn Thị Chọn. Các đề tài khóa luận trên có những điểm chung đó là việc tìm hiểu sâu về tiếu sử, sự nghiệp sáng tác của qua từng giai đoạn có tính bƣớc ngoặt của Pushkin. Ngoài ra các tác giả còn đào sâu về hai mặt nội dung và nghệ thuật thơ. Qua đó, các phƣơng diện thuộc về thơ Pushkin đã đƣợc đề cập đến ít nhiều. 5 Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đào sâu nghiên cứu riêng biệt về thi pháp thơ trữ tình Pushkin. Trên có sở kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều ngƣời đi trƣớc, chúng tôi mong muốn đƣợc đi sâu vào tìm hiểu thi pháp trong thơ trữ tình Pushkin một cách hệ thống, từ đó góp phần tiếp cận phong cách nghệ thuật trong thơ trữ tình của Pushkin. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu thi pháp thơ trữ tình Pushkin nhằm xác định những điểm đặc trƣng và sự độc đáo trong thi pháp thơ trữ tình Pushkin, từ đó khẳng định vị trí của Pushkin trên thi đàn văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận nghiên cứu đặc điểm thi pháp thơ trữ tình Pushkin trên các phƣơng diện: quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Để đƣa ra đƣợc những nghiên cứu có tính xác thực cần phân tích dựa trên nghiên cứu các tài liệu, lí luận khác nhau về chủ đề thi pháp, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để hiểu chúng một cách toàn diện. Qua phân tích cần tổng hợp chúng lại, liên kết từng mặt, từng bộ phận trongthi pháp tạo ra một hệ thống lí thuyết có độ tin cậy cao về đối tƣợng. 4.2. Phương pháp lịch sử Khóa luận nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp này khi nghiên cứu về thơ trữ tình Pushkin, bởi lẽ sự ra đời của các tác phẩm là cả một quá trình. Việc sử dụng phƣơng pháp này sẽ đảm bảo tính logic của khóa luận đồng thời sự ra đời của các tác phẩm trữ tình cũng chịu sự chi phối của thời đại và bối cảnh lịch sử. 4.3. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi nghiên cứu các bình diện thi pháp học, tạo ra sự cụ thể và tính thuyết phục trong nghiên cứu. 4.4. Phƣơng pháp thi pháp học 6 Từ việc tìm hiểu thi pháp qua các tài liệu viết về thi pháp học, ngƣời đọc có thể vận dụng chúng trong quá trình nghiên cứu, là tiền đề để có đƣợc kết quả nghiên cứu chính xác thông qua các phƣơng diện của thi pháp học. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các bình diện thi pháp học trong thơ trữ tình Pushkin. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thơ trữ tình Pushkin trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin”, NXB Văn học, xuất bản năm 2014. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Khóa luận góp phần vào nghiên cứu vấn đề thi pháp nói chung, thi pháp trong thơ trữ tình Pushkin nói riêng với các phƣơng diện: quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian nghệ thuật vàthời gian nghệ thuật. Từ đó, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên (những bạn đọc) quan tâm tới Pushkin nói riêng và văn học Nga nói chung. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ trữ tình Pushkin Chƣơng 2. Không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin Chƣơng 3. Thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Pushkin 7 Chƣơng 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ TRỮ TÌNH PUSHKIN 1.1.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thi pháp học 1.1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Để biết đƣợc thế nào là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học, trƣớc hết cần hiểu đƣợc thế nào là quan niệm. Theo Trần Đình Sử, quan niệm là “hệ thống các quan điểm gắn bó với nhau, nảy sinh từ nhau đối với một hiện tƣợng nào đó”[31, 88]. Thêm vào đó, M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Chẳng vậy mà trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng xuất hiện hình bóng của con ngƣời từ vẻ đẹp, cử chỉ, hành động, lời nói… qua đó thể hiện đƣợc tính cách, nhân phẩm của mỗi nhân vật, nhất là nhân vật chính. Có một điều đáng chú ý ở đây là khi miêu tả bất kì một nhân vật nào, tác giả không chỉ chú ý đến những đặc điểm thuần túy vốn có của các nhân vật mà còn đi sâu vào khai thác lí giải, giải thích về đối tƣợng miêu tả từ đó thể hiện cái nhìn, suy nghĩ về nhân vật. Nhƣ vậy, “sự cảm nhận, lí giải, giải thích về con ngƣời bằng phƣơng tiện nghệ thuật đƣợc gọi là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời” [31;87]. Để giải thích cho quan niệm trên, có thể thấy trên thi đàn văn học các nhà văn nhà thơ đã miêu tả bằng các nguyên tắc, phƣơng tiện và motif miêu tả. Chẳng hạn, khi miêu tả hình ảnh những ngƣời dân chài lƣới trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh có viết: “Dân chài lưới, làn da găng rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” Hay ở bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã miêu tả hình ảnh thiên trong bốn mùa nhƣ tiên cảnh nhƣng xen vào đó làthấp thoáng bóng dáng hình ảnh con ngƣời: “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” 8 Ngay nhƣ trong tác phẩm vô cùng nổi tiếng Hóa thân của Kafka, nhà văn đã miêu tả một cách chân thực đến đau lòng đoạn Gregor Samsa vào một buổi sáng khi tỉnh dậy “nhận thấy mình đã biến thành một con côn trùng khổng lồ. Anh nằm ngửa trên cái lưng rắn như thể được bọc giáp sắt, và khi dợm nhấc đầu lên, anh nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng, phân chia làm nhiều đốt cong cứng đờ…Chân anh nhiều ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phàn còn lại của thân hình to đùng, vung vẩy bất lực trước mắt anh”. Nhƣ vậy, nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự miêu tả con ngƣời và nhiệm vụ của thi pháp học chính là đi tìm các nguyên tắc đó. 1.1.2.Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Quan niệm nghệ về con ngƣời trong văn học đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở bình diện thân thể. Bình diện này vô cùng quan trọng, nó có thể đƣợc thể hiện theo nhiều quan niệm khác nhau nhƣ: thẩm mĩ, kinh tế, chính trị, tôn giáo, y học… nhƣng cốt lõi vẫn là triết lí nghệ thuật. Chẳng hạn, trong văn học thế kỉ XX ở Việt Nam thân thể là sự hiến thân, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bởi vậy mà các tác phẩm giai đoạn này phát triển theo đúng tinh thần đó. Ví nhƣ một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu có viết: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…” Thứ hai, quan niệm biểu hiện của con ngƣời vƣợt qua ranh giới về địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác. Chẳng hạn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đi tìm cái đẹp không chỉ về dòng sông Đà mà còn về ông lái đò. Mặt khác, qua hình tƣợng ngƣời lái đò, tác giả ngợi ca ngƣời lao động Tây Bắc với những phẩm chất cao quý đồng thời thể hiện quan niệm của nhà văn: ngƣời anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có mặt trong cuộc sóng lao động hằng ngày. Thứ ba, con ngƣời có thể đƣợc thể hiện qua hành động hoặc tâm lí. Chẳng hạn trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhà văn đã miêu tả rất thành công 9 đoạn đối thoại giữa chị Dậu và ngƣời nhà lí trƣởng. Khi hắn bắt chị nộp tiền sƣu chị đã van nài khất nợ: “hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất”. Lúc đó, giọng nói của chị Dậu run sợ, nhún nhƣờng, hành động khúm núm. Nhƣng tâm lí của chị thay đổi hẳn khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”. Lúc này, ngƣời đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Rồi chị đã hành động: “Chị Dậu túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa”. Nhƣ vậy con ngƣời chị Dậu lúc này đã đƣợc thể hiện qua hành động và tâm lí. Thứ tƣ, “con ngƣời có thể đƣợc hình dung qua các phƣơng thức tu từ nghệ thuật nhƣ ẩn dụ, so sánh, nghịch dị, cái gì so sánh với cái gì, qua hệ thống các chi tiết (motif) nghệ thuật về tƣ thế, dáng điệu, động tác, màu sắc” [32,91]. Chẳng hạn, ca dao tục ngữ có câu: “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày” Hay: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Sự so sánh “thân em” với “hạt mưa” đã khắc họa chân dung, số phận ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa vô cùng trôi nổi, bạc bẽo, phó mặc tất cả vào tay kẻ khác. Thứ năm, ngƣời đọc, ngƣời nghe có thể hiểu đƣợc con ngƣời thông qua hoạt động giao tiếp, các cách xƣng hô của nhân vật trong tác phẩm. Đó có thể là ông, bà, anh chị, cô, chú, mày, tao, tớ cậu,… Mỗi một cách gọi sẽ hƣớng ngƣời đọc, ngƣời nghe đến một cảm nhận nhất định mà thông qua đó phần nào có thể hiểu đƣợc mối quan hệ cũng nhƣ vai vế và thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm. Chẳng hạn, trong tác phẩm Chí Phèo, mở đầu câu chuyện nhà văn đã viết: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Chỉ với một câu mở đầu ngƣời đọc có thể hình dung ra đƣợc nhân vật này là ngƣời thấp kém, thấp kém trong cả suy nghĩ và hành động hơn ngƣời bình thƣờng. Hay nhƣ 10 trong tác phẩm Số đỏ, Vũ trọng Phụng đã để Xuân Tóc Đỏ thể hiện thái độ mỉa mai với ông Phán: “Thưa ngài,ngài là một người chồng mọc sừng”. Nhƣ vậy quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thể hiện qua cái nhìn của tác giả khi nhà văn, nhà thơ thể hiện quan niệm của mình đối với con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời không chỉ đơn thuần là quan niệm của tác giả về nhân vật đƣợc nói đến trong tác phẩm mà sâu xa hơn còn thể hiện quan niệm về con ngƣời trong một xã hội, một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhân vật chỉ là một sản phẩm cụ thể do nhà văn tạo ra còn quan niệm nghệ thuật chính là mô hình con ngƣời thông qua nhân vật của nhà văn. 1.2.Nhận diện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ trữ tình Pushkin 1.2.1.Con người cá nhân Thống kê trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin” về con ngƣời cá nhân trong thơ Pushkin, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 1.1. Khảo sát, thống kê ở bình diện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhântrong thơ trữ tình Pushkin Quan niệm STT Tên bài nghệ thuật về Trang con ngƣời 1 2 Tình yêu Nỗi nhớ Lá thƣ bị đốt cháy 35 Gửi 36 Ngài và anh, cô và em 54 Tôi yêu em 63 Một chút tên 68 Ngƣời đẹp ơi nàng đừng hát nữa 55 Em từ giã 72 Tổng số bài 5 2 11 Trong văn học Nga, Pushkin chính là khởi đầu của mọi khởi đầu làm rạng danh nền văn học Nga cho đến tận ngày nay. Thơ Pushkin có vô vàn những điều mới mẻ và sâu sắc trong đó có cả quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân giữa cộng đồng ngƣời. Trên văn đàn văn học ngôi sao sáng Pushkin nổi bật rực rỡ trên nền trời với nhiều quan niệm về con ngƣời cá nhân trong thơ trữ tình. Con ngƣời cá nhân ấy đƣợc thể hiện thông qua cái “tôi” cá nhân mà trƣớc hết đó là tình yêu đôi lứa. Pushkin đã viết rất nhiều bài thơ mang chủ đề tình yêu, mỗi bài thơ lại mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rực cháy nhƣ thể thấy đƣợc chính bản thân mình cũng nằm trong số đó, mang những cảm xúc của chính nhà thơ. Có lẽ chính vì lẽ đó mà thơ tình của Pushkin mãi ở trong tâm trí ngƣời đọc mặc dù nó đƣợc ông sáng tác cách đây vài thế kỉ. Trƣớc hết, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân của Pushkin đƣợc thể hiện thông qua nỗi nhớ nhung, khắc khoải. Trong bài Người đẹp ơi nàng đừng hát nữa, Pushkin đã viết: “Chúng gợi lại cho anh trang đời khác Gợi cho anh nhớ lại dải bờ xa Ôi, tiếng hát của em sao tai ác! Gợi cho anh nhớ nội cỏ đồng hoa” [1, 55] Tiếng hát của ngƣời con gái làm thi nhân nhớ đến những hình ảnh đẹp đẽ trong cuộc sống đó là cỏ, đó là hoa. Nhƣng không chỉ dừng lại ở đó, tiếng hát của “người đẹp” còn làm nhà thơ nhớ đến “đêm trăng” và cả “dung nhan” của cô gái. Việc nhà thơ xƣng hô anh – em trong giao tiếp giúp ngƣời đọc dễ hình dung ra mối quan hệ giữa hai ngƣời đồng thời thể hiện tình cảm nhất định giữa đối tƣợng giao tiếp. Mặt khác, trong bài thơ Em từ giã, Pushkin cũng thể hiện nỗi nhớ da diết, “nhớ mãi” khi cô gái từ biệt để trở về “chốn cũ” và rồi bao xúc cảm của nhà thơ nhƣ tuôn trào: 12 “Đứng trước em anh mặc lệ rơi Hai tay em cứng đờ lạnh giá Níu giữ không đành để em đi” [1,72] Nhà thơ không ngần ngại mà trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình. Mặc kệ “lệ rơi”, chàng trai vẫn muốn giữ cô gái ở lại. Với cách xƣng hô anh – em, ngƣời đọc có thể dễ dàng hình dung ra mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa thi sĩ và cô gái. Nhƣng không chỉ dừng lại ở quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong nỗi nhớ, Pushkin thành công hơn cả là thể hiện con ngƣời trong tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. Con ngƣời trong tình yêu luôn hết mình và cao thƣợng. Bài thơ Tôi yêu em là một trong những minh chứng cụ thể tiêu biểu nhất cho quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân trong tình yêu của Pushkin. Mở đầu bài thơ, Pushkin viết: “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” [18; 63] Ở những vần thơ đầu tiên Pushkin đã thể hiện cái tôi cá nhân của bản thân: “Tôi yêu em”, nhà thơ không hề ngần ngại bộc bạch tình cảm của mình một cách trực tiếp đối với cô gái. Có lẽ tình yêu mà nhà thơ dành cho cô gái phải mãnh liệt, phải sâu sắc lắm nên mới có thể không ngần ngại bộc lộ nhƣ vậy. Pushkin thể hiện tình cảm cá nhân của mình dành cho cô gái một cách tự nhiên, không che đậy từ đó bộc lộ chính con ngƣời mình. Tình yêu mà Pushkin dành cho cô gái rất mãnh liệt, bởi lẽ “ngọn lửa tình” vẫn đang hừng hực cháy trong lòng. Nhƣng giờ đây, nhà thơ phải buông bỏ bởi không muốn để cô gái phải “bận lòng” hay “u hoài”thêm nữa. Ở đây có điều đáng chú ý, nhà thơ buông bỏ chứ không từ bỏ bởi tình yêu mà nhà thơ dành cho cô gái luôn “âm thầm”, luôn “chân thành, đằm thắm”. Mặc dù là có ghen đấy nhƣng rồi cũng chẳng có hi vọng gì, cho nên nhà thơ đành buông bỏ và thầm mong: 13 “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” [1, 63] Lời cầu chúc cho cô gái cũng chính là tâm nguyện của nhà thơ. Pushkin không ngần ngại trực tiếp bộc bạch tâm trạng bản thân mình từ đó thể hiện tình yêu vô cùng cao đẹp mà các thế hệ ngƣời đọc sau đều khâm phục. Qua đó, Pushkin thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cá nhân trong tình yêu. Thơ tình của Pushkin không đơn thuần chỉ dừng lại ở đó. Nhiều bài thơ Pushkin thể hiện tình yêu vô cùng trong sáng, qua đó con ngƣời cá nhân những cảm xúc cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ. Bài thơ Lá thư bị đốt cháy cũng là một ví dụ điển hình: “Vĩnh biệt lá thư tình! Thôi vĩnh biệt: Ý nàng đây. Sao ta mãi phân vân? Bàn tay ta sao mãi chẳng muốn buông Niềm vui sướng của ta cho ngọn lửa” [1, 74] Bài thơ đƣợc mở đầu bằng cách bộc lộ trực tiếp suy nghĩ cá nhân của thi nhân, đó là muốn “Vĩnh biệt lá thư tình”. Nói cách khác, nhà thơ muốn buông bỏ tâm tƣ tình cảm với cô gái bấy lâu mình thƣơng mình nhớ. Pushkin đã hiểu rõ tâm tình của “nàng”. Mặc dù vậy, Pushkin vẫn “phân vân”, vẫn không muốn buông, không muốn đốt đi lá thƣ. Có lẽ, lá thƣ chính là sợi dây duy nhất khiến nhà thơ lƣu luyến, nhƣng giờ đây chính tay mình đốt đi quả là điều chẳng dễ dàng. Hay nhƣ trong bài thơ Ngài và anh, cô và em,cũng bởi tình yêu của Pushkin với cô gái mới chớm nở còn bao e dè, ngại ngùng nên Pushkin chẳng thể nào bộc lộ trực tiếp. Nhƣng cô gái mà thi nhân thầm thƣơng trộm nhớ bỗng thay đổi cách xƣng hô từ “Ngài” thành “Anh” khiến lòng thi nhân nhƣ rộn ràng hẳn lên để rồi không tiếc lời khen ngợi: “Và tôi nói: Thưa Cô, Cô xinh lắm!” [1, 54] 14 Pushkin khen ngợi cô gái nhƣng thực chất trong lòng nhà thơ đã hơn thế và trở thành tình yêu say đắm: “Mà thâm tâm: Anh quá đỗi yêu em!” [1, 54] Thông qua hai câu thơ, ngƣời đọc có thể nhận thấy cách xƣng hô giữa chàng trai và cô gái có sự thay đổi: từ “cô” thành “em” và từ “ngài” thành “anh”. Sự thay đổi đó cho thấy khoảng cách giữa chàng trai và cô gái đã đƣợc rút ngắn, tình cảm trở nên gần gũi thân thiết hơn. Nhƣng một câu hỏi đƣợc đặt ra ở đây là con ngƣời cá nhân đó đã tạo nên đƣợc sức mạnh nhƣ thế nào? Quả thật sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tình cảm trên chỉ đơn thuần dừng lại ở tình cảm cá nhân bình thƣờng, yêu đƣơng bình thƣờng. Cái hay, cái mới mà Pushkin mang lại ở đây là cảm hứng cho hàng ngàn trái tim thổn thức đang yêu. Pushkin là một ngƣời hăng say yêu đƣơng cháy bỏng điều này hợp quy luật của cuộc sông đời thƣờng. Cho nên, con ngƣời hiện lên trong thơ của ông rất đỗi bình dị, gần gũi với mọi ngƣời. Mặt khác, bạn đọc cũng có thể tiếp nhận dễ dàng bởi lời thơ vô cùng giản dị, quen thuộc với chính cuộc sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Thơ của ông trở thành cảm hứng lây lan nhanh chóng tạo thành một làn sóng mạnh mẽ trong thơ ca Nga nói riêng và trong thơ ca thế giới nói chung. 1.2.2. Con người cách mạng Thống kê trong cuốn “Thơ trữ tình A.Puskin” về con ngƣời cách mạng trong thơ Pushkin, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng