Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tần suất và các yếu tố nguy cơ của thực quản barrett...

Tài liệu Tần suất và các yếu tố nguy cơ của thực quản barrett

.PDF
89
1
59

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- PHẠM THỊ TRIỀU QUYÊN TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THỰC QUẢN BARRETT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA MÃ SỐ: NT 62 72 20 50 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . BỘ Y TẾ . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ PHẠM THỊ TRIỀU QUYÊN TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THỰC QUẢN BARRETT Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: NT 62 72 20 50 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS QUÁCH TRỌNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Phạm Thị Triều Quyên . . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 5 1.1 ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC THỰC QUẢN BARRETT ......... 5 1.2 CHẨN ĐOÁN ..................................................................................... 8 1.3 YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THỰC QUẢN BARRETT .................... 11 1.4 THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THỰC QUẢN BARRETT ................................................................................................... 20 1.5 TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG THỰC QUẢN BARRETT ......... 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 23 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................... 23 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................. 23 2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 23 2.4 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ........................................................ 24 2.5 CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ................................... 24 2.6 THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................................... 26 2.7 LƯU ĐỒ NGHIÊN CỨU .................................................................. 27 2.8 KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN............................................ 27 2.9 ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ ......................................................... 28 2.10 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................... 34 . . 2.11 Y ĐỨC............................................................................................. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 36 3.1 TẦN SUẤT THỰC QUẢN BARRETT ........................................... 36 3.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC .............................................................. 37 3.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ................................................................. 37 3.4 TIỀN SỬ BỊ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC ............................... 39 3.5 ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI ........................................................................ 40 3.6 MỐI LIÊN QUAN............................................................................. 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 47 4.1 TẦN SUẤT THỰC QUẢN BARRETT ........................................... 47 4.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC .............................................................. 49 4.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ................................................................. 50 4.4 TIỀN SỬ BỊ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC ............................... 53 4.5 ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI ........................................................................ 54 4.6 LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ VỚI THỰC QUẢN BARRETT ..................................................................................................................... 58 4.7 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ........... 65 4.8 ĐIỂM MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU ............ 66 KẾT LUẬN ................................................................................................. 68 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 70 PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP DỮ LIỆU ............................................. 76 . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ĐLC: Độ lệch chuẩn ĐTĐ: Đái tháo đường KTC: Khoảng tin cậy TB: Trung bình THA: Tăng huyết áp TQ-DD-TT: Thực quản-dạ dày-tá tràng TSC: Tỉ số chênh TIẾNG ANH Tên đầy đủ Từ viết tắt Tiếng Việt BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể C Circumferential extent Mức độ lan rộng theo chu vi GERD Gastroesophageal reflux disease Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản ID Identity document LA Los Angeles M Maximum extent Mức độ lan rộng tối đa PPI Proton pump inhibitor Thuốc ức chế bơm proton WHR Waist to hip ratio Tỉ số eo/mông . . DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Tần suất thực quản Barrett ở châu Á ............................................. 6 Bảng 1.2 Sự khác biệt trong chẩn đoán mô bệnh học thực quản Barrett giữa các nghiên cứu ở châu Á ................................................................................... 7 Bảng 3.1 Đặc điểm về tình trạng thừa cân, béo phì .................................... 37 Bảng 3.2 Đặc điểm thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh ............................. 38 Bảng 3.3 Triệu chứng cơ năng chính .......................................................... 38 Bảng 3.4 Đặc điểm tiền sử triệu chứng trào ngược điển hình .................... 39 Bảng 3.5 Đặc điểm viêm thực quản trào ngược, nếp van tâm vị và thoát vị trượt ................................................................................................................. 40 Bảng 3.6 Đặc điểm mức độ teo niêm mạc trên nội soi ............................... 41 Bảng 3.7 Tỉ lệ thực quản Barrett nghi ngờ trên nội soi và đặc điểm sinh thiết .................................................................................................................. 41 Bảng 3.8 Đặc điểm bệnh lý dạ dày-tá tràng kèm theo ................................ 42 Bảng 3.9 Tuổi trung bình và tình trạng thừa cân béo phì giữa nhóm bệnh nhân thực quản Barrett và không có thực quản Barrett .................................. 43 Bảng 3.10 So sánh giới tính, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh giữa nhóm bệnh nhân thực quản Barrett và không có thực quản Barrett ......................... 43 Bảng 3.11 Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng trào ngược giữa nhóm thực quản Barrett và không có thực quản Barrett ............................................................ 44 Bảng 3.12 So sánh các đặc điểm nội soi giữa nhóm thực quản Barrett và không có thực quản Barrett ............................................................................. 45 . . Bảng 3.14 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................. 46 Bảng 4.1 Tỉ lệ viêm thực quản trào ngược trong dân số nghiên cứu .......... 54 Bảng 4.2 Tỉ lệ viêm thực quản trào ngược ở bệnh nhân thực quản Barrett 54 Bảng 4.3 Tỉ lệ thoát vị hoành dạng trượt trong các nghiên cứu ................. 56 . . DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Lưu đồ điều trị thực quản Barrett theo Hội Tiêu hóa Mỹ ....... 20 Biểu đồ 2.1 Lưu đồ nghiên cứu................................................................... 27 Biểu đồ 3.1 Lưu đồ tiến trình nghiên cứu ................................................... 36 . . DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Phân loại Prague C & M của thực quản Barrett ............................ 9 Hình 1.2 Chỗ nối giữa tế bào lát tầng và tế bào chuyển sản ruột ............... 10 Hình 1.3 Thực quản Barrett và viêm thực quản trào ngược ....................... 15 Hình 1.4 Thoát vị hoành dạng trượt ............................................................ 17 Hình 1.5 Ảnh hưởng của thoát vị hoành lên cơ chế chống trào ngược ...... 18 Hình 2.1 Tiêu chuẩn Prague trong chẩn đoán nội soi thực quản Barrett .... 25 Hình 2.2 Phân loại viêm thực quản trào ngược theo Los Angeles ............. 26 Hình 2.3 Đánh giá nếp van tâm vị trên nội soi. .......................................... 31 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực quản Barrett là hiện tượng thay thế lớp biểu mô lát tầng ở phần xa thực quản bằng biểu mô trụ bất thường và có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng này được xem là hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) [39]. Ở các nước phương Tây, dịch tễ học của ung thư thực quản đã thay đổi trong vài thập niên gần đây, với sự giảm dần ung thư biểu mô gai và gia tăng ung thư biểu mô tuyến thực quản. Từ năm 1975 đến năm 2004, tại Mỹ, ung thư biểu mô tuyến thực quản đã tăng hơn 460% ở nam da trắng và 335% ở nữ da trắng [11]. Xu hướng này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cả sự gia tăng tỉ lệ GERD và thực quản Barrett [13]. Tại châu Á, tỉ lệ lưu hành của GERD cũng đang gia tăng trong những năm gần đây. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự chỉ ra có sự gia tăng của chẩn đoán GERD, từ 4,59% năm 2005 lên 7,27% năm 2008 [30]. Mặc dù GERD trở thành bệnh lý ngày càng phổ biến ở châu Á, một trong những hậu quả của nó – thực quản Barrett - vẫn khá ít gặp tại khu vực này. Ngoại trừ Nhật Bản, tỉ lệ lưu hành thực quản Barrett ở các vùng khác được báo cáo vào khoảng 0,066,2% [14], [35]. Sự khác biệt về tỉ lệ lưu hành thực quản Barrett giữa các quốc gia châu Á được giải thích là do khác nhau về thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và chỉ định sinh thiết trên nội soi. Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết về việc áp dụng một tiêu chuẩn thống nhất trong chẩn đoán và phân loại thực quản Barrett tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Định nghĩa thực quản Barrett đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Trước đây, theo hướng dẫn của Hội Tiêu hóa Mỹ, chuyển sản ruột trên mô bệnh học là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán thực quản Barrett. Tuy nhiên, theo định nghĩa mới của châu Á và thế giới, thực quản Barrett được chẩn đoán khi có sự . . 2 thay thế biểu mô lát lót phần xa thực quản bằng biểu mô trụ, thấy rõ trên nội soi (≥ 1cm từ chỗ nối thực quản-dạ dày) và được khẳng định bằng mô bệnh học [21]. Từ định nghĩa trên, có thể thấy việc nhận diện và phân loại được tổn thương nghi ngờ thực quản Barrett trên nội soi có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tại châu Á, còn nhiều tranh cãi trong việc nhận diện chỗ nối thực quảndạ dày trên nội soi. Các nhà nội soi Nhật Bản có xu hướng sử dụng bờ xa mạch máu palisade để xác định chỗ nối thực quản-dạ dày, trong khi đó tại các quốc gia khác, ranh giới thực quản-dạ dày được đánh dấu dựa vào nếp dạ dày. Mức độ tương hợp giữa hai cách đánh giá này không cao do bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm thực quản trào ngược, lượng khí bơm khi nội soi, hô hấp và nhu động của thực quản [21]. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hành lâm sàng. Trước tình hình đó, vào năm 2006, hệ thống phân loại Prague C & M dựa trên mô tả mức độ lan rộng theo chu vi (C) và mức độ lan rộng tối đa (M) của chuyển sản Barrett so với đường nối thực quản-dạ dày (xác định bằng đỉnh của nếp dạ dày) đã được chấp thuận. Đây là hệ thống phân loại dễ sử dụng và được chứng minh là có độ tin cậy cao khi được đánh giá giữa các nhà nội soi, nhất là khi đoạn thực quản nghi ngờ Barrett dài ≥ 1cm [53]. Các yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett cũng là một vấn đề được đặt ra từ lâu. Tại châu Á, các nghiên cứu cho thấy thực quản Barrett liên quan đến chủng tộc [44], tuổi, giới nam, triệu chứng trào ngược dạ dày- thực quản kéo dài [34], [40], [42], [63], [72], béo phì vùng bụng [4], [18] và hút thuốc lá [8], [63]. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều dữ liệu về thực quản Barrett cũng như các yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett. Trước thực tế này, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tần suất và các yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett”, với mong muốn khảo sát tần suất thực . . 3 quản Barrett trên những bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên, đồng thời tìm ra những yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett ở người Việt Nam, từ đó cung cấp dữ liệu góp phần cho việc dự phòng và lên kế hoạch theo dõi, điều trị bệnh nhân thực quản Barrett được tốt hơn. . . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Khảo sát tần suất và các yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. Khảo sát tần suất thực quản Barrett ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên. 2. Xác định các yếu tố nguy cơ của thực quản Barrett dựa trên bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và kết quả nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng. . . 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC THỰC QUẢN BARRETT Năm 1906, nhà bệnh học Tileston đã mô tả một số bệnh nhân “loét tiêu hóa ở thực quản”, với biểu mô quanh vết loét giống biểu mô tìm thấy ở dạ dày, từ đó mở ra khái niệm về thực quản Barrett. Trong bốn thập niên tiếp theo, rất nhiều tranh cãi đã diễn ra xung quanh nguồn gốc lớp biểu mô bất thường này. Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Barrett, cho rằng đây thực chất là phần dạ dày bị kéo lên lồng ngực do thực quản bị ngắn bẩm sinh. Tuy nhiên, đến năm 1953, Allison và Johnstone cho rằng cơ quan lót bởi biểu mô trụ này nhiều khả năng là thực quản, vì có các đặc điểm như không được phủ bởi phúc mạc, có chứa các tuyến dưới niêm mạc và cơ niêm đặc trưng của thực quản, và có những đảo tế bào lát giữa vùng biểu mô trụ [5]. Vào năm 1957, Barrett đồng ý với giả thuyết trên, gọi đây là hiện tượng “thực quản đoạn thấp được lót bởi biểu mô trụ”. Kể từ đó, người ta chú ý hơn đến đặc điểm mô bệnh học của thực quản Barrett. Từ đầu thế kỉ trước, đã có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc lớp biểu mô trụ ở thực quản. Những nhà nghiên cứu đầu tiên cho rằng thực quản Barrett hình thành từ các tế bào trụ của dạ dày di cư lên thực quản để tái cấu trúc lớp biểu mô gai bị phá hủy bởi GERD. Tuy nhiên giả thiết này không giải thích được hiện tượng chuyển sản ruột điển hình của thực quản Barrett [58]. Ngày nay, điều này được giải thích dựa vào hiện tượng chuyển sản - một đáp ứng của các cơ quan trong cơ thể với quá trình viêm kéo dài bằng cách thay thế loại tế bào trưởng thành này bằng loại tế bào trưởng thành khác. Tại thực quản, hiện tượng viêm kéo dài do GERD đã dẫn đến sự thay thế biểu mô lát bằng biểu . . 6 mô trụ đề kháng hơn với dịch tiêu hóa [57]. Chuyển sản là cơ chế bảo vệ của cơ thể, tuy nhiên nó lại có thể dẫn đến bệnh lý ác tính. Ở các nước phương Tây, tỉ lệ lưu hành thực quản Barrett là 0,4-1,6% ở người trưởng thành và 10-15% ở bệnh nhân GERD [54], [68]. Tỉ lệ mới mắc thực quản Barrett tăng dần từ những năm 1970. Tại Mỹ, con số này là 14,5/100000 người trong năm 1998 và tăng lên thành 23,8/100000 người vào năm 2006 [16]. Tại châu Á, GERD đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên tần suất thực quản Barrett khá thấp và rất chênh lệch giữa các nghiên cứu (Bảng 1.1) Bảng 1.1 Tần suất thực quản Barrett ở châu Á Tác giả Năm Quốc gia Rajendra và cộng sự [44] Amano và cộng sự [6] Kim và cộng sự [29] Akiyama và cộng sự [3] 2004 Malaysia 2006 Nhật Bản 1699 (TC/KSK) Mô bệnh 19,9 học 2007 Hàn Quốc 70103 (TC/KSK) Mô bệnh 0,22 học 2009 Nhật Bản 869 (KSK) Chang 2009 Đài Loan và cộng sự [15] Xiong 2010 Trung Quốc và cộng sự [72] TC: có triệu chứng tiêu hóa . Dân số Chẩn Tần suất nghiên cứu đoán (%) 1985 Mô bệnh 6,2 (TC) học Nội soi 43,0 4797 (TC/KSK) Mô bệnh 0,85 học 2022 (TC) Mô bệnh 1,0 học KSK: khám sức khỏe định kì . 7 Sự khác biệt về tần suất thực quản Barrett được giải thích do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên phải kể đến sự khác biệt về chẩn đoán trên nội soi của thực quản Barrett. Một số quốc gia (trong đó có Nhật Bản) dùng bờ xa của các mạch máu palisade làm ranh giới chỗ nối thực quản-dạ dày, trong khi ở các nước khác, ranh giới này được đánh dấu bằng nếp dạ dày. Ngoài ra, các nghiên cứu ở Nhật Bản cũng thừa nhận sự tồn tại của thực quản Barrett có chiều dài < 1cm, dẫn đến gia tăng đáng kể số người được chẩn đoán thực quản Barrett. Trong nghiên cứu của Watari và cộng sự, tần suất chung của thực quản Barrett là 36,4%, sau khi loại trừ những trường hợp thực quản Barrett đoạn siêu ngắn, tần suất thực quản Barrett còn 5,6% [69]. Tiếp đến là sự khác biệt về dân số nghiên cứu. Một số nghiên cứu tiến hành ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên, số khác có đối tượng nghiên cứu là người kiểm tra sức khỏe định kì. Cuối cùng có thể kể đến sự khác biệt về tiêu chuẩn dùng để xác định thực quản Barrett (mô bệnh học hay nội soi). Ngay cả khi chọn mô bệnh học làm tiêu chuẩn để chẩn đoán thì giữa các nghiên cứu cũng có sự khác biệt rõ rệt (Bảng 1.2). Bảng 1.2 Sự khác biệt trong chẩn đoán mô bệnh học thực quản Barrett giữa các nghiên cứu ở châu Á Tác giả Năm Quốc gia Rajendra [44] Amano [6] Tseng [63] Chang [15] Park [42] 2004 Malaysia Chuyển sản ruột có 2006 Nhật Bản có 2008 Đài Loan có 2009 Đài Loan có 2009 Hàn Quốc . có Chuyển sản ruột và chuyển sản dạ dày . 8 Theo một nghiên cứu phân tích gộp của Shiota và cộng sự, tần suất thực quản Barrett trên nội soi ở các quốc gia châu Á là 7,8% (KTC 95%: 5,0 12,1) và tần suất thực quản Barrett khẳng định bằng mô bệnh học (có sự hiện diện của chuyển sản ruột trong mẫu mô sinh thiết thực quản Barrett trên nội soi) là 1,3% (KTC 95%: 0,7 – 2,2) [55]. Số liệu về tần suất thực quản Barrett dựa trên mô bệnh học được ghi nhận từ 28 nghiên cứu cho thấy tần suất thấp nhất là 0,06% [71], cao nhất là 8,9% (nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân GERD) [40]. Tần suất thực quản Barrett trên mô bệnh học có khuynh hướng tăng theo thời gian.Theo phân tích gộp của Shiota, tần suất này là 0,3% trong giai đoạn 1991 – 1999, 0,8% trong giai đoạn 2000 – 2004 và lên đến 1,1% trong giai đoạn 2005 – 2014. Nếu chỉ tính riêng các nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2014, tần suất thực quản Barrett lên tới 2,2%. Tần suất thực quản Barrett trong các nghiên cứu ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa cao hơn các nghiên cứu tầm soát, dù không có ý nghĩa thống kê [55]. 1.2 CHẨN ĐOÁN Định nghĩa thực quản Barrett thay đổi theo thời gian, và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong chẩn đoán bệnh lý này. Theo các sách giáo khoa kinh điển về tiêu hóa, thực quản Barrett được chẩn đoán khi có đủ hai tiêu chuẩn: nhà nội soi ghi nhận biểu mô trụ lan lên phía trên so với đường nối thực quản-dạ dày để lót phần xa thực quản và sinh thiết biểu mô trụ ở thực quản cho thấy có hiện tượng chuyển sản ruột (với tế bào đài) đặc trưng cho thực quản Barrett [57]. Tại hội nghị đồng thuận Montreal 2006, có 72% các nhà lâm sàng đồng ý với quan điểm chuyển sản ruột ghi nhận trên mô bệnh học là điều kiện bắt buộc để chẩn đoán thực quản Barrett, 16% cho rằng cần xem xét lại và 12% ý kiến không chấp nhận điều này. Tại châu Á – Thái Bình Dương, theo định nghĩa mới nhất, thực quản Barrett được chẩn đoán khi có sự thay thế biểu mô lát lót phần xa thực quản bằng biểu mô trụ, thấy rõ trên nội . . 9 soi (≥ 1cm từ chỗ nối thực quản-dạ dày) và được khẳng định bằng mô bệnh học [21]. Như vậy, việc chẩn đoán thực quản Barrett dựa vào hai yếu tố: nội soi và mô bệnh học. Trên nội soi, nghi ngờ thực quản Barrett khi biểu mô màu cá hồi giống biểu mô ở dạ dày lan lên khỏi đường nối thực quản dạ dày, lót phần xa thực quản. Tiêu chuẩn Prague C & M là hệ thống dùng để mô tả thực quản Barrett trên nội soi, bằng cách đo mức độ lan rộng theo chu vi (C) và mức độ lan rộng tối đa (M) của chuyển sản Barrett so với đường nối thực quản-dạ dày (Hình 1.1). Hình 1.1 Phân loại Prague C & M của thực quản Barrett Nguồn: Vahabzadeh, 2012 [65] Nghiên cứu đa quốc gia ở châu Á về độ tin cậy giữa các nhà nội soi trong chẩn đoán và phân loại thực quản Barrett sử dụng tiêu chuẩn Prague C & M cho thấy có sự tương hợp cao [37]. Với đoạn thực quản Barrett lớn hơn hoặc bằng 1cm, hệ số tương quan intraclass của giá trị C là 0,9 (KTC 95%: 0,81,0), của giá trị M là 0,92 (KTC 95%: 0,87-0,98). Tuy nhiên hệ số này thấp ở đoạn thực quản Barrett nhỏ hơn 1cm (0,18 cho giá trị C và 0,21 cho giá trị M). Theo định nghĩa mới, thực quản Barrett được chia thành đoạn ngắn (từ 1cm đến < 3cm) và đoạn dài (> 3cm). Định nghĩa này không còn thừa nhận . . 10 khái niệm thực quản Barrett đoạn cực ngắn (< 1cm) và xem đó là sự thay đổi của đường nối thực quản-dạ dày. Tại châu Á – Thái Bình Dương, tần suất thực quản Barrett thấp và đa phần là thực quản Barrett đoạn ngắn [21]. Khi nghi ngờ thực quản Barrett trên nội soi, cần sinh thiết tổn thương ở 4 góc phần tư, mỗi 2cm một mẫu, đồng thời sinh thiết ở những tổn thương đại thể quan sát được [20]. Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong chẩn đoán mô bệnh học của thực quản Barrett. Theo hướng dẫn của Hội Tiêu hóa Mỹ, chuyển sản ruột là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán thực quản Barrett. Trong khi đó tại Vương quốc Anh, thực quản Barrett được xác định khi có chuyển sản biểu mô trụ trên mẫu mô sinh thiết, không bắt buộc phải có chuyển sản ruột. Tương tự, tại châu Á, theo đồng thuận mới nhất năm 2016, thực quản Barrett được chẩn đoán khi có sự hiện diện biểu mô trụ tại vùng tổn thương (Hình 1.2). Hình 1.2 Chỗ nối giữa tế bào lát tầng và tế bào chuyển sản ruột Nguồn: Spechler, 2015 [57] .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất