Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược ...

Tài liệu Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

.PDF
101
5
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- THẠCH HOÀNG SƠN TẦN SUẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIỆU CHỨNG NGOÀI THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- THẠCH HOÀNG SƠN TẦN SUẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIỆU CHỨNG NGOÀI THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ngành: NỘI KHOA Mã số: 8720107 Luận văn Thạc sĩ Y học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. QUÁCH TRỌNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Thạch Hoàng Sơn . MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1.Một số định nghĩa về tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản .............. 3 1.2. Dịch tễ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản .......................................... 4 1.3. Cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ................................................................................................................ 6 1.4. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................. 7 1.5. Đặc điểm cận lâm sàng ........................................................................... 9 1.6. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ................................... 11 1.7. Các biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản . 16 1.8. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản........................................ 17 1.9. Tình hình nghiên cứu về các triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ........................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24 . 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25 2.4. Y đức ..................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 33 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ...................................................................................................................... 33 3.2. Triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ...................................................................................................... 42 3.3. So sánh triệu chứng ngoài thực quản giữa nhóm bệnh nhân có viêm thực quản do trào ngược và nhóm bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không có viêm thực quản ............................................................................. 47 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 52 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ...................................................................................................................... 52 4.2. Triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ...................................................................................................... 62 4.3. So sánh triệu chứng ngoài thực quản giữa nhóm bệnh nhân có viêm thực quản do trào ngược và nhóm bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không có viêm thực quản ............................................................................. 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 HẠN CHẾ ...................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. BẢNG THU THẬP DỮ LIỆU PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH BMI Body mass index EES Extraesophageal symptoms GERD H.pylori Gastroesophageal reflux disease Helicobacter pylori Il-6 Interleukine 6 LA Los-Angeles NERD Non - Erosive reflux disease OR Odd ratio PPI Proton pump inhibitor TLESR Transient lower esophageal sphincter relaxtion TNF-α Tumor necrosis factor alpha WHO World health organization . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BTNDD-TQ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản KTC 95% Khoảng tin cậy 95% của OR TCNTQ Triệu chứng ngoài thực quản VTQTN Viêm thực quản do trào ngược . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống phân loại viêm thực quản qua nội soi theo LA. ............. 11 Bảng 1.2: Bộ câu hỏi GERDQ ....................................................................... 12 Bảng 1.3: Điểm cắt bảng điểm GERDQ ........................................................ 13 Bảng 2.1: Bộ câu hỏi GERDQ dùng trong nghiên cứu .................................. 26 Bảng 2.2: Bộ câu hỏi EES dùng trong nghiên cứu......................................... 27 Bảng 2.3:Viêm thực quản do trào ngược theo phân loại LA ......................... 28 Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi ............................................................................ 33 Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân bị BTNDD-TQ theo tỷ số eo mông ................ 35 Bảng 3.3: Đặc điểm về thói quen ................................................................... 36 Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ................................. 37 Bảng 3.5: Lý do đến khám ............................................................................. 38 Bảng 3.6: Các mức độ viêm thực quản do trào ngược ................................... 39 Bảng 3.7: Phân bố đặc điểm của nếp van Hill ............................................... 40 Bảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm H.pylori ................................................ 41 Bảng 3.9: Tổng điểm GERDQ theo tình trạng VTQTN ................................ 41 Bảng 3.10: So sánh TCNTQ chung giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD .... 47 Bảng 3.11: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng ho khan giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 48 Bảng 3.12: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng khò khè giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 49 Bảng 3.13: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng khàn giọng giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 49 Bảng 3.14: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng đau ngực giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 50 . Bảng 3.15: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng nuốt vướng giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 50 Bảng 3.16: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng nóng rát thượng vị giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD .............................................................. 51 Bảng 3.17: So sánh mức độ thường xuyên của triệu chứng khó tiêu giữa nhóm VTQTN và nhóm NERD ...................................................................... 51 . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính .............................................. 34 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tiền sử ........................................................................ 35 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ uống rượu bia.................................................................... 36 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ của các triệu chứng trào ngược điển hình ........................ 37 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ viêm thực quản do trào ngược .......................................... 39 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng ......................... 40 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng ngoài thực quản ...................... 42 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ của các triệu chứng ngoài thực quản ................................ 42 Biểu đồ 3.9: Phân bố điểm của triệu chứng ho khan...................................... 43 Biểu đồ 3.10: Phân bố điểm của triệu chứng khò khè.................................... 44 Biểu đồ 3.11: Phân bố điểm của triệu chứng khàn giọng .............................. 44 Biểu đồ 3.12: Phân bố điểm của triệu chứng đau ngực.................................. 45 Biểu đồ 3.13: Phân bố điểm của triệu chứng nuốt vướng .............................. 45 Biểu đồ 3.14: Phân bố điểm của triệu chứng nóng rát thượng vị .................. 46 Biểu đồ 3.15: Phân bố điểm của triệu chứng khó tiêu ................................... 46 Biểu đồ 3.16: Viêm thực quản do trào ngược và điểm EES .......................... 47 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (BTNDD-TQ) là tình trạng bệnh gây ra do sự trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản, gây racác triệu chứng và/hoặc biến chứng [103]. Tần suất của BTNDD-TQ thường được đánh giá dựa trên các triệu chứng trào ngược điển hình (ợ nóng và ợ trớ) [30]. Tần suất của BTNDD-TQ vào khoảng 10-20% ở các nước châu Âu, nhưng tần suất này ở các nước châu Á thấp hơn [31]. Tuy nhiên, ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lối sống và chế độ ăn ngày càng có xu hướng Tây hóa. Do đó,tần suất của BTNDD-TQđược dự đoán có thể tăng lên trong tương lai [26], [108]. BTNDD-TQ đã được y văn đề cập đến từ nhiều thập kỷ qua. Nhưng ở Việt Nam, bệnh này chỉ mới được lưu ý nhiều khoảng 15 năm gần đây [2], [17]. Hiện tượng này được giải thích phần nào bởi khả năng nhận diện tốt hơn tổn thương viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) trên nội soi. Đã có nghiên cứu ở người Việt Nam thực sự cho thấy các yếu tố thay đổi về môi trường xã hội theo hướng Tây hóa đóng vai trò quan trọng [2], [13]. Phần lớn các trường hợp BTNDD-TQ ở Việt Nam không có tổn thương trên nội soi, hoặc chỉ VTQTN mức độ nhẹ, hiếm gặp biến chứng nghiêm trọng [3], [13]. Các biểu hiện lâm sàng của BTNDD-TQ bao gồm các triệu chứng thực quản điển hình và các triệu chứng ngoài thực quản (TCNTQ) như nóng rát vùng thượng vị, ho khan, khò khè, cảm giác nuốt vướng, khàn giọng, đau ngực không do tim, khó tiêu...[34], [49], [103]. TCNTQ có thể xảy ra đồng thời hoặc không đồng thời với các triệu chứng trào ngược điển hình. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bệnh nhân bị BTNDD-TQ cũng có biểu hiện TCNTQ kèm theo [34], [38]. . 2 Mặc dù có nhiều báo cáo về tần suất của các triệu chứng hô hấp và thanh quản ở bệnh nhân BTNDD-TQ, tuy nhiên có ít nghiên cứu liên quan đến tần suất TCNTQ ở những bệnh nhân bị BTNDD-TQ, đặc biệt là ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam [56], [68], [69].Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản”, nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tần suất của các TCNTQ ở bệnh nhân bị BTNDD-TQ. 2. So sánh các đặc điểm của TCNTQ giữa nhóm bệnh nhân có VTQTN và nhóm bệnh nhân bị BTNDD-TQ không có viêm thực quản. . 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số định nghĩa về tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản 1.1.1 Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản sinh lý Là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra ở người, xuất hiện vài lần trong ngày, thường sau bữa ăn, nhất là bữa ăn thịnh soạn nhưng không gây triệu chứng hay tổn thương niêm mạc của thực quản và các cơ quan lân cận [87]. Phân biệt hiện tượng trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, ta có thể dựa vào các đặc điểm sau [21]: - Hiện tượng trào ngược sinh lý: thường chỉ xảy ra sau ăn, thời gian ngắn, không gây triệu chứng và gần như hiếm khi xảy ra về đêm, nhất là khi ngủ. - Hiện tượng trào ngược bệnh lý thường xảy ra về đêm, trong khi ngủ và thường gây triệu chứng và tổn thương niêm mạc. Hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý xảy ra thường xuyên vào ban ngày ở trẻ sơ sinh, ít hơn ở trẻ em, thanh thiếu niên (<18 tuổi), do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ [20]. Tuy nhiên tình trạng này sẽ mất dần khi trẻ lớn khoảng 1 tuổi, nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc hơn. Có khoảng 5% trẻ em tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng lúc thì tình trạng này sẽ chuyển từ mức độ sinh lý sang thành bệnh lý, gây các triệu chứng khó chịu và các biến chứng, khi đó gọi là BTNDD-TQ [82]. . 4 1.1.2 Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản Ngược lại với hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý, BTNDD-TQ được xem là một tình trạng bệnh lý với các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, thường gặp là ợ nóng và ợ trớ. Thông thường ở thời điểm mới chẩn đoán, đa số bệnh nhân chưa có tổn thương niêm mạc thực quản trên nội soi. Tuy nhiên một số trường hợp đã có viêm thực quản hoặc biến chứng, thậm chí tổn thương ngoài thực quản gây đau ngực, triệu chứng hô hấp hay triệu chứng tai – mũi – họng [104]. Theo Hội Tiêu hóa Úc, BTNDD-TQ xảy ra khi hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản gây ra cho bệnh nhân nguy cơ có biến chứng thực thể hay khi các triệu chứng của bệnh làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống (xảy ra ít nhất 2 ngày/tuần) [88]. Theo Hội nghị đồng thuận quốc tế năm 2006 (Đồng thuận Montreal) [103], BTNDD-TQ là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tăng trào ngược dịch dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu và/hoặc biến chứng cho bệnh nhân. Theo đồng thuận này, triệu chứng gây ra khó chịu cho bệnh nhân là hội chứng thực quản điển hình với chứng ợ nóng và ợ trớ. 1.2 Dịch tễ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản 1.2.1 Trên thế giới BTNDD-TQ có tần suất hiện mắc khác nhau tùy theo vùng địa dư và chủng tộc. Tần suất BTNDD-TQ cao nhất ở Bắc Mỹ, tiếp đến là Châu Âu, Châu Á và cuối cùng là Châu Phi [22]. Sự khác biệt có thể do cách định nghĩa và thực hành chẩn đoán khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể là khác biệt thực sự do yếu tố môi trường và di truyền học [45]. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ợ nóng hay triệu chứng trào ngược ít nhất một lần mỗi tuần vào khoảng 10-20%, trong khi đó tỷ lệ này ở hầu hết các nước Châu Á thấp hơn 10% [66]. Mặc dù tại Châu Á có một vài nghiên cứu cho kết quả cao hơn, nhưng phần . 5 lớn các nghiên cứu cho biết tần suất có triệu chứng trào ngược 1 lần hàng tuần là 2,5-7,1%, 2 lần/ 1 tuần là 3,8-4,6% và hằng ngày là 2,1%. Có sự khác biệt đáng kể về sắc tộc ở tần suất mắc BTNDD-TQ ở Châu Á: tại vùng Tây Á, tần suất này tới 50% [48], trong khi đó vùng Đông Á thấp hơn. Sự khác biệt sắc tộc tương tự cũng đã được quan sát trong nghiên cứu cắt ngang ở Singapore về tần suất mắc BTNDD-TQ [55]. 1.2.2 Tại Việt Nam Tần suất BTNDD-TQ trong cộng đồng: Các nghiên cứu trên thế giới thường sử dụng triệu chứng ợ nóng hoặc ợ trớ để đánh giá tần suất bệnh trong cộng đồng. Hầu hết các nghiên cứu tại châu Á cho thấy tần suất BTNDD-TQ thấp hơn so với ở phương Tây: 2,5 – 7,1% có triệu chứng trào ngược 1 lần/tuần, và 3,8 - 4,6% có triệu chứng 2 lần/tuần [110]. Cho đến hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có số liệu về tần suất BTNDD-TQ trên cộng đồng. Tần suất BTNDD-TQ ở bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên: Quách Trọng Đức và cộng sự (2012) tiến hành khảo sát trên 201 bệnh nhân ngoại trú đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và được nội soi dạ dày. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán BTNDD-TQ là các trường hợp có triệu chứng ợ nóng hoặc ợ trớ gây khó chịu và/hoặc có VTQTN, nhóm tác giả ghi nhận tỷ lệ BTNDD-TQ là 45,3% (91/201); trong đó 16,9% (34/201) có VTQTN [5]. Các công trình nghiên cứu ở các cộng đồng khác cũng ghi nhận tương tự là tỷ lệ BTNDD-TQ không có tổn thương trên nội soi chiếm khoảng 60 – 70% tổng số bệnh nhân bị BTNDD-TQ [110]. Do bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở y tế tuyến cuối nên điểm hạn chế của nghiên cứu trên là có thể ước lượng số liệu BTNDD-TQ có tổn thương trên nội soi cao hơn so với thực tế gặp ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để khắc phục điểm hạn chế này, tác giả Quách Trọng Đức đã tiến hành một khảo sát khác tại Bệnh viện Đại học Y Dược . 6 Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trên các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa trên nhưng đi khám bệnh lần đầu, chưa từng được nội soi dạ dày và điều trị trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ VTQTN là 10,9%, trong đó 1% VTQTN kèm với loét dạ dày tá tràng [2]. Số liệu này cho thấy VTQTN thực sự là rất thường gặp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phân bố theo giới tính: Xét chung trên tất cả các trường hợp bị BTNDD-TQ có và không có tổn thương trên nội soi, nghiên cứu của Tạ Long và cộng sự (2007) trên 2736 bệnh nhân ghi nhận bệnh thường gặp hơn ở nữ giới với tỷ lệ 55% [11]. Xét riêng ở nhóm bệnh nhân BTNDD-TQ có tổn thương trên nội soi, nghiên cứu của Quách Trọng Đức trên 510 bệnh nhân VTQTN cho thấy đa số bệnh nhân là nam giới với tỷ lệ nam : nữ = 2,6:1 [6]. Phân bố phổ bệnh của BTNDD-TQ: Phần lớn các trường hợp BTNDD-TQ ở Việt Nam thuộc nhóm có triệu chứng trào ngược nhưng không kèm tổn thương trên nội soi [5], [11]. Tỷ lệ này chiếm 52,7% - 62,7% trên tổng số các trường hợp BTNDD-TQ được chẩn đoán. Đối với các trường hợp VTQTN, phương pháp đánh giá mức độ nặng hiện được hầu hết các đơn vị nội soi tiêu hóa trong nước cũng như thế giới sử dụng là phân loại Los Angeles. Hệ thống này chia VTQTN thành 4 mức độ A, B, C và D; trong đó độ A, B được xem là viêm mức độ nhẹ và độ C, D được xem là mức độ nặng [10]. Các nghiên cứu trong nước cho thấy khoảng 95% các trường hợp VTQTN ở Việt Nam ở mức độ nhẹ. Các trường hợp VTQTN nặng ở chủ yếu là độ C; độ D khá hiếm và chỉ được ghi nhận trong một nghiên cứu cỡ mẫu khá lớn với tỷ lệ là 0,8% [6]. 1.3 Cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Sự kiện chính trong bệnh sinh của BTNDD-TQ là tình trạng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Các cơ chế bệnh sinh của BTNDD-TQ bao . 7 gồm (i) cơ chế ở phía trên chỗ nối với dạ dày – thực quản (do thực quản giảm khả năng thải trừ dịch vị bị trào ngược), (ii) phía dưới chỗ nối này (do chậm làm trống dạ dày hoặc tăng áp lực trong ổ bụng) hoặc (iii) do bản thân chỗ nối thực quản dạ dày không đảm bảo chức năng của một hàng rào chống trào ngược [37]. Ba cơ chế chính làm mất chức năng hàng rào chống trào ngược là tình trạng giãn cơ vòng thực quản dưới thoáng qua (transient lower esophageal sphincter relaxtion – TLESR), cơ vòng thực quản dưới giảm trương lực hoặc do các thay đổi bất thường về mặt giải phẫu học của vùng nối dạ dày thực quản (thường đi kèm với thoát vị hoành). TLESR là tình trạng cơ vòng thực quản dưới giãn nhưng không khởi phát bởi động tác nuốt, không đi kèm với sóng nhu động thực quản và thường có thời gian kéo dài hơn 10 giây. Đây là cơ chế chính trong bệnh sinh của BTNDD-TQ ở bệnh nhân Châu Á mặc dù các cơ chế bệnh sinh khác cũng có thể gặp tương tự như bệnh nhân ở các nước phương Tây. Điều này lý giải đặc điểm BTNDD-TQ ở Châu Á thường không có tổn thương trên nội soi hoặc chỉ có VTQTN ở mức độ nhẹ. Ở các trường hợp BTNDD-TQ nặng, cần lưu ý vai trò của thoát vị hoành, giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới và giảm chức năng thải trừ của thực quản do giảm nhu động thực quản [16]. Các yếu tố nguy cơ của BTNDD-TQ ở châu Á cũng tương tự như ở các nước phương Tây bao gồm: tuổi, giới tính, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, béo phì, căng thẳng tâm lý, hút thuốc lá và thói quen nằm nghỉ ngay sau ăn... Các nghiên cứu trong nước cho thấy tuổi, nam giới và hút thuốc lá các yếu tố nguy cơ đã được xác minh [50], [88], [107]. 1.4 Đặc điểm lâm sàng Có thể chia làm 2 nhóm: . 8 1.4.1 Nhóm triệu chứng liên quan trực tiếp với hiện tượng trào ngược Ợ nóng: đây là triệu chứng chính của BTNDD-TQ. Triệu chứng này được mô tả là cảm giác nóng rát xuất phát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Đặc biệt nó sẽ tăng lên khi ăn, nhất là thức ăn có nhiều mỡ hay gia vị, hoặc khi bệnh nhân cúi, ưỡn người hay nằm ngửa. Thường bệnh nhân thấy dễ chịu hơn khi uống thuốc kháng acid [30]. Ợ chua: là hiện tượng do các thành phần acid của dịch dạ dày và/hoặc thực quản trào lại ra vùng hầu họng. Trớ: là triệu chứng điển hình khác của bệnh lý này. Các chất trớ thường chỉ cảm thấy vị và được nuốt lại, nhưng đôi khi lượng trớ nhiều đến nỗi người ta lầm lẫn triệu chứng này với nôn. Một số ít bệnh nhân có thể có triệu chứng chính là trớ [30]. Tiết nhiều nước bọt: hiện tượng acid hóa thực quản có thể gây ra sự kích thích tiết nước bọt đột ngột làm cho miệng bệnh nhân đầy nước bọt. Các triệu chứng không điển hình bao gồm: nóng rát vùng thượng vị, cảm giác nuốt vướng, khàn giọng, đau ngực, khó tiêu... Một số bệnh nhân đau thượng vị lan dọc theo xương ức, nặng có thể lan lên cổ, góc hàm hoặc xuống cả hai cánh tay, có trường hợp đau ngực dạng co thắt dễ nhầm với bệnh lý tim mạch [25], [37]. 1.4.2 Nhóm triệu chứng gây ra bởi biến chứng của BTNDD-TQ Các triệu chứng hô hấp: BTNDD-TQ được quy như là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý thanh quản và đường hô hấp như hen, ho mạn tính, viêm thanh quản và viêm xoang. Ho, thở khò khè, khàn tiếng hay đau họng có thể xảy ra và đôi khi là triệu chứng nổi bật của bệnh nhân [23], [99]. Tầm quan trọng của trào ngược trong nhóm triệu chứng này vẫn chưa rõ ràng, chỉ gặp ở một số ít bệnh nhân. . 9 Nuốt khó: thường xảy ra nhưng hay thay đổi do sự khiếm khuyết của nhu động thực quản hay sự tăng nhạy cảm của thực quản. Nuốt khó nếu kèm theo hiện tượng nghẹn thức ăn thì gợi ý nhiều đến hẹp thực quản. Nuốt đau: đây là triệu chứng nổi bật gây ra bởi sự tăng nhạy cảm quá mức của niêm mạc thực quản, thường kèm theo viêm thực quản nặng. Chảy máu do viêm thực quản: nôn ra máu có thể xảy ra nhưng hiếm khi nặng, thỉnh thoảng có thể gây thiếu máu thiếu sắt. 1.5 Đặc điểm cận lâm sàng Khi BTNDD-TQ có đầy đủ triệu chứng lâm sàng thì chẩn đoán rõ ràng, tuy nhiên những trường hợp không điển hình cần phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng được chia làm 3 nhóm: - Các phương pháp xác định khả năng BTNDD-TQ (Có thể có BTNDDTQ): + Chụp cản quang thực quản, dạ dày, tá tràng + Đo áp lực cơ vòng dưới của thực quản + Nội soi thực quản - Các phương pháp cho thấy hậu quả của BTNDD-TQ: + Bernstein test (test truyền acid) + Nội soi thực quản + Sinh thiết niêm mạc thực quản + Chụp thực quản đối quang kép - Các phương pháp đo lường trào ngược dạ dày thực quản thực sự: + Chụp thực quản cản quang + Test trào ngược acid mẫu + Theo dõi pH thực quản kéo dài bằng monitoring . 10 Chụp thực quản - dạ dày - tá tràng cản quang: giúp loại trừ các tổn thương khác ở đường tiêu hóa trên (thí dụ loét dạ dày - tá tràng). Đo áp lực cơ vòng thực quản: giúp đánh giá bệnh nhân không điển hình có triệu chứng đau ngực, bệnh nhân điều trị thất bại và xem xét để phẫu thuật chống trào ngược. Phương pháp này ít khả năng để dự đoán BTNDDTQ trừ khi áp lực cơ vòng dưới thực quản dưới 6 mmHg [88]. Test truyền acid (Bernstein test): bệnh nhân ngồi với ống sonde mũidạ dày đến giữa thực quản (30 cm từ mũi). Dùng HCl 0,1N truyền tốc độ 100 – 200giọt/phút đến khi có triệu chứng (khoảng 30 phút). Test (+) khi bệnh nhân đau nóng sau xương ức. Độ nhạy và độ chuyên biệt khoảng 80%. Test () không loại trừ BTNDD-TQ.Test này chỉ phát hiện sự nhạy cảm của phần xa thực quản với acid, không dùng cho bệnh nhân đã viêm thực quản và cũng không đo lường sự hồi lưu. Do đó, nó hữu ích ở bệnh nhân nhiều triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình [36]. Test trào ngược acid chuẩn: phát hiện trào ngược acid bằng 1 dụng cụ đo pH, đặt trên cơ vòng thực quản dưới 5 cm. Sau truyền 300ml HCl 0,1N vào dạ dày. Khi pH thực quản <4 là test (+). Độ nhạy và độ chuyên biệt khoảng 80% [26]. Theo dõi pH thực quản kéo dài bằng monitoring: đo trong 24 giờ (ghi nhận lại các yếu tố: bữa ăn, tư thế, hoạt động, ngủ), dụng cụ đo cách 5 cm trên cơ vòng thực quản dưới. Bệnh nhân viết ra những hoạt động vào các khoảng thời gian trong ngày. Khi pH <4 là có hồi lưu [72]. Nội soi và sinh thiết: phát hiện viêm thực quản, loét, xuất huyết, hẹp thực quản...[65] .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất