Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Sự phát triển của quá trình nhận thức...

Tài liệu Sự phát triển của quá trình nhận thức

.DOCX
7
309
57

Mô tả:

1.Đặc điểm của quá trình nhận thức: 1.1. Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...) 1.2. Chú ý : Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ. 1.3. Trí nhớ : Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em... Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. 1.4. Tư duy Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. 1.5. Tưởng tượng Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. 1.6. Ngôn ngữ : Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. 1.7. Ý chí : Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ,tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. 2.Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học: 2.1.Tính cách: Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. 2.2. Xúc cảm – Tình cảm: Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năngkiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,... Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC LỚP 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN: 1.Mục tiêu của chương trình khoa học 4 theo chương trình VNen: Quán triệt mục tiêu giáo dujc , đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn khoa học 4 hiện hành.Cụ thể như sau: 1.1 Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: - Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người , cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. - Sự trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và thực vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất hằng ngày. 1.2. Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: - Ứng xử phù hợp với các vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn gần gũi với đời sống sản xuất - Các em biết nêu ra những thắc mắc, đặt những câu hỏi trong quá trình học tập đồng thời biết tìm kiếm các thông tin để giải đáp. - Diễn đạt những hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ hay sơ đồ… - Phân tích, so sánh, rút ra những đặc điểm chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 1.3. Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: - Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có y thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. - Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có thức và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh. 2.Nội dung của chương trình khoa học 4 theo chương trình Vnen: Nội dung chương trình khoa học 3 theo chương trình Vnen gồm 4 chủ đề: Chủ đề 1: Con người và sức khỏe. Chủ đề 2: Vật chất và năng lượng. Chủ đề 3: Thực vật và động vật. Nội dung cụ thể của các chủ đề như sau: * Chủ đề Con người và sức khỏe ở lớp 4 bao gồm các mạch nội dung: - Trao đổi chất ở người - Nhu cầu sinh dưỡng của cơ thể - Vệ sinh phòng bệnh - An toàn trong cuộc sống Trong chủ đề Con người và sức khỏe, học sinh được tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để uy trì cuộc sống của con người, sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường; các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể; cách ăn uống hợp lí để phòng các bệnh dinh dưỡng; ăn uống hợp vệ sinh để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, một số cách bảo quản thức ăn, một số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh và chế độ ăn uống khi bị một số bệnh; phòng tránh tai nạn đuối nước. Dạy học chủ đề này cần chú đến hình thành và phát triển kĩ năng viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và mô trường, phân loại thức ăn hàng ngày theo 4 nhóm chất dinh dưỡng, cách bảo quản thức ăn ở gia đình, biết nói với cha mẹ , người lớn khác khi cảm thấy bị bệnh hoặc cảm thấy cơ thể khó chịu; thực hành pha được dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối. Đồng thời hình thành và phát triển ở các em y thức thực hiện chế độ ăn uống hợ lí để phòng bệnh dinh dưỡng và ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, cũng như việc vận dụng những hiểu biết về chế độ ăn uống khi bị bệnh vào cuộc sống. Đặc biệt, các em có y thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. * Chủ đề Vật chất và năng lượng bao gồm các mạch nội dung: - Nước - Không khí - Âm thanh - Ánh sáng - Nhiệt Trong chủ đề Vật chất và năng lượng, HS được tìm hiểu về một số đặc điểm, tính chất đơn giản của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt và vai trò của chúng trong cuộc sống. Học sinh cũng đươc tìm hiểu về cách sử dụng chúng một cách hợp lí; đi đôi với tìm hiểu một số vấn đề về vệ sinh, an toàn khi sử dụng nước, không khi, âm thanh, ánh sáng và nhiệt. Dạy học chủ đề này cần chú y tới hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, thí nghiệm đơn giản; phân tích, so sánh để rút ra những tính chất, đặc điểm chung đơn giản; phân tích, so sánh để rút ra những tính chất, đặc điểm chung của sự vật , hiện tượng ( nước, không khí, ….). Đồng thời hình thành và phát triển ở các em y thức thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng, tích cực tham gia bảo vệ môi trường xxung quanh ( nước, không khí..) * Chủ đề Thực vật và động vật ở lớp 4 bao gồm các mạch nội dung: - Trao đổi chất ở thực vật - Trao đổi chất ỏ động vật - Chuỗi thức ăn trong tự nhiên Trong chủ đề Thực vật và động vật, học sinh được tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống của thực vật và động vật, sựu trao đổi chất giữa thực vật, động vật với môi trường; mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh ( nước, không khí, các chất khoáng, ánh sáng, nhiệt độ…) với các yếu tố hữu sinh ( thực vật, động vật, con người…) trong tự nhiên; xác định được vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất. Các em có khả năng áp dụng được những kiến thức nêu trên vào việc chăm sóc cây cối và vật nuôi ở nhà, ở trường. Dạy học chủ đề này cần chú y đến hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ trao đổi chất của thực vật, động vật với môi trường; sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản trong tự nhiên; bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tư duy về mối quan hệ nhân quả như khi một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt, toàn bộ chuỗi thức ăn sẽ bị ảnh hưởng. Giáo dục học sinh y thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng