Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn gram âm gây bệnh thường gặp tại ...

Tài liệu Sự đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn gram âm gây bệnh thường gặp tại bệnh viện quân y 175 từ 11 2017 đến 6 2018

.PDF
96
1
113

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- LÊ THÙY DƯƠNG SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG TRỰC KHUẨN GRAM ÂM GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 TỪ 11/2017 ĐẾN 6/2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- LÊ THÙY DƯƠNG SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG TRỰC KHUẨN GRAM ÂM GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 TỪ 11/2017 ĐẾN 6/2018 Ngành: KHOA HOC Y SINH Mã số: 8720101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CAO MINH NGA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn LÊ THÙY DƯƠNG . . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4 1.1 Trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp ......................................................4 1.1.1 Họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae ..............................................4 1.1.2 Nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men đường .....................................7 1.2 Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh .............................................................9 1.2.1 Cơ chế kháng sinh tác động đến vi khuẩn .................................................10 1.2.2 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn .......................................................12 1.3 Vấn đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm ........................................15 1.4 Kháng sinh nhóm carbapenem và men carbapenemase ..................................17 1.4.1 Kháng sinh nhóm carbapenem ..................................................................17 1.4.2 Cơ chế đề kháng kháng sinh nhóm carbapenem .......................................18 1.4.3 Các carbapenemase ...................................................................................18 1.5 Kỹ thuật real-time PCR phát hiện vi khuẩn mang gen KPC và NDM-1 .........20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................22 2.1 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................22 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................22 2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................22 2.4 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................22 2.4.1 Cỡ mẫu ......................................................................................................22 . . iii 2.4.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................23 2.4.3 Phương pháp thu thập ................................................................................23 2.4.4 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................23 2.5 Phương pháp tiến hành ....................................................................................24 2.5.1 Vật liệu ......................................................................................................24 2.5.2 Kỹ thuật nghiên cứu ..................................................................................25 2.6 Kiểm soát và xử lý số liệu ...............................................................................32 2.6.1 Kiểm soát sai lệch số liệu ..........................................................................32 2.6.2 Xử lý số liệu ..............................................................................................32 2.7 Vấn đề y đức ....................................................................................................32 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................34 3.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................34 3.1.1 Phân bố theo giới .......................................................................................34 3.1.2 Phân bố theo tuổi .......................................................................................35 3.1.3 Tỉ lệ các loại bệnh phẩm phân lập được ....................................................36 3.1.4 Tỉ lệ nhóm vi khuẩn phân lập được ...........................................................37 3.1.5 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm trực khuẩn đường ruột..............................................38 3.1.6 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men đường ............39 3.2 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh theo từng loại bệnh phẩm .........................................40 3.2.1 Nhóm bệnh phẩm dịch và mủ - vết thương ...............................................40 3.2.2 Nhóm bệnh phẩm đường hô hấp ...............................................................42 3.2.3 Nhóm bệnh phẩm máu ..............................................................................44 3.3 Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn .................................45 3.3.1 .Tỉ lệ kháng kháng sinh của K. pneumoniae .............................................45 3.3.2 Tỉ lệ kháng kháng sinh của E. coli ............................................................46 3.3.3 Tỉ lệ kháng kháng sinh của A. baumannii .................................................48 3.3.4 Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa ................................................49 3.3.5 Tỉ lệ kháng kháng sinh của B. cepacia ......................................................50 3.3.6 Đặc điểm kháng nhóm carbapenem ..........................................................51 3.4 Kết quả thử nghiệm vi khuẩn mang gen sinh men carbapenemase .................51 . . iv CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................56 4.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................56 4.1.1 Đặc điểm phân bố giới và tuổi ..................................................................56 4.1.2 Tỉ lệ các loại bệnh phẩm phân lập được ....................................................56 4.1.3 Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được........................................................57 4.1.4 Tỉ lệ các loại vi khuẩn theo từng loại bệnh phẩm. ....................................58 4.2 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn .........................................60 4.2.1 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae ..........................................60 4.2.2 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của E. coli .......................................................62 4.2.3 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của A. baumannii ............................................63 4.2.4 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa ...........................................65 4.2.5 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của B. cepacia .................................................66 4.3 Đặc điểm kháng kháng sinh nhóm carbapenem và vi khuẩn mang gen sinh men carbapenemase. ..............................................................................................67 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ...........................................................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 . . v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BA Blood agar BHI Brain Heart Infusion BV Bệnh viện CAXV Chocolate agar X V (thạch nâu bổ sung yếu tố X, V) CDC Centre for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật - Hoa Kì) CFU Colony Forming Unit CHDLs Carbapenem hydrolyzing class D beta-lactamases CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute (Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm) DNA Deoxyribonucleic acid KPC Klebsiella Pneumoniae Carbapenemase KS Kháng sinh MBLs Metalo beta-lactamase MDR Multi Drug Resistant NDM New Delhi Metalo-beta-lactamase NMIC/ID Negative- Minimum Inhibitory Concentration/ Identity PCR Polymerase Chain Reaction RNA Ribonucleic Acid SMART Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VK Vi khuẩn . . vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Phân bố theo giới ........................................................................................... 34 Bảng 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi ................................................................................. 35 Bảng 3.3 Tỉ lệ các loại bệnh phẩm ................................................................................ 36 Bảng 3.4 Tỉ lệ nhóm vi khuẩn phân lập ........................................................................ 37 Bảng 3.5 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm trực khuẩn đường ruột ................................................. 38 Bảng 3.6 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm Gram âm không lên men đường .................................. 39 Bảng 3.7 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm dịch và mủ - vết thương ............ 40 Bảng 3.8 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm đường hô hấp ............................ 42 Bảng 3.9 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm máu ............................................ 44 Bảng 3.10 Kết quả phát hiện gen mã hóa carbapenemase ............................................ 52 Bảng 3.11 Đề kháng kháng sinh của các chủng mang gen mã hóa KPC và NDM-1 ... 53 Bảng 4.1 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae ở một số Bệnh viện ............. 61 Bảng 4.2. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của E. coli ở một số Bệnh viện ........................ 63 Bảng 4.3. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của A. baumannii ở một số Bệnh viện .............. 64 Bảng 4.3. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa ở một số Bệnh viện ............. 66 Bảng 4.4. So sánh đề kháng kháng sinh của B. cepacia giữa 2 Bệnh viện .................. 67 . . vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ phân bố giới tính ...........................................................................34 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ phân bố theo nhóm tuổi .................................................................35 Biểu đồ 3.3 Phân bố các loại bệnh phẩm ..................................................................36 Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ nhóm vi khuẩn phân lập ...............................................................37 Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm trực khuẩn đường ruột .........................................38 Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ vi khuẩn nhóm Gram âm không lên men đường...........................40 Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm dịch và mủ-vết thương ......41 Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm đường hô hấp ....................43 Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh nhóm bệnh phẩm máu ...................................44 Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae ....................................45 Biểu đồ 3.11 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của E. coli ..................................................46 Biểu đồ 3.12 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của A. baumannii ......................................48 Biểu đồ 3.13 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa ......................................49 Biểu đồ 3.14 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của B. cepacia ...........................................50 Biểu đồ 3.15 Tỉ lệ đề kháng kháng sinh nhóm carbapenem .....................................51 Biểu đồ 3.16 Tỉ lệ vi khuẩn mang gen sinh carbapenemase .....................................54 . . viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Hình ảnh trực khuẩn Gram âm ....................................................................4 Hình 1.2 Hình ảnh cấu trúc và nhuộm Gram của vi khuẩn E. coli .............................6 Hình 1.3 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Klebsiella pneumoniae......................6 Hình 1.4 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Acinetobacter baumannii ..................7 Hình 1.5 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Pseudomonas aeruginosa .................8 Hình 1.6 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Burkholderia cepacia.......................9 Hình 1.7 Cơ chế tác dụng của kháng sinh .................................................................10 Hình 1.8 Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn ..............................................................14 Hình 1.9 Cấu tạo phân tử của các kháng sinh nhóm carbapenem ............................18 Hình 1.10 Biểu đồ khuếch đại kết quả của phản ứng real-time PCR .......................20 Hình 2.1 Máy Phoenix-100 .......................................................................................24 Hình 2.2 Panel định danh và kháng sinh đồ ..............................................................25 Hình 2.3 Máy real-time PCR hãng BioRad ..............................................................31 Hình 2.4 Hình ảnh kết quả phát hiện gen blaKPC và blaNDM-1của K.pneumoniae ..31 Hình 2.5 Hình ảnh kết quả phát hiện gen blaKPC .....................................................32 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.2 Xử lí bệnh phẩm dịch, mủ - vết thương ....................................................28 Sơ đồ 2.3 Bệnh phẩm máu ........................................................................................28 Sơ đồ 2.4 Bệnh phẩm dịch cơ thể .............................................................................29 . . . ix . 1 MỞ ĐẦU Y học hiện đại ngày càng phát triển, các thế hệ kháng sinh khác nhau ngày càng được nghiên cứu và chế tạo thành công đáp ứng kịp thời cho công tác điều trị. Tuy nhiên hiện nay, các vi khuẩn không ngừng gia tăng mức độ đề kháng kháng sinh trong các cơ sở y tế và cộng đồng[61]. Do sự gia tăng tỉ lệ các vi khuẩn kháng thuốc, đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc gây nên sự gia tăng tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị, đe dọa toàn bộ hệ thống y tếvà để lại nhiều hậu quả nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Trong cơ cấu vi khuẩn gây bệnh, trực khuẩn Gram âm chiếm một tỉ lệ cao vượt trội và được đánh giá là tác nhân nguy hiểm hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu[4]. Trực khuẩn gram âm gây bệnh phân chia thành hai nhóm lớn: nhóm vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, điển hình hay gặp là Klebsiella và Escherichia; nhóm vi khuẩn không lên men đường điển hình là Acinetobacter và Pseudomonas. Bệnh lý do trực khuẩn Gram âm gây ra thường có tỉ lệ tử vong cao do cơ chế gây bệnh phức tạp, vi khuẩn có khả năng đề kháng khá cao với các kháng sinh mạnh và phổ rộng như cephalosporin, penicillin, aztreonam, đồng thời sản xuất carbapenamase kháng lại carbapenem[48][31]. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo và công bố danh sách vi khuẩn kháng thuốc nghiêm trọng chia thành 3 nhóm trong đó các vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu về việc cần thiết nhanh chóng tìm ra kháng sinh mớ[33]. Do đó việc sử dụng kháng sinh hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải dựa trên kết quả xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ. Vì vậy viêc xác định cơ cấu gây bệnh và đặc tính kháng thuốc của các chủng trực khuẩn Gram âm là vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng vào công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của thầy thuốc khiến tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm là khá cao. Những thế hệ kháng sinh mới và mạnh nhất như carbapenem cũng đã giảm tác dụng và có dấu hiệu ngày càng kháng trên nhiều chủng vi khuẩn phân lập được mà đứng . . 2 đầu nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Bên cạnh đó nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng sự gia tăng sản xuất ESBL và carbapenemase là yếu tố gây đa kháng thuốc (MDR) ở các chủng vi khuẩn đường ruột mà phần lớn là E.coli và Klebsiella pneumoniae[24]. Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thực trạng đề kháng kháng sinh tại Việt Nam, đó thực sự hữu ích và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên tại Bệnh viện Quân y 175, một bệnh viện quân đội tuyến cuối tại khu vực miền Nam đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh cho quân dân trên đất liền và biển đảo vẫn còn ít những nghiên cứu về vấn đề này. Để góp phần giúp các bác sỹ có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh cũng như định hướng sử dụng kháng sinh hợp lí trong điều trị, hạn chế sự lây lan tính đề kháng kháng sinh trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Sự đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Quân y 175 từ 11/2017 đến 6/2018”. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỉ lệ các chủng trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp theo từng loại bệnh phẩm phân lập được tại Bệnh viện Quân y 175 2. Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp phân lập được trong các loại bệnh phẩm. 3. Khảo sát gen mã hóa carbapenemase ở một số chủng K. pneumoniae không nhạy với kháng sinh nhóm carbapenem phân lập được. . . 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp Dựa vào phương pháp nhuộm Gram, trực khuẩn Gram âm là những vi khuẩn có dạng hình que (hình gậy), bắt màu hồng của thuốc nhuộm safranin do lớp màng peptidoglycan mỏng không giữ được màu tím gentian khi tẩy bằng cồn. Phía ngoài lớp màng chứa lipopolysaccharides - chính là nội độc tố endotoxin của vi khuẩn Gram âm, phía trong là lớp phospholipid với các kênh purin[8]. Hình 1.1: Hình ảnh trực khuẩn Gram âm (Nguồn Visinhyhoc.net) Hầu hết trực khuẩn gram âm có thể mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường, pH kiềm nhẹ (7,2-7,6), nhiệt độ phát triển tốt nhất ở 370C, khí trường có oxygen (hiếu khí tuyệt đối) và có hoặc không có oxygen (kỵ khí tùy nghi). 1.1.1 Họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae Là họ lớn gồm nhiều loại trực khuẩn Gram âm sống ở đường tiêu hóa người hay súc vật. Chúng có thể gây bênh hay không gây bệnh nhưng có chung tính chất sau[27]: - Di động hay không di động, nếu di động thì có lông (chiên mao) bao quanh thân - Hiếu khí hoặc kị khí tùy nghi . . 5 - Không có men oxidase - Lên men đường Glucose kèm sinh hơi hay không - Khử Nitrate thành Nitrite - Không sinh bào tử - Mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Các vi khuẩn đường ruột là căn nguyên hàng đầu gây bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng. Mỗi loài vi khuẩn có thể gây bệnh ở các vị trí khác nhau trên đường tiêu hoá và cơ chế gây bệnh cũng khác nhau[27]. Ngoài ra các vi khuẩn đường ruột còn gây bệnh ở ngoài đường tiêu hoá như viêm đường tiết niệu, viêm màng não, viêm phổi, phế quản và đặc biệt nhiễm khuẩn huyết. Có thể nói các vi khuẩn có thể gây bệnh được ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, bệnh có thể song hành hoặc độc lập với các bệnh ở đường tiêu hoá. Điển hình hay gặp trong nhóm này là Klebsiella spp. và E. coli. E. coli sống bình thường ở ruột người và loài vật, nhiều nhất trong ruột già. Vi khuẩn theo phân ra ngoài thiên nhiên, do đó thường thấy trong nước, đất, không khí. Trực khuẩn E. coli thuộc loại kị khí tùy nhiệm, dài hay ngắn phụ thuộc môi trường nuôi cấy, một số di động, một số bất động, một số có nang, không sinh bào tử. Chúng được nuôi cấy trên môi trường phân biệt có chọn lọc như Mac Conkey, EMB, cho khuẩn lạc màu hồng hoặc tím than có óng ánh kim loại.E. coli có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu (90% nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu ở phụ nữ), nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tiêu chảy (EPEC, ETEC, EIEC, EHEC là những chủng E. coli liên quan đến tiêu chảy)[4]. . . 6 Hình 1.2 Cấu trúc và hình ảnh nhuộm Gram của vi khuẩn E. coli (Nguồn: pinterest.com) Klebsiella spp. là vi khuẩn thường trú ở đường ruột, chúng có mặt khắp nơi trong tự nhiên như trong đất, nước, nước thải, các sản phẩm thực vật…, trong đó K. pneumoniae là tác nhân đáng chú ý, gây nhiễm khuẩn cộng đồng nghiêm trọng trong thời gian gần đây[35]. K. pneumonia là trực khuẩn ngắn, bắt màu đậm ở hai cực, có vỏ, không di động, không sinh nha bào. Chúng dễ dàng phát triển trên môi trường nuôi cấy thông thường, cho khuẩn lạc nhầy, bóng. Trong canh thang chúng phát triển nhanh, đục đều và ở đáy ống có lắng cặn. K. pneumoniae có thể gây nhiễm khuẩn huyết, gây viêm đường tiết niệu, gây viêm phổi (đặc biệt với người già và trẻ sơ sinh), gây viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phúc mạc[58]. Hình 1.3 Hình ảnh khuẩn lạc trên môi trường Mac Conkey và nhuộm Gram K. pneumoniae (Nguồn: Medical images) . . 7 1.1.2 Nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men đường Là nhóm vi khuẩn không sử dụng glucose như là nguồn năng lượng hoặc chỉ có thể phân hủy carbonhydrate qua quá trình oxy hóa hơn là quá trình lên men. Chúng thường trú trong môi trường tự nhiên, trong bệnh viện và là những tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nguy hiểm hàng đầu. Điển hình hay gặp là Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia, S. maltophilia. Acinetobacter baumannii có hình dạng cầu trực khuẩn Gram âm, là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, dễ mọc trên các môi trường thông thường. Trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc Acinetobacter baumannii đường kính khoảng 1,5-3mm, nhẵn, màu xám trắng, không tiêu huyết, không bao giờ tạo sắc tố (là yếu tố giúp phân biệt với một số vi khuẩn không lên men khác). Chúng có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn tiết niệu và là một tác nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Trên thực tế, khi phân lập được Acinetobacter baumannii từ máu, dịch não tủy, đàm, nước tiểu hoặc từ mủ phải coi như có ý nghĩa bệnh lý, trừ khi không có bằng chứng về bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn[9]. Hình 1.4 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Acinetobacter baumannii (Nguồn: MicrobioSaroj) . . 8 Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) bắt màu gram âm, có dạng thẳng hoặc hơi cong, có lông duy nhất ở một đầu, hiếu khí tuyệt đối, dễ dàng mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường như thạch thường, thạch máu, thạch Mac Conkey, canh thang…, cho khuẩn lạc màu xanh vàng ánh kim. Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm (có hai loại sắc tố chính: sắc tố pyocyanin và pyoverdin). Trực khuẩn mủ xanh có thể gây nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm đường ruột, viêm đường tiết niệu, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm giác mạc, viêm xoang…và được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân nằm viện lâu ngày[28]. Hình 1.5 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Pseudomonas aeruginosa (Nguồn: Flickr.com) Burkholderia cepacia là trực khuẩn Gram âm di động, có thể được tìm thấy trong đất, nước và tồn tại thời gian dài trong môi trường ẩm ướt. Trên những đối tượng có suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là xơ nang, có thể dễ bị nhiễm trùng hơn với Burkholderia cepacia. Tác động của Burkholderia cepacia đối với con người rất khác nhau, từ không có triệu chứng nào đến nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt ở bệnh nhân xơ nang[36]. . . 9 Hình 1.6 Hình ảnh khuẩn lạc và nhuộm Gram Burkholderia cepacia (Nguồn: Researchgate) 1.2 Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh Thập niên 40 của thế kỉ XX, với sự ra đời của penicillin đã tạo ra trang sử mới trong nền y tế nhân loại, làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên những năm gần đây nhân loại đang phải đối mặt với nguy cơ không còn kháng sinh điều trị do vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, thậm chí xuất hiện nhiều vi khuẩn đa kháng, siêu kháng và toàn kháng. Khoảng 70% các chủng vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện đã kháng lại ít nhất một loại kháng sinh thường dùng trong điều trị, đặc biệt một số vi khuẩn như E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa, A.baumannii đã kháng lại tất cả các loại kháng sinh bao gồm cả các kháng sinh mạnh nhất hiện nay như cephalosporin và carbapenem. Đây là mối lo ngại và thách thức lớn với nền y học hiện đại [59]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất