Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng...

Tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng

.PDF
98
4
60

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----  ----- HỒ THỊ THU HƯƠNG STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU Ở ĐIỀU DƯỠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----  ----- HỒ THỊ THU HƯƠNG STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU Ở ĐIỀU DƯỠNG Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN KIM TRANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào trước đây Tác giả Hồ Thị Thu Hương . . MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 1. TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................................ 4 1.1. Stress ............................................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 4 1.1.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 5 1.1.3. Tác nhân .................................................................................................. 5 1.1.4. Tác động ................................................................................................. 6 1.1.5. Chẩn đoán ............................................................................................... 6 1.2. Trầm cảm ..................................................................................................... 7 1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 7 1.2.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 7 1.2.3. Tác nhân .................................................................................................. 8 1.2.4. Tác động ................................................................................................. 8 1.2.5. Chẩn đoán ............................................................................................... 8 1.3. Lo âu ............................................................................................................. 9 1.3.1. Định nghĩa ............................................................................................... 9 1.3.2. Dịch tễ học ............................................................................................ 10 1.3.3. Tác nhân ................................................................................................ 10 1.3.4. Tác động ............................................................................................... 11 1.3.5. Chẩn đoán ............................................................................................. 11 1.4. Liên quan giữa stress, trầm cảm, lo âu .................................................... 12 . . 1.4.1. Mối liên quan ........................................................................................ 12 1.4.2. Các thang điểm đánh giá....................................................................... 13 1.5. Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng ...................................................... 15 1.5.1. Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng ........................................... 15 1.5.2. Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD ........................ 17 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 21 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21 2.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 21 2.4. Cỡ mẫu........................................................................................................ 21 2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 22 2.6. Liệt kê và định nghĩa biến số .................................................................... 24 2.7. Xử lý số liệu ................................................................................................ 27 2.8. Vấn đề y đức ............................................................................................... 28 3. KẾT QUẢ .......................................................................................................... 29 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................... 29 3.2. Stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD .................................................................... 36 3.2.1. Tỷ lệ, mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD ......................................... 36 3.2.2. Liên quan giữa điểm stress, trầm cảm, lo âu với các yếu tố ................. 40 3.2.3. Liên quan giữa tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu với các yếu tố .................. 47 3.3. Tương quan giữa stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD ...................................... 54 4. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 56 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................... 56 4.2. Stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD .................................................................... 61 4.2.1. Tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu ............................................... 61 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu .................................. 63 4.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 73 . . TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu Thu Thập Số Liệu Phụ lục 2: Thang đánh giá Stress - Trầm cảm – Lo âu (DASS 21) DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: BV : Bệnh viện ĐD : Điều dưỡng ĐLC : Độ lệch chuẩn HSCC : Hồi sức cấp cứu KTC : Khoảng tin cậy KTPV : Khoảng tứ phân vị LA : Lo âu NDGĐ : Nhân Dân Gia Định NTP : Nguyễn Tri Phương NVYT : Nhân viên y tế RLLA : Rối loạn lo âu RLTT : Rối loạn tâm thần S : Stress TB : Trung bình TC : Trầm cảm TKTV : Thần kinh thực vật TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TV : Trung vị Tiếng Anh: DSM : Diagnostic and Statisitic Manual of Mental Disorders (Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần) ICD : International Classification of Diseases (Phân loại quốc tế về bệnh tật) WHO : World Health Organization (Tổ chứ Y tế thế giới) . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa trầm cảm và lo âu Bảng 1.2: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở nhân viên y tế trong 9 nghiên cứu nước ngoài Bảng 1.3: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở nhân viên y tế trong 7 nghiên cứu trong nước Bảng 1.4: Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở nhân viên y tế Bảng 2.5: Mức độ stress, trầm cảm, lo âu Bảng 3.6: Số lượng và tỷ lệ điều dưỡng tại 2 bệnh viện tham gia nghiên cứu Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ giới tính và tuổi của mẫu nghiên cứu Bảng 3.8: Các đặc điểm xã hội học của mẫu nghiên cứu Bảng 3.9: Đặc tính công việc của mẫu nghiên cứu Bảng 3.10: Đặc điểm môi trường lao động của mẫu nghiên cứu Bảng 3.11: Tỉ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu Bảng 3.12: Đặc tính tuổi của nhóm điều dưỡng có stress, trầm cảm, lo âu Bảng 3.13: Điểm stress, trầm cảm, lo âu theo các yếu tố dân số học Bảng 3.14: Điểm stress, trầm cảm, lo âu theo các yếu tố xã hội Bảng 3.15: Điểm stress, trầm cảm, lo âu theo các đặc tính công việc Bảng 3.16: Điểm stress, trầm cảm, lo âu theo các yếu tố môi trường lao động Bảng 3.17: Điểm stress, trầm cảm, lo âu theo mối quan hệ trong công việc Bảng 3.18: Các yếu tố liên quan đến stress – phân tích đơn biến Bảng 3.19: Các yếu tố liên quan đến stress – phân tích đa biến Bảng 3.20: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm – phân tích đơn biến Bảng 3.21: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm – phân tích đa biến Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan đến lo âu – phân tích đơn biến Bảng 3.23: Các yếu tố liên quan đến lo âu – phân tích đa biến Bảng 3.24: Điểm stress, trầm cảm, lo âu giữa các dạng rối loạn tâm thần Bảng 3.25: Giá trị p trong phép kiểm Wilcoxon rank test khi so sánh điểm stress, trầm cảm, lo âu giữa các dạng rối loạn tâm thần . . Bảng 4.26: Tuổi trung bình giữa các nghiên cứu Bảng 4.27: So sánh tỷ lệ nhóm tuổi giữa các nghiên cứu Bảng 4.28: Giới tính giữa các nghiên cứu Bảng 4.29: Tình trạng hôn nhân giữa các nghiên cứu Bảng 4.30: Trình độ học vấn giữa các nghiên cứu Bảng 4.31: Thu nhập cá nhân giữa các nghiên cứu Bảng 4.32: Thâm niên công tác giữa các nghiên cứu Bảng 4.33: Tỷ lệ điều dưỡng tham gia trực ở các nghiên cứu Bảng 4.34: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng giữa các nghiên cứu không sử dụng thang điểm DASS Bảng 4.35: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng giữa các nghiên cứu sử dụng thang điểm DASS Bảng 4.36: Tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu giữa 2 khối . . DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Số lượng điều dưỡng tại các khoa nội của 2 bệnh viện tham gia nghiên cứu Biểu đồ 3.2: Phân bố điều dưỡng theo nhóm tuổi Biểu đồ 3.3: Mối quan hệ trong công việc của các điều dưỡng Biểu đồ 3.4: Đường biểu diễn số điểm stress Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ mức độ stress Biểu đồ 3.6: Đường biểu diễn số điểm trầm cảm Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ mức độ trầm cảm Biểu đổ 3.8: Đường biểu diễn số điểm lo âu Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ mức độ lo âu Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ điều dưỡng có rối loạn tâm thần Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu giữa các nghiên cứu Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở 2 khối . . -1- ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tâm thần (RLTT) là một trong những nguyên nhân bệnh tật quan trọng. Theo một phân tích tổng hợp từ 174 nghiên cứu tiến hành trên 63 quốc gia từ 1980 đến 2013, 29,2% đối tượng nghiên cứu thừa nhận có vấn đề sức khoẻ tâm thần tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ, 17,6% có RLTT trong năm vừa qua. Thường gặp nhất là rối loạn lo âu (RLLA) với 6,1 – 7,9% [92]. Sadock và cộng sự cho rằng trầm cảm chủ yếu cũng là một RLTT khá phổ biến, với tỷ lệ bệnh trong suốt cuộc đời là 15% [86]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng các sang chấn tâm lý là yếu tố khởi phát hay thúc đẩy trầm cảm và lo âu [2]. Ghi nhận 20 – 25% bệnh nhân trầm cảm có yếu tố thúc đẩy là sang chấn tâm lý [100]. Ở nước ta, điều tra 10 RLTT thường gặp tại 8 vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc (2001 – 2003) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 14,9% dân số, trong đó trầm cảm 2,8%, RLLA 2,6%. Tỷ lệ này khác nhau theo từng vùng miền, từng ngành nghề cũng như nguy cơ tiếp xúc các sang chấn tâm lý [80]. Nhân viên y tế (NVYT) có điều kiện lao động rất đặc thù làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần và thể chất của các NVYT. Đặc biệt, điều dưỡng (ĐD) chiếm số lượng lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong thành công của hệ thống chăm sóc sức khỏe, thường xuyên đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, với phản ứng tiêu cực của bệnh nhân và thân nhân… [41] So với những ngành nghề khác, nguy cơ mắc RLTT ở NVYT cao gấp 1,5 lần và ở ĐD cao hơn nữa [101]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress ở ĐD cao [33, 84, 96], điều đó làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm, lo âu và các bệnh lý tim mạch ở các đối tượng này [29, 30, 36, 46]. Tại Việt Nam, do tình trạng quá tải ở hầu hết các bệnh viện (BV) trên toàn quốc, sức ép công việc quá lớn khiến tỷ lệ ĐD bị stress rất cao. Các nghiên cứu trong nước ghi nhận tỷ lệ stress ở ĐD là 18,1 – 40,5% [3-5, 11, 13, 14, 16]. Stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân, giao tiếp không tốt với bệnh nhân và thân nhân cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và cuộc sống gia đình của ĐD. . . Trong khi đó, báo cáo của ngành y tế tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ghi nhận, số trường hợp điều trị nội trú ngày càng gia tăng. Từ năm 2010 có 1.162.704 trường hợp, đến năm 2012 có 1.377.425 trường hợp. Sự gia tăng này làm cho NVYT, đặc biệt ĐD ở TP.HCM trở thành đối tượng nguy cơ của stress, trầm cảm, RLLA. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đã công bố hoặc khảo sát độc lập (không cùng lúc) 3 RLTT trên hoặc khảo sát ngoài TP.HCM. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng” ở TP.HCM nhằm xác định tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD TP.HCM. Chúng tôi mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến phòng chống stress, trầm cảm, lo âu và bảo vệ sức khoẻ cho ĐD TP.HCM sau này, đối tượng quan trọng có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ người bệnh. . . -3- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Khảo sát tình trạng stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng các khoa nội tại 2 bệnh viện ở TP.HCM. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. Xác định tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng các khoa nội. 2. Khảo sát mối liên quan của stress, trầm cảm, lo âu với các yếu tố dân số học (giới, tuổi), xã hội học (nơi cư trú, tình trạng gia đình, kinh tế gia đình, trình độ học vấn), đặc tính công việc (bệnh viện, khoa phòng công tác , thời gian lao động, lương bổng, chức vụ, khối lượng công việc, môi trường làm việc) , mối quan hệ trong công việc (với lãnh đạo, đồng nghiệp, bệnh nhân và thân nhân). . . -4- 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Stress 1.1.1. Định nghĩa Thuật ngữ stress bắt nguồn từ chữ Latin “stringi” nghĩa là bị kéo căng ra, được sử dụng đầu tiên trong vật lý để chỉ sức nén một vật liệu phải chịu đựng. Sau đó, thuật ngữ này sử dụng trong sinh lý học và đời sống. Đến 1956, bác sĩ Hans Selye đưa ra định nghĩa stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ sự thay đổi nào. Những phản ứng này về sau đổi là “triệu chứng thích ứng chung” hay “triệu chứng stress sinh học”. Bên cạnh đó, stress còn mang ý nghĩa sang chấn tâm lý. Đó là tất cả những sự việc, những hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người với người, tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng… Các rối loạn liên quan đến stress rất đa dạng và thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong những năm gần đây bệnh có xu hướng gia tăng do sự phát triển kinh tế xã hội. Các rối loạn liên quan đến stress bao gồm phản ứng cấp với stress, rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn thích ứng. Bởi vì phản ứng cấp với stress và rối loạn stress sau sang chấn thường liên quan đến một sang chấn rất mạnh như chiến tranh, thiên tai, cháy nhà, bị hành hung cưỡng hiếp hay tra tấn, tiêu tan sự nghiệp… [15] Vì thế, dạng rối loạn liên quan đến stress đề cập trong luận văn chúng tôi là rối loạn thích ứng. Rối loạn thích ứng là sự xuất hiện các rối loạn rõ rệt về cảm xúc hoặc hành vi sau một hay nhiều sang chấn tâm lý. Phản ứng này được xem như là sự đau khổ vượt quá mức so với tính chất sang chấn, ảnh hưởng rõ rệt trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc học tập của người bệnh [15]. Khi yếu tố sang chấn chấm dứt, rối loạn thích ứng sẽ thoái lui. Nếu yếu tố sang chấn còn tồn tại thì sẽ hình thành một mức thích nghi mới. . . 1.1.2. -5- Dịch tễ học Rối loạn thích ứng là RLTT thường gặp nhưng không có tỷ lệ mắc bệnh chính xác [21]. Tỷ lệ rối loạn thích ứng thay đổi tuỳ thuộc cộng đồng nghiên cứu và phương pháp đánh giá. Strain JJ và cộng sự nghiên cứu trên 1.039 đối tượng từ các cơ sở CLP (Consultation Liason Psychiatry) ở Mỹ, Canada, Úc ghi nhận tỷ lệ rối loạn thích ứng là 12% [95]. Trong khi đó tỷ lệ ghi nhận ở 11 quốc gia châu Âu là 10,6% . Ở Việt Nam, dữ liệu về rối loạn thích ứng còn ít. Theo ghi nhận của BV Tâm thần TP.HCM, số bệnh nhân đến khám về các rối loạn liên quan đến stress càng tăng cao. Năm 2009 có 26.106 bệnh nhân. Năm 2010 có 31.180 bệnh nhân, tăng 19,4%. Đến năm 2011, 38.911 bệnh nhân, tăng 24,8% so với năm 2010. 1.1.3. Tác nhân Sang chấn tâm lý là những tình huống gây ra sự mất thăng bằng ảnh hưởng cơ thể và tâm lý cho con người. Trong môi trường tự nhiên bao gồm các hoàn cảnh như quá nóng, quá lạnh. Trong tâm lý cá nhân, các tình huống như xâm phạm quyền lợi, địa vị, xung đột với người yêu, mất mát, chia ly, mâu thuẫn vợ chồng, … thường gây bệnh nhiều nhất. Trong tâm lý xã hội như bùng nổ dân số, xung đột (thế hệ, văn hoá, tôn giáo, sắc tộc), tệ nạn xã hội, di cư, chiến tranh, … Nền văn minh công nghiệp như nhịp sống và lao động khẩn trương, nguồn thông tin dồn dập, quá tải, cạnh tranh ác liệt, kỹ thuật luôn đổi mới và đô thị hoá vô tổ chức cũng là các tình huống gây stress đối với các cá thể phải đối mặt với hoàn cảnh đó. Nhân tố tố bẩm hoặc tính dễ bị tổn thương đóng vai trò lớn trong rối loạn này nhưng yếu tố sang chấn vẫn là quyết định. Nhiều nghiên cứu ghi nhận các cá thể sau dễ mắc rối loạn thích ứng: - Tuổi trẻ do thiếu kinh nghiệm thích nghi với các sang chấn. - Thu nhập thấp. - Thời thơ ấu hay bị đánh đập hay bị bố mẹ kiểm soát quá mức. - Tiếp xúc cùng lúc nhiều sang chấn khác nhau. - Lạm dụng hoá chất. . . -6- Trong khi đó, các đối tượng có trình độ học vấn cao hay kết hôn dường như ít mắc rối loạn thích ứng hơn [72]. 1.1.4. Tác động Rối loạn thích ứng thường hồi phục sau vài tháng [18] , hiếm khi kéo dài. Một nghiên cứu ở trẻ em Mỹ có rối loạn thích ứng, thời gian mắc bệnh trung bình 7 tháng và 97% hồi phục [64] . Tình trạng bệnh nhẹ hơn, khả năng mất sức lao động ít hơn, cũng như thời gian nhập viện ngắn hơn, khả năng hồi phục quay lại làm việc cao hơn khi so sánh với các dạng rối loạn khác [68]. Gần 70% bệnh nhân có rối loạn thích ứng kèm theo một RLTT khác như rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn dạng cơ thể… [43] Suy nghĩ và hành vi tự tử gia tăng ở các đối tượng có rối loạn thích ứng. Nghiên cứu của Gradus và cộng sự ghi nhận tỷ lệ tự tử ở các đối tượng rối loạn thích ứng cao gấp 12 lần so với người không mắc bệnh [51]. Tuy nhiên khuynh hướng tự tử lại thấp hơn các dạng RLTT khác [31]. So với các dạng RLTT khác, rối loạn thích ứng có tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng tự làm tổn thương mình cao hơn [98]. Cũng tương tự, nguy cơ nghiện các chất tăng lên ở các đối tượng có rối loạn thích ứng. Một nghiên cứu ghi nhận 59% bệnh nhân xuất viện với chẩn đoán nghiện các chất có rối loạn thích ứng kèm theo [53]. 1.1.5. Chẩn đoán Rối loạn thích ứng được chẩn đoán xác định bởi sự hiện diện các triệu chứng cảm xúc và hành vi xảy ra kể từ khi có yếu tố sang chấn trong vòng 3 tháng theo DSM IV hay trong vòng 1 tháng theo ICD 10 nhưng không kéo dài quá 6 tháng sau khi sang chấn chấm dứt. Các thang đo tầm soát được sử dụng hiện nay là: PSS (Perceived Stress Scale), SRRS (Social Readjustment) thường gọi là Homes and Rahe Stress Scale, GHQ (General Health Questionaire). . . -7- 1.2. Trầm cảm 1.2.1. Định nghĩa Trầm cảm là một rối loạn khí sắc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng của con người trong công việc, học tập và duy trì các mối quan hệ cá nhân hằng ngày. Các nét đặc trưng để chẩn đoán bao gồm giảm khí sắc, mất quan tâm hứng thú; thường có triệu chứng kết hợp như rối loạn giấc ngủ, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, chậm chạp trong hoạt động và ngôn ngủ, ăn không ngon, khó tập trung chú ý [20, 105]. Các bất thường này có thể mạn tính và tái phát, dẫn đến bệnh nhân suy giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, nặng nhất có thể dẫn đến hành vi tự sát. Ngoài rối loạn trầm cảm nặng, còn có các rối loạn trầm cảm do nguyên nhân thực thể (do bệnh cơ thể như xơ vữa động mạch, nhược giáp, viêm đa khớp dạng thấp, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường…, do thuốc, độc chất như ma tuý, rượu, corticoid, propranolol, reserpin…) hay do nguyên nhân tâm thần (sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực…) [2, 6]. 1.2.2. Dịch tễ học Trầm cảm khá phổ biến trong thực hành lâm sàng, tác động lên 5,1% dân số thế giới (1,9% ở nam và 3,2% ở nữ) [105]. Sadock và cộng sự cho rằng tỷ lệ mắc trầm cảm chủ yếu trong suốt cuộc đời là 15% riêng tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ là 25% [86]. Ở Pháp 10% dân số có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh chung ở một thời điểm nhất định 2 – 3% [7]. Trong khi đó ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh tại một thời điểm nhất định ở nữ 5 – 9%, nam 2 – 3% [91], tỷ lệ tái phát sau 6 tháng 27% [27], sau 1 năm 50% [79]. Tỷ lệ này khác nhau ở từng nghiên cứu và từng quốc gia, nhưng đều thấy tăng nguy cơ mắc bệnh ở nhóm tuổi trên 30 [35, 104, 105]. Tại Việt Nam, Nguyễn Đăng Dung cho biết tỷ lệ trầm cảm trong dân số chung khoảng 2 – 5% [9]. Từ năm 2001 – 2003 , điều tra RLTT ở 8 vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam cho thấy trầm cảm chiếm 2,8% dân số [80]. Trong khi đó, các nghiên cứu ở TP.HCM ghi nhận trầm cảm chiếm 6,5 – 8,3% dân số. Điều này cho thấy ở nước ta trầm cảm chiếm tỷ lệ khá cao và xu hướng gia tăng với nhịp sống hiện đại. . . 1.2.3. -8- Tác nhân Tuổi khởi phát thường từ 20 – 50 tuổi, tuổi trung bình khoảng 40 tuổi [6, 10]. Nữ gặp nhiều hơn nam với tỷ lệ 2:1 [6, 57]. Đặc biệt ở phụ nữ có thu nhập thấp [57] , có thai [94] và sau sinh (13 – 16%) [17]. Theo John Wendy, khoảng 80% phụ nữ sau sinh có cảm giác buồn chán, nhưng chỉ 10 – 15% có triệu chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nguy cơ trầm cảm gấp 14 lần so với tuổi trước 30 [8]. Điều tra ở một số vùng địa lý khác nhau, nhiều tác giả cho biết tỷ lệ trầm cảm ở châu Á thấp hơn châu Âu và châu Mỹ, người da đen thấp hơn người da trắng và cộng đồng người Hispanic (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) [47], khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn và miền núi [6]. Người ly thân, ly dị có nguy cơ trầm cảm cao hơn người chưa lập gia đình và có gia đình. Người có nghề nghiệp ổn định tỷ lệ trầm cảm thấp hơn người thất nghiệp và nghề nghiệp không ổn định. Ở người có cha hay mẹ mắc rối loạn khí sắc, khoảng 50% số bệnh nhân có rối loạn và thường trầm cảm. Tỷ lệ này lên đến 70% trường hợp nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc rối loạn khí sắc [2, 6]. 1.2.4. Tác động Trầm cảm là rối loạn mạn tính, khó điều trị hiệu quả và chi phí điều trị cao hơn một số bệnh mãn tính khác như đái tháo đường hay bệnh lý tim mạch. Nửa số bệnh nhân sau khi điều trị bị tái phát [75]. Điều này ảnh hưởng đến việc làm, cản trở quan hệ cá nhân, lạm dụng thuốc và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân [24]. Hơn nữa trầm cảm được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tự sát (15 – 20%). Vì vậy theo WHO, trầm cảm vẫn là nguyên nhân thường gặp, chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật ở cả hai giới trong vòng 20 năm tới [105]. 1.2.5. Chẩn đoán Trầm cảm được chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ dựa vào sự hiện diện các triệu chứng trầm cảm qua buổi phỏng vấn trực tiếp, thực hiện bởi chuyên gia tâm thần. Tiêu chuẩn chẩn đoán cho trầm cảm chủ yếu được sử dụng hiện nay DSM IV hay ICD 10. . . -9- Tuy nhiên, trầm cảm mức độ nhẹ thường đến các đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu và được tiếp cận bởi các bác sĩ tổng quát. Mặt khác phỏng vấn trực tiếp tốn nhiều thời gian và làm bệnh nhân khó bày tỏ triệu chứng nên dễ bỏ sót chẩn đoán. Ước đoán 13 – 22% trầm cảm đến các đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhưng chỉ khoảng 50% các trường hợp được chẩn đoán [42, 89]. Trên thế giới, trong cả lĩnh vực nghiên cứu và thực hành lâm sàng, người ta thường sử dụng bộ câu hỏi tự điền để lượng giá các triệu chứng trầm cảm. Phương pháp này đơn giản, tốn ít thời gian và thu thập được các thông tin liên quan đến các triệu chứng từ góc độ nhìn nhận của bản thân đối tượng [49, 77]. 2009, Cơ quan đặc nhiệm phòng bệnh Hoa Kỳ (US Preventative Task Force) chấp thuận dùng các thang đo tầm soát trầm cảm ở đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Có khoảng 16 thang đo trầm cảm có độ nhạy trung bình 85% (50 – 97%) và độ chuyên biệt trung bình 74% (61 – 98%) [102]. Các thang đo này có giá trị trong khảo sát những thay đổi của triệu chứng trầm cảm trong cuộc sống cá nhân và đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp lên trầm cảm. Mặt khác, Gibody và cộng sự đã tổng hợp từ 9 nghiên cứu, nhận thấy sử dụng các thang đo trầm cảm khác nhau tăng tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm từ 11% lên 27% [48]. Các thang đo được sử dụng hiện nay: HDRS (Hamilton Rating Scale for Depression) hay còn gọi là HAM - D, PHQ (Patient Health Questionnaire), MDI (Major Depression Inventory), CES-D (Centre for Epidemiological Studies Depression Scale), BDI (Beck Depression Inventory), ZDS (Zung self rating Depression Scale), GDS (Geriatric Depression Scale), CSDD (Cornell Scale for Depression in Dementia)… 1.3. Lo âu 1.3.1. Định nghĩa Lo âu là cảm xúc tiêu cực xảy ra khi đáp ứng với những đe dọa cảm nhận từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, có thể cảm nhận rất thật và hình dung được. Lo âu được đặc trưng bởi việc không thể nhận biết để tiên đoán, kiểm soát hay giúp con người . . -10- đương đầu tốt hơn với một sự đe dọa, do sự đe dọa này không được biết rõ, từ bên trong, mơ hồ [12, 20]. Phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài và hành vi kèm theo [12] . Với lo âu bệnh lý, ngoài các lo âu nguyên phát (thường gọi là RLLA), còn có lo âu thứ phát bao gồm triệu chứng lo âu trong các bệnh lý tâm thần khác (trầm cảm, tâm thần phân liệt, sảng, sa sút tâm thần,...) và bệnh thực thể khác (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hen phế quản…) [12]. Rối loạn lo âu toàn thể là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan toả, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [12]. 1.3.2. Dịch tễ học RLLA rất thường gặp. Năm 2012, tổng hợp 87 nghiên cứu trên 44 quốc gia, Baxter và cộng sự nhận thấy tỷ lệ hiện mắc chung 7,3%, trong đó 5,3% ở cộng đồng châu Phi và 10,4% ở cộng đồng châu Âu [26]. Ám ảnh sợ xã hội là dạng RLLA thường gặp nhất. 50% khởi phát bệnh ở 11 tuổi, đến 80% ở 20 tuổi và là nguy cơ phát triển rối loạn trầm cảm và lạm dụng các hoạt chất [93]. Theo 2 nghiên cứu lớn tiến hành tại Mỹ ghi nhận tỷ lệ hiện mắc của rối loạn hoảng sợ 2,3 – 2,7%, RLLA toàn thể 4,1 – 6,6%, rối loạn ám ảnh cưỡng chế 2,3 – 2,6% và ám ảnh sợ xã hội 2,6 – 13,3% [59, 61]. Ở nước ta, điều tra 10 RLTT thường gặp tại 8 vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc (2001-2003), cho thấy tỷ lệ RLLA 2,7% [80]. 1.3.3. Tác nhân Hầu hết RLLA khởi phát ở độ tuổi nhỏ hơn các RLTT khác [60]. Nữ gặp nhiều hơn nam với tỷ lệ 3:2 [61]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất