Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Stress ở điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến stress...

Tài liệu Stress ở điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến stress

.PDF
50
6
141

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT) ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG STRESS Ở ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Ts. Tô Gia Kiên Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT) ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG STRESS Ở ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Mã số: Chủ nhiệm đề tài Tô Gia Kiên Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 . . DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA 1. Tô Gia Kiên 2. Lâm Minh Quang 3. Nguyễn Thị Thanh Hương 4. Huỳnh Ngọc Vân Anh . . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Stress ở Điều Dưỡng và các yếu tố liên quan đến stress - Mã số: - Chủ nhiệm đề tài: Ts. Tô Gia Kiên Điện thoại: 0907 857 370 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM. Tổ chức quản lý y tế, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TpHCM - Thời gian thực hiện: 6/2015 – 12/2017 2. Mục tiêu: - Xác định tỷ lệ stress ở điều dưỡng. - Xác định mối liên quan giữa stress ở điều dưỡng các đặc tính dân số xã hội, môi trường làm việc, các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, cảm nhận của cá nhân. 3. Nội dung chính: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên điều dưỡng đang làm việc tại các khoa nội trú và phòng khám ngoại trú của bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ, chọn tất cả những điều dưỡng đang làm việc tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu. Những điều dưỡng đang thử việc hoặc chưa có hợp đồng làm việc chính thức tại bệnh viện hoặc sinh viên thực tập sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu. Dữ kiện được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Điều tra viên sẽ tiếp cận các điều dưỡng theo từng khoa phòng và giải thích mục đích nghiên cứu. Nếu điều dưỡng đồng ý tham gia, điều tra viên sẽ gởi lại phiếu câu hỏi có kèm phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu và hẹn thời gian để thu lại phiếu câu hỏi đã được điền đầy đủ. . . Thông tin thu thập gồm đặc tính của đối tượng tham gia nghiên cứu: như khoa/phòng nơi làm việc, chức vụ hiện tại, tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, số năm làm việc, đã vào biên chế, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc trung bình. Các thông tin liên quan tới môi trường làm việc cũng được thu thập như trực đêm, được tham gia tập huấn thường xuyên, ca kíp phù hợp, thời gian làm việc kéo dài, nơi làm việc an toàn, công việc quá chuyên môn, công việc đơn điệu, công việc quá tải, kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc, quan hệ tốt với đồng nghiệp, được cấp trên phân chia công việc hợp lý, được cấp trên hỗ trợ cho công việc, quan hệ tốt với cấp trên, môi trường làm việc nhiều tiếng ồn, môi trường làm việc đủ ánh sáng, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nhiệt độ làm việc quá nóng. Cảm nhận cá nhân của điều dưỡng như: sự yêu thích công việc, người thân trong gia đình hỗ trợ về mặt tinh thần, công việc được trả lương xứng đáng, công việc có nhiều cơ hội thăng tiến, dành thời gian giải trí. Tình trạng stress được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi sức khỏe tổng quát gồm 12 câu hỏi (GHQ-12 – General Health Questionnaire 12 items) được phát triển bởi David Goldberg và Paul William vào những năm 1970, dùng để định lượng nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần, nhắm đến 2 lĩnh vực: không có khả năng thực hiện các chức năng bình thường và sự xuất hiện buồn phiền để đánh giá mức độ hạnh phúc của con người. 4. Kết quả chính đạt được: Điều dưỡng ≤ 30 tuổi dễ bị stress hơn so với những điều dưỡng > 30 tuổi (PR=2,8, 95%KTC: 1,14-6,89). Điều dưỡng cảm thấy công việc đơn điệu (PR=3,3, 95%KTC: 1,92-5,65), quá tải (PR=3,93, 95%KTC: 1,88-8,2) và thời gian làm việc kéo dài (PR=2,01, 95%KTC: 1,033,94) có tỷ lệ stress cao hơn. Điều dưỡng được phân công công việc hợp lý (PR=0,32, 95%KTC: 0,15-0,69), có quan hệ tốt với cấp trên (PR=0,27, 95%KTC: 0,13-0,57), yêu thích công việc (PR=0,26, 95%KTC: 0,15-0,45), nhận được hỗ trợ tinh thần từ người thân (PR=0,31, 95%KTC: 0,18-0,55), được trả lương xứng đáng với chuyên môn (PR=0,33, 95%KTC: 0,19-0,57), có cơ hội thăng tiến (PR=0,37, 95%KTC: 0,19-0,71) và có thời gian giải trí (PR=0,48, 95%KTC: 0,28-0,85) có tỷ lệ stress thấp hơn. . . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1 Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................................... 2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................. 2 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................................ 2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN.................................................................................. 4 1.1 Một số khái niệm về stress ........................................................................................... 4 1.1.1. Stress ................................................................................................................ 4 1.1.2. Stress nghề nghiệp ........................................................................................... 4 1.1.3. Phân loại stress ................................................................................................ 5 1.1.4. Nguyên nhân .................................................................................................... 5 1.2. Hậu quả của stress và bệnh lý ................................................................................. 6 1.3. Một số nghiên cứu liên quan ................................................................................... 8 1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 8 1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 27 2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................... 27 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 27 2.3.1. Dân số mục tiêu ............................................................................................. 27 2.3.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................................... 27 2.3.3. Cỡ mẫu........................................................................................................... 27 2.3.4. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 27 2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu ......................................................................................... 28 2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ........................................................................... 28 2.4. Thu thập dữ liệu .................................................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 28 2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện ............................................................................... 28 2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin .......................................................................... 29 2.5. Định nghĩa biến số ................................................................................................ 29 2.6. Phân tích dữ kiện................................................................................................... 32 2.7. Y đức ..................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................................... 37 . . 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 37 3.2. Tình trạng stress theo thang đo GHQ-12: ................................................................. 40 3.3. Các yếu tố liên quan đến stress: ................................................................................ 40 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 45 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 48 ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................... a . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BV: Bệnh viện ĐHYD: Đại học Y Dược ĐD : Điều dưỡng KTC: Khoảng tin cậy NVYT: Nhân viên y tế WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) . . DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc đểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ........................................ 37 Bảng 3.2:Thâm niên làm việc và trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu ............ 37 Bảng 3.3: Đặc điểm về các yếu tố công việc ...................................................................... 38 Bảng 3.4: Đặc điểm về các yếu tố xã hội ........................................................................... 39 Bảng 3.5: Tình trạng stress theo thang đo GHQ-12 ........................................................... 40 Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tình trạng stress với các đặc tính cá nhân ........................... 41 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tình trạng stress với các yếu tố công việc ........................... 42 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng stress với các yếu tố xã hội ................................. 43 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Hans Selye thì stress là một hội chứng bao gồm các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường xung quanh.(52) Stress nghề nghiệp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nó tác động xấu đến chất lượng sống và làm giảm khả năng làm việc của người lao động.(64) Stress nghề nghiệp là tình trạng căng thẳng liên quan đến sự mất cân bằng giữa yêu cầu của công việc và khả năng đáp ứng của bản thân.(61) Đôi khi stress có thể là động lực giúp tập trung hơn vào công việc, tuy nhiên khi áp lực công việc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, từ đó làm giảm chất lượng công việc.(38) Vào năm 2007 theo khảo sát của Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ có khoảng 40% đối tượng được phỏng vấn cho rằng stress là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đến bệnh viện.(55) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng coi stress nghề nghiệp là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ 21.(60) Do vậy hiện nay stress nghề nghiệp đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp và là một trong những nghề dễ gây stress nhất, do người điều dưỡng luôn luôn phải đối mặt với những tình huống khó khăn đòi hỏi một sự cẩn thận và nhẫn nhịn đặc biệt.(24-26, 64) Trên thế giới, thực trạng stress ở ĐD làm việc tại các bệnh viện (BV) ngày càng cao, tỷ lệ stress từ dưới 30% đến trên 40% và tỷ lệ hài lòng với công việc của họ thấp.(28) Tại Việt Nam, các nghiên cứu về stress ở NVYT nói chung và stress ở ĐD nói riêng ghi nhận tỷ lệ stress khá cao. Nghiên cứu tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TpHCM cho thấy có khoảng 40,5% điều dưỡng từng bị stress.(92) Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần cho biết tỷ lệ điều dưỡng làm việc tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bị stress lên đến 79%.(71) Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tỷ lệ stress ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần tương đối cao là 66,7%.(79) Stress không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà thậm chí một số ĐD không chịu nổi dẫn đến tự sát.(46) Ngoài ra, stress còn làm ảnh huởng một cách tiêu cực đến chất lượng chăm sóc BN, dẫn đến tỷ lệ BN bị bệnh và nhiễm trùng cao hơn, đe dọa đến sự an toàn của BN.(4) Stress ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, hiệu suất và giảm tính an toàn trong chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe (dễ gây ra các sai sót y khoa, làm tăng nguy . . cơ nhiễm khuẩn bệnh viện).(36) Khi điều dưỡng bị stress, họ rất dễ mắc sai lầm trong công việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong.(57), (62) Qua đó, stress làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng sự quá tải bệnh viện.(19) Điều dưỡng bị stress sẽ không làm việc và giao tiếp tốt, làm giảm sự hài lòng của điều dưỡng với công việc; một số thậm chí sẽ từ bỏ nghề nghiệp của mình. (25, 26, 33, 53, 66) Quản lý chất lượng toàn diện đánh giá cao vai trò của cả khách hàng bên trong (nhân viên) và bên ngoài (bệnh nhân). Hiện nay quan điểm xem bệnh nhân là khách hàng trong bệnh viện đang dần được chú trọng, Điều dưỡng giao tiếp kém với bệnh nhân sẽ dẫn đến stress cho cả bệnh nhân và điều dưỡng, từ đó giảm sự hài lòng của bệnh nhân và thân nhân người bệnh.(35) Do đó, quản lý tốt stress ở điều dưỡng, giúp tăng hiệu quả và hiệu lực chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí điều trị và quá tại bệnh viện. Việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng là điều cần thiết, góp phần tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho điều dưỡng. Xuất phát từ những thực tiễn trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ điều dưỡng bị stress và các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM bị stress là bao nhiêu? Những yếu tố nào có liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ điều dưỡng bị stress tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. Xác định các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng bị stress tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. 2. Xác định mối liên quan giữa stress với các yếu tố cá nhân (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, số con, sống chung, tình trạng nơi ở, trình độ chuyên môn, khoa công tác, chức vụ, thâm niên công tác, biên chế) của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. . . 3. Xác định mối liên quan giữa stress với các yếu tố công việc (số giờ làm việc/tuần, trực đêm, số ngày trực/tuần, tập huấn, kiêm nhiệm, quá tải, sự hỗ trợ, mối quan hệ tốt với cấp trên/đồng nghiệp, môi trường làm việc an toàn, thu nhập trung bình/tháng) của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. 4. Xác định mối liên quan giữa stress với các yếu tố xã hội (yêu thích công việc, cơ hội thăng tiến, hài lòng với thu nhập, dành thời gian giải trí ngoài giờ làm việc) của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. 1.1.1. Một số khái niệm về stress: Stress: Có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về stress, nhưng trong thực tế tùy vào lĩnh vực và cách nhìn nhận vấn đề của mỗi tác giả mà họ đưa ra những quan điểm khác nhau về stress. Một số những định nghĩa đáng chú ý trong tâm lý học, đó là Stress xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó đáp ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ.(47) Stress là mối quan hệ đặc trưng giữa cá thể con người và môi trường, là mối quan hệ hai chiều, môi trường sinh ra các tác nhân gây stress đe dọa và cá thể đánh giá nguồn lực để giảm thiểu, đáp ứng hoặc loại trừ các stress đó từ môi trường.(48) Hay stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng ứng phó thông thường .(49) Theo Hans Selye đã đưa ra một định nghĩa tổng quát nhất: “Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể”. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thỏa đáng của cơ thể trước điều kiện sống luôn luôn biến đổi.(52) 1.1.2. Stress nghề nghiệp: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp là phản ứng có thể có của con người khi yêu cầu, áp lực công việc không phù hợp với kiến thức và khả năng, cũng như thách thức sự ứng phó của họ.(61) Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) cũng định nghĩa stress nghề nghiệp là các phản ứng có hại về thể chất lẫn cảm xúc xuất hiện khi yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực và nhu cầu của nhân viên, có thể làm suy giảm sức khỏe, thậm chí gây thương tích.(14) Stress có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình làm việc, tuy nhiên thường gây ảnh hưởng tồi tệ nhất khi nhân viên cảm thấy ít nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp, cũng như không kiểm soát được quá trình làm việc của mình. Stress nơi làm việc có thể do phân công lao động kém (cách tổ chức và quản lý công việc), điều kiện lao động không đạt yêu cầu, thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên.(18) Stress tiêu cực tác động không nhỏ đến sức khỏe cũng như là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Năm 2002, thiệt hại kinh tế do stress liên quan đến công việc trong nhóm EU15 (15 nước Châu Âu) ước tính lên đến 20.000 triệu EUR.(63) Theo số liệu khảo sát tại Anh năm 2001/2002, có 13,4 triệu ngày công bị mất đi do stress, lo lắng quá mức và trầm cảm, tương đương với 265.000 ca mới mắc stress trong năm. . . Ước tính có khoảng 80 đến 90% tổng số ca tai nạn thương tích tại nơi làm việc có liên quan đến các vấn đề cá nhân và do nhân viên không chịu được stresss. Cơ quan an toàn sức khỏe tại nơi làm việc báo cáo có khoảng 50% số ca nghỉ phép là do stress.(51) Nghiên cứu của một công ty bảo hiểm năm 2008, báo cáo số ca nghỉ bệnh do stress của người làm công đã tăng gần 8% so với năm 2007. (2) Tại Úc một báo cáo năm 2008 cho thấy stress liên quan đến công việc gây thiệt hại cho nền kinh tế đến 14,2 tỉ AUD, mỗi người làm công sở phải nghỉ trung bình 3,2 ngày công mỗi năm vì stress đến mức không thể làm việc.(41) Viện Quốc gia về Sức khỏe và Chất lượng điều trị Vương quốc Anh (NICE) đưa ra con số thống kê lên đến 13,7 triệu ngày công bị mất đi mỗi năm vì các vấn đề sức khỏe tâm thần trong công việc, gây thiệt hại năng suất lao động lên đến 28,3 tỉ bảng Anh mỗi năm.(44) 1.1.3. Phân loại stress: Stress nghề nghiệp được phân loại theo một số cách như: stress do điều kiện môi trường, stress do tác động của môi trường, stress do mối quan hệ giữa yêu cầu của môi trường và khả năng đáp ứng của con người đối với môi trường đó.(88) Stress do điều kiện môi trường và do tác động của môi trường thường gặp trong cuộc sống mà ở đó có rất nhiều stress (gia đình, công việc). Đối với stress do mối quan hệ giữa yêu cầu của môi trường và khả năng đáp ứng của con người đối với môi trường đó thường được đề cập nhiều trong y văn. Việc xác định các stress này dựa trên những khái niệm của Han Selye về stress, đó là sự đáp trả không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ stress nào khi được hình thành trong môi trường sống. Khái niệm về stress là do sự đáp trả không đặc hiệu của hệ thần kinh nội tiết trong quá trình cân bằng nội môi. Trong các stress có loại có lợi và có loại có hại cho cơ thể, nó phụ thuộc vào sự thích nghi và sự cân bằng nội môi của cơ thể. 1.1.4. Nguyên nhân: Mọi người trong cuộc sống đều trải qua stress. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, stress trong công việc đứng đầu danh sách, 40% người lao động ở Mỹ thừa nhận trải qua stress trong văn phòng, và một phần tư công việc là nguồn gây căng thẳng lớn nhất trong cuộc đời của họ.(8) Stress do công việc có thể được gây ra bởi việc tổ chức công việc không tốt (hệ thống làm việc và cách quản lý), do thiết kế công việc không tốt (thiếu kiểm soát quá trình làm việc), quản lý yếu kém, điều kiện làm việc không đạt yêu cầu, và thiếu sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp và các giám sát viên. Các nghiên cứu cho thấy rằng điều gây ra stress nhất của công việc là những yêu cầu quá mức và áp lực đó không phù hợp với kiến thức và khả năng của . . người lao động, trong đó có rất ít cơ hội để lựa chọn hoặc kiểm soát, và có rất ít sự hỗ trợ từ người khác.(80) Theo WHO có thể chia nguyên nhân của stress trong công việc thành 2 nhóm là nội dung công việc và bối cảnh làm việc:(59) Cụ thể nhóm đầu tiên, nội dung công việc bao gồm nội dung đơn điệu, ít kích thích, vô nghĩa, không phong phú; khối lượng công việc và tốc độ làm việc quá nhiều hay quá ít để làm, làm việc dưới áp lực thời gian; giờ làm việc chặt chẽ hay không linh hoạt, quá dài và không phù hợp, không thể đoán trước, chế độ ca kíp thiết kế không hợp lý; sự tham gia và kiểm soát như thiếu sự tham gia vào việc ra quyết định, thiếu kiểm soát các quá trình làm việc, tốc độ, thời gian, phương pháp và môi trường làm việc. Nhóm bối cảnh làm việc bao gồm khả năng phát triển và mức lương như công việc không an toàn, thiếu cơ hội thăng tiến, công việc có "giá trị xã hội” thấp, cơ chế chi trả theo sản phẩm, hệ thống đánh giá hiệu quả không rõ ràng hoặc không phù hợp, có kỹ năng cao hơn hoặc thấp hơn yêu cầu công việc; vai trò trong tổ chức (vai trò không rõ ràng, những vai trò mâu thuẫn nhau) - mối quan hệ giữa các cá nhân (không hoặc ít nhận được sự giám sát, hỗ trợ từ cấp trên, mối quan không tốt với các đồng nghiệp, bị bắt nạt/quấy rối và bạo lực, làm việc độc lập hoặc đơn độc); văn hóa của tổ chức như khả năng giao tiếp, lãnh đạo kém, hành vi cư xử kém, thiếu rõ ràng về mục tiêu tổ chức, cơ cấu và chiến lược; và cân bằng công việc - cuộc sống (nhu cầu mâu thuẫn giữa công việc và gia đình, thiếu sự hỗ trợ cho các vấn đề cá nhân tại nơi làm việc, thiếu sự hỗ trợ cho công việc từ gia đình, thiếu quy định và chính sách để hỗ trợ cân bằng công việc - cuộc sống). Ngoài ra sự công nhận và tôn trọng tại nơi làm việc cũng là một nhu cầu cơ bản của con người. Được tôn trọng và đánh giá cao bởi những người khác có ý nghĩa là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Do đó, mọi người thường cố gắng rất lớn để đạt được sự chấp nhận và tán thành. Nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực tâm lý sức khỏe nghề nghiệp cho thấy, nhiều căng thẳng có liên quan đến bị xúc phạm - ví dụ, bị xúc phạm hay nhạo báng, bị cô lập, hoặc do xung đột xã hội, do nhiệm vụ bất hợp pháp. Ngược lại, được đánh giá cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm tăng động lực và sự hài lòng cũng như sức khỏe và hạnh phúc.(55) 1.2. Hậu quả của stress và bệnh lý: Stress có thể gây ra các trạng thái cảm xúc tiêu cực (lo lắng quá mức, trầm cảm). Cả stress và những trạng thái tâm lý tiêu cực đều có khả năng sinh bệnh tật. Hầu như không có . . bệnh nào là không liên quan đến stress, không có bộ phận nào không bị ảnh hưởng do stress. Sau đây là một số phản ứng với stress của các hệ cơ quan chính:[23] Hệ thần kinh: phản ứng với stress qua cơ chế “chống và chạy”. Hệ thần kinh giao cảm ra hiệu cho tuyến thượng thận tiết adrenaline và cortisol. Những hormone này làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thay đổi quá trình tiêu hóa làm tăng glucose trong máu. Khi tình huống stress kết thúc, quá trình phản ứng cũng kết thúc, cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Hệ cơ xương: dưới tác động của stress các cơ tăng lên. Sự tăng co cơ trong thời gian dài có thể gây đau đầu, đau nửa đầu và các triệu chứng cơ xương khác. Một số dạng viêm khớp cho thấy sự trầm trọng của nó liên quan đến stress. Hệ hô hấp: stress làm sự thở khó khăn hơn và thở dốc, dẫn đến hoảng loạn ở vài trường hợp. Bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị sự xuất hiện của stress làm xấu hơn. Hệ tuần hoàn: stress góp phần vào mọi biểu hiện của bệnh tim, stress cấp tính làm tình trạng tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim. Mạch máu đến các cơ lớn và đến tim dãn rộng ra làm tăng lượng máu bơm đến các nơi này. Stress cấp tính lặp đi lặp lại có thể gây viêm động mạch vành, dẫn đến bệnh đau tim. Hệ nội tiết: khi cơ thể gặp stress, não bộ gửi tín hiệu từ vùng dưới đồi khiến vỏ thượng thận tiết cortisol và tủy thượng thận tiết epinephrine – còn được gọi là “hormone stress”. Các hormone này kích thích gan sản xuất nhiều glucose hơn, cung cấp năng lượng cho phản ứng “chiến đấu hoặc đào tẩu” trong tình huống nguy cấp. Hệ tiêu hóa: stress có thể khiến cơ thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Nếu ăn nhiều hơn, nhiều loại thực phẩm khác nhau, hoặc tăng sử dụng thuốc lá, rượu bia sẽ gây ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Cảm giác cồn cào, buồn nôn và đau dạ dày cũng xuất hiện, thậm chí gây nôn nếu mức độ stress đủ nghiêm trọng. Stress ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón. Stress cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý. Đối với bệnh hen, yếu tố nội sinh và ngoại cảnh đều có tác động đến bệnh, trong đó yếu tố nội sinh bị tác động nhiều nhất bởi những phản ứng cấp tính của stress tố tâm lý. Stress còn có thể làm tăng phản ứng viêm dị ứng của cơ thể, là một trong các nguy cơ gây viêm loét dạ dày, bệnh mạch vành. Trải nghiệm về stress về mặt tâm lý cũng có mối liên quan đến bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường type 2. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên quan giữa stress và ung thư vú, sự tiến triển của ung thư giai đoạn sớm. (51) . . Stress tâm lý là một yếu tố nguy cơ chính của 6 nguyên nhân tử vong tại Hoa Kỳ : ung thư, bệnh mạch vành, tai nạn thương tích, rối loạn hô hấp, xơ gan và tự sát. Tại Vương quốc Anh, gần 180.000 người tử vong mỗi năm do bệnh liên quan đến stress. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật tại nước này ước lượng stress là lý do của 75% trường hợp đến khám bác sĩ. Theo Hội đồng quốc gia về bồi thường bảo hiểm có đến 90% bệnh nhân đến cơ sở chăm sóc y tế ban đầu để phàn nàn tình trạng stresss của mình. (51) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải stress nào cũng gây hại. Stress là tích cực khi nó buộc cơ thể thích nghi với môi trường từ đó tăng sức mạnh cho cơ chế phản ứng, đồng thời cảnh báo ta chưa thích nghi với tình hình mới, do vậy sự thay đổi trong lối sống là cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu. Về ngắn hạn, sự gia tăng nồng độ hormone các chất trong cơ thể do stress gây ra có thể làm cho hệ miễn dịch khỏe hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tuổi già như Alzheimer bằng cách giữ cho tế bào não bộ hoạt động ở công suất cao nhất. Người trải nghiệm stress ở mức độ vừa có khả năng phục hồi sau mổ tốt hơn người mắc stress ở mức độ cao hoặc thấp.(58) Stress sẽ trở nên tiêu cực khi nó vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể, gây mệt mỏi và xuất hiện các vấn đề về hành vi hoặc thể chất.(51) 1.3. Một số nghiên cứu liên quan: 1.3.1. Trên thế giới: Năm 2009, hơn một nửa dân số lao động toàn cầu (53,8%) được ghi nhận có tình trạng stress tăng so với 2 năm trước. Cụ thể, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ stress tại nơi làm việc cao nhất (85,9%); trong khi đó nếu xét riêng nhóm người lao động gặp stress mức độ nặng thì Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với tỷ lệ lên đến 35%.[34] Nghiên cứu của Yueh-Chi Tsai và Chieh-Hsing Liu tại 2 bệnh viện ở Đài Loan năm 2010 cho thấy tỷ lệ stress của nhân viên y tế tại đây là 64,4%, trong đó 33,7% hay gặp ác mộng, 44,1% cảm thấy khó chịu, 40,8% bị nhức đầu, 35% thường xuyên mất ngủ và 41,4% rối loan đường tiêu hóa.[73] Nghiên cứu này cho biết về tình trạng stress ở nhân viên y tế nói chung chứ không chỉ riêng cho điều dưỡng, hơn nữa chủ yếu mô tả về các biểu hiện bệnh lý do ảnh hưởng của stress hơn là tìm đến các yếu tố liên quan đến stress. Khảo sát toàn dân về stress tại Hoa Kỳ năm 2011 cho thấy có 22% người trưởng thành báo cáo tình trạng stress nặng, tỷ lệ người cho rằng tình trạng stress của mình tăng hơn so với năm trước và so với 5 năm trước lần lượt là 39% và 44%. (9) Năm 2012, báo cáo của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ người dân cho biết tình trạng stress của mình tăng hơn so với năm trước lần lượt là 39% ở nhóm 18 - 33 tuổi, 36% ở nhóm 34 - 47 tuổi, . . 33% ở nhóm 48 - 66 tuổi, 29% ở nhóm từ 67 tuổi trở lên. Mức stress trung bình của người dân nước này đạt 4,9 điểm trên thang điểm 10 (với 1 điểm tương đương với ít/không có stress và 10 điểm là stress nghiêm trọng nhất), trong khi theo họ tự đánh giá mức điểm stress lành mạnh là 3,6 điểm.(10) Một nghiên cứu về stress sử dụng 2 bộ câu hỏi Job Content Questionaire và EffortReward Imbalance Questionnaire (2011), đánh giá trên 527 điều dưỡng từ 41 bệnh viện khác nhau tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã báo cáo kết quả: gánh nặng stress và kiệt sức là nghiêm trọng hơn ở điều dưỡng trẻ tuổi, người đang trong ca trực hoặc người làm ở bệnh viện cấp cao hơn. Điều dưỡng ở Thượng Hải thường xuyên trải qua tình trạng kiệt sức, điều này có liên hệ mạnh mẽ đến stress liên quan đến công việc.(1) Nghiên cứu tại Nhật Bản năm 2011 cũng cho thấy rằng tỷ lệ stress ở điều dưỡng còn cao hơn cả bác sĩ, đồng thời tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng thấp là yếu tố tích cực làm điều dưỡng cảm thấy thoải mái hơn trong công việc. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Simplified Job Stressor Questionaire, so sánh stress thể chất và tâm lý ở 2 giai đoạn: khi bệnh viện theo mô hình 10 bệnh nhân : 1 điều dưỡng (1) và khi theo mô hình 7 bệnh nhân : 1 điều dưỡng (2). Kết quả ở giai đoạn 1, tỷ lệ stress lần lượt là 21,4% ở điều dưỡng và 19,4% ở bác sĩ; ở giai đoạn 2 tỷ lệ stress thể chất và tâm lý được ghi nhận ở điều dưỡng lần lượt là 20% và 16%, cao hơn bác sĩ 18,2% và 12,1%.(65) Nghiên cứu của nhóm tác giả Dragana Milutinovic, Boris Golubovic, Nian Krkic và Bela Poker về stress của ĐD ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại các trung tâm y tế Serbia năm 2011 với 1000 đối tượng tham gia. Kết quả tỷ lệ stress trong ĐD có liên quan đặc biệt đến môi trường làm việc, tình trạng stress biểu hiện qua các triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, đau lưng…và một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.... Trong cùng năm này nghiên cứu tại Bệnh viện đai học Zagreb, Croatian trên 300 ĐD cho thấy tỷ lệ stress ở ĐD lên đến 76,7% với các yếu tố gây stress là không đủ nguồn lực, thu nhập, làm việc vào ban đêm, bệnh nhân không thể chữa khỏi.(12) Năm 2012, tác giả Tuvesson và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi PSS-14 và ghi nhận mức điểm stress của điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế Thụy Điển đạt trung bình 23,43 ± 7,28 điểm (tối đa đạt 56 điểm).(30) Nghiên cứu cắt ngang của Balducci C năm 2014 trên ĐD của dịch vụ y tế quốc gia cho thấy stress liên quan đến giới tính, tuổi, nhiệm kì và thời gian làm việc.(17) Cũng trong năm này, nghiên cứu của Abdollahi A khảo sát mức độ stress và mức độ . . hạnh phúc của 252 ĐD ở 6 bệnh viện tư nhân ở Tehran; cho thấy sức chịu đựng như là một yếu tố bảo vệ chống lại stress.(3) 1.3.2. Tại Việt Nam: Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, stress cũng là một vấn đề thường gặp. Năm 2005, tác giả Phan Thị Mỹ Linh đã nghiên cứu về “ Stress đối với nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Sài Gòn” kết quả cho thấy stress đã làm nhân viên y tế giảm năng suất làm việc (83,2%), mệt mỏi (73,1%), giảm trí nhớ, kém tập trung (40,6%).(84) Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần năm 2008 về stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnnh Đồng Nai cho thấy có 27% nhân viên y tế mắc stress ở mức độ thường xuyên, các stress tố chính được xác định bao gồm trình độ học vấn, tính chất công việc, sự hài lòng với công việc, thời gian nghỉ ngơi, quản lý kém, áp lực thời gian hoàn thành công việc. (71) Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Trung Tần trên nhân viên y tế bệnh viện tâm thần Tiền Giang cho thấy có 14,7% người bị stress thường xuyên, 75,5% ở mức độ thỉnh thoảng và 9,6% hiếm khi bị stress. (82) Tuy vậy cả 3 nghiên cứu này không đi sâu vào từng nhóm đối tượng cụ thể, do vậy chưa đo lường được tình trạng stress ở điều dưỡng nói riêng. Tình hình stress của điều dưỡng tại BV đa khoa Trung Ương Cần Thơ, BV đa khoa thành phố Cần Thơ và BV đa khoa Châu Thành – Tiền Giang năm 2008 qua nghiên cứu của Lê Thành Tài và các cộng sự là khá cao với tỷ lệ 45,2%, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến stress ở ĐD gồm: thâm niên công tác, làm việc nhiều giờ (> 8 giờ/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, thường gặp phản ứng của BN và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến.(86) Nghiên cứu của Trần Đăng Khoa “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2013” sử dụng bộ câu hỏi GHQ12 cho kết quả tỷ lệ stress ở điều dưỡng là 21,3%. Các yếu tố thường gây stress: thời gian làm việc quá dài, không đủ thời gian nghỉ ngơi, trực đêm, làm ca, tình trạng phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc, trang thiết bị không đầy đủ, thu nhập không tương xứng với cường độ công việc. (91) Cũng trong năm 2013, nghiên cứu “Tỷ lệ điều dưỡng bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan” của Vũ Ngọc Trinh đưa ra tỷ lệ stress ở điều dưỡng là 40,5%, trong đó 6,6% điều dưỡng mắc stress nặng (theo thang đo PSS-10). Điểm số stress trung bình theo thang đo này khoảng 19, 67 ± 6,23 điểm. Có sự liên quan giữa stress với đặc điểm cá nhân: thu nhập, trình độ học vấn, khoa phòng làm việc, thâm niên công tác, kiêm nhiệm chức vụ; yếu tố môi trường làm việc: thời gian nghỉ ngơi hợp lý, công việc quá nhiều, . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí11 Minh. công việc nhàm chán, áp lực thời gian hoàn thành công việc; và mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp. (92) Tuy nhiên tác giả chưa sử dụng mô hình đa biến để phân tích, tìm ra mối quan hệ thật sự giữa các yếu tố trên với tình trạng stress. Năm 2014, nghiên cứu về stress ở điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy do tác giả Trần Thị Hồng Thắm thực hiện cho ra kết quả tỷ lệ stress của ĐD là 42,9%, trong đó yếu tố chính gây ra stress là cảm xúc của ĐD liên quan đến tình trạng bệnh hoặc cái chết của BN và quá tải công việc.(89) Năm 2015 tác giả Khưu Chi Diễm nghiên cứu tỷ lệ stress trên ĐD BV truyền máu huyết học dựa trên hai thang đo PSS và NSS và cho thấy tỷ lệ khá cao là 42,2% và có mối liên quan giữa stress và các yếu tố: khoa công tác, chứng kiến sự đau đớn của BN, mâu thuẫn với BS và ĐD khác, quá tải công việc, thiếu sự hỗ trợ, vướng mắc liên quan đến việc điều trị.(78) .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất