Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh phương pháp định lượng ldl cholesterol trực tiếp và gián tiếp...

Tài liệu So sánh phương pháp định lượng ldl cholesterol trực tiếp và gián tiếp

.PDF
75
5
71

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG LDL-CHOLESTEROL TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Tạ Quang Vượng Tp. Hồ Chí Minh, 04/2019 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG LDL-CHOLESTEROL TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP Mã số: Chủ nhiệm đề tài Tạ Quang Vượng Tp. Hồ Chí Minh, 04/2019 . . DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. 2. Thành viên tham gia nghiên cứu: - Tạ Quang Vượng - Huỳnh Thị Vân Anh Đơn vị phối hợp chính: - Bộ môn Sinh hóa, Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM - Trung tâm chẩn đoán Y Khoa Medic Hòa Hảo . . MỤC LỤC CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................ 3 2.1. LIPID HUYẾT TƯƠNG [3] .................................................................................................... 3 2.1.1. Cholesterol [1], [3] ................................................................................................................. 3 2.1.2. Triglyderid [1], [3] ................................................................................................................. 4 2.1.3. Lipoprotein [3] ....................................................................................................................... 5 2.2. CÁC XÉT NGHIỆM HÓA SINH VỀ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT VÀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH [3] .......................................................................................................................................... 12 2.2.1. Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III 5/2001 [15] ................................ 13 2.2.2. Ảnh hưởng của rối loạn lipid máu [6] .................................................................................. 13 2.3. CÔNG THỨC FRIEDEWALD VÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC THAY THẾ TRONG XÁC ĐỊNH LDL-C ..................................................................................................................................... 15 2.4. NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CÔNG THỨC FRIEDEWALD ................................................. 16 2.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ ................................................................................. 19 CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 29 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 29 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29 3.3. CỠ MẪU ................................................................................................................................ 29 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................................... 30 3.4.1. Xét nghiệm sinh hóa............................................................................................................. 30 3.4.2. Các bước thực hiện .............................................................................................................. 32 3.5. ĐỊNH NGHĨA BIẾN ............................................................................................................. 33 3.5.1. Biến nghiên cứu chính ......................................................................................................... 33 3.5.2. Biến dân số học .................................................................................................................... 33 3.6. NHẬP LIỆU VÀ XỬ LÝ THỐNG KÊ ................................................................................. 33 CHƯƠNG 4. 4.1. KẾT QUẢ .................................................................................................................. 35 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC ................................................................................................... 35 4.1.1. Đối tượng tăng TC ............................................................................................................... 37 4.1.2. Đối tượng tăng TG ............................................................................................................... 37 4.1.3. Đối tượng tăng LDL-C ......................................................................................................... 38 i . . 4.1.4. Đối tượng giảm HDL-C ....................................................................................................... 39 4.2. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ LDL-C TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP TRÊN TOÀN BỘ MẪU ........................................................................................................... 41 4.3. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP TRÊN TỪNG KHOẢNG NỒNG ĐỘ TG ................................................................................................................. 44 4.3.1. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp ở những đối tượng có nồng độ TG dưới 2,26 mmol/L ............................................................................................................... 44 4.3.2. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp ở những đối tượng có nồng độ TG từ 2,26 đến dưới 3,39 mmol/L (từ 200 đến dưới 300 mg/dL)............................................. 49 4.3.3. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp ở những đối tượng có nồng độ TG từ 3,39 đến 4,52 mmol/L (từ 300 đến 400 mg/dL) ............................................................. 51 CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN ............................................................................................................... 54 5.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 54 5.2. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp trên toàn bộ mẫu ................ 54 5.3. TG So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp trên từng khoảng nồng độ của ................................................................................................................................................ 56 5.3.1. So sánh LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald ở những đối tượng có TG < 2,26 mmol/L .................................................................................................... 56 5.3.2. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp ở những đối tượng có nồng độ TG từ 2,26 đến dưới 3,39 mmol/L ............................................................................................ 57 5.3.3. So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp bằng ở những đối tượng có nồng độ TG từ 3,39 đến 4,52 mmol/L............................................................................................ 58 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 59 6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 59 6.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................... 60 ii . . DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khoảng giá trị các chỉ số lipid huyết theo NCEP ATPIII ............................. 13 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu so sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp .......................................................................................................................... 19 Bảng 4.1. Số lượng các đối tượng tham gia theo tuổi và giới tính ................................ 35 Bảng 4.2. Tỉ lệ rối loạn lipid máu .................................................................................. 36 Bảng 4.3. Tỉ lệ rối loạn từng yếu tố ............................................................................... 36 Bảng 4.4. Số lượng các đối tượng bị tăng cholesterol theo tuổi và giới tính................. 37 Bảng 4.5. Số lượng các đối lượng bị tăng TG theo tuổi và giới tính ............................. 38 Bảng 4.6. Số lượng các đối tượng bị tăng LDL-C theo tuổi và giới tính ...................... 39 Bảng 4.7. Số lượng các đối tượng bị giảm HDL-C theo tuổi và giới tính ..................... 40 Bảng 4.8. So sánh LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C gián tiếp ............................ 41 Bảng 4.9. Đánh giá nguy cơ tim mạch theo phân loại LDL-C của NCEP, ATPIII giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp .......................................................... 43 Bảng 4.10. So sánh LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C gián tiếp .......................... 44 Bảng 4.11. So sánh LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C gián tiếp .......................... 49 Bảng 4.12. So sánh LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C gián tiếp .......................... 51 iii . . DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Cấu tạo của lipoprotein ............................................................................................... 6 Hình 2.2. Xơ vữa động mạch vành ........................................................................................... 15 Hình 4.1. Tỉ lệ các đối tượng tham gia nghiên cứu theo tuổi và giới tính ................................ 35 Hình 4.2. Tỉ lệ các đối tượng tăng TC theo tuổi và giới tính .................................................... 37 Hình 4.3. Tỉ lệ các đối tượng tăng TG theo tuổi và giới tính ................................................... 38 Hình 4.4. Tỉ lệ các đối tượng tăng LDL-C theo tuổi và giới tính ............................................. 39 Hình 4.5. Tỉ lệ các đối tượng giảm HDL-C theo tuổi và giới tính ........................................... 40 Hình 4.6. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald ................................................................................................................................ 42 Hình 4.7. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Cordova..................................................................................................................................... 43 Hình 4.8. Biểu đồ Bland Altman Plot thể hiện giới hạn tương đồng của LDL-C tính bằng công thức Friedewald và LDL-C định lượng trực tiếp ...................................................................... 45 Hình 4.9. Biểu đồ Bland Altman Plot thể hiện giới hạn tương đồng của LDL-C tính bằng công thức Friedewald hiệu chỉnh so với LDL-C định lượng trực tiếp .............................................. 46 Hình 4.10. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald ................................................................................................................................ 47 Hình 4.11. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald hiệu chỉnh ............................................................................................................... 48 Hình 4.12. Biểu đồ Bland Altman Plot thể hiện giới hạn tương đồng của LDL-C tính bằng công thức Friedewald so với LDL-C định lượng trực tiếp ....................................................... 50 Hình 4.13. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald ................................................................................................................................ 51 Hình 4.14. Biểu đồ Bland Altman Plot thể hiện giới hạn tương đồng của LDL-C tính bằng công thức Friedewald hiệu chỉnh so với LDL-C định lượng trực tiếp ..................................... 52 Hình 4.15. Tương quan giữa LDL-C định lượng trực tiếp và LDL-C tính bằng công thức Friedewald hiệu chỉnh .................................................................................................................. 53 iv . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Khoảng một triệu người tử vong hàng năm do BTM ở Hoa Kỳ [45]. Chi phí y tế cũng chiếm một khoảng không nhỏ, tiêu tốn cho chăm sóc trực tiếp và gián tiếp BTM ở liên minh Châu Âu hàng năm ước tính khoảng 192 tỉ euro [16], [32], [57]. Nghiên cứu của Tavia Gordon và cộng sự năm 1981 [12] và nghiên cứu của SM Grundy và cộng sự năm 1995 [34] đã chỉ ra mối tương quan giữa tăng nồng độ cholesterol trong lipoprotein tỉ trọng thấp LDL và nguy cơ phát triển của bệnh. Do đó, xét nghiệm lipid huyết, lipoprotein huyết không những có giá trị trong chẩn đoán và điều trị, mà còn có giá trị trong đề phòng các BTM [3]. Theo National Cholesterol Education Program (NCEP) dành cho người lớn, nồng độ LDL-C là yếu tố cơ bản cần phải kiểm soát để phòng ngừa, điều trị cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành và để phân loại nguy cơ bị BTM [14]. Phương pháp tham chiếu dành cho định lượng LDL-C được chấp nhận hiện nay là phương pháp định lượng β [19]. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng lượng mẫu khá lớn, tốn nhiều thời gian, bất tiện cho các ứng dụng lâm sàng thường quy và phải sử dụng kĩ thuật siêu ly tâm khá tốn kém. Vì vậy, phương pháp này không thích hợp ở các phòng thí nghiệm nhỏ [61]. Năm 1972, William T Friedewald và cộng sự công bố một báo cáo mang tính bước ngoặt mô tả một công thức để ước lượng nồng độ LDL-C để thay thế cho việc đo trực tiếp LDL-C bằng phương pháp siêu ly tâm [31]. Việc tính toán ban đầu chỉ được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học, nhưng sau đó nó đã được thông qua nhanh chóng và được lựa chọn bởi các phòng thí nghiệm lâm sàng, một phần vì lý do kinh tế [20]. Công bố này đã trở thành một trong những bài báo phổ biến nhất trong tạp chí Hóa học lâm sàng với hơn 3000 trích dẫn trong hai thập kỷ [11]. Hầu hết các nghiên cứu về việc tuân thủ mục tiêu của NCEP và việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sử dụng công thức Friedewald để xác định LDLC thay vì định lượng trực tiếp [29], [33], [54], [38], [60], [53], [50]. Gần đây, một số phương pháp đồng nhất đã được phát triển bởi các nhà sản xuất khác nhau để đo trực tiếp nồng độ LDL-C, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của NCEP, giúp ngăn Tạ Quang Vượng 1 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường ngừa bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim. Phương pháp này có ưu thế hơn so với phương pháp siêu ly tâm [41], [35]. Tuy nhiên, chi phí sử dụng phương pháp này vẫn còn khá đắt so với hầu hết các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Do đó, đề tài “So sánh phương pháp định lượng LDL-C trực tiếp và gián tiếp” được thực hiện với 2 mục tiêu nghiên cứu chính sau: - So sánh hai phương pháp xác định LDL-C: phương pháp đo trực tiếp LDL-C tại trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic và phương pháp ước lượng LDL-C bằng công thức Friedewald hiệu chỉnh, công thức Friedewald, công thức Cordova. - Tìm ra công thức xác định LDL-C phù hợp nhất đối với người Việt Nam, nhằm tiết kiệm chi phí đo LDL-C trực tiếp nhưng vẫn cho kết quả LDL-C chính xác. Tạ Quang Vượng 2 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LIPID HUYẾT TƯƠNG [3] Acid béo tự do, TG, cholesterol, phospholipid là các thành phần chất béo có trong máu được gọi là lipid toàn phần. Trong lâm sàng, các xét nghiệm về cholesterol, TG, lipoprotein (chủ yếu là LDL và HDL), apolipoprotein trong máu thường được chỉ định vì có ý nghĩa nhiều hơn trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh có liên quan đến rối loạn lipid huyết. 2.1.1. Cholesterol [1], [3] Cholesterol là một sterol chủ yếu của động vật, có trong tất cả các tế bào và dịch thể. Cholesterol huyết tương có hai nguồn gốc: nội sinh (được cơ thể tổng hợp ở gan) và ngoại sinh (từ thức ăn). Cholesterol được vận chuyển từ ruột theo máu đến gan bởi chylomicron. Cholesterol nội sinh được tổng hợp chủ yếu ở gan (khoảng 75%), một phần được vận chuyển trong máu đến tế bào ngoại biên bởi các lipoprotein như VLDL, IDL, LDL; một phần đổ vào mật, xuống ruột. Ở ruột, cholesterol có thể được tái hấp thu hay biến đổi thành coprosterol đào thải qua phân. Cholesterol là tiền chất để tổng hợp hormon vỏ thượng thận, hormon sinh dục, vitamin D và acid mật. Trong máu có khoảng 70% cholesterol được ester hóa (kết hợp với acid béo 16C hay 18C), 30% dưới dạng tự do. Khi xét nghiệm, hai dạng này thường được đo gộp chung với nhau gọi là cholesterol toàn phần. Tăng cholesterol huyết có thể gây ra những mảng lắng đọng ở động mạch vành gây xơ vữa và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Cholesterol huyết tăng lên theo tuổi ở cả nam lẫn nữ cho đến 60 tuổi. Trước 50 tuổi, cholesterol ở nam lớn hơn nữ, sau 50 tuổi, cholesterol ở nữ có khuynh hướng lớn hơn nam. - Cholesterol máu tăng trong các trường hợp sau: + Bệnh tăng cholesterol máu; + Rối loạn chuyển hóa glycogen; + Phụ nữ mang thai; Tạ Quang Vượng 3 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường + Tác dụng phụ của thuốc (steroid); + Tăng lipoprotein máu; + Vàng da tắc mật; + Rối loạn chuyển hóa lipid; + Tiểu đường, tăng huyết áp; + Viêm thận, hội chứng thận hư; + Nhược giáp. - Cholesterol máu giảm trong các trường hợp sau: + Cường giáp; + Hội chứng Cushing; + Nhiễm trùng cấp; + Thiếu máu. 2.1.2. Triglyderid [1], [3] TG là ester của glycerol với 3 phân tử acid béo. Trong thức ăn, thành phần lipid chủ yếu là TG (TG ngoại sinh), được vận chuyển trong máu bởi chylomicron. Trong cơ thể, TG được tổng hợp ở gan (TG nội sinh) vận chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein VLDL. Trong vài trường hợp bệnh lý, TG tích lũy ở tế bào gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. TG được tổng hợp tại mô mỡ là kho dự trữ năng lượng chủ yếu của cơ thể. Các acid béo có thể bão hòa hay chưa bão hòa chứa 16C hay 18C. Nồng độ TG cao trong máu là dấu hiệu của hội chứng rối loạn chuyển hóa, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. - Nồng độ TG máu có thể tăng do các nguyên nhân chính sau: + Tăng huyết áp; + Đái tháo đường; + Viêm tụy cấp; + Xơ gan do rượu; + Tăng lipoprotein máu có tính chất gia đình; + Bệnh thận, hội chứng thận hư; + Suy giáp; Tạ Quang Vượng 4 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường + Nhồi máu cơ tim; + Bệnh gout; + Liên quan với chế độ ăn: tỉ lệ protein thấp, tỉ lệ carbohydrate cao; + Bệnh lý kho dự trữ glycogen. - Nồng độ TG máu có thể giảm do các nguyên nhân chính sau: + Không có β-lipoprotein huyết bẩm sinh; + Cường giáp; + Suy dinh dưỡng; + Do chế độ ăn: tỉ lệ mỡ thấp; + Hội chứng giảm hấp thu; + Nhồi máu não; + Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). 2.1.3. Lipoprotein [3] Sau khi được tổng hợp ở gan và ruột, lipid cần vận chuyển đến các mô khác nhau để thực hiện chức năng chuyển hóa. Vì không tan trong nước, lipid phải vận chuyển trong huyết tương dưới dạng lipoprotein, là một phức hợp đại phân tử được tạo thành giữa lipid (cholesterol, TG, phospholipid) và protein (apolipoprotein) bằng liên kết Vanderwaals. 2.1.3.1. Cấu tạo - Lipoprotein là những tiểu phân hình cầu bao gồm các phần sau đây: + Phần lõi: glycerid và/hay cholesterol ester không phân cực. + Phần vỏ: protein (apolipoprotein) và phần phân cực của phospholipid tự do nằm ở bề mặt. - Phần ở giữa: phần không phân cực của phospholipid và cholesterol tự do hướng vào trong. Tạ Quang Vượng 5 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường Hình 2.1. Cấu tạo của lipoprotein 2.1.3.2. Các loại lipoprotein - Dựa và tỉ trọng, lipoprotein được chia thành các loại sau: + Chylomicron (< 0,95 g/ml). + VLDL (Very low Density Lipoprotein) (0,95-1,006 g/ml). + IDL (Intermediate Density Lipoprotein) (1,006-1,019 g/ml). + LDL (Low Density Lipoprotein) (1,019-1,063 g/ml). + HDL (High Density Lipoprotein) (1,063-1,210 g/ml). a. Chylomicron - Là lipoprotein có tỉ trọng thấp nhất và kích thước lớn nhất (đường kính có thể lớn hơn 1000 nm). - Thành phần protein chủ yếu là Apo B-48, ngoài ra còn có apo A-I, apo A-IV. Sau khi tạo thành, chúng thu được apo E và apo C từ HDL. - Được tạo thành ở ruột và vận chuyển TG hấp thu ở ruột non về gan. b. VLDL - Là lipoprotein có tỉ trọng thấp nhất và kích thước lớn nhất của các lipid có nguồn gốc nội sinh. - Thành phần protein chủ yếu là apo B-100, ngoài ra còn có apo C-I, apo C-III, apo E và một lượng nhỏ apo A. Cũng giống như chylomicron, VLDL thu được phần lớn apo E và apo C từ HDL trong máu. Tạ Quang Vượng 6 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường - Đóng vai trò vận chuyển TG nội sinh được tổng hợp ở gan. c. IDL - Được tạo thành trong quá trình biến đổi VLDL thành LDL, có nồng độ rất thấp trong huyết tương. - Đóng vai trò vận chuyển TG và cholesterol ester. d. LDL [1], [3] - Là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của VLDL. - Thành phần protein là apo B-100. - Vận chuyển chủ yếu cholesterol ester (nội sinh). - LDL-C tăng là một trong những yếu tố dự báo nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. - LDL-C tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá, lười vận động, hoặc liên quan các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường… e. HDL [1], [3] - Là lipoprotein có tỉ trọng lớn nhất và kích thước nhỏ nhất. - Theo thành phần, hình dạng và chức năng, HDL được chia thành 3 loại: HDL1 (HDLC), HDL2, HDL3. - Đóng vai trò vận chuyển cholesterol dư thừa ở các mô về gan để thoái hóa và đào thải. - HDL-C giảm là một trong những yếu tố nguy cơ dự báo bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. Những yếu tố làm giảm HDL-C là: hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động…[6] 2.1.4. Apolipoprotein [3] Apolipoprotein là protein kết hợp với các lipid để tạo thành lipoprotein. Apolipoprotein có tính chất lưỡng thái (amphipathic): phần không phân cực tương tác với lipid của lipoprotein, phần phân cực tương tác với môi trường nước. 2.1.4.1. Chức năng - Là thành phần cấu tạo của lipoprotein, tạo lớp vỏ ưa nước giúp lipid vận chuyển được trong máu mặc dù không tan trong nước. Tạ Quang Vượng 7 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường - Là phối tử của các thụ thể chuyên biệt, giúp lipoprotein tách khỏi huyết tương và hấp thu vào tế bào được thuận lợi, dễ dàng. - Hoạt hóa hay ức chế các enzym chuyên biệt có liên quan đến sự chuyển hóa lipoprotein. 2.1.4.2. Phân loại - Apolipoprotein được chia thành nhiều họ theo chữ cái latin A, B, C, D, E… - Trong cùng một họ, nếu có sự thay đổi cấu trúc bậc 1 thì thêm các chữ số la mã. Ví dụ: AI, AII… - Nếu 2 apolipoprotein có cùng cấu trúc bậc 1, nhưng có sự khác nhau về số lượng các acid sialic được liên kết, thì thêm chữ số thứ tự sau chữ số la mã. Ví dụ: AI1, AI2… a. Apo A - Apo AI + Là protein chủ yếu của HDL (70 - 80%), gồm có 245 acid amin. + Được tổng hợp chủ yếu ở gan và ruột non. + Hoạt hóa enzym lecithin cholesterol acyltransferase (LCAT), xúc tác cho phản ứng tạo cholesterol ester của HDL trong quá trình vận chuyển ngược cholesterol về gan. + Là chất nhận diện cho receptor trên màng tế bào để nhận diện và vận chuyển cholesterol của HDL từ tế bào về gan, loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch (làm giảm sự tạo thành các mảng xơ vữa thành mạch). - Apo AII + Được tổng hợp chủ yếu ở gan và một ít ở ruột. + Chiếm 20% protein của HDL. + Điều hòa tác động của lipoprotein lipase, là cofactor của LCAT và protein vận chuyển cholesterol ester. - Apo AIV + Chỉ được tổng hợp ở ruột non. + Có vai trò trong sự vận chuyển lipid ở ruột, gia tăng thời gian lưu trú của chylomicron mới sinh, nới rộng phần lõi để vận chuyển TG. Tạ Quang Vượng 8 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường + Một lượng lớn hiện diện trong huyết tương ở dạng tự do, một lượng nhỏ kết hợp với HDL và chylomicron. - Apo AV + Hiện diện chủ yếu trong HDL, trong huyết tương có nồng độ rất thấp (khoảng 5 nmol/l). + Tác động trên sự thủy phân lipid của lipoprotein vận chuyển TG nên có ảnh hưởng đến nồng độ TG trong huyết tương, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. b. Apo B - Họ apolipoprotein này gồm 2 dạng: + Apo B-48 chứa 2152 acid amin, được tổng hợp ở ruột, là thành phần cấu tạo của chylomicron. + Apo B-100 có 4500 acid amin, được tổng hợp ở gan, là thành phần cấu tạo của VLDL, IDL và LDL (chủ yếu). Apo B-100 được nhận biết bởi thụ thể B-E có trên màng của các tế bào ngoại biên và tế bào gan. Khi apo B-100 gắn với thụ thể thì tiểu phân LDL chứa nó cũng được giữ lại, đưa vào trong tế bào và thoái hóa ở đó. - Sự gia tăng nồng độ của lipoprotein chứa apo B trong huyết tương dẫn đến sự gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. c. Apo C Được tổng hợp ở gan, gồm 3 loại. Trong huyết tương, apo C di chuyển qua lại giữa các lipoprotein chứa glycerid (chylomicron, VLDL) và HDL. - Apo CI + Là thành phần thứ yếu của VLDL, IDL, HDL. + Có tác động hoạt hóa LCAT. - Apo CII + Là thành phần của chylomicron, VLDL, một ít của IDL và HDL. + Có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của chylomicron và VLDL do hoạt hóa enzym lipoprotein lipase xúc tác phản ứng thủy phân TG có trong lipoprotein. - Apo CIII + Được tổng hợp chủ yếu ở gan và một ít ở ruột. Tạ Quang Vượng 9 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường + Là thành phần cấu tạo cơ bản của VLDL, một ít ở chylomicron và HDL. + Có vai trò ức chế lipoprotein lipase. + Nồng độ apo CIII trong huyết tương tăng dẫn đến nồng độ TG trong huyết tương tăng. d. Apo D - Là một glycoprotein kết hợp với lipoprotein, thành phần thứ yếu của HDL, VLDL, IDL và LDL. - Vận chuyển các sterol và cholesterol. - Nồng độ tăng ở dịch não tủy của bệnh nhân Alzheimer. e. Apo E - Là glycoprotein chứa 299 acid amin, được tổng hợp ở gan. - Có trong tất cả các lipoprotein, ngoại trừ LDL. - Đóng vai trò trong sự chuyển hóa của chylomicron và VLDL. - Có đặc tính chống oxy hóa, kiểm tra sự phóng thích cholesterol từ tế bào cùng với apo AI. f. Apolipoprotein (a) - Là một glycoprotein liên kết với apo B-100 tạo thành lipo (a), một biến thể của LDL. - Có cấu trúc gần giống với plasminogen của huyết tương, cản trở quá trình phân giải fibrin làm tăng tính xơ vữa động mạch và quá trình đông máu. Chuyển hóa lipoprotein [3] Phương pháp đánh dấu phóng xạ cho thấy có sự trao đổi apolipoprotein và lipid (cholesterol ester và TG) giữa các lipoprotein di chuyển trong máu nhờ các protein vận chuyển. Qúa trình trao đổi này gắn liền với sự phân hủy lipoprotein trong lòng mạch, sự biến đổi lẫn nhau và sự thâu tóm lipoprotein tại các tổ chức. 2.1.4.3. Chuyển hóa chylomicron Chylomicron được hình thành ở tế bào ruột chứa chủ yếu TG từ thức ăn, apo AI, AII, AIV và B-48. Chylomicron vào hệ tuần hoàn, đến gan và bị thoái hóa ở đó, Lúc đầu, chylomicron không có những apo cần thiết cho sự thủy phân TG (apo C) và sự nhận dạng chylomicron bởi thụ thể của tế bào gan (apo E). Khi vào máu, chylomicron Tạ Quang Vượng 10 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường mất apo AI, AIV và nhận apo C, apo E từ HDL. Lipoprotein lipase ở thành mao mạch thủy phân phần lớn TG trong phần lõi của chylomicron nhờ sự hoạt hóa của apo CII. Acid béo tạo thành được thu nhận bởi tế bào cơ hay tế bào mỡ. Chylomicron còn lại sau khi bị thủy phân TG được nhận biết bởi thụ thể của tế bào gan thông qua apo E, bị gan thâu tóm và thoái hóa ở đó. 2.1.4.4. Chuyển hóa VLDL Lipid được tổng hợp ở gan gồm TG (chủ yếu) và một phần cholesterol được đưa vào máu trong thành phần của VLDL. Trong máu, khoảng dưới 20% VLDL bị biến đổi thành IDL rồi thành LDL. Sự biến đổi này được thực hiện nhờ các quá trình trao đổi các thành phần lipid, protein giữa HDL và VLDL, quá trình thủy phân TG của VLDL bởi các enzym lipoprotein lipase, hepatic TG lipase. Đầu tiên, VLDL nhận apo C, apo E từ HDL. Với sự có mặt của apo C, enzym lipoprotein lipase được hoạt hóa, xúc tác sự thủy phân TG của VLDL khiến cho ngày càng giảm lượng TG và tăng cholesterol, biến đổi thành IDL và sau đó thành LDL chỉ còn apo B. 2.1.4.5. Chuyển hóa LDL LDL được thoái hóa theo hai con đường: a. Con đường thụ thể LDL – nội bào - Thụ thể LDL có trên bề mặt các tế bào, đặc biệt là tế bào gan, có khả năng nhận dạng và liên kết với apo B và apo E của lipoprotein để gắn và đưa LDL vào nội bào. Trong tế bào, các thụ thể được tách ra và có thể được dùng lại. Hệ thống lysozyme chứa nhiều enzym sẽ thủy phân cholesterol ester, giải phóng cholesterol tự do. Kết quả là tế bào được cung cấp cholesterol tự do được tổng hợp ở gan để sử dụng cho cấu trúc của màng. - Nếu lượng cholesterol tự do vượt quá nhu cầu sử dụng của tế bào thì sẽ có cơ chế tự điều hòa như sau: + Chuyển cholesterol tự do thành cholesterol ester là dạng dự trữ của tế bào bằng cách hoạt hóa enzym AcylCoA – cholesterol acyl transferase (ACAT). + Ức chế sự tổng hợp cholesterol nội sinh bằng cách ức chế enzym 3-hydroxy 3methylglutaryl CoA reductase (HMC CoA reductase). Tạ Quang Vượng 11 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường + Ức chế quá trình tổng hợp thụ thể LDL làm giảm sự thu tóm LDL ở màng tế bào. - Ở người bình thường, LDL chủ yếu được thoái hóa theo con đường này nên không có nguy cơ ứ đọng cholesterol trong nội bào. b. Con đường thực bào (thụ thể scavenger) Các thụ thể như scavenger có thể có mặt trên các tế bào như bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào cơ trơn, tế bào nội mô của thành mạch, có khả năng gắn với các LDL bị biến đổi hóa học. Con đường thoái hóa này được sử dụng khi có sự hạn chế của con đường thụ thể LDL nội bào. Các tế bào scavenger chứa nhiều cholesterol sẽ chuyển thành tế bào bọt đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sinh xơ vữa động mạch. 2.1.4.6. Chuyển hóa HDL – Con đường vận chuyển ngược cholesterol - HDL có thành phần luôn được biến đổi do có sự tương tác với các lipoprotein khác và phụ thuộc vào hoạt động của các enzym lipoprotein lipase và enzym vận chuyển gốc acyl LCAT - HDL được tổng hợp ử gan. Lúc đầu, HDL có dạng hình dĩa (pre β HDL), thành phần chính là phospholipid, apo AI và cholesterol tự do. Nhờ enzym LCAT, cholesterol tự do được ester hóa thành cholesterol ester nằm trong phần lõi, giữa hai lớp phospholipid và HDL chuyển sang dạng hình cầu (HDL3). HDL3 tiếp tục nhận cholesterol tự do từ bề mặt của các tế bào ngoại biên, ester hóa thành cholesterol ester và chuyển thành HDL2 chứa nhiều cholesterol ester. Cholesterol ester được chuyển từ HDL2 sang VLDL dư (không biến đổi thành IDL) và LDL, chất này bị thâu tóm ở gan nên cholesterol ester sẽ được chuyển ngược về gan. Ngoài việc chuyển cholesterol ester về gan gián tiếp qua thụ thể VLDL, còn có thể chuyển trực tiếp bằng HDLE chứa nhiều apo E (nhờ có thụ thể nhận biết apo E ở gan) - Cơ chế này có thể giải thích được vai trò bảo vệ thành mạch, chống ứ đọng cholesterol của HDL, và mối tương quan nghịch giữa nồng độ HDL và nguy cơ bệnh mạch vành. 2.2. CÁC XÉT NGHIỆM HÓA SINH VỀ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT VÀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH [3] Tạ Quang Vượng 12 . . Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường - Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…) - Để phát hiện rối loạn lipid máu, cần làm xét nghiệm các chỉ số sau: TC, TG, LDL-C, HDL-C, Apo AI, Apo B. 2.2.1. Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III 5/2001 [15] Bảng 2.1. Khoảng giá trị các chỉ số lipid huyết theo NCEP ATPIII Chỉ số Tối ưu TC TG LDL-C < 200 mg/dL < 150 mg/dL < 100 mg/dL (< 5,2 mmol/L) (< 1,7 mmol/L) (< 2,6 mmol/L) 100-129 mg/dL Gần tối ưu (2,6-3,3 mmol/L) 200-239 mg/dL 150-199 mg/dL 130-159 mg/dL (5,2-6,1 (1,7-2,2 (3,4-4,1 mmol/L) mmol/L) mmol/L) 200-499 mg/dL 160-189 mg/dL (2,3-5,7 (4,2-4,9 mmol/L) mmol/L) ≥ 500 mg/dL ≥ 190 mg/dL (≥ 5,7 mmol/L) (≥ 5 mmol/L) Cao giới hạn Cao ≥ 240 mg/dL (≥ 6,2 mmol/L) Rất cao HDL-C Cao: > 60 mg/dL (> 1,6 mmol/L) Bình thường: 40-60 mg/dL (1-1,6 mmol/L) Thấp: < 40 mg/dL (< 1 mmol/L) 2.2.2. Ảnh hưởng của rối loạn lipid máu [6] - Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng lên nhiều lần Tạ Quang Vượng 13 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất