Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh khả năng kháng gãy của răng được phục hồi bằng endocrown với mão trên cù...

Tài liệu So sánh khả năng kháng gãy của răng được phục hồi bằng endocrown với mão trên cùi răng tái tạo bằng chốt sợi

.PDF
103
1
61

Mô tả:

. BỘ GIÁO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- DƯƠNG THÁI GIANG SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG GÃY CỦA RĂNG ĐƯỢC PHỤC HỒI BẰNG ENDOCROWN VỚI MÃO TRÊN CÙI RĂNG TÁI TẠO BẰNG CHỐT SỢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 . . BỘ GIÁO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- DƯƠNG THÁI GIANG SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG GÃY CỦA RĂNG ĐƯỢC PHỤC HỒI BẰNG ENDOCROWN VỚI MÃO TRÊN CÙI RĂNG TÁI TẠO BẰNG CHỐT SỢI Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: NT 62 72 28 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN MINH TRÍ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Dương Thái Giang . . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT ANH ............................................................... ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. PHỤC HỒI RĂNG SAU ĐIỀU TRỊ NỘI NHA .....................................4 1.1.1. Những thay đổi của răng sau điều trị nội nha ..................................4 1.1.2. Các phương pháp phục hồi răng sau điều trị nội nha .......................4 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO CÙI CHUẨN BỊ CHO PHỤC HÌNH MÃO RĂNG ...........................................................................................................5 1.3. GIỚI THIỆU VỀ ENDOCROWN ..........................................................8 1.3.1. Sự ra đời ...........................................................................................8 1.3.2. Định nghĩa ........................................................................................8 1.3.3. Sửa soạn..........................................................................................10 1.3.4. Vật liệu và kỹ thuật chế tác ............................................................13 1.4. SỨ NHA KHOA ...................................................................................13 1.4.1. Định nghĩa ......................................................................................13 1.4.2. Phân loại sứ nha khoa .....................................................................14 1.4.3. Một số loại sứ thông dụng ..............................................................15 1.4.4. Giới thiệu về sản phẩm sứ DD Bio ZX2 color ...............................18 1.5. HỆ THỐNG XI MĂNG DÁN SỨ ........................................................19 . . 1.6. CÁC THUẬT NGỮ VẬT LÍ ................................................................21 1.6.1. Ứng suất .........................................................................................21 1.6.2. Mô đun đàn hồi...............................................................................24 1.6.3. Độ bền kháng gãy ...........................................................................24 1.7. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẦN TỬ HỮU HẠN ......................................................................................................................25 1.7.1. Giới thiệu về phương pháp phân tích phần tử hữu hạn ..................25 1.7.2. Phân tích phần tử hữu hạn ứng dụng trong nha khoa .....................26 1.8. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHỤC HÌNH ENDOCROWN ...............................................................................................................................28 1.8.1. Các nghiên cứu về khả năng kháng gãy .........................................28 1.8.2. Các nghiên cứu về thiết kế .............................................................29 1.8.3. Các nghiên cứu về vật liệu .............................................................30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................32 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................32 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM IN VITRO ......................................32 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................32 2.2.2. Dụng cụ và vật liệu .........................................................................33 2.2.3. Qui trình nghiên cứu.......................................................................34 2.2.4. Xử lý số liệu ...................................................................................44 2.3. NGHIÊN CỨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẦN TỬ HỮU HẠN 3 CHIỀU ......................................................................................................45 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................45 2.3.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................45 . . 2.3.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................54 3.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM IN VITRO ......................................54 3.1.1. Giá trị độ bền kháng gãy ................................................................54 3.1.2. Phân loại hình thái gãy vỡ ..............................................................54 3.2. NGHIÊN CỨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẦN TỬ HỮU HẠN ......................................................................................................................55 3.2.1. Giá trị ứng suất von Mises tối đa ...................................................55 3.2.2. Mô hình phân bố ứng suất ..............................................................56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................61 4.1. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................61 4.1.1. Nghiên cứu in vitro.........................................................................61 4.1.2. Nghiên cứu phân tích phần tử hữu hạn ..........................................64 4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................66 4.2.1. Giá trị độ bền kháng gãy và ứng suất von Mises tối đa .................66 4.2.2. Hình thái, vị trí gãy vỡ và mô hình phân bố ứng suất ....................68 4.3. ĐIỂM MỚI VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ...............................72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................74 CHƯƠNG 6: Ý NGHĨA VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ PTPTHH Phân tích phần tử hữu hạn TTƯS Trạng thái ứng suất . . ii DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT ANH TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Độ bền kháng gãy Fracture resistance Giá trị lực tối đa Max load Phân bố ứng suất Stress distribution Phân tích phần tử hữu hạn Finite Element Analysis Thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng cực đại Maximum distortion energy theory Ứng suất von Mises von Mises stress Ứng xử cơ học Mechanical behavior . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về khả năng kháng gãy của endocrown ....28 Bảng 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu về vật liệu ..................................................30 Bảng 2.1. Kích thước răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên .....................................33 Bảng 2.2. Số nút và số phần tử của các mô hình ..............................................51 Bảng 2.3. Các giá trị về đặc tính cơ học của các thành phần trong mô hình ...52 Bảng 3.1. Giá trị độ bền kháng gãy trung bình đo được trên thực nghiệm ......54 Bảng 3.2. Phân loại hình thái gãy vỡ trên 2 nhóm thử nghiệm ........................54 Bảng 3.3. Phân loại vị trí gãy trên mô răng ......................................................55 Bảng 3.4. Giá trị ứng suất von Mises tối đa trên hai mẫu mô hình (đơn vị: MPa) ...................................................................................................................................56 . . iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phục hồi thân răng sau điều trị nội nha ..............................................5 Hình 1.2. Sửa soạn phục hình mão răng có ferrule (A) và không có ferrule (B) .....................................................................................................................................6 Hình 1.3. Phục hình endocrown .........................................................................9 Hình 1.4. Tạo rãnh hướng dẫn..........................................................................10 Hình 1.5. Sử dụng mũi bánh xe đặt song song mặt nhai để sửa soạn mặt cổ răng ...................................................................................................................................11 Hình 1.6. Sử dụng mũi nón trụ tạo sự liên tục của buồng tuỷ với xoang mở tuỷ ...................................................................................................................................11 Hình 1.7. Làm nhẵn mặt cổ răng ......................................................................12 Hình 1.8. Mặt cổ răng trước (A) và sau (B) khi làm nhẵn ...............................12 Hình 1.9: A. Endocrown thực hiện bằng máy CAD/CAM. B. Endocrown thực hiện bằng kỹ thuật ép nhiệt .......................................................................................13 Hình 1.10. Sản phẩm sứ IPS Classic ................................................................15 Hình 1.11. Sản phẩm sứ IPS e.max® Press .....................................................16 Hình 1.12. Sản phẩm sứ zirconia DD Bio ZX2 color .......................................18 Hình 1.13. Ứng suất trên các mặt phân tố trong không gian............................23 Hình 1.14. . Phân bố ứng suất von Mises trên ngà răng (A), phục hình (B) và lớp xi măng dán (C) của endocrown với các độ sâu xoang buồng tủy khác nhau ....30 Hình 2.1. Chôn cố định răng trong khối nhựa ..................................................35 Hình 2.2. Chụp phim kiểm tra sau điều trị nội nha ..........................................36 Hình 2.3. Khoá cao su kiểm tra trong quá trình sửa soạn ................................37 . . v Hình 2.4. Sửa soạn hoàn tất ..............................................................................38 Hình 2.5. Thiết kế phục hình endocrown trên máy tính ...................................39 Hình 2.6. Thiết kế phục hình mão răng trên máy tính .....................................39 Hình 2.7. Quy trình gắn phục hình ...................................................................40 Hình 2.8. Phục hình trước và sau khi gắn hoàn tất...........................................41 Hình 2.9. Máy đo lực LLOYD LR30K và bố trí thử nghiệm ..........................42 Hình 2.10. Kiểu gãy loại I ................................................................................42 Hình 2.11. Kiểu gãy loại II ...............................................................................43 Hình 2.12. Kiểu gãy loại III .............................................................................43 Hình 2.13. Kiểu gãy loại IV .............................................................................44 Hình 2.14. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm .......................................................45 Hình 2.15. Phần mềm SolidWorks 2017 ..........................................................46 Hình 2.16. Phần mềm Ansys 19.1 ....................................................................46 Hình 2.17. Tạo các đường bao trong giới hạn cho men, ngà, tuỷ trên mặt cắt 47 Hình 2.18. Mô hình phần men răng..................................................................47 Hình 2.19. Hai phần mô hình gutta-percha đặt vào trong chân răng ...............48 Hình 2.20. Mô hình phục hình endocrown .......................................................48 Hình 2.21. Mô hình cùi răng ............................................................................49 Hình 2.22. Mẫu mô hình hoàn tất .....................................................................49 Hình 2.23. Mô hình đưa vào phân tích phần tử hữu hạn ..................................50 Hình 2.24. Phần tử SOLID187 .........................................................................51 Hình 2.25. Sơ đồ nghiên cứu phân tích phần tử hữu hạn .................................53 Hình 3.1. Thang đo ứng suất von Mises...........................................................57 . . vi Hình 3.2. Phân bố ứng suất trên phục hình ở mô hình endocrown (E) và mô hình mão răng (C) .............................................................................................................57 Hình 3.3. Phân bố ứng suất trên men răng ở mô hình endocrown ...................58 Hình 3.4. Phân bố ứng suất trên ngà răng ở mô hình endocrown (E) và mô hình mão răng (C) .............................................................................................................59 Hình 3.5. Phân bố ứng suất trên lớp xi măng ở mô hình endocrown (E) và mô hình mão răng (C) .....................................................................................................60 Hình 4.1. Ứng suất phân bố tập trung phần mô răng phía trong ở cả hai mô hình ...................................................................................................................................70 Hình 4.2. Sự tập trung ứng suất tại rãnh giữa mặt nhai ở cả hai loại phục hình ...................................................................................................................................71 . . vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Ứng suất von Mises tối đa trên các thành phần của hai mô hình 68 Biểu đồ 4.2. Phân loại hình thái gãy vỡ của hai nhóm thử nghiệm .................69 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phục hình cho răng đã điều trị nội nha là công việc thường xuyên được thực hiện trong thực hành nha khoa. Các răng đã điều trị nội nha hoàn toàn có khả năng tiên lượng tốt, phục hồi lại được cấu trúc giải phẫu, chức năng và thậm chí có thể làm trụ cho phục hình cố định hoặc tháo lắp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc tính cơ học của mô răng ở răng chết tủy không thay đổi so với răng sống. Yếu tố chính ảnh hưởng đến tính chất cơ học của răng đã điều trị nội nha là sự mất mô cứng do sâu răng, gãy vỡ hay việc sửa soạn trong quá trình điều trị [19]. Thực hiện phục hình cố định cho răng đã điều trị nội nha không chỉ phục hồi lại hình dạng giải phẫu và chức năng mà còn bảo vệ được mô răng còn lại, đảm bảo cho sự tồn tại khoẻ mạnh lâu dài của răng trên cung hàm. Các răng có sự mất mô lớn thường được chỉ định phục hình bằng cách tái tạo cùi kết hợp với mão răng. Trong đó, vật liệu tái tạo cùi được tăng cường lưu giữ bằng phần chốt trong ống tuỷ, vùng ferrule giúp tạo sự kết nối vững ổn cho mão răng. Đây là hai hình thức lưu giữ cơ học hiệu quả, đảm bảo sự ổn định lâu dài cho phục hồi. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, tái tạo cùi với chốt sợi cho hiệu quả phục hồi tốt tương đương với cùi giả đúc. Chốt kim loại cũng cho hiệu quả phục hồi tốt tuy nhiên các gãy vỡ xảy ra thường không thuận lợi như đối với chốt sợi [14]. Với sự phát triển của vật liệu sứ và các vật liệu dán, phục hình endocrown ra đời với thiết kế đơn giản: mài phẳng bề mặt sửa soạn, không tạo vùng ferrule; lưu giữ cơ học bằng buồng tủy, không mở rộng lưu giữ xuống ống tuỷ, sử dụng xi măng nhựa làm chất gắn. Endocrown đã được một số nhà lâm sàng sử dụng để phục hồi các răng sau đã điều trị nội nha. Endocrown đặc biệt hữu ích trong trường hợp thân răng thấp, ống tủy không thuận lợi để sửa soạn ống mang chốt [30]. Tuy nhiên việc chỉ định sử dụng endocrown vẫn chưa được phổ biến do còn ít các hướng dẫn lâm sàng cũng như các bằng chứng khoa học về hiệu quả của loại phục hình này trong phục hồi các răng đã điều trị nội nha. . . 2 Khả năng kháng gãy là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá phương pháp phục hồi, quyết định khả năng tồn tại lâu dài của răng sau phục hồi dưới tác động của các hoạt động chức năng. So sánh khả năng kháng gãy là hướng nghiên cứu phổ biến trong nha khoa nhằm khảo sát đặc điểm chịu lực của vật liệu hay thiết kế, đưa ra thông tin phục vụ cho việc chọn lựa phương pháp điều trị, chọn lựa vật liệu trên thực tế lâm sàng. Trong kỹ thuật cơ học, để khảo sát khả năng chịu lực của một cấu trúc, người ta thường xây dựng các mô hình thử nghiệm rồi đặt lên đó các tải lực, tải trọng. Dựa trên lực gây thất bại và hình thái thất bại của thực nghiệm, kết quả được phân tích nhằm cải tiến thiết kế. Với sự phất triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp phân tích phần tử hữu hạn (PTPTHH) ra đời là một phương pháp tính toán ứng suất, biến dạng trên những mô hình được thiết kế trên máy tính. Phương pháp này giúp tính toán được những kết quả không thể ghi nhận trực tiếp được trong thực nghiệm cũng như góp phần lý giải kết quả của thực nghiệm. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu trong nha khoa sử dụng phương pháp PTPTHH đã được thực hiện rộng rãi trên thế giới với mục đích đánh giá các ứng xử cơ học của vật liệu nha khoa, răng, implant. Tại Việt Nam, việc ứng dụng phương pháp PTPTHH trong các nghiên cứu nha khoa đã được triển khai trong những năm gần đây nhưng số lượng còn hạn chế. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Có sự khác biệt giữa khả năng kháng gãy của răng đã điều trị nội nha được phục hình bằng endocrown và bằng mão trên cùi răng tái tạo với chốt sợi hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm in vitro kết hợp với phân tích phần tử hữu hạn để đánh giá một cách trực quan cũng như đưa ra lí giải dựa trên các ứng xử cơ học của hai phương pháp phục hình. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “So sánh khả năng kháng gãy của răng được phục hồi bằng endocrown với mão trên cùi răng tái tạo bằng chốt sợi” với mục tiêu: . . 3 Mục tiêu tổng quát: So sánh khả năng kháng gãy của răng đã điều trị nội nha sau khi được phục hình bằng endocrown sứ so với phục hình bằng mão toàn sứ trên cùi răng tái tạo với chốt sợi dựa trên thực nghiệm và phân tích phần tử hữu hạn. Mục tiêu cụ thể: 1. So sánh độ bền kháng gãy của răng được phục hình bằng endocrown sứ so với phục hình bằng mão toàn sứ trên cùi răng tái tạo với chốt sợi dưới cùng điều kiện thử nghiệm lực trong phòng thí nghiệm. 2. So sánh hình thái gãy vỡ của phục hình và mô răng trong hai phương pháp phục hồi sau thử nghiệm lực. 3. Khảo sát sự phân bố ứng suất trên mô răng, phục hình và lớp xi măng ở hai kiểu phục hình theo phương pháp phân tích phần tử hữu hạn. 4. Đánh giá mối liên quan giữa kết quả trên thực nghiệm in vitro với phương pháp phân tích phần tử hữu hạn. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. PHỤC HỒI RĂNG SAU ĐIỀU TRỊ NỘI NHA 1.1.1. Những thay đổi của răng sau điều trị nội nha Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự mất nước của mô cứng ở các răng chết tuỷ so với răng sống. Lượng nước mất đi chiếm khoảng 9% và là các phân tử nước ở dạng tự do, không liên kết trong các cấu trúc hữu cơ hay vô cơ của mô. Điều này có ảnh hưởng nhẹ tới module đàn hồi tuy nhiên không làm giảm độ bền nén hay độ bền căng của mô. Liên kết giữa các sợi collagen cũng không có sự khác biệt giữa răng sống và răng không còn tuỷ. So sánh trên răng sống và răng đã điều trị nội nha cho thấy không có hoặc chỉ có sự khác biệt rất nhỏ về độ cứng của ngà [19]. Hầu hết nha sĩ tin rằng mô cứng của răng chết tuỷ yếu và giòn hơn răng sống, tuy nhiên các kết quả từ các nghiên cứu thì không ủng hộ điều này. Đặc tính cơ học của răng chết tuỷ không có nhiều thay đổi so với răng sống. Natri hypochloride và các chất chelate hoá sử dụng trong bơm rửa nội nha tác động đến cả thành phần hữu cơ và thành phần khoáng của mô ngà. Các chất chelate hoá làm hoà tan canxi và ảnh hưởng tới các protein không có cấu trúc collagen. Natri hypochloride có khả năng thuỷ phân collagen ở nồng độ và thời gian bơm rửa nhất định. Những tác động này ảnh hưởng đến chất lượng của ngà và cấu trúc chân răng [19]. Yếu tố được cho là có ảnh hưởng chính đến đặc tính cơ học của răng là sự mất mô răng do sâu, gãy vỡ hay do việc sửa soạn mở rộng quá mức khi điều trị, đặc biệt là làm mất cấu trúc các gờ giải phẫu của răng. 1.1.2. Các phương pháp phục hồi răng sau điều trị nội nha Tuỳ thuộc vào mức độ mô răng còn lại và khả năng cũng như yêu cầu chịu lực của răng, có nhiều giải pháp để phục hồi răng đã điều trị nội nha. Bao gồm: - Trám tái tạo có/không đặt chốt. . . 5 - Trám tái tạo có/không đặt chốt kết hợp phục hình cố định như onlay, overlay, hay mão. - Cùi giả đúc kết hợp mão răng - Răng chốt. Trong đó phổ biến với răng có tổn thương mất nhiều mô cứng là tái tạo cùi răng và thực hiện phục hình mão răng. Hình 1.1. Phục hồi thân răng sau điều trị nội nha A. Trám tái tạo bằng composite. B. Cùi giả đúc kết hợp với mão. C. Trám tái tạo bằng almalgam/composite. D. Đặt chốt, trám tái tạo, bọc mão Nguồn: Contemporary Fixed Prosthodontics [38] 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO CÙI CHUẨN BỊ CHO PHỤC HÌNH MÃO RĂNG Trong một số trường hợp, mão có thể thực hiện trực tiếp trên phần mô răng còn lại được trám tái tạo. Tuy nhiên với các răng có sự mất mô lớn, cần có phần chốt đặt vào ống tủy chân răng để tạo sự lưu giữ cho phần cùi răng tái tạo. Phần cùi được neo giữ vào răng bởi phần chốt trong chân răng và thay thế cho phần mô răng bị mất. Mão sau đó được thực hiện để phục hồi lại chức năng và thẩm mỹ của răng. Đối với mão, . . 6 sự hiện diện của ferrule có tác dụng quan trọng trong lưu giữ phục hình. Ferrule là phần thành trục của phục hình ôm lấy mô răng thật. Ferrule có tác dụng làm tăng sự vững ổn và giảm ứng suất căng ở vùng cổ răng. Để đảm bảo cho sự vững ổn của phục hình cần tối thiểu 1mm, lý tưởng là 2-3mm cho vùng ferrule [38]. F Hình 1.2. Sửa soạn phục hình mão răng có ferrule (A) và không có ferrule (B) Nguồn: Contemporary Fixed Prosthodontics [38] Có 2 loại kỹ thuật phục hồi tái tạo cùi răng là phục hồi trực tiếp và phục hồi gián tiếp. Phục hồi gián tiếp là cùi giả đúc, bao gồm phần chốt chân răng và phần tái tạo cùi răng được đúc nguyên khối. Kỹ thuật đúc giúp phần chốt và cùi có sự khít sát với mô răng đã sửa soạn. Cấu trúc nguyên khối giúp phần cùi răng tái tạo có được sự lưu giữ tốt nhờ phần chốt chân răng, đặc biệt với trường hợp mô răng còn lại ít. Nhược điểm của phương pháp này là việc sửa soạn buộc phải lấy đi nhiều mô răng để tạo hướng lắp cho phần phục hồi. Bên cạnh đó số lượng buổi hẹn và thời gian làm việc trên ghế cũng tăng lên. Kỹ thuật phục hồi trực tiếp sử dụng các chốt làm sẵn gắn vào ống tủy đã sửa soạn sau đó đắp vật liệu phục hồi tái tạo hình thể cùi răng. Có nhiều loại vật liệu được sử dụng để chế tạo chốt làm sẵn. . . 7 Chốt kim loại được làm từ các loại hợp kim như platinum-vàng-palladium (PtAu-Pd), nickel-chromium (Ni-Cr), cobalt-chromium (Co-Cr) hay thép không gỉ, có tính chất cứng rắn và mô đun đàn hồi cao. Dựa trên hình thức lưu giữ, chốt kim loại được chia làm 2 loại là chốt chủ động và chốt thụ động. Chốt chủ động có các ren xoắn gài vào ngà răng tạo lưu giữ cơ học chắc chắn tuy nhiên điều này cũng làm tăng ứng suất lên ngà răng và tăng nguy cơ nứt gãy chân răng. Chốt thụ động được đặt thụ động vào ống mang chốt đã sửa soạn, lưu giữ chủ yếu bằng xi măng gắn. Chốt được xử lý bề mặt thô ráp, tạo có rãnh lưu, khóa lưu giúp cho sự lưu giữ hiệu quả hơn. Chốt sợi được tạo nên bởi các sợi gia cố được tăng cường vào khung nhựa trùng hợp. Monome tạo khung nhựa thường là methacrylate (Bis-GMA, UDMA, TEGDMA) hoặc nhựa epoxi. Các sợi gia cố có thể là sợi cacbon, sợi thủy tinh, sợi silic hay sợi thạch anh. Thành phần, số lượng và sự đồng nhất của các sợi cũng như khung nhựa ở những hệ thống chốt khác nhau là khác nhau. Thông thường các sợi có đường kính là khoảng từ 7 đến 20 m và ở những dạng khác nhau như sợi bện, sợi dệt hay sợi đơn dài. Chốt sợi được gắn vào ống mang chốt bằng xi măng nhựa. Tính chất dán dính của xi măng nhựa giúp cho sự phân bố lực đều khắp chiều dài thân răng, vì vậy mà giảm được nguy cơ nứt gãy chân răng cũng như gia cố được cho phần mô răng còn lại. Ngoài ra, một số loại chốt được làm từ vật liệu sứ zirconia, composite hạt độn sứ mang lại thẩm mỹ cao. Phần cùi răng tái tạo phục hồi lại phần mô cứng mất do sâu, do chấn thương hay tăng chiều cao cùi răng giúp lưu giữ phục hình. Vật liệu tái tạo cùi gồm có amalgam, glass ionomer và composite. Amalgam là một vật liệu phục hồi truyền thống với độ bền nén, độ bền căng và mô đun đàn hồi cao. Amalgam được sử dụng trong tái tạo cùi cùng với chốt kim loại. Hình thức phục hồi này cho hiệu quả lưu giữ tương tự như với cùi giả đúc. Tuy nhiên việc chỉ định sử dụng amalgam ngày càng hạn chế do sự lo ngại về tính an toàn cho bệnh nhân và môi trường. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất