Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của y ban và đỗ hoàng diệu...

Tài liệu Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của y ban và đỗ hoàng diệu

.PDF
90
1
123

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ HẢI YẾN SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Tố Mai PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và chƣa từng đƣợc công bố. Những tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình viết luận văn này, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Hoàng Tố Mai (Viện văn học), ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn: - Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. - Ban Chủ nhiệm khoa Khoa học xã hội và Nhân văn Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. - Cô giáo chủ nhiệm TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng. - Các thầy cô giáo khoa Khoa học xã hội và Nhân văn Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. - Ban giám hiệu Trƣờng THPT Long Châu Sa. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Phú Thọ, tháng 06 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hải Yến iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ............................................................. 10 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12 1.1. Truyện ngắn.............................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn. ......................................................................... 12 1.1.2. Đặc trƣng của thể loại truyện ngắn ....................................................... 13 1.2. Vấn đề nữ quyền và một số khái niệm liên quan ..................................... 15 1.3. Nữ quyền trong văn học ........................................................................... 16 1.3.1. Văn học nữ quyền thế giới .................................................................... 16 1.3.2. Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đƣơng đại .......................... 18 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 22 CHƢƠNG 2. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................................................. 24 2.1. Cách tiếp cận mới về hình tƣợng ngƣời phụ nữ....................................... 24 2.2. Đề cao vẻ đẹp ngƣời phụ nữ .................................................................... 26 2.2.1. Vẻ đẹp thân thể nữ - báu vật của cuộc đời ............................................ 26 2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách – thiên chức của ngƣời phụ nữ................... 30 2.3. Tích cực đấu tranh “chống lại thế giới nam quyền” đồng thời “xác lập quyền lực phái nữ” .......................................................................................... 36 iv 2.3.1. Xu hƣớng phán xét trật tự nam quyền và từng bƣớc xóa bỏ tính “tòng thuộc” .............................................................................................................. 36 2.3.2. Sự thức tỉnh đời sống riêng tƣ ............................................................... 40 2.3.3. Xác lập quyền lực phái nữ .................................................................... 45 2.4. Phản ánh những “góc khuất đàn bà” ........................................................ 47 2.5. Sự trỗi dậy của tính dục - một cách để giải phóng bản ngã ..................... 49 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 53 CHƢƠNG 3. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................................................... 54 3.1. Nhân vật nữ trong mối tƣơng quan với nhân vật nam ............................. 54 3.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sắc thái nữ quyền ........................................ 60 3.2.1. Ngôn ngữ tinh nhạy, sắc cạnh ............................................................... 60 3.3. Giọng điệu mang tính chất đối thoại ........................................................ 67 3.3.1. Giọng mỉa mai, cay đắng ...................................................................... 68 3.3.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lí ................................................................. 71 3.4. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 75 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 788 KẾT LUẬN ................................................................................................... 799 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 822 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ bao đời nay, tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” đã “thâm căn cố đế” trong “nếp sống”, “nếp ngh ” của con ngƣời bao thế hệ. Khi trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao, phụ nữ đƣợc đi học, đƣợc tham gia các hoạt động xã hội thì vấn đề bình đẳng giới đã đƣợc quan tâm hơn. Nhƣng nhìn vào thực tế hiện nay, nữ giới vẫn là đối tƣợng phải chịu đựng nhiều bất công trong gia đình và ngoài xã hội. Vì thế, ngọn l a đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ đã âm ỉ và không ngừng bùng cháy dữ dội ở các nƣớc phƣơng Tây và ngày càng lan rộng ra các châu lục khác, và đây chính là khởi nguồn cho sự ra đời của “Nữ quyền luận” (Feminism). Phong trào đấu tranh cho quyền lợi của phái nữ ngày càng mạnh mẽ trên tất cả các l nh vực, trong đó có văn học nghệ thuật. Nghiên cứu vấn đề nữ quyền biểu hiện trong các tác phẩm văn học trở thành một cách tiếp cận chủ yếu từ n a cuối thế kỷ XX. Cho đến nay, hƣớng nghiên cứu này đã đem lại những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ở các nƣớc Á Đông thì vấn đề nữ quyền vẫn chƣa thực sự trở thành một phong trào, một làn sóng mạnh mẽ trên nhiều bình diện. Ở Việt Nam, “vấn đề nữ quyền” đã đƣợc đề cập đến trong một số năm gần đây nhƣng nghiên cứu về “vấn đề nữ quyền” trong văn chƣơng thì không nhiều bởi đây còn là một hƣớng đi mới, ít đƣợc chú ý. Giới nghiên cứu thƣờng quan tâm tới việc giới thiệu về một số tác phẩm của các tác giả nữ mà chƣa soi chiếu các tác phẩm này dƣới góc nhìn của chủ ngh a nữ quyền. Trong số những nhà văn nữ đáng chú ý cuối thế kỷ XX, Y Ban là một cây bút dũng cảm và táo bạo khi nói về phụ nữ. Phái nữ trong truyện ngắn của chị đâu chỉ là những con ngƣời “bé mọn”, yếu đuối, thụ động, hơn hết, họ là “những ngƣời đàn bà mạnh mẽ, luôn luôn ƣớc mơ và khát khao đi đến 2 tận cùng bản thể”. Bƣớc sang thế kỷ XXI, Đỗ Hoàng Diệu - cây bút trẻ trung, hiện đại và cá tính đã thám hiểm và khai phá nhiều vùng đất từng bị che lấp hay cấm kị trong văn học để tạo ra những tác phẩm “độc”, “lạ” và “đầy sức ám ảnh”. Hai nữ nhà văn có hai phong cách khác nhau nhƣng đều là những cây bút có duyên với truyện ngắn. Sáng tác của họ có sắc thái nữ quyền rõ nét. Tìm hiểu sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu là một hƣớng tiếp cận để chúng ta lý giải đƣợc vì sao họ lại đƣợc xem là những “hiện tƣợng văn học” độc đáo của nƣớc nhà. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. Mong rằng đây sẽ là cách tiếp cận mới để thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc thể hiện sắc thái nữ quyền của hai nhà văn, từ đó đánh giá, khẳng định ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của hai tác giả đƣợc bạn đọc yêu quý. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Vấn đề nữ quyền trên báo chí, văn chương, phê bình văn học Phong trào nữ quyền thế giới đã hình thành từ cuối thế kỷ XVIII và phát triển cho đến nay. Tuy nhiên, chủ ngh a nữ quyền thế giới chỉ thực sự tác động đến Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX khi mà nƣớc ta bắt đầu giai đoạn hội nhập với văn hóa phƣơng Tây. Ngay từ đầu thế kỷ XX, ở nƣớc ta, vấn đề quyền của phụ nữ đã trở thành “trung tâm điểm mà các cuộc thảo luận khác thƣờng xoay quanh nó”. Các bài viết về những tấm gƣơng phụ nữ thế giới liên tục đƣợc giới thiệu rộng rãi trên các báo: Đông Dƣơng tạp chí, Đăng cổ tùng báo, Nam Phong…Các tờ báo đại diện cho phái nữ ra đời nhƣ: Phụ nữ tân văn, Nữ giới chung …đƣợc xem nhƣ là cơ quan ngôn luận đại diện cho quyền của phái nữ. 3 David Marr (một học giả ngƣời Pháp) trong cuốn sách Vietnammese Traddition on Trial 1920 – 1945 đã có nhiều sự quan tâm đến vấn đề nữ quyền trong xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Cuốn sách này đã giúp ngƣời đọc có cái nhìn khá rõ về vấn đề quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong những năm từ 1920 - 1945. Bài viết của Shawn McHale trong: Printing and power: Vietnamese debates over women’s place in society, 1918 - 1934 đã phân tích những ảnh hƣởng của sách báo đã góp phần nâng cao tầm hiểu biết của giới nữ về vấn đề bình đẳng nam/nữ. Ở Việt Nam, Phan Khôi đƣợc xem là nhà lập thuyết đầu tiên cho ý thức nữ quyền ở nƣớc ta những năm đầu thế kỷ XX. Các bài viết của ông in trên báo Phụ nữ tân văn (số 2, 9/5/1929…) đều “cổ súy mạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho ngƣời phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri thức, ngh a là giải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sống nói chung và trong l nh vực văn hóa nói riêng” [3]. Trong số những cây bút đánh giá cao vấn đề nữ quyền đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đƣợc coi là một cột mốc quan trọng đem đến những đánh giá đúng đắn về vai trò của phái nữ đối với công cuộc giải phóng đất nƣớc. Nghiên cứu một số sáng tác của Phan Bội Châu, tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng: “Ông còn cực lực đề cao vai trò của phụ nữ, dám liệt nữ giới vào các vị trí quan trọng bậc nhất trong mặt trận thống nhất chống xâm lƣợc… Ông đúng là con ngƣời mang một sự suy ngh vƣợt lên tất cả, đứng ở tầm dân tộc mà suy ngh ” [17]. Qua việc khảo sát các bài báo viết về phụ nữ nƣớc ta trƣớc năm 1945, Đặng Thị Vân Chi trong luận án tiến s Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 cho rằng: “Đó là trong thời kỳ cận đại, ảnh hƣởng của tiếp 4 xúc văn hóa Đông – Tây, nhận thức về vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ là những vấn đề cần đƣợc thảo luận nhiều trên báo chí. Và rõ ràng vấn đề phụ nữ đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội” [16]. Kế thừa thành tựu của giai đoạn trƣớc, sang những năm 30, 40 của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã tạo nên những hình tƣợng nghệ thuật đặc sắc mang sắc thái nữ quyền (tiêu biểu là Đoạn tuyệt - Nhất Linh). Có một số những công trình nghiên cứu đề cao đóng góp này của Tự lực văn đoàn nhƣ: Dưới mắt tôi của Trƣơng Chính, Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm, Nhà văn Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan… Từ năm 1945 đến 1975, do hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh, văn chƣơng thời kỳ này chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng. Vì thế, văn chƣơng ít có điều kiện nghiên cứu về nữ quyền. Tiêu biểu hơn cả là bài viết: Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ và văn học (1957) của Văn Tân. Trong đó, ngƣời viết có đề cập đến một số nội dung liên quan đến “ý thức nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hƣơng”. Sau khi hòa bình lập lại, nhất là sau năm 1986, khi đất nƣớc đi vào công cuộc đổi mới và hội nhập, tƣ tƣởng nam nữ bình quyền của thế giới đã ùa vào xã hội Việt Nam. Các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn nữ đã có nhiều tác phẩm có giá trị thể hiện ý thức nữ quyền. Trong bài viết Sức bật mới của các cây bút nữ (2006), nhà báo Lê Viết Thọ nhận định: “Những năm đầu của thế kỷ XX này, văn đàn thêm một lần khởi sắc bởi những cây bút nữ. Nhờ họ, văn học ngày càng mang them diện mạo mới, một đời sống nhiều giằng co, trắc ẩn và đa đoan” [36]. Tác giả đặt niềm tin vào các cây bút nữ: “Những cây bút nữ đã và đang âm thầm tỏa sáng, bày tỏ cách thể hiện diện trong cuộc sống bằng văn chƣơng, tạo nên những nhịp mạch mới cho đời sống văn học” 5 [36]. Nếu nhƣ trƣớc đây, vấn đề tình dục chỉ bó hẹp trong sáng tác của các nhà văn nam và nếu có nhà văn nữ có nói đến thì thƣờng bị cho là quá táo bạo, thậm chí còn bị coi là phản cảm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây “viết về tình dục” lại trở thành một khuynh hƣớng sáng tác mới của các cây bút nữ đƣơng đại. Trong bài viết Nhục cảm trong văn chương (2007), tác giả Phạm Thị Ngọc Liên nhận định: “Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm kỵ, họ đã tự cởi trói, tự chứng tỏ rằng trong sáng tác, không nên phân biệt nam hay nữ. Bằng nội tâm phong phú và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết về giới của họ trung thực hơn những gì ngƣời khác giới áp đặt” [23]. Trên đây là tổng quan những nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trên báo chí và trong văn học. Có thể nói, trong những năm gần đây, nữ quyền là vấn đề trung tâm của đời sống văn hóa. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ còn ít ỏi và chủ yếu mang tính chất giới thiệu hoặc chú tâm vào một khía cạnh nào đó. Còn dấu ấn riêng của từng nhà văn về vấn đề nữ quyền có đóng góp gì cho nền văn học nƣớc nhà vẫn còn là một khoảng trống, nhiều bỏ ngỏ. 2.2. Vấn đề nữ quyền trong các tác phẩm của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu Là một nhà văn nữ có sức viết dồi dào của văn học Việt Nam đƣơng đại, Y Ban và những tác phẩm của chị đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu…Truyện của Y Ban có thể đƣợc xếp vào dạng truyện tâm tình – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong ngƣời đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết tình đời, tình ngƣời” [34]. Tác giả Đào Trung Đạo trong bài Đọc sách I am đàn bà đã viết: “Ta tự hỏi: Đàn bà, đàn ông là hai giới tính, vốn đã có từ khi có con ngƣời, chuyện 6 cũ k hiển nhiên nhƣ vậy tại sao lại phải kêu lên tôi là đàn bà? Chắc chắn lời nói này không phải là một lời tán thán. Mà đó có lẽ là một lời xác định, một minh xác. Và phải minh xác vì cho đến nay xem ra xã hội, văn hóa Việt Nam, nhất là phía nam giới, hoặc cố tình, hoặc mặc nhiên, đã không nhìn nhận cái cốt tính của phái nữ chiếm hơn một n a dân số trên mặt đất này. Thế nên Y Ban đã cho một nhân vật nữ (hoặc toàn thể các nhân vật nữ) nói với chúng ta: tôi là đàn bà” [19]. Nói về những sáng tác của Y Ban, tác giả Dƣơng Cầm đã nhận xét: “I am đàn bà” tức là “Tôi là đàn bà”- “cái tên n a Tây, n a ta này mở đầu tập sách đã phần nào giới thiệu cái ý tƣởng nói về phận đàn bà, thế giới đàn bà với những bi hài, đớn đau của nó…Nhiều nhân vật nữ của Y Ban khắc khoải, vô vọng trên con đƣờng đi tìm một cuộc sống ấm no, một tình yêu hoàn thiện trong một thế giới n a đàn ông là đàn bà còn biết bao bất trắc” [29]. Khi đọc I am đàn bà, nhà văn Dạ Ngân chia sẻ: Đọc “I am đàn bà”, “cảm động đến ứa nƣớc mắt, một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trong thời đại chúng ta. Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vƣợt lên chính mình, đã thoát khỏi truyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hƣớng vào thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn” [29]. Trong khóa luận tốt nghiệp Phái tính trong truyện ngắn Y Ban tác giả Nguyễn Thị Thắm viết: “Hƣớng ngòi bút đến những ngƣời đàn bà trong xã hội hiện đại với bao ẩn ức về giới và những khát khao khẳng định, Y Ban để họ lên tiếng Tôi là đàn bà qua sự khẳng định vẻ đẹp của thiên tính nữ, sự giải thiêng những chức năng, bổn phận xã hội của ngƣời phụ nữ và sự từ chối vai trò tha nhân” [33]. Đỗ Hoàng Diệu - một cây bút nữ trẻ táo bạo và độc lạ đã tạo nên “một hiện tƣợng văn học đặc biệt”. Ngay sau khi truyện Bóng đè của chị đƣợc phát 7 hành trong nƣớc, nó đã tạo ra một dƣ luận hết sức sôi động, thậm chí là những cuộc tranh luận gay gắt với nhiều những quan điểm trái ngƣợc nhau. Hàng loạt các cuộc phỏng vấn nữ nhà văn đƣợc diễn ra nhƣ: Đối thoại xung quanh tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu (Vietnamnet.vn), Bóng đè – tập truyện ngắn đang gây xôn xao dư luận (VnExpress.com), Đỗ Hoàng Diệu thích đẹp hơn giỏi (Theo Thể thao văn hóa), Đỗ Hoàng Diệu – sex chỉ là vỏ bọc (Theo Ngƣời đẹp)…Mỗi ngƣời, mỗi bài viết có những đánh giá khác nhau nhƣng tựu trung lại, các bài viết đều thừa nhận Đỗ Hoàng Diệu đã có những thành công nhất định. Về vấn đề này, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Những phản ứng nhiều chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một hiện tƣợng văn học thách thức cảm nhận và đánh giá của giới trong nghề, và giới độc giả rộng rãi. Vì tƣ tƣởng tác phẩm, vì cách viết của tác giả. Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu chủ yếu viết về phụ nữ và dục tính, nhƣng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính trong quan hệ xã hội và lịch s . Ở đây có phần nào mầu sắc nữ quyền. Tuy nhiên, chị dùng ngƣời nữ và chuyện dục tính nhƣ một bộ mã để g i đi thông điệp cho cuộc sống này”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu là nhân vật ngƣời phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khao khát sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính. Song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà. Những ngƣời phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu phải gánh chịu cả một quá khứ phi phàm, bị đeo đuổi bởi một cái tội tổ tông, những ngƣời phụ nữ quá thông minh nhƣng quá cả tin”. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng trong báo cáo khoa học Những cách tân của Đỗ Hoàng Diệu trong truyện ngắn Bóng đè cũng đã có những đánh giá bƣớc đầu về những đổi mới của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu trên cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật qua việc tìm hiểu tập truyện Bóng đè. 8 Tiếp cận những bài viết trên, ta thấy: Dù có khá nhiều các tác giả nghiên cứu về truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhƣng các bài viết của họ chủ yếu là phân tích, cảm nhận về từng tác phẩm. Chỉ có một số ít tác giả đã đề cập đến “vấn đề nữ quyền” trong một số truyện ngắn của hai nhà văn nhƣng chƣa bao quát và tƣơng xứng với thực tiễn sáng tác. Việc nghiên cứu sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc những đóng góp của hai nhà văn nữ về vấn đề “nam nữ bình quyền” nói riêng và đối với diện mạo văn học đƣơng đại nói chung. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề có tính chất lí luận về văn học nữ quyền, sắc thái nữ quyên trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu xét trên cả nội dung lẫn hình thức thể hiện, từ đó khẳng định đóng góp riêng của mỗi tác giả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hƣớng đên các nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhât, nghiên cứu một số vấn đề có tính chất lí luận về văn học nữ quyền để làm cơ sở cho việc xác định những biểu hiện của sắc thái nữ quyên trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. Thứ hai, phân tích để làm rõ những nội dung cơ bản của sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. Thứ ba, khám phá một số phƣơng thức nghệ thuật thể hiện sắc thái nữ quyên trong sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đôi tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sắc thái nữ quyên trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát một số truyện ngắn của Y Ban: 1. Người đàn bà có ma lực (1993) 2. Đàn bà sinh ra từ bóng đêm (1995) 3. Vùng sáng kí ức (1996) 4. Miếu hoang (2000) 5. Cẩm cù (2001) 6. Cưới chợ (2002) 7. I am đàn bà (2007) 8. Hành trình của tờ tiền giả (2009) 9. Tự (2015) 10. Hai bảy bước chân là lên thiên đường (2015) 11. Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (2015) 12. Gái góa là gái góa ơi (2015) 13. Người đàn bà đứng trước gương (2007) 14. Cuối cùng thì đàn bà muốn gì (2015) 15. Gà ấp bóng (2007) 16. Người đàn bà và những giấc mơ (2014) Một số truyện ngắn của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu: 10 1. Bóng đè (2004) 2. Vu quy (2005) 3. Hoa máu (2000) 4. Linh thiêng (1999) 5. Dòng sông hủi (2004) 6. Bốn người đàn bà và một đám tang (2004) 7. Huyền thoại về lời hứa (1994) 8. Căn bệnh (2000) Đồng thời có liên hệ với các tác phẩm khác của hai nhà văn để hỗ trợ, bổ sung, làm rõ vấn đề đang nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Thực hiện đề tài luận văn, ngƣời viết dùng những phƣơng pháp chính là: - Phƣơng pháp câu trúc - hệ thống: để nghiên cứu sắc thái nữ quyên một cách toàn diện, trong môi quan hệ khách quan và chủ quan, trong sự thông nhât giữa nội dung và hình thức thể hiện sắc thái nữ quyên. - Phƣơng pháp xã hội - lịch s : nhằm đánh giá quá trình phát triển của vấn đề nữ quyên trong văn hóa, văn học dân tộc ở từng hoàn cảnh lịch s , xã hội cụ thể. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: phân tích những biểu hiện của sắc thái nữ quyên trong truyện ngắn của hai tác giả Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhằm khái quát thành những điểm chung và điểm riêng trong việc thể hiện sắc thái nữ quyên. - Phƣơng pháp tiêp cận theo hƣớng thi pháp học: để thấy đƣợc sắc thái nữ quyên thể hiện ở cả nội dung lân hình thức nghệ thuật. Từ đó, khẳng định những đóng góp riêng của hai nhà văn nữ trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 11 - Phƣơng pháp so sánh, đôi chiêu: nhằm làm rõ sự tƣơng đông và khác biệt về sắc thái nữ quyên trong sáng tác của hai nà văn nữ. - Phƣơng pháp liên ngành: s dụng kiên thức của Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Lịch s , Tâm lý học để tìm hiểu những biểu hiện của sắc thái nữ quyên trong tác phẩm. - Bên cạnh đó, ngƣời viết vận dụng một số thao tác cơ bản khi nghiên cứu văn học nhƣ phân tích, so sánh, bình luận,... và đặt vấn đề trong tính hệ thống. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề chung có liên quan đến đề tài. Chƣơng 2. Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phƣơng diện nội dung. Chƣơng 3. Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật. 12 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn. Về truyện ngắn, có rất nhiều định ngh a khác nhau. Trong 150 thuật ngữ văn học, truyện ngắn đƣợc xác định là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phƣơng diện đời sống con ngƣời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lƣợng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với ngƣời tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [2]. Theo tiến s Chu Văn Sơn: “truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thƣờng chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó”. Với hình thức ngắn gọn, truyện ngắn là “một lát cắt của đời sống”, nhƣ “giọt nƣớc nhỏ” để thấy “cả đại dƣơng” bao la. Thể loại này đòi hỏi nhà văn phải biết chọn lọc những chi tiết thật đắt và điển hình, có khả năng thể hiện vấn đề một cách tập trung và cô đọng nhất thông qua lăng kính chủ quan của ngƣời nghệ sỹ. Nói về vấn đề này, Maugham cho rằng: “truyện ngắn cần phải viết sao cho ngƣời ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bớt ra chút gì”. Hiện nay, ở nƣớc ta, có những ý kiến khác nhau về sự ra đời của truyện ngắn. Nhƣng điều không ai có thể phủ nhận đƣợc đó là thể loại này thực sự nở rộ từ đầu thế kỉ XX với các tác giả nổi tiếng nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao.v.v… Sau 1945 đó là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, … Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI là sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ đầy tiềm năng nhƣ: Nguyễn Ngọc Tƣ, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu.v.v… Các nhà văn đƣơng đại đã mang đến cho thể loại này những hình thức vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ, thể hiện rõ 13 nét sự đổi mới trong phong cách, thể loại. Trải qua lịch s hơn một thế kỷ với những thành tựu nhất định, truyện ngắn Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần con ngƣời Việt Nam từ xƣa đến nay. 1.1.2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn Nhìn một cách khái quát, đặc trƣng của thể loại truyện ngắn tập trung vào những khía cạnh cơ bản sau: Dung lƣợng: Trong sách “Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại” do Bùi Việt Thắng chủ biên có đề cập đến: “Dung lƣợng (đƣợc hiểu là kích cỡ, sức chứa, lớn nhỏ) là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống, dung lƣợng đƣợc hiểu theo khả năng của nội dung phản ánh hiện thực của thể loại” [35;71]. Xét về dung lƣợng: “truyện ngắn đƣợc xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”. “Ngh a là ngắn, thậm chí cực ngắn” (truyện mini). “Đặc trƣng của truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn” mà quan trọng hơn là “cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thƣờng hƣớng tới khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất”, tập trung về chủ đề nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngƣời. Nhân vật: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” (Vũ Thị Thƣờng). Bởi “văn học là nhân học” (M.Gor-ki), văn học là sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo về con ngƣời. “Qua nhân vật, nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tƣợng”. Từ đó “kí thác cách nhìn của mình đối với con ngƣời và cuộc đời”. Do hạn chế về dung lƣợng nên truyện ngắn thƣờng rất ít nhân vật, tình tiết và chi tiết đời sống cũng không nhiều. “Cuộc đời của nhân vật thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ một khoảnh khắc”, một tính cách, tâm trạng hay một bƣớc ngoặt chứ không thể chứa hết cuộc đời của nhân vật phát triển qua từng chi tiết nhƣ tiểu thuyết. 14 Ngôn từ nghệ thuật: Nghệ thuật văn chƣơng là nghệ thuật ngôn từ. “Ngôn từ văn học là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tƣợng và giàu sức biểu hiện nhất, đƣợc tổ chức đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm và tác động thẩm mỹ tới ngƣời đọc” (Phƣơng Lựu) [24]. Bằng ngôn từ, nhà văn “đƣa ngƣời đọc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm”. Ngƣời đọc, qua ngôn từ, phân biệt đƣợc nhà văn này với nhà văn kia, phong cách này với phong cách khác. Ở truyện ngắn, do dung lƣợng ngắn nên “ngôn từ thƣờng mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật đem đến cho ngƣời đọc những khoái cảm thẩm m . Ngôn từ trong truyện ngắn đƣợc tổ chức một cách đặc biệt cho nên, mỗi từ, mỗi câu đều đóng vai trò khơi gợi một cái gì lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó để tạo dựng một ý lớn ở ngoài lời đồng thời hình thành một chỉnh thể hình tƣợng mới” [35]. Tình huống truyện ngắn: Là “lát cắt của thân cây mà qua đó thấy đƣợc cả trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu). Là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời ngƣời thậm chí cả một đời nhân loại”. Tình huống truyện xét đến cùng “là một sự kiện đặc biệt của đời sống đƣợc nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hóa” (TS. Chu Văn Sơn). “Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện”. Ngh a là nó chi phối các thành tố khác nhƣ: cốt truyện, lời trần thuật, ngôn ngữ, nhân vật,…Tức là tình huống có ý ngh a quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Nhà văn tạo đƣợc một tình huống truyện đặc sắc là cơ sở khá vững chắc cho thành công của tác phẩm văn học. Có thể nói, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã phát huy đƣợc những ƣu thế của thể loại truyện ngắn (nhƣ tình huống truyện, những chi tiết cô đúc, dung lƣợng nhỏ, lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo chiều sâu chƣa nói hết…) để thể 15 hiện vấn đề nữ quyền với tất cả sự bề bộn, phức tạp, những xung đột gay gắt, dữ dội và cả những phần khuất lấp khó cắt ngh a ngọn ngành. Hơn nữa, ƣu điểm của truyện ngắn là phản ánh những vấn đề thời sự nóng hổi, nhức nhối, mang hơi thở cuộc sống. Vì vậy, khi vấn đề nữ quyền đƣợc thể hiện trong truyện ngắn, nó có khả năng len lỏi vào các ngõ ngách của đời sống, phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng, đƣợc đặt ra cấp thiết từng ngày từng giờ. Đặc biệt, khám phá hiện thực ở tính cụ thể, sinh động, nhân văn, truyện ngắn có khả năng truyền tải những thông điệp về nữ quyền: tự do tình dục, khao khát tình yêu, hạnh phúc…Do có dung lƣợng nhỏ nên khi đọc truyện ngắn không mất nhiều thời gian, dễ lôi cuốn đƣợc số đông bạn đọc, vì thế mà nó có tính truyền bá khá cao. 1.2. Vấn đề nữ quyền và một số khái niệm liên quan “Nữ quyền” đƣợc hiểu là “quyền bình đẳng của phụ nữ”. Ở cấp độ rộng, khái niệm “nữ quyền” là quyền của nữ giới trong thế tƣơng quan với nam giới để “nam nữ bình quyền”. Ở cấp độ hẹp, “nữ quyền” gần với các khái niệm nhƣ “giới tính”, “phái tính”. Nếu nhƣ “giới tính”, “phái tính” là “công cụ để phân biệt đặc tính giữa hai phái nam/nữ thì khái niệm nữ quyền còn hƣớng tới là sự bình đẳng giữa nam và nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới” [41]. Theo Nguyễn Văn V nh: Nữ quyền “chính là sự lên tiếng của phụ nữ về các vấn đề của mình”, “phụ nữ nói về phụ nữ”. Thời phong kiến, do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, “kì thị giới tính” khiến cho ngƣời ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều bất công. Chính vì vậy, “nữ quyền” trƣớc hết là nói về quyền lợi của ngƣời phụ nữ. Nếu hiểu nhƣ thế, khái niệm “nữ quyền” trong tiếng Việt cùng ngh a với cụm từ women’s right trong tiếng Anh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng