Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Radix entomolaris ở răng cối lớn hàm dưới người việt...

Tài liệu Radix entomolaris ở răng cối lớn hàm dưới người việt

.PDF
34
4
59

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG RADIX ENTOMOLARIS Ở RĂNG CỐI LỚN HÀM DƢỚI NGƢỜI VIỆT Mã số: 2015.3.2.321 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Huỳnh Hữu Thục Hiền TP. Hồ Chí Minh, 9/2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT) ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG RADIX ENTOMOLARIS Ở RĂNG CỐI LỚN HÀM DƢỚI NGƢỜI VIỆT Mã số: 2015.3.2.321 Chủ nhiệm đề tài ThS. Huỳnh Hữu Thục Hiền TP. Hồ Chí Minh, 9/2018 . . DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. ThS Huỳnh Hữu Thục Hiền 2. Nguyễn Hoàng Thy Vân (sinh viên RHM khóa 2010-2016). . . MỤC LỤC trang Mục lục 1 Danh mục bảng 2 Danh mục hình 3 Thông tin kết quả nghiên cứu 4 Mở đầu 6 Tổng quan 8 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12 Kết quả 15 Bàn luận 19 Kết luận 26 Tài liệu tham khảo 27 . 1 . DANH MỤC BẢNG trang Bảng 1. Số lượng, tỉ lệ răng cối lớn hàm dưới có chân dư phía trong 18 Bảng 2. Tỉ lệ, đặc điểm chân xa trong răng cối lớn hàm dưới 21 . 2 . DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Giao diện phầm mềm Gelileos Viewer 13 Hình 2. Phân loại chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới theo Song 14 Hình 3. Phân loại hình thái ống tủy theo Vertucci 14 Hình 4. Chân dư phía trong răng cối lớn I hàm dưới trong 3 mặt phẳng 15 Hình 5. Chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới trong chiều ngoài trong 15 Hình 6. Trường hợp hai răng cối lớn I hàm dưới có chân xa trong 16 Hình 7. Phân bố răng cối lớn I hàm dưới theo hình thể ống tủy xa 16 Hình 8. Trường hợp hai răng cối lớn có chân xa trong 17 Hình 9. Hình dạng lỗ mở tủy ở răng cối lớn hàm dưới 24 . 3 . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: RADIX ENTOMOLARIS Ở RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI NGƯỜI VIỆT - Mã số: 2015.3.2.321 - Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Hữu Thục Hiền Điện thoại: 0903 673767 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn: bộ môn Chữa răng – Nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt - Thời gian thực hiện: tháng 6 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017 2. Mục tiêu: - Xác định tỉ lệ radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt. - Xác định sự phân bố radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt theo giới, vị trí. - Mô tả đặc điểm ống tủy của radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt 3. Nội dung chính: Radix entomolaris là một biến thể giải phẫu chân răng thường gặp ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới người Mongoloid. Đồng thời cũng có vài báo cáo về sự xuất hiện đặc điểm này ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới. Biến thể này gây khó khăn cho điều trị nội nha và cần có những giải pháp phù hợp khi phải điều trị nội nha những răng này. Radix entomolaris khó phát hiện và đánh giá đầy đủ trên phim quanh chóp thông thường, do đó cần có phương tiện hình ảnh ba chiều để đánh giá đặc điểm này trên bệnh nhân. Nghiên cứu này thực hiện bằng cách khảo sát hình ảnh CBCT các răng cối lớn hàm dưới người Việt để khảo sát tỉ lệ, đặc điểm của radix entomolaris ở các răng . 4 . này. Dữ liệu Conebeam CT thu thập từ những bệnh nhân đã chụp vì nhiều chỉ định khác nhau trong RHM. 4. Kết quả chính đạt đƣợc:  Về đào tạo: Đây là một phần của đề tài nghiên cứu sinh của ThS Huỳnh Hữu Thục Hiền, luận án đã hoàn thành, chuẩn bị trình cấp bộ môn vào ngày 17/10/2018. Một phần của nghiên cứu này (phần về Radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới với cỡ mẫu nhỏ hơn) là đề tài khóa luận tốt nghiệp bác sĩ RHM của bs Nguyễn Hoàng Thy Vân.  Công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế: đã trình bày tại Hội nghị Nghiên cứu Nha khoa quốc tế tại Đài loan năm 2017 (hình thức trình bày: poster). Huynh H, Hoang T H. “The prevalence of three-rooted mandibular molars in a Vietnamese subpopulation”. Poster presentation in 31st International Association for Dental Research, South-East Asia Division 2017. Abstract in Abstract Book of the conference, p. 338. 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:  Phạm vi và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những số liệu chính xác, cụ thể ở người việt, hình ảnh minh họa rõ ràng cho các bài giảng lý thuyết về Giải phẫu hốc tủy, Mở tủy; bài giảng thực hành Mở tủy cho sinh viên RHM; bài giảng lý thuyết về Những vấn đề khi mở tủy, bài giảng thực hành Khảo sát hình thái hốc tủy bằng CBCT trong điều trị Nội nha cho các đối tượng học viên sau đại học. Kết quả nghiên cứu cũng được trình bày lồng ghép trong các bài đào tạo liên tục tại Hội nghị KHKT của Khoa RHM năm 2017, 2018. . 5 . MỞ ĐẦU Những đặc trưng về hình thái răng có tính di truyền, ít ảnh hưởng bởi điều kiện sống. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có khuynh hướng khác biệt về số lượng, hình dạng của chân răng và hệ thống ống tủy giữa các chủng tộc. Do đó, nghiên cứu hình thái chân răng và hốc tủy không những phục vụ cho điều trị nội nha mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nhân học răng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm hình thái chân răng và hốc tủy các răng cối lớn thực hiện trên những nhóm cư dân khác nhau đã cho thấy các răng cối lớn có nhiều biến thể hình thái chân răng và hốc tủy. Riêng hình thái chân răng và ống tủy các răng cối lớn hàm dưới cũng có tính đặc trưng theo chủng tộc, một số mẫu hình thái nổi trội, có thể giúp phân biệt các cộng đồng khác nhau trên thế giới; cụ thể ở răng hàm dưới người Mongoloid, tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất có 3 chân cao (thêm một chân dư phía trong) và tỉ lệ răng cối lớn thứ hai có chân răng và ống tủy hình C cao. Tại Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu một vài đặc điểm hình thái hốc tủy răng cối lớn như Nguyễn Tấn Hưng (2007), Phạm Thị Thu Hiền (2008) khảo sát chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất (I) hàm trên, Lê Thị Hường (2009) khảo sát ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ hai (II) hàm dưới. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khảo sát về đặc điểm của chân dư phía trong ở các răng cối lớn người Việt. Trong khoảng một thập niên gần đây, cone beam CT được ứng dụng rộng rãi trong Nha khoa nên kho dữ liệu conebeam CT đủ dồi dào để cung cấp cỡ mẫu đủ lớn cho một khảo sát toàn diện về hốc tủy các răng cối lớn. Conebeam CT cung cấp hình ảnh 3 chiều của răng với độ phân giải không gian tốt trong tất cả các mặt phẳng, đã được chứng minh là một phương pháp đáng tin cậy, có độ chính xác cao trong nghiên cứu hình thái hốc tủy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tỉ lệ và đặc điểm hình thái chân răng dư phía trong – Radix entomolaris ở các răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm dưới ở người Việt, với các mục tiêu sau: - Xác định tỉ lệ radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt. - Xác định sự phân bố radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt theo giới, vị trí. . 6 . - Mô tả đặc điểm ống tủy của radix entomolaris ở răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới người Việt . 7 . TỔNG QUAN 1. Sự hình thành chân răng dƣ trong quá trình phát triển răng Chân răng dư thường gặp ở răng trải qua quá trình phát triển chân răng sau khi sinh. Nguyên nhân thường được cho là do chấn thương, áp lực hoặc do bệnh chuyển hóa; tuy nhiên cũng có thể do di truyền. Đối với răng cối lớn hàm trên, có thể gặp răng cối lớn II có 4 chân với tỉ lệ khá thấp 0,4-1,4%. Đối với răng cối lớn hàm dưới, ngoài 2 chân gần và xa thường gặp, đôi khi có thêm 1 chân răng nữa. Chân răng dư có thể nằm về phía ngoài (radix paramolaris/RP) hoặc phía trong (radix entomolaris/RE) so với các chân thông thường, thường nhỏ, ngắn và cong hơn so với các chân khác. Chân răng dư phía trong của răng cối lớn hàm dưới được Carabelli (1844) đề cập đầu tiên trong y văn. Bolk (1915) đã dùng thuật ngữ radix praemolarica để chỉ đặc điểm giải phẫu này vì cho rằng đặc điểm này chỉ xảy ra ở răng cối lớn I hàm dưới, thể hiện một đặc điểm sót lại của răng cối nhỏ thứ ba đã biến mất trong quá trình tiến hóa. Lenhossek (1922) đặt tên lại là radix entomolaris để chỉ vị trí của nó ở phía trong của răng cối lớn (tiếng Hy lạp entos có nghĩa là phía trong) [43]. Tỉ lệ xuất hiện chân răng dư phía trong (thường ở vị trí xa trong) ở răng cối lớn I hàm dưới khá cao ở người đại chủng Á, cũng có thể gặp ở răng cối sữa hàm dưới với tỉ lệ cao và có thể gặp ở răng cối lớn II hàm dưới, nhưng tỉ lệ thấp hơn nhiều so với ở răng cối lớn I [40],[41]. Tần suất xuất hiện chân dư trong ở răng cối lớn I hàm dưới cao ở người đại chủng Á cho thấy nền tảng di truyền của đặc điểm này. Curzon (1974) cho rằng đây là tính trạng trội do cả người Eskimo gốc và lai da trắng đều có tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có chân xa trong cao tương tự. Biểu hiện tính trội thể hiện rất rõ ở những trẻ chỉ có một trong bốn ông bà nội ngoại là người Eskimo cũng biểu hiện tính trạng, trong khi trẻ người da trắng không hề có tính trạng này [20]. Chân răng dư phía ngoài (radix paramolaris) của răng cối lớn hàm dưới đã được Bolk đề cập đầu tiên vào năm 1914. Biến thể này hiếm gặp ở mọi chủng tộc, hầu như không gặp ở răng cối lớn I và tỉ lệ tăng nhẹ ở răng cối lớn II và III hàm dưới. Visser thấy tỉ lệ chân răng dư phía ngoài lần lượt là 0% (0/1954), 0,5% (11/2086) và 2% (28/1405) ở răng cối lớn I, II và III hàm dưới người Hà lan. Shemesh (2015) thấy tỉ lệ radix paramolaris ở răng cối lớn I, II hàm dưới người Isarael lần lượt là 0,57% và 1,37%. . 8 . Phân loại chân răng dư ở răng cối lớn hàm dưới: - Phân loại chân dư phía trong theo vị trí của Carlsen và Alexandersen (1990) có 3 loại theo hình dạng các chân răng và vị trí chân dư phía trong. Loại A: phức hợp chân răng phía xa gồm 3 khối hình nón, chân răng dư nằm phía trong, có thể tách rời hoặc dính với chân xa có dạng hai khối hình nón dính nhau có một rãnh ở giữa; loại B: phức hợp chân răng phía xa gồm 2 khối hình nón, chân răng dư nằm phía trong chân xa có dạng hình nón; loại C: chân răng dư nằm phía trong chân gần; loại AC: chân dư nằm phía trong, ở giữa hai chân gần và xa [15]. Phân loại này chỉ chú ý đến vị trí của chân răng dư, thường gặp nhất là ở phía trong của chân xa tức loại A và B, không phân biệt tính chất của chân răng dư. Sau đó, Carlsen và Alexandersen (1991) cũng đưa ra phân loại chân răng dư phía ngoài gồm 2 loại, loại A chân răng dư nằm phía ngoài chân gần, loại B chân răng dư nằm phía ngoài giữa chân gần và chân xa. - De Moor (2004) phân thành 3 loại: loại I – chân răng/ống tủy xa trong thẳng, loại II – cong ở đoạn đầu, sau đó chân răng/ống tủy thẳng, loại III – bắt đầu cong ở phần ba cổ, sau đó cong lần nữa về phía ngoài ở phần giữa hoặc phần chóp [21]. Sau đó, Song (2010) bổ sung thêm 2 loại nữa là loại nhỏ - chiều dài chân răng ngắn hơn phân nửa chân xa ngoài, loại hình nón – chân răng nhỏ, hình nón, không có ống tủy [40]. - Wang (2011) phân loại biểu hiện chân xa trong trên phim quanh chóp. Loại 1: chân xa trong chồng nhẹ với chân xa, loại 2: chân xa trong chồng trung bình với chân xa, loại 3: chân xa trong chồng hoàn toàn với chân xa [48]. 2. Đặc điểm hình thái chân răng và hốc tủy các răng cối lớn hàm dƣới Răng cối lớn hàm dưới thường có 2 chân gần và xa. Hình thái chân răng và ống tủy của răng cối lớn I và II hàm dưới có những nét tương đồng nên Hess (1925) đã cho rằng không có sự khác biệt về hình thái ống tủy giữa răng cối lớn I và II hàm dưới. Sau đó, Barker (1974) đã phát hiện một số hình thái ống tủy khác biệt chỉ xảy ra ở răng cối lớn II mà không thấy ở răng cối lớn I như có một chân một ống tủy, có ống tủy rộng mà chiều hướng không thể phát hiện được trên phim [13]. Hình thái và chiều rộng ngoài trong của chân gần răng cối lớn hàm dưới dẫn đến chân này thường có 2 ống tủy và có thể có thông nối giữa các ống tủy này; trong khi chân xa thường có một ống tủy. Hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn hàm dưới có tính đặc trưng theo chủng tộc. Hầu hết răng cối lớn hàm dưới người da trắng có 2 chân với 2 ống tủy gần và 1 ống tủy xa. Răng cối lớn hàm dưới ở người Phi chủ yếu . 9 . cũng có 2 chân, tỉ lệ chân răng dính rất thấp 3,2% ở răng cối lớn I và 0,4% ở răng cối lớn II [42]. Trong khi đó, răng cối lớn hàm dưới ở người đại chủng Á có đặc điểm là răng cối lớn I thường có 3 chân (thêm chân xa trong) và răng cối lớn II có dạng 2 chân răng dính nhau một phần tạo thành chân răng và ống tủy hình C [Error! Reference source not found.]. Tại Việt nam, Trương Mạnh Dũng (2011) ghi nhận dạng thường gặp ở răng cối lớn hàm dưới là 2 ống tủy ở chân gần và 1 hoặc 2 ống tủy ở chân xa [2]. Răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân với thêm 1 chân răng dư phía trong là một biến thể khá thường gặp ở người đại chủng Á. Vị trí thường gặp của chân răng dư này là ở phía trong của chân xa, các vị trí khác ít gặp hơn, do đó trong phần sau khi đề cập răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân tức răng có chân xa trong. Tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân đặc biệt cao hơn 30% trong các cộng đồng Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan.. [26,44,45,50]; một số nước Thái lan, Miến điện có tỉ lệ thấp hơn khoảng từ 1020% [28,29,36]. Tỉ lệ này thấp hơn nữa ở những nhóm người châu Á khác như Ấn độ, Trung Đông và rất thấp ở người da trắng, người da đen [38,42,47]. Hầu hết các nghiên cứu trên người da trắng và da đen chỉ thấy răng cối lớn I hàm dưới có 2 chân, một ít nghiên cứu phát hiện tỉ lệ răng này có 3 chân rất thấp như 3,12% người Senegan [42], 1,3% ở người Đức [38]. Kiểu hình răng cối lớn I hàm dưới có ba chân đã được khẳng định là có liên quan trực tiếp đến chủng tộc, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phát hiện được mối liên quan giữa chủng tộc và hình thái ống tủy ở răng cối lớn I hàm dưới. Trong những trường hợp răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân, chân thứ 3 thường ở vị trí xa trong với phần ba cổ gắn một phần hoặc gắn hoàn toàn vào chân xa. Ngay cả khi tách rời, chân xa trong cũng nằm trong cùng mặt phẳng ngoài trong với chân xa, do đó thường bị chồng lắp trên phim quanh chóp, dẫn đến dễ bỏ sót và khó phân biệt [7]. Tuy hình thể đa dạng từ dạng chân hình nón ngắn đến dạng chân có kích thước như chân xa bình thường, chủ yếu các chân xa trong thường ngắn, cong, và có 1 ống tủy hẹp, hiếm gặp ống tủy phụ và ống tủy bên ở chân này [17,23,27]. Chân xa trong có đặc điểm cần lưu ý là cong nhiều theo chiều ngoài trong, nên khó đánh giá độ cong chân này trên phim quanh chóp. Một số nghiên cứu khảo sát độ cong chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới như Chen (2009) và Zhang (2015) đều nhận thấy chân này cong nhiều theo chiều ngoài trong (>25°), ít cong hơn trong chiều . 10 . gần xa (<10°) [18,50]. Do tính chất cong này, ống tủy xa trong loại I vẫn gây khó khăn trong điều trị nội nha. . 11 . ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng Mẫu nghiên cứu gồm 807 răng cối lớn I, 936 răng cối lớn II hàm dưới từ hình ảnh conebeam CT của 580 bệnh nhân người Việt, gồm 230 nam và 350 nữ, tuổi từ 9 đến 76 tuổi. Các bệnh nhân này đã được chụp conebeam CT bằng máy Galileos (Sirona Dental System Inc., Đức), kích cỡ voxel 0,3mm x 0,3mm x 0,3mm, Gray scale 12 bit tại bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu: (1) người Việt có ít nhất 1 răng cối lớn I hoặc II hàm trên hoặc hàm dưới, (2) các răng cối lớn có chân răng phát triển hoàn toàn, (3) hình ảnh conebeam CT rõ ràng, thể hiện được hình ảnh hốc tủy. Tiêu chuẩn loại trừ: Các răng cối lớn có tiêu ngót chân răng, răng đã trám bít hoặc có miếng trám đến tủy, răng có phục hồi kim loại như chốt, mão, răng quá nghiêng hoặc mọc ngầm bị loại khỏi mẫu nghiên cứu. Cở mẫu: Dựa vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thy Vân (2016), tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có chân xa trong là 15,4%. Áp dụng vào công thức tính cỡ mẫu, tính được cỡ mẫu tối thiểu là 200 răng. Do đó, mẫu nghiên cứu này đáp ứng đòi hỏi về cở mẫu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện theo thiết kế cắt ngang mô tả phân tích. Phƣơng tiện nghiên cứu Phương tiện quan sát hình ảnh conebeam CT: quan sát hình ảnh bằng phần mềm Galileos Viewer (Sirona Dental System Inc.) trên màn hình 24 inch có độ phân giải 1.920x1.200, độ tương phản 1.000:1, bề dày mỗi lát cắt 1mm. Tiến trình nghiên cứu: Thu thập dữ liệu conebeam CT của các bệnh nhân đến chụp tại bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2016. Dữ liệu conebeam CT được lưu trữ trong ổ cứng di động. Điều tra viên chính khảo sát hình ảnh conebeam CT của từng bệnh nhân để chọn bệnh nhân và chọn răng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Bệnh nhân và răng được chọn được ghi nhận dữ liệu nền và dữ liệu về hình thái chân răng và ống tủy. Quan sát từng . 12 . răng, từng chân răng theo quy trình khảo sát conebeam CT tương tự như quy trình trong nghiên cứu thứ nhất. Hình 1: Giao diện phầm mềm Gelileos Viewer. Hình trên: Điều chỉnh để quan sát chân xa răng cối lớn I hàm dưới bên phải. Hình dưới: Ẩn các đường xác định mặt phẳng trực giao, phối hợp quan sát trong 3 mặt phẳng, và di chuyển các lát cắt trong mặt phẳng trục ghi nhận chân xa này có 1 ống tủy, loại I. Thu thập và xử lý số liệu Các thông tin nền của bệnh nhân (họ tên, tuổi, giới) được ghi nhận theo thông tin lưu lại, do kỹ thuật viên hỏi bệnh nhân trước khi chụp. Các biến số hình thái chân răng và ống tủy được ghi nhận bởi hai quan sát viên. Khi có bất kỳ khác biệt trong ghi nhận, hai quan sát viên bàn luận để đi đến thống nhất. Ghi nhận số chân răng, số ống tủy, hình thái ống tủy theo phân loại Vertucci. Đặc điểm chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới (nếu có): được ghi nhận theo phân loại Song (2010). . 13 . Hình 2: Phân loại chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới theo Song. Hình 3: Phân loại hình thái ống tủy theo Vertucci. Các số liệu, dữ kiện được nhập và lưu giữ vào máy tính, phần mềm Excel 2010. Số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 16.0. Phƣơng pháp phân tích số liệu Thống kê mô tả: tần số và tỉ lệ phần trăm theo các biến số chính. Thống kê phân tích: Sử dụng các phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher (khi có nhóm nhỏ hơn 5) để xác định sự khác biệt về các biến số giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi, giữa các răng bên phải và bên trái. Tính OR có hiệu chỉnh để xác định mối liên quan giữa sự xuất hiện chân răng dư phía trong ở răng cối lớn I và II hàm dưới. . 14 . KẾT QUẢ Răng cối lớn thứ nhất hàm dƣới: Trong 807 răng cối lớn I hàm dưới được khảo sát, 677 (83,9%) răng có hai chân (gần và xa) và 130 (16,1%) răng có ba chân (một gần và hai xa). Tất cả răng đều có các chân riêng biệt, không dính nhau. Hình 4: Chân dư phía trong-radix entomolaris (mũi tên trắng) răng cối lớn I hàm dưới trong 3 mặt phẳng. Từ trái sang phải: mặt phẳng đứng ngang, ngoài trong, cắt ngang chân răng. Tất cả các răng ba chân đều là có thêm một chân ở phía trong của chân xa thông thường. Hầu hết chân xa trong thẳng hoặc chỉ hơi cong ở phần ba chóp khi quan sát trên mặt phẳng gần xa. Tuy nhiên, khi quan sát ở chiều ngoài trong, độ cong chân xa trong thay đổi. Trong 130 răng có chân xa trong, 33 răng (25,4%) có chân xa trong thẳng, loại I; 49 (37,7%) thuộc loại II, chân cong ở đoạn đầu, sau đó thẳng và 48 (36,92%) thuộc loại III, cong ở phần ba cổ, sau đó thêm một đoạn cong ở phần ba giữa hoặc phần ba chóp theo phân loại hình thái chân dư phía trong của De Moor (2004). Hình 5: Chân xa trong (mũi tên trắng) răng cối lớn I hàm dưới trong chiều ngoài trong. Từ trái sang phải: loại I, loại II và loại III theo phân loại De Moor (2004). Tỉ lệ răng có chân dư phía trong ở nam và nữ lần lượt là 15,3% và 16,7%. Tỉ lệ người có răng 3 chân ở nam và nữ lần lượt là 17,8% và 21,64%; tỉ lệ chung là 20,0%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có chân dư phía trong, cả tỉ lệ tính theo người và theo răng (p>0,05). . 15 . Tỉ lệ răng có chân dư phía trong bên phải là 19,1% (80/419) cao hơn so với bên trái 12,9% (50/388) (p<0,05). Có 348 người có răng cối lớn I hàm dưới hai bên, 72 người có răng 3 chân (20,7%). Trong đó 39 người (54,2%) xảy ra hai bên, 33 (45,8%) người chỉ xảy ra 1 bên (31 bên phải và 2 bên trái). Hình 6: Trường hợp hai răng cối lớn I hàm dưới có chân xa trong (mũi tên trắng). Chân gần có thể có 1, 2 hay 3 ống tủy với tỉ lệ lần lượt là 8,7%, 89,7% và 1,6%. Các dạng ống tủy gần thường gặp là loại IV (56,9%), loại II (25,0%), các loại khác ít gặp hơn là loại I (8,7%), loại III (2,2%), loại V (4,3%), loại VI (1,2%) và một số dạng ngoài phân loại Vertucci (1,6%). Không có sự khác biệt thống kê về số lượng và hình thể ống tủy gần giữa nhóm 2 chân và nhóm 3 chân - sự hiện diện của chân xa trong không ảnh hưởng đến hình thể ống tủy gần (p>0,05). Chân xa răng cối lớn I hàm dưới có 1, 2 hoặc 3 ống tủy với tỉ lệ lần lượt là 73,7%; 26,0%; 0,3%. Có sự khác biệt thống kê về số lượng ống tủy xa giữa nhóm răng cối lớn I hàm dưới có 2 chân và nhóm có 3 chân (p<0,05, Fisher test); nhóm 3 chân có tỉ lệ 1 ống tủy xa (97,7%) cao hơn so với nhóm 2 chân (69,1%). Đồng thời cũng có khác biệt về hình thể ống tủy xa giữa nhóm 2 và 3 chân (p<0,05, Fisher test); nhóm 3 chân có ống tủy xa chủ yếu thuộc loại I. Ở các răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân, hầu hết (97,7%) có một ống tủy xa - loại I. 9,3% 9,0% 0,3% 5,5% 6,6% 69,1% Nhóm 2 chân 0,7% Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Loại VII 3,0% 94,8% Nhóm 3 chân Hình 7: Phân bố răng cối lớn I hàm dưới theo hình thể ống tủy xa ở nhóm có 2 chân (trái) và nhóm có 3 chân (phải). . 16 . Tất cả chân răng xa trong đều chỉ có 1 ống tủy - loại I. Răng cối lớn thứ hai hàm dƣới: Răng cối lớn II hàm dưới cũng đa dạng về số lượng và hình thái chân răng; có thể có 1, 2, 3 chân với tỉ lệ lần lượt là 0,8%; 98,1%; 1,2%. Mười một răng cối lớn II hàm dưới 3 chân đều là có thêm 1 chân phía trong, 9 răng có chân dư ở vị trí xa trong, 2 răng có chân dư ở giữa 2 chân thông thường. Đặc biệt ghi nhận 2 răng có chân dư phía trong kết hợp với chân răng hình C ở hai người nữ; đồng thời chỉ hai người này có cả răng cối lớn I và II hàm dưới có chân dư. Hình 8: Hai trường hợp răng cối lớn II hàm dưới có chân răng hình C (mũi tên trắng) và chân xa trong (mũi tên vàng), đồng thời răng cối lớn I hàm dưới cũng có chân xa trong (mũi tên xanh). Chân gần có thể có 1, 2 hay 3 ống tủy với tỉ lệ lần lượt là 29,6%; 69,5%; 0,9%. Chân xa có thể có 1, 2, 3 ống tủy với tỉ lệ lần lượt là 94,0%; 5,5%; 0,4%. Không khác biệt về số lượng ống tủy gần (p>0,05; Fisher test) và số lượng ống tủy xa (p>0,05) giữa nhóm 2 và nhóm 3 chân. Chân dư phía trong đều có một ống tủy - loại I. So sánh đặc điểm chân dƣ phía trong ở răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm dƣới Tỉ lệ chân răng dư phía trong ở răng cối lớn I và II hàm dưới lần lượt là 16,1% (130/807) và 1,2% (11/936). Tất cả (130/130) chân dư phía trong ở răng cối lớn I hàm dưới nằm ở vị trí xa trong, có thể xảy ra một bên (45,8%) hoặc hai bên (54,17%). Ở răng cối lớn II hàm dưới, 81,8% (9/11) chân dư ở vị trí xa trong, 18,2% (2/11) giữa 2 chân gần và xa. Chân dư phía trong răng cối lớn II hàm dưới thường xảy ra một bên hơn (5/7), chỉ 2/7 trường hợp xảy ra hai bên. Tất cả các chân dư ở răng cối lớn hàm dưới cũng chỉ có một ống tủy. Không phát hiện mối liên quan nào giữa sự xuất hiện chân dư phía trong ở răng cối lớn I và II hàm dưới, trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2 cá thể nữ vừa có chân dư phía . 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất