Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Quan niệm của sinh viên trường đại học thủ dầu một về hoạt động nghiên cứu khoa ...

Tài liệu Quan niệm của sinh viên trường đại học thủ dầu một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên

.PDF
66
1
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D13XH01- Công tác xã hội Ngành học: Công tác xã hội Người hướng dẫn: Gv. Ths. Đỗ Mạnh Tuấn Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Sinh ngày: 09/01/1995 Nơi sinh: Bình Định Lớp: D13XH01 Khóa: 2013 - 2017 Khoa: Công tác xã hội Địa chỉ liên hệ: D13XH01 - Công tác xã hội – Đại học Thủ Dầu Một Điện thoại: 0975804810 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP * Năm thứ 1: Ngành học: Công tác xã hội Khoa: Công tác xã hội Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Được khen thưởng năm học 2013 – 2014. * Năm thứ 2: Ngành học: Công tác xã hội Khoa: Công tác xã hội Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Được khen thưởng năm học 2014 – 2015. * Năm thứ 3: Ngành học: Công tác xã hội Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Khoa: Công tác xã hội 2 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Ngày 29 tháng 03 năm 2016 3 DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI STT Họ và tên 1 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2 Trần Quốc Đức MSSV 1327601010074 1327601010087 Lớp D13XH01 D13XH01 Khoa Công tác xã hội Công tác xã hội 4 LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn luôn chiếm một vị trí rất quan trong trong bất kỳ cuộc nghiên cứu nào và nó rất cần thiết như một lời tri ân để chúng tôi gửi đến tất cả những người đã giúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu trong thời gian vừa qua. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến 420 bạn sinh viên thuộc 6 khoa (Kinh tế, Sư phạm, Kiến trúc – Đô thị, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, Điện – Điện tử) của trường Đại học Thủ Dầu Một đã dành một ít thời gian để giúp chúng tôi có được thông tin để hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội tham gia cuộc nghiên cứu này. Qua cuộc nghiên cứu này, chúng tôi đã có nhiều điều kiện để học hỏi thêm kinh nghiệm, vận dụng được những gì đã học cho cuộc nghiên cứu và cũng như đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để phục vụ tốt cho việc học tập ngay bây giờ và cả tương lai. Và lời cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đề thầy Th.s. Đỗ Mạnh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt quá trình để có thể hoàn thành tốt được đề tài của mình. Nếu như không được sự hướng dẫn tận tình của thầy thì có lẽ chúng tôi đã không hoàn thành được bài nghiên cứu này. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 5 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi và chưa có ai công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Số liệu được phân tích và những dẫn chứng mà chúng tôi thực hiện trong đề tài này là thông qua việc chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và xử lý SPSS vào tháng 03/2016 tại trường Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương. 6 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................9 1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................9 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...........................................................................10 1.2.1. Ý nghĩa lý luận........................................................................................10 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................10 1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu...............................................................11 1.3.1. Nghiên cứu về quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học.................................................................................................................... 11 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học.....................................15 1.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu................................................16 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................16 1.4.2. Khách thể nghiên cứu.............................................................................16 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................16 1.5. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................16 1.5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................16 1.5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................17 1.6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu..........................................17 1.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu.................................................................17 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................17 1.6.2.1. Phương pháp quan sát (Mode of observation)..................................17 1.6.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu.......................................................................18 1.7. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................18 1.8. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................19 1.9. Khung phân tích............................................................................................19 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................20 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................20 1.1. Các khái niệm.............................................................................................20 1.1.1. Quan niệm............................................................................................20 1.1.2. Khái niệm về nhận thức........................................................................20 7 1.1.3. Sinh viên...............................................................................................20 1.1.4. Nghiên cứu khoa học............................................................................21 1.1.5. Hoạt động NCKH sinh viên..................................................................21 1.1.6. Các qui định, quy chế của Bộ Giáo dục về NCKH trong sinh viên......21 1.1.7. Các qui định, qui chế của Trường Đại học Thủ Dầu Một về NCKH trong sinh viên..................................................................................................23 1.2. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu............................................................28 CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN.............................................................................................31 2.1. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên................................................................................31 2.2. Đánh giá của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên................................................................................42 KẾT LUẬN................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48 PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................53 PHỤ LỤC 1............................................................................................................. 53 PHỤ LỤC 2.............................................................................................................. 61 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH. Bảng 2.2: Sinh viên biết về NCKH từ các nguồn thông tin. Bảng 2.3: Sự hiểu biết của sinh viên về hoạt động tham gia NCKH. Bảng 2.4: Lợi ích của hoạt động tham gia NCKH. Bảng 2.5: Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi tham gia NCKH. Bảng 2.6: Những nguyên nhân khiến cho sinh viên không thích tham gia NCKH. Bảng 2.7: Những nguyên nhân làm cho sinh viên thích thú khi tham gia NCKH. Bảng 2.8: Những khó khăn của sinh viên khi tham gia NCKH. Bảng 2.9: NCKH có phải là hoạt động bắt buộc đối với sinh viên. Bảng 2.10: Khoa bạn đang theo học có khuyến khích SV tham gia NCKH không. Bảng 2.11: Mức độ thích tham gia hoạt động NCKH. Bảng 2.12: Mức độ phù hợp của các hoạt động NCKH sinh viên đối với năng lực của sinh viên. Bảng 2.13: Mức độ hài lòng của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH. 9 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐH.TDM: Đại học Thủ Dầu Một. NCKH: Nghiên cứu khoa học. SV: Sinh viên. 10 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra,... để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn (Đàm, 2009). Hoạt động này rất quan trọng và cần thiết đối với sinh viên vì khi tham gia NCKH, sinh viên sẽ có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Ngoài ra, khi tham gia nghiên cứu cùng nhóm sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài NCKH sẽ rèn dũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước một Hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị. Do vậy, mục đích của NCKH cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ trong quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 là “góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH; giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn” (Khánh, 2014). Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động NCKH chưa trở thành hoạt động chủ đạo đối với sinh viên, khi đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận tỷ lệ sinh viên NCKH vẫn còn thấp, chất lượng nhiều đề tài chưa cao, chưa bám sát yêu cầu của đời sống (Khánh, 2014). Thậm chí, một số bộ phận sinh viên vẫn còn thờ ơ đối với việc tham gia NCKH hoặc tham gia nghiên cứu mang tính chất phong trào. Vì vậy, việc nghiên cứu về các yếu tố thu hút sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động tình nguyện trong bối cảnh hiện nay là một điều cần thiết. NCKH là một hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn khá cao. Thông qua nghiên cứu này có thể cho thấy được thực trạng nhận thức và thái độ của tầng lớp trẻ hiện nay đối với vai trò và ý nghĩa thật sự của các hoạt động NCKH. Trên cơ sở đó, góp phần định hướng và nâng cao nhận thức đúng đắn cho sinh viên về việc tham gia các hoạt động NCKH trong trường học hiện nay. Hoạt động NCKH là hoạt động mũi nhọn vì nó giải quyết được những vướn mắc về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu NCKH đã đặt ra với mục đích nâng cao 11 chất lượng nghiên cứu của sinh viên. Nhìn chung, chương trình NCKH đã coi trọng yếu tố thực hành, vận dụng chương trình đã học và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, biện pháp nào vừa hiệu quả vừa tiện lợi cho người tham gia nghiên cứu. Vấn đề phải hiểu đúng ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động tham gia NCKH đối với các bạn sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung là vấn đề cần thiết và quan trọng. Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên” nhằm khảo sát một cách đúng đắn hơn về nhận thức, thái độ của các bạn sinh viên về hoạt động NCKH hiện nay. 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1.2.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài “Quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động NCKH trong sinh viên” là một đề tài không mới hay nói cách khác, đã có rất nhiều các nghiên cứu trước đây đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung vào hệ thống lý luận các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH hiện nay và cũng hi vọng rằng, nghiên cứu sẽ có nhiều đóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượng sinh viên, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, việc vận dụng các quan điểm tâm lý học nhận thức và xã hội học để đối chiếu với thực tiễn trong cách nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH sẽ giúp chúng tôi có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã được học. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp cho nhà trường những thông tin thiết thực nhất về quan niệm của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH. Từ đó, nhà trường nói chung cũng như các đoàn thể trong trường nói riêng có thể vạch ra những kế hoạch, những hoạt động có ý nghĩa thật sự nhằm tạo điều kiện để tất cả các bạn sinh viên hiểu đúng ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động NCKH hiện nay. 12 1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.3.1. Nghiên cứu về quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học Trong thời đại chúng ta đang sống, nhân loại đang bước vào ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ. Những phát minh khoa học được áp dụng nhanh vào sản xuất vật chất và tinh thần. Những thành tựu khoa học công nghệ nhanh chóng biến thành công nghệ mới, vật liệu mới, nguyên liệu mới, thành phương pháp lao động mới, phương pháp quản lý mới, thành những người lao động kiểu mới, thành mô hình kinh tế - xã hội mới… làm cho lực lượng sản xuất của nhân loại có bước nhảy vọt chưa từng thấy. Trong bối cảnh trên việc tổng kết những thành tựu khoa học của nhân loại, các thực tiễn hoạt động sản xuất, cải tạo xã hội sẽ là những hạt nhân hợp lý trong kho tàng tư tưởng lý luận mà chỉ bằng NCKH mới giải quyết được vấn đề. Như vậy, hoạt động NCKH rất quan trọng trong bối cảnh học tập và phát triển hiện nay. Hiện nay, chúng tôi đã tìm thấy những bài viết, những báo cáo khoa học liên quan trực tiếp đến chủ đề: “Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH”. Những báo cáo ấy đã được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành như: Xã hội học, Công tác xã hội nói riêng và ngành Khoa học xã hội nói chung. Điều đó đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là giúp chúng tôi có thể lĩnh hội được các phương pháp, nội dung, cơ sở lý thuyết của các báo cáo nghiên cứu đi trước. Những báo cáo khoa học trên đã góp phần lớn giúp cho chúng tôi có cơ sở để kế thừa và tìm ra hướng đi mới cho nghiên cứu của mình. Theo nghiên cứu của Pruskil S1, Burgwinkel P, Georg W, Keil T, Kiessling C (2009) với đề tài “Thái độ của sinh viên đối với khoa học và sự tham gia vào các hoạt động nghiên cứu” [Medical students' attitudes towards science and involvement in research activities]. Bài viết mô tả về sự ít hiểu biết về thái độ của sinh viên y khoa đối với khoa học và phương pháp luận khoa học. Chúng tôi nhằm đánh giá những thái độ và sự tham gia của học sinh trong các hoạt động nghiên cứu. Phạm vi của đề tài được mở rộng ra ở các trường đại học Y khoa (Trường hợp nghiên cứu tại Đại học Charité Trung tâm y tế Berlin, Đức). Bài viết đã cung cấp thêm một số thông tin quan trọng cho đề tài của chúng tôi, là một tài liệu tham khảo hay cho đề tài chúng tôi đang 13 thực hiện, nó giúp chúng tôi nhìn ra được các quan điểm nổi bật của sinh viên khi tham gia NCKH để từ đó có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và giúp cho đề tài đi đúng mục tiêu đặt ra. Thái độ chung đối với khoa học và phương pháp luận khoa học tích cực của các sinh viên đến từ cả hai truyền thống và chương trình y tế được cải tổ. Tuy nhiên, họ cần phải được xem xét trong các thiết lập khác và số học sinh. Hai phần ba số sinh viên đã bắt đầu nghiên cứu cho luận án của họ và 70% đồng ý rằng đọc bài báo và tiến hành nghiên cứu là một thách thức. Chương trình giảng dạy đổi mới cho thấy sự tham gia tích cực cao hơn trong hoạt động khoa học và cảm thấy an toàn hơn về năng lực khoa học của riêng mình. Các tỷ lệ quyết định cho việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khác nhau cho thấy (tỷ lệ quyết định là 1,8 - 2,4) cao hơn đáng kể ở những sinh viên đồng ý rằng khoa học sẽ cho phép sự tiến bộ hơn về y tế hoặc những người cảm thấy an toàn trong hiểu biết các bài báo y tế và thống kê. Một nghiên cứu khác của Mahtab Memarpour, Ali Poostforoush Fard, and Roghieh Ghasemi (2015) với đề tài “Đánh giá về thái độ, kiến thức và rào cản đối với nghiên cứu khoa học giữa các sinh viên y khoa” [Evaluation of attitude to, knowledge of and barriers toward research among medical science students]. Bài viết tập trung chú ý chỉ ra các rào cản mà sinh viên đang gặp phải và đôi khi các xu hướng trong nghiên cứu được ưa chuộng bởi các thành viên giáo dục, trong khi sự thiếu hụt trong nghiên cứu cơ bản và có giá trị có thể phản ánh các yếu tố khác có ảnh hưởng đến nghiên cứu. Ba yếu tố chính thấy có tác động đến sự thành công nghiên cứu trong y khoa là: thái độ, kiến thức và rào cản đối với nghiên cứu. Sinh viên đại học và sau đại học của năm 3 y khoa, dược các trường ở Shiraz đã được ghi danh trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bảng hỏi để cung cấp chi tiết các thông số của thái độ, kiến thức và rào cản đối với nghiên cứu cho mỗi cá nhân. Sinh viên khoa học y tế trong ba trường y khoa, nha khoa, dược cho thấy một kiến thức tốt về nghiên cứu, nhưng thái độ của họ đối với quá trình xếp hạng ở mức dưới trung bình. Các bạn sinh viên đại học có thái độ và cách nhìn về NCKH tốt hơn so với những người khác. Nữ sinh viên có hiểu biết tốt hơn về nghiên cứu hơn nam sinh viên. Đa số các sinh viên được xem xét là có rào cản đối với việc thực hiện các nghiên cứu. Trong khi tất cả các sinh viên đã tham gia ít nhất một dự án nghiên cứu, sinh viên được cho không có đầu vào bắt buộc trên lý thuyết nghiên cứu và thực hành mà có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về quá trình nghiên cứu. 14 Với nghiên cứu của Đặng Thị Vân (2010) với đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp I về hoạt động nghiên cứu khoa học” đã chỉ ra được tác dụng, ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động NCKH sinh viên tại trường Đại học Nông nghiệp I. Thông qua việc phân tích dữ liệu từ nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về việc hiểu biết và tham gia NCKH của sinh viên trường đại học Nông nghiệp là chưa cao. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất giúp đẩy mạnh phong trào cũng như nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Kết quả phân tích của bài viết cho thấy sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I hiểu biết chưa đầy đủ về nghiên cứu khoa học, chưa xác định rõ ràng sự cần thiết cũng như nhận thức chưa đầy đủ tác dụng tích cực của NCKH đối với hoạt động học tập của họ. Khi được hỏi về tác dụng tích cực của NCKH đối với học tập, sinh viên còn nhận thức chưa toàn diện và đồng đều về các tác dụng tích cực đó. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm I chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động NCKH này, vì sinh viên năm đầu thường tập trung chủ yếu cho hoạt động học tập mà chưa quan tâm đến một số hoạt động khác trong đó có NCKH. Hoạt động NCKH có ý nghĩa nhất định đối với học tập của sinh viên nếu bản thân họ tham gia hoạt động này một cách tích cực. Vì vậy, để đẩy mạnh phong trào cũng như nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên nhà trường, tác giả đã đưa ra một số đề xuất hiệu quả như: đưa học phần Phương pháp luận NCKH vào khung chương trình đào tạo các ngành, các khoa trong trường để sinh viên có những kiến thức và phương pháp luận cần thiết về NCKH; cần hỗ trợ thêm kinh phí và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ NCKH toàn trường nói chung và NCKH của sinh viên nói riêng để giảm bớt khó khăn vật chất cũng như những khó khăn trong tiến trình nghiên cứu,… những đề xuất ấy giúp cho sinh viên có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về hoạt động NCKH. Một nghiên cứu khác về “Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP.TPHCM) giai đoạn 2006 – 2010” của Nguyễn Vĩnh Khương (2011) đã cho thấy những thành tựu đạt được trong quá trình nghiên cứu nâng cao chất lượng NCKH, có sự đầu tư hỗ trợ của nhiều nguồn lực trong quá trình NCKH tại trường. Qua bài viết của tác giả chúng tôi có thể thấy được tình hình nghiên cứu của sinh viên hiện nay và có thể làm tài liệu tham khảo để biết rõ hơn về nhận thức, quan niệm và những yếu tố tác động đối với sinh viên khi làm NCKH. Nghiên cứu của Trần Thanh Ái (2014) về “Lược khảo tài liệu khảo sát 15 từ góc độ khoa học luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học” nghiên cứu này đi sâu chỉ rõ những đặc điểm nổi bật dùng để xây dựng nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình. Sau đó, cần phải tìm đọc các tài liệu được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo, vì trong đó thường có các tác giả và các tạp chí quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu mà ta cần phải đọc. Nội dung lược khảo tùy thuộc cách tiếp cận của công trình nghiên cứu. Và tiếp theo cũng tiếp cận từ đề tài của Trần Thanh Ái (2006), trong một bài viết về “Chọn đề tài nghiên cứu khoa học Xã hội” đã đi phân tích tìm hiểu những khó khăn của sinh viên khi làm NCKH. Giới thiệu một cách hệ thống những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng một đề tài nghiên cứu và chỉ ra tính không chủ động của sinh viên khi làm NCKH. Bài viết này giúp cho đề tài của chúng tôi có thể xác định được một số biến số quan trọng và những nguyên nhân tác động đến sinh viên cần được chú trọng trong NCKH của mình, qua đó giúp chúng tôi có thể kế thừa những điểm mạnh trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi để phù hợp hơn với thực tế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của NCKH được nâng cao. Đây cũng chính là những kết quả để có thể sử dụng vào so sánh, đối chiếu với các kết quả của đề tài nghiên cứu và được dùng để tham khảo cho đề tài của chúng tôi. Trong một bài viết khác của Trần Thanh Nhàn (2009), “Một vài suy nghĩ về việc định hướng cho sinh viên ngành Hàn Quốc học thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học”, tác giả đã tập trung khái quát các khái niệm và mục đích, lợi ích khi tham gia NCKH. NCKH tạo điều kiện cho sinh viên tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất, đưa lý thuyết đã học được ứng dụng vào thực tiễn. Và NCKH cũng giúp sinh viên phát hiện ra những lỗ hỏng kiến thức của mình, rèn cho sinh viên tính kỷ luật, kiên trì, tác phong làm việc khoa học. Hơn thế nữa nó còn cho sinh viên những kiến thức ngày càng sâu trong lĩnh vực mình nghiên cứu... Rõ ràng là “NCKH cần phải trở thành một hoạt động chuyên nghiệp trong các trường đại học”. Để hội nhập, phát triển sinh viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa học tập - sáng tạo - NCKH. Thông qua những tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi đã xác định rõ hơn hướng đi của đề tài. Về mặt phương pháp, cho thấy việc tiếp cận dưới góc độ nhận thức - thái độ - hành vi là chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu vì không thể tìm hiểu sâu về những yếu tố tác động đến quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH” mong muốn 16 góp phần vào việc bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho các vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH trong sinh viên hiện nay. Từ những tài liệu có thể tiếp cận đến nay, chúng tôi nhận thấy cần có một hướng nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH. Trong đó sinh viên là khách thể quan trọng trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Kế thừa thành tựu của các tác giả và những công trình đi trước, chúng tôi luôn cố gắng tìm một hướng đi mới cho công trình của mình và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm, để làm rõ mối quan hệ giữa quan niệm của sinh viên với vấn đề NCKH hiện nay. Với sự lựa chọn trên, đây là một hướng nghiên cứu mới về nhận thức và thái độ của sinh viên về hoạt động NCKH. Và rất mong, việc nghiên cứu sẽ có nhiều đóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượng sinh viên, nhà trường và xã hội. Đây cũng chính là một bước nghiên cứu khai phá tại trường Đại học Thủ Dầu Một về quan niệm của sinh viên trong lĩnh vực NCKH hiện nay. 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học Qua phân tích các bài viết mà chúng tôi tìm kiếm, thu thập được, với sự tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các tác giả đối với các đề tài của mình rất phong phú, thể hiện sự vận dụng linh hoạt, phù hợp của hai phương pháp chính đó là phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Trong bài nghiên cứu của chúng tôi phương pháp nghiên cứu định lượng của các tác giả được tập trung chủ yếu với các phương pháp là điều tra xã hội học với công cụ điều tra bằng bảng hỏi với các tác giả (Pruskil S1, 2009), Mahtab Memarpour, 2015, (Vân, 2012). Trong đó phương pháp điều tra xã hội học với đề tài được chọn mẫu phổ biến (Mahtab Memarpour, 2015), (Vân, 2012). Việc sử dụng kỹ thuật thống kê từ các dạng đơn giản cho đến các thống kê phức tạp như sử dụng kỹ thuật phân tích đa biến (Pruskil S1, Medical students' attitudes towards science and involvement in research activities, 2009), (Mahtab Memarpour, 2015). Các phương pháp nghiên cứu định tính cũng được các tác giả tiếp cận hết sức đa dạng, từ việc phân tích các dữ liệu sẵn có và xử lý có được (Khương, 2011), (Ái, 2014). (Ái, 2006), (Nhàn, 2009). Sử dụng công cụ phỏng vấn sâu trong khai thác các thông tin đòi hỏi mức độ chi tiết hóa của thông tin, dữ liệu (Nhàn, 2009, Ái, 2006, Khương, 2011). 17 Tóm lại, về mặt phương pháp nghiên cứu việc lựa chọn và sử dụng chiến lược nghiên cứu của tác giả rất đa dạng, phong phú được sử dụng phổ biến và có cách xử lý hiệu quả. Để gia tăng hiệu quả nghiên cứu một số tác giả lựa chọn lối tiếp cận sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định lượng và định tính để nghiên cứu (Mahtab Memarpour, 2015, (Khương, 2011). Để triển khai một nghiên cứu độc lập thì mô hình này tiếp tục được xem là chiến lược hiệu quả. Giúp cho nhà nghiên cứu vừa có thể khái quát hóa các thông tin bằng nghiên cứu định lượng, nhưng đồng thời cũng có thể cá biệt hóa thông tin bằng các nghiên cứu định tính. 1.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH trong sinh viên. 1.4.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian được giới hạn từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian được giới hạn trong trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.5. Mục tiêu nghiên cứu 1.5.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu nhận thức, thái độ của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH trong sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường, các khoa và sinh viên liên quan đến vấn đề NCKH của sinh viên. 1.5.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để tìm hướng đi mới cho đề tài. - Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH trong sinh viên. - Tìm hiểu thái độ của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH trong sinh viên. 18 - Đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường, các khoa và sinh viên liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Về phương pháp luận trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lô-gic diễn dịch. Từ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sẽ triển khai các bước như sau để đạt đến kết quả nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu Lựa chọn lý thuyết Thao tác hóa khái niệm Điều tra thực địa Kiểm tra giả thuyết/Kết quả nghiên cứu 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.6.2.1. Phương pháp quan sát (Mode of observation) Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này là Nghiên cứu khảo sát (Survey research): Nghiên cứu khảo sát là một phương pháp quan sát rất phổ biến trong ngành khoa học xã hội và phù hợp cho việc tìm hiểu các đặc tính (characteristics) hay thái độ (attitude) của một tập thể rộng lớn bằng cách lựa chọn một mẫu nghiên cứu có tính xác suất (probability sample) rồi từ đặc tính tìm ra được từ mẫu nghiên cứu mà suy luận ra đặc tính của tập thể (Hoàn, 2012). Dữ liệu được thu thập qua bảng câu hỏi đã được tiêu chuẩn hoá (standardized) đặt ra cho những người trong mẫu nghiên cứu (research sample) bằng cách những người trong mẫu nghiên cứu tự đọc bảng câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời thường được phân tích bằng phương pháp định lượng với các kỹ thuật thống kê (statistical techniques) sử dụng SPSS 20. 1.6.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu Kỹ thuật chọn mẫu cho nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn. Về kích cỡ mẫu, chúng tôi sử dụng công thức Slovin để tính toán: n = N/(1+N*e2) = 12401/((1+12401*(0.05)2) = 399,9 ~ 400 sinh viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng