Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ quản lý giáo dục quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học...

Tài liệu quản lý giáo dục quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học quận đống đa, hà nội (klv02697)

.PDF
24
1
144

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là một trong những vấn đề xã hội có chiều hướng diễn biến phức tạp và để lại hậu quả nặng nề tới sự phát triển của xã hội và người chịu thiệt thòi trực tiếp là trẻ em cả về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đó kéo dài, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước tham gia ký đầu tiên ở Châu Á về Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ năm 1990, ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm 2004, đến năm 2016 là Luật trẻ em. Quyết định 2361 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 và ban hành nhiều văn bản liên quan đến chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo báo cáo của Chính phủ, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính: 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó: Xâm hại tình dục: 6.432 trẻ em, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại; ... trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 02 nơi có tỷ lệ XHTD trẻ em cao nhất. Đơn cử trường hợp một bé gái 8 tuổi hiện đang sống cùng gia đình ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bị một người đàn ông 34 tuổi xâm hại nhiều lần khi chơi cùng bạn trong sân. Mặc dù nhiều lần bé đã lên tiếng kêu cứu nhưng người lớn tưởng chỉ là trò chơi của trẻ con nên không quan tâm. Vì quá sợ hãi, không đêm nào bé gái được ngủ ngon, những tiếng khóc, tiếng gào thét liên tục khiến gia đình vô cùng lo lắng. Gia đình bé gái đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Ngày 10/1/2017, đối tượng đã bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai nhưng sau đó đã được thả. Lúc này gia đình bé gái lo lắng vụ việc sẽ có nguy cơ bị chìm xuống, cho dù đối tượng đã thừa nhận hành vi đồi bại của mình. Đáng lo ngại là người đàn ông này đã từng lên tiếng khẳng định sẽ không làm được gì vì ông ta có nhiều mối quan hệ. Xuất phát từ thực trạng đáng báo động về tình trạng xâm hại trẻ em nói chung và XHTD nói riêng, các trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội thời gian gần đây đã tích cực triển khai hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hạicho học sinh đặc biệt là phòng ngừa XHTD bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó nhiều trường đã chủ động mời các chuyên gia về trường mình trang bị cho trẻ các kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em, một số trường do giáo viên tự lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng phòng ngừa XHTD. Nhưng hầu như chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào một cách có hệ thống dưới góc độ quản lý giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội, đề xuất một số biện pháp để tăng cường quản lý hoạt động này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong thực tế còn bộc lộ nhiều bất cập nhất là trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTDcho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. - Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu - Về chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh bao gồm nhiều cấp khác nhau, nhưng để tài giới hạn nghiên cứu chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các trường tiểu học. - Về đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Do điều kiện thời gian và nguôn lực có hạn, tác giả giới hạn địa bàn nghiên cứu gồm 5 trường tiểu học: Tiểu học Khương Thượng; Tiểu học Trung Phụng; Tiểu học La Thành; Tiểu học Nam Thành Công; Tiểu học Phương Mai thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 6.3. Giới hạn khách thể điều tra Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách giáo dục tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa, Hà Nội. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng 5 trường tiểu học (10 người) 3 Giáo viên tiểu học: 150 người. 6.4. Giới hạn về thời gian khảo sát: Năm học 2020-2021. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú thêm về lý luận quản lý giáo dục, nhất là quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động này. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thiết kế các chương trình phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học, làm tài liệu tham khảo trong quá trình tập huấn cho giáo viên, phụ huynh về nội dung giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều hành, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Hoạt động Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. 4 Trong bất kỳ hoạt động nào đều có chủ thể và đối tượng của hoạt động. Ở đó diễn ra hai quá trình nhập tâm và xuất tâm. 1.2.3. Giáo dục phòng ngừa XHTD trẻ em 1.2.3.1. Xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em là các hành vi tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi (bao gồm cả các hành vi có đụng chạm hoặc không đụng chạm). Xâm hại tình dục trẻ em có thể diễn ra ở trường học, trên đường đến trường và cả ở nhà. 1.2.3.2. Giáo dục phòng ngừa XHTD trẻ em Giáo dục phòng ngừa XHTD trẻ em là việc các lực lượng giáo dục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em giúp trẻ em hình thành năng lực phòng ngừa XHTD, và tránh khỏi những nguy cơ bị XHTD. 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học nhằm huy động, thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào tiến trình giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học, qua đó thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học. 1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.3.1. Mục đích giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học Mục đích giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung góp phần thực hiện, mục đích chung của quá trình giáo dục, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển nhân cách người công dân. 1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học - Khái niệm, các biểu hiện của hành vi XHTD trẻ em: hành vi, lời nói, cử chỉ, thái độ. - Các biểu hiện, cấp độ XHTD trẻ em - Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em - Các cảnh báo XHTD trẻ em - Nguyên nhân XHTD trẻ em - Hậu quả XHTD trẻ em - Quy tắc đồ bơi 1.3.3. Phương pháp và hình thức giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học - Thông qua việc tích hợp trong các hoạt động kể chuyện - Thông qua sinh hoạt lớp (chủ đề sinh hoạt lớp) - Thông qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại. - Thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. - Thông qua các hoạt động trong cộng đồng 5 - Thông qua hình thức giáo dục kỹ năng sống - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1.1. Quản lý việc phát triển chương trình, nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1.2. Quản lý hoạt động truyền thông cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh tiểu học về XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1.3. Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến phòng chống XHTD trẻ em cho học sinh tiểu học 1.4.1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1.5. Quản lý nhân sự tham gia giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.1.6. Kiểm tra, đánh giá giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học 1.4.2.1. Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý trường tiểu học * Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh * Năng lực quản lí của Hiệu trưởng trường tiểu học 1.4.2.2. Yếu tố thuộc về giáo viên * Kiến thức về XHTD trẻ em * Kỹ năng giảng dạy chuyên đề phòng ngừa XHTD cho học sinh 1.4.2.3. Yếu tố thuộc về phụ huynh học sinh * Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục phòng ngừa XHTD cho con * Kỹ năng đồng hành cùng con trong giáo dục phòng ngừa XHTD 1.4.2.4. Yếu tố thuộc về học sinh * Nhận thức của học sinh quyền, bổn phận của trẻ em * Mức độ tích cực của học sinh trong việc thực hành kiến thức được trang bị vào thực tế liên quan đến kĩ năng phòng ngừa XHTD 1.4.2.5. Sự quan tâm của các cấp có liên quan đến Nhà trường * Sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với công tác phòng ngừa XHTD cho học sinh * Sự tích cực tham gia của chính quyền, ban ngành đoàn thể trong công tác phòng ngừa XHTD trẻ em cho học sinh cuả Nhà trường 1.4.2.6. Điều kiện kinh tế, văn hoá, tập quán của địa phương * Điều kiện kinh tế của địa phương * Văn hóa, phong tục tập quán của địa phương Tiểu kết chương 1 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.1.1. Thực trạng giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Quy mô về trường lớp, học sinh: - Tổng số trường tiểu học: 23 trường gồm: 19 trường công lập; 4 trường ngoài công lập. - Tổng số lớp: 623 lớp; Tổng số học sinh: 27359 em - Có 14 trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I 2.1.1.2. Quy mô về đội ngũ: CBQL, Số Tỷ lệ GV, NV lượng Đạt chuẩn CBQL TS GV NV Tổng 53 986 169 1208 100% 90,3% 100 Trình độ Trung cấp 0 5 30 75 Cao đẳng Đại học Trên ĐH 0 90 63 123 30 860 75 965 23 31 1 55 Tỷ lệ giáo viên/lớp: 1,51. Tỷ lệ đạt chuẩn 90,3% theo Luật Giáo dục 2019 Tỷ lệ giáo viên /lớp đối với các trường công lập đạt: 1,4. 2.1.1.3. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đảm bảo an toàn trường học Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống luôn được các nhà trường quan tâm thực hiện. 2.1.1.4. Công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, an toàn giao thông 2.1.1.5. Xây dựng và triển khai Kế hoạch công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học 2.1.2. Các trường tiểu học được nghiên cứu 1. Tiểu học Khương Thượng 2. Tiểu học Trung Phụng 3. Tiểu học La Thành 4. Tiểu học Nam Thành Công 5. Tiểu học Phương Mai 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 7 2.2.3. Cách cho điểm và thang đánh giá Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội STT 1 2 3 4 Tiêu chí đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Cách cho điểm 4 3 2 1 Chuẩn đánh giá 3,25 - 4,0 2,5 - 3,24 1,75 - 2,49 <1,75 Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội STT 1 2 3 4 Tiêu chí đánh giá Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Cách cho điểm 4 3 2 1 Chuẩn đánh giá 3,25 - 4,0 2,5 - 3,24 1,75 - 2,49 <1,75 2.2.4. Mẫu khảo sát thực trạng Bảng 2.3. M u khách thể khảo sát thực trạng Số lượng 1 Cán bộ quản lý trường tiểu học (Hiệu trưởng + Phó Hiệu trưởng) 18 2 Giáo viên tiểu học 180 3 Phụ huynh 90 Tổng chung 288 Đối tượng khảo sát TT % 6.25 62.50 31.25 100.0 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 2.3.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội Bảng 2.4. Đánh giá mức độ cần thiết của c ng tác giáo dục XHTD cho học sinh trong trư ng tiểu học hiện nay Mức độ TT 1 2 3 4 ất cần thiết Cần thiết t cần thiết Không cần thiết SL % 241 83,68 47 16,32 0 0,00 0 0,00 8 Nhận xét: Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy, 100% ý kiến cho rằng công tác giáo dục phòng ngừa XHTD cho trẻ trong trường tiểu học hiện nay là rất cần thiết và cần thiết ( ất cần thiết là: 82.81% và cần thiết là: 17.19%). 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh các trư ng tiểu học quận Đống Đa Nội dung giáo dục phòng TT ngừa XHTD trẻ em 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khái niệm, các biểu hiện của hành vi XHTD trẻ em Các cấp độ XHTD trẻ em Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em Các cảnh báo XHTD trẻ em Nguyên nhân XHTD trẻ em Hậu quả XHTD trẻ em Quy tắc phòng ngừa XHTD (quy tắc đồ bơi, quy tắc vòng tròn, quy tắc bàn tay) Quyền và bổn phận của trẻ em Kĩ năng nói “không” Kĩ năng kiên định Trung bình Tốt SL % Mức độ thực hiện Trung Thứ Khá Chưa tốt bình ĐTB bậc SL % SL % SL % 98 34,03 156 54,17 32 11,11 2 0,69 3,22 3 87 30,21 152 52,78 41 14,24 8 2,78 3,10 5 84 29,17 138 47,92 56 19,44 10 3,47 3,03 6 73 25,35 151 52,43 52 18,06 12 4,17 2,99 102 35,42 133 46,18 46 15,97 7 2,43 3,15 116 40,28 146 50,69 22 7,64 4 1,39 3,30 7 4 1 74 25,69 132 45,83 66 22,92 16 5,56 2,92 8 99 34,38 161 55,90 24 8,33 4 1,39 3,23 2 59 20,49 132 45,83 89 30,90 8 2,78 2,84 52 18,06 123 42,71 78 27,08 35 12,15 2,67 29,31 49,44 17,57 3,68 3,04 9 10 Nhận xét: Khảo sát về thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa đã cho thấy các nội dung chính được đề cập vơi mức độ thực hiện ở mức khá, ĐTBC= 3.04 (min ĐTB=1; max ĐTB=4) 2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục phòng ngừa xâm hại cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội Kết quả của bảng 2.6 cho thấy, thực trạng thực hiện hình thức giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học có kết quả ở mức khá, ĐTBC= 2.98 (min ĐTB= 1; max ĐTB= 4). Các nội dung 7/7 nội dung đều nằm ở mức độ khá. 9 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 2.4.1. Thực trạng quản lý việc phát triển chương trình, nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh Bảng 2.7. Quản lý việc phát triển chương trình, nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học T T Nội dung Tốt SL 1 2 3 4 5 Quản lý về kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh một cách hiệu quả Quản lý về mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh Quản lý các điều kiện và phương tiện hỗ trợ học sinh tiểu học trong giáo dục phòng ngừa XHTD Quản lý cách thức hay phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh Quản lý về nội dung kiến thức, kĩ năng cần thiết và phân phối thời gian cho hoạt động cụ thể liên quan đến phòng ngừa XHTD cho học sinh Trung bình chung % Mức độ thực hiện Trung Th Khá Chưa tốt ĐT bình ứ B bậc SL % SL % SL % 79 27,43 86 29,86 102 35,42 21 7,29 2,77 2 72 25,00 83 28,82 112 38,89 21 7,29 2,72 3 62 21,53 81 28,13 115 39,93 30 10,42 2,61 5 83 28,82 85 29,51 99 34,38 21 7,29 2,80 1 69 23,96 77 26,74 123 42,71 19 6,60 2,68 4 25,35 28,61 38,26 7,78 2,72 Nhận xét: Qua bảng 2.7 ta thấy: Các nội dung quản lý đều nằm ở mức khá với ĐTBC= 2.72 (min ĐTB= 1; max ĐTB= 4). Các nội dung quản lý được đánh giá ở mức tương đối đồng đều. 10 2.4.2. Thực trạng thực hiện quản lý hoạt động truyền thông cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh tiểu học về xâm hại trẻ em Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy, việc thực hiện quản lý hoạt đông truyền thông cho giáo viên, nhân viên phụ huynh và trẻ em tiểu học về XHTD đạt mức độ thực hiện khá, ĐTBC= 2.67 (min ĐTB= 1; max ĐTB= 4). 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến phòng chống XHTD ở trẻ em đạt mức độ khá, ĐTBC= 2,91 trong đó 5/5 nội dung hoạt động đều mức khá. 2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em Quản lý hoạt động TT giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em 1 2 3 4 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng ngừa XHTD cho học sinh Chỉ đạo các giáo viên toàn trường lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng phòng ngừa XHTD trẻ em vào các hoạt động giáo dục cụ thể ở trường tiểu học Chỉ đạo mời các chuyên gia về giáo dục kĩ năng phòng ngừa XHTD trẻ em về trang bị cho giáo viên, phụ huynh và bản thân trẻ em,... Huy động sự tham gia của công an câp xã, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến trang bị “Kĩ năng phòng ngừa XHTD trẻ em" cho học sinh Trung bình Tốt SL % Mức độ thực hiện Trung Thứ Khá Chưa tốt bình ĐTB bậc SL % SL % SL % 81 28,13 83 28,82 99 34,38 25 8,68 2,76 1 74 25,69 85 29,51 97 33,68 32 11,11 2,70 2 59 20,49 73 25,35 116 40,28 40 13,89 2,52 3 54 18,75 74 25,69 121 42,01 39 13,54 2,50 4 23,26 27,34 37,59 11,81 2,62 11 Nhận xét: Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.10 cho thấy, nhìn chung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em được thưc hiện khá tốt, trong đó 2/4 nội dung thực hiện tốt, ĐTBC= 2.62 (min ĐTB= 2.5; max ĐTB= 2.76). 2.4.5. Thực trạng quản lý nhân sự tham gia giáo dục phòng ngừa xâm hại cho học sinh tiểu học Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.11. cho thấy, trong tất cả các hoạt động khảo sát về quản lý nhân sự trong hoạt động giáo dục ngăn ngừa XHTD ở trẻ em thì nội dung Xác định các bộ phận tham gia giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học ở trong và ngoài nhà trường (Phòng Giáo dục – Đào tạo, các chuyên gia giáo dục, tâm lý học, nhà trường...) được thực hiện tốt nhất. Cụ thể các nôi dung khảo sát đều đạt từ khá trở lên, ĐTBC= 2.62 (min ĐTB= 2.48; max ĐTB= 2.81). 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 3,65 3,60 3,60 3,53 3,55 3,50 3,45 3,41 3,40 3,39 3,36 3,35 3,35 3,30 3,25 3,20 Cán bộ quản lý Gíao viên Phụ huynh Học sinh Lực lượng GD Địa phương Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học Kết quả ở biểu đồ 2.1. cho thấy: trong 6 nhóm yếu tố được khảo sát, thì nhóm yếu tố thuộc về cán bộ quản lý trường tiểu học có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội với ĐTB là 3.60 Qua kết quả bảng 2.12 cho thấy, tất cả các yếu tố đều tác động và ảnh hưởng lới tới quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD học sinh tiểu học, cả 6 nhóm yếu tố đều ở mức độ ảnh hưởng nhiều, ĐTBC= 3.44. 12 2.6. Đánh giá chung về thực trạng * Thành công Việc quản lý hoạt đông giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội đã được thực hiện khá tốt khi ở tất cả các nội dung thực hiện và quản lý đều đạt từ khá trở lên. Ban Giám hiệu các trường tiểu học trong Quậnvề cơ bản đã rất quan tâm đến hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTDXHTD cho học sinh của trường mình. Các giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh. Phụ huynh của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa cũng khá tích cực tham gia các chương trình phòng ngừa của giáo viên và của nhà trường, nhờ đó họ có thể hướng dẫn lại cho con mình những kiến thức, kỹ năng phòng ngừa nguy cơ XHTD. * Hạn chế Ban Giám hiệu một số trường tiểu học quận Đống Đa nhìn chung chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh. Chất lượng thực hiện giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh nhất là đối với các hình thức được thực hiện bởi giáo viên chưa được tốt như kì vọng. Trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh một số trường tiểu học của Quận vẫn còn những bất cập. Sự phối hợp các lực lượng tham gia trong cộng đồng ở hầu hết các khâu trong công tác quản lý hoạt động này chưa tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh. * Nguyên nhân của hạn chế: Do kiến thức, kỹ năng về quản lý lĩnh vực giáo dục phòng ngừa XHTD của Ban giám hiệu nhà trường còn có những hạn chế nhất định bởi đây là nội dung quản lý khá mới và phức tạp. Do đội ngũ giáo viên các trường chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng ngừa XHTD cho học sinh một cách bài bản nên họ gặp lúng túng trong việc hướng dẫn cho học sinh. Do phụ huynh của các trường tiểu học có mức độ nhận thức khác nhau, nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc hướng dẫn con phòng ngừa XHTD. Nhiều phụ huynh bận rộn chưa quan tâm đến hoạt động này nhiều. Do sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường với Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em của phường chưa chặt chẽ và chưa nâng cao được mức độ chịu trách nhiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh. Tiểu kết chương 2 13 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học ở quận Đống Đa 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học * Mục đích của biện pháp Giúp đối tượng là cán bộ, giáo viên và học sinh có những hiểu biết cơ bản về phòng ngừa XHTD cho học sinh, có thái độ quan tâm tới công tác phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học trên địa bàn, xác định giáo dục phòng ngừa XHTD là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt đối với Đảng ủy, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường cần nhân thức sâu sắc, từ đó lan tỏa tới giáo viên và học sinh, chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để tìm hiểu, thực hiện phòng ngừa XHTD cho học sinh. * Nội dung biện pháp Cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản (khái niệm, nguồn gốc, biểu hiện,…) của hoạt động XHTD ở trẻ em nói chung và đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học nói riêng; những hiểu biết về hoạt động phòng ngừa XHTD ở trẻ em (biện pháp, tính hiệu quả, sự phù hợp, trách nhiệm của các đối tượng liên quan); tình hình giáo dục phòng chống XHTD cho trẻ em trên địa bàn và trong các nhà trường; hình thành thái độ quan tâm, có trách nhiệm trong công tác giáo dục phòng ngừa XHTD ở học sinh tiểu học tại địa bàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Biện pháp này hướng tới trang bị nền tảng về tri thức và tâm lý để tiếp cận nội dung liên quan đến phòng ngừa XHTD ở trẻ em một cách hiệu quả, tránh hiện tượng né tránh, ngại ngùng khi đề cập tới chủ đề này. * Cách tiến hành - Tổ chức tìm hiểu và huy động các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD thông qua tổ chức động tìm hiểu, xây dựng kho tài liệu, sách báo, liên quan đến phòng chống XHTD tại địa phương và các nhà trường. - Tổ chức giáo dục cho học sinh kĩ năng nhận biết về XHTD ở trẻ em, chú trọng những kiến thức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi để nhận biết về XHTD, tác hại của XHTD. 14 - Chỉ đạo việc phổ biến, trang bị kiến thức về phòng tránh XHTD thông qua việc phát tài liệu nghiên cứu, viết báo cáo thu hoạch, các cuộc thi tìm hiểu, khuyến khích hoạt động trao đổi, chia sẻ nhằm nâng cao hiểu biết về phòng tránh XHTD. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Phòng GD&ĐT cần xác định rõ công tác nâng cao năng lực, nhận thức về giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học và công tác này là hoạt động cần thiết, thường xuyên. - Các nhà trường, đặc biệt là người Hiệu trưởng cần ý thức được vai trò của hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên trong nhà trường. 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng chương trình chuẩn về giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học và triển khai thực hiện chương trình tại các trường tiểu học * Mục đích của biện pháp Nhằm thống nhất tất cả các hoạt động của các trường tiểu học trên địa bàn theo một kế hoạch chung và những thời gian nhất định nhằm tạo thành một phong trào rộng khắp, thu hút cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng tham gia. Có sự chỉ đạo xây dựng chương trình chuẩn và triển khai thực hiện thì các lực lượng được phân công mới chủ động bố trí, sắp xếp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. * Nội dung biện pháp Chỉ đạo tiến hành xây dựng chương trình chuẩn về giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học và triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch tại các trường tiểu học trên địa bàn. Chương trình chuẩn cần nêu rõ mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp, hoạt động giáo dục, dự kiến kết quả đạt được. Kế hoạch triển khai cần bao gồm: dự định các mục tiêu cần đạt, nội dung hoạt động, hình thức và các biện pháp thực hiện, phân công người thực hiện, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện, … * Cách tiến hành - Dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở về công tác phòng ngừa XHTD, các số liệu thống kê về thực trạng tình hình tệ nạn xã hội liên quan đến XHTD trẻ em trên địa bàn, và báo cáo thực tế hoạt động giáo dục liên quan đến chủ đề này tại các nhà trường, Phòng Giáo dục& Đào tạo đánh giá bức tranh chung về hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD tại địa phương, xây dựng định hướng thực hiện hoạt động giáo dục cho cụ thể các chương trình theo giai đoạn năm học tiếp theo, có sự thảo luận, thống nhất với các nhà trường về việc triển khai hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD theo chủ trương và tình hình thực tế. - Xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa XHTD. Học sinh cần phải đạt được những điều gì sau khi được tham gia hoạt động giáo dục này liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với phòng ngừa XHTD ở trẻ em. Mục tiêu này 15 cần phải cụ thể, có thể đo lường được, đảm bảo tính khả thi, xoay quanh tầm nhìn, định hướng của hoạt động giáo dục và trong thời hạn nhất định theo từng khối lớp. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Căn cứ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Phòng GD&ĐT nắm vững tình hình thực tế về XHTD trẻ em trên địa bàn, tình hình nguồn lực, điều kiện của các nhà trường để có sự hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp. - Hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn quan tâm và nhận thức vai trò, tính cấp thiết của hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên tâm huyết, yêu nghề, có sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động giáo dục phòng chống XHTD ở trẻ em, thấu hiểu học sinh, không ngại học hỏi, sáng tạo và phát huy những cách làm mới trong công tác này. 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy về chuyên đề “Kỹ năng phòng ngừa XHTD học sinh tiểu học” * Mục đích của biện pháp Giúp đội ngũ giáo viên có kiến thức và năng lực giảng dạy, giáo dục có đủ các điều kiện để tiến hành giảng dạy chuyên đề “Kỹ năng phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học” ngay tại các nhà trường, có sự hướng dẫn các em thực hành kỹ năng này. Từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng cho các học sinh. Giáo viên không chỉ là người có tác động tới trẻ, là người trực tiếp dạy trẻ biết cách tự vệ, phòng tránh XHTD ở trẻ, còn là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh, thường xuyên phối hợp nhằm thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ. * Nội dung biện pháp Toàn bộ các giáo viên tiểu học của các nhà trường trên địa bàn được tập huấn chuyên đề “Kỹ năng phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học” với các nội dung chuẩn và hình thức linh hoạt, phù hợp. Trong đó bao gồm các kiến thiết, kĩ năng về XHTD, dấu hiệu nhận biết và cách thức xử lý các trường hợp XHTD, pháp luật với vấn đề XHTD. Trong đó, cần bao gồm việc thu thập thông tin chính thống, chính xác về truyền thông và pháp luật liên quan. * Cách tiến hành - Xây dựng các nội dung dựa trên chương trình chuẩn về giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học - Bố trí, sắp xếp thời gian và địa điểm cụ thể thực hiện hoạt động giáo dục - Tổ chức các buổi tập huấn, lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về các nội dung trong chương trình chuẩn - Tổ chức hoạt động tập huấn có thể dựa trên điều kiện thực tiễn, có sự thay đổi để phù hợp: tổ chức theo cụm, theo trường, tổ chức ngoài trường, … Có thể sử dụng đội ngũ giáo viên nòng cốt để tập huấn chung, sau đó các trường sẽ có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên của trường mình. 16 * Điều kiện thực hiện biện pháp - Nhận được sự ủng hộ về mặt chủ trương, chính sách, nguồn lực từ các cấp, các ban ngành đoàn thể tại địa phương, của Đảng ủy các cấp trong Quận. - Đội ngũ giáo viên với tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng tham gia quá trình tập huấn, bồi dưỡng - Có sự giúp đỡ, đồng hành của các chuyên gia uy tín, có sự kết nối với các trường Đại học Sư phạm nhằm đưa kiến thức khoa học về giáo dục phòng ngừa XHTD đối với trẻ phù hợp với trẻ và các điều kiện liên quan. 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động truyền thông về giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học qua đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng để huy động sự tham gia của họ * Mục đích của biện pháp Hoạt động truyền thông về giáo dục phòng ngừa XHTD hiện nay còn nhiều hạn chế. Cụ thể còn thiếu nguồn lực và điều kiện để tổ chức thực hiện phát tờ rơi, cẩm nang phòng ngừa XHTD ở trẻ em tại địa phương, việc huy động nhiều lực lượng cùng tham gia vào công tác này tại địa bàn chưa tốt. Bởi vậy, việc tổ chức các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết nhằm nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của xã hội trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, kịp thời tuyên truyền để mỗi gia đình cùng nâng cao cảnh giác bảo vệ con em mình tránh khỏi những tình huống không an toàn, đặc biệt với XHTD ở trẻ. * Nội dung biện pháp Nhà trường, hội phụ huynh và các lực lượng địa phương cần có có sự phối hợp, nhà trường là cốt lõi trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả giáo dục phòng ngừa XHTD cho trẻ, công khai các kênh thông tin để cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh dễ dàng tiếp cận, tuyên truyền các gương điển hình trong hoạt động này, tổ chức xây dựng các chuyên đề, thực hiện nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa XHTD, … * Cách tiến hành - Các nhà trường dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và thực tiễn nhu cầu và điều kiện của nhà trường để truyền đi các thông tin, thông điệp liên quan đến hoạt động giáo dục - Địa phương có kế hoạch kết nối các cộng tác viên, các lực lượng như công an, dân phòng, các tổ dân phố nhằm tuyên truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa XHTD ở trẻ em tới từng gia đình, từng phụ huynh. - Thực hiện quản lý giáo dục pháp luật liên quan đến phòng ngừa XHTD ở trẻ em, tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ kiến thức, kỹ năng bảo vệ và phòng ngừa XHTD - Tổ chức thực hiện các ấn phẩm truyền thông qua nhiều hình thức và các kênh đa dạng như tờ rơi, cẩm nang phòng ngừa XHTD trẻ em, các hình ảnh, video, văn bản tuyên truyền về chủ đề này. 17 * Điều kiện thực hiện biện pháp - Sự quan tâm của Đảng ủy và địa phương trong việc tạo điều kiện, chủ trương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục. Bố trí thời gian biểu để thực hiện hoạt động một cách thường xuyên, có chiều sâu. - Có cơ chế phối hợp phù hợp giữa các lực lượng: nhà trường, gia đình, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, Ban bảo vệ trẻ em, Hội phụ nữ và các lực lượng trong cộng đồng cùng tham gia - Nêu cao tinh thần trách nhiệm và năng lực của các Nhà trường, bao gồm Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên nhà trường trong công tác truyền thông, giáo dục phòng ngừa XHTD ở học sinh tiểu học. 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo mời các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn cho học sinh của nhà trường về chủ đề liên quan đến kỹ năng phòng ngừa XHTD trẻ em * Mục đích của biện pháp Đa số các học sinh thích việc tiếp thu kiến thức về phòng ngừa XHTD theo hình thức và cách tổ chức đa dạng, đồng thời nhà trường cũng phải chú trọng yếu tố chuyên môn về giáo dục học, tâm lý học, công tác xã hội đối với việc giáo dục học sinh. Bởi vậy, việc mời các chuyên gia hướng dẫn cho học sinh của nhà trường là một cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng phòng ngừa XHTD cho trẻ em một cách bài bản, khoa học, giúp hiểu đúng, đủ và có cách truyền tải phù hơp với học sinh tiểu học. * Nội dung biện pháp - Lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động mời chuyên gia hướng dẫn về chủ đề liên quan đến ngăn ngừa XHTD cho trẻ em ở các nhà trường. - Mời các chuyên gia giáo dục phối hợp, tham gia hoạt động giáo dục được tổ chức tại các nhà trường dưới hình thức như các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi chia sẻ, trao đổi tại các khối lớp, các lớp học nhằm có những sự giao lưu, chia sẻ cụ thể với các học sinh, giáo viên và phụ huynh. Các chuyên gia về tâm lý học đường, nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học để nhà trường, học sinh và gia đình cùng nắm bắt và có sự phối hợp thực hiện. * Cách tiến hành - Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD ở học sinh tiểu học. - Thực hiện liên kết với các nhà trường sư phạm, các tổ chức, viện uy tín. Đồng thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo, báo cáo kết quả, tình hình hoạt động giáo dục nhằm khuyến khích sự liên kết, phối hợp, đem lại hiệu quả cao giữa nhà trường và các đơn vị chuyên môn. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kết nối với chuyên gia giáo dục để thực hiện các hoạt động giáo dục tại nhà trường hiệu quả hơn. 18 - Sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường sư phạm, các đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáo dục, công tác xã hội nhằm hướng đến sự kết nối, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục phù hợp với các nhà trường trên địa bàn - Yếu tố chủ động, thiết lập mạng lưới liên kết giữa các nhà trường với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, đồng hành trong quá trình hỗ trợ nhà trường thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa XHTD ở học sinh tiểu học. 3.2.6. Biện pháp 6: Huy động sự tham gia của phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong việc thực hiện các hoạt động phòng ngừa XHTD cho học sinh * Mục đích của biện pháp Để đạt được hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa XHTD ở trẻ đạt được kết quả không thể thiếu sự phối hợp đặc biệt quan trọng giữa nhà trường, trong đó trực tiếp là đội ngũ giáo viên dạy tại các lớp với cha mẹ, phụ huynh học sinh và xã hội. Trước các nguy cơ bị XHTD, việc lực lượng cha mẹ, phụ huynh học sinh phối hợp, cùng tham gia giáo dục, hướng dẫn và bảo vệ sẽ sẽ tạo ra một hành lang an toàn để trẻ được học tập và phát triển. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình cần phải thực chất, có chiều sâu và thường xuyên nhằm hướng tới hiệu quả bảo vệ trẻ. * Nội dung biện pháp Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có sự phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh, thường xuyên có sự trao đổi, liên kết, đặc biệt đối với người thường xuyên đưa đón học sinh đi học và trở về nhà. Đặc biệt là thống nhất cách thức trao nhận trẻ, nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ về kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm. Khi xuất hiện tình huống bất thường, giáo viên và phụ huynh cần đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu để xử lý tình huống. Bên cạnh đó, chú trọng đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường và các lực lượng bên ngoài nhà trường * Cách tiến hành - Giáo viên và phụ huynh thống nhất với nhau về các nội dung, kĩ năng cần dạy cho trẻ để phòng ngừa XHTD, nhận diện được các điểm không cho người khác đụng chạm trên cơ thể, cách bảo vệ bản thân,.. - Giáo viên chủ động lồng ghép trao đổi trong các buổi họp phụ huynh, buổi tập huấn cho cha mẹ đối với việc giáo dục phòng ngừa XHTD ở trẻ em để cha mẹ nắm bắt và có sự trao đổi, ôn tập với con khi ở nhà. - Khi tình huống xảy ra cần có sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong đánh giá khả năng, mức độ nhận thức của trẻ đối với kĩ năng tự vệ. - Giáo viên yêu cầu phụ huynh sát sao hơn và dành nhiều thời gian cho trẻ, đặc biệt chú ý xem con có tiếp xúc với các nội dung không lành mạnh hay không bởi điều này dễ làm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ. 19 * Điều kiện thực hiện biện pháp - Cần có sự trao đổi, phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, các kênh thông tin cần phải được thiết lập liên tục, chặt chẽ, cởi mở trong các vấn đề giáo dục trẻ. - Nhận thức đúng đắn của giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của sự phối hợp này giúp hạn chế đáng kể nguy cơ bị XHTD ở học sinh. - Phụ huynh có sự hiểu biết về các nội dung, có kĩ năng và thái độ tích cực, sẵn sàng cùng nhà trường và giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục, tích cực gây dựng niềm tin và sự chia sẻ với trẻ. - Nhà trường cần xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc giữa các lực lượng, tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, động viên, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời để các lực lượng hoạt động một cách linh hoạt, chủ động. Các lực lượng cũng cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp, chủ động công việc, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình vận dụng vào thực tế công tác giáo dục phòng ngừa XHTD cho trẻ em. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 20 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD ở các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm Bảng 3.1. M u khảo nghiệm Số lượng 02 18 50 70 STT Khách thể 1 Chuyên gia quản lý giáo dục 1 Cán bộ quản lý trường tiểu học 2 Giáo viên Tổng số % 3.4.3. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá Bảng 3.2. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá Tiêu chí Rất cần thiết, Rất khả thi Cách cho điểm 3 Chuẩn đánh giá = 2,34 - 3,0 Ít cần thiết, Ít khả thi 2 = 1,68 - 2,33 Không cần thiết, Không khả thi 1 < 1,68 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD ở các trư ng tiểu học quận Đống Đa TT Biện pháp quản lý Mức độ Rất cần Ít cần Không Thứ ĐTB thiết thiết cần thiết bậc SL % SL % SL % Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục phòng 1 59 84,29 11 15,71 0 ngừa XHTD cho học sinh tiểu học đối với cán bộ, giáo viên và học sinh Chỉ đạo xây dựng chương trình chuẩn về giáo dục phòng ngừa XHTD cho 2 học sinh tiểu học và triển khai thực 62 88,57 8 11,43 0 hiện chương trình tại các trường tiểu học Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy về 3 64 91,43 6 8,57 0 chuyên đề “Kỹ năng phòng ngừa XHTD học sinh tiểu học” 0,00 2,84 6 0,00 2,89 5 0,00 2,91 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất