Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp một ở hệ th...

Tài liệu Quản lý giáo dục quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non steame garten(klv02711)

.PDF
24
1
97

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ mẫu giáo lên lớp lớp một là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Qúa trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) sang học tập ở lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi) gây cho trẻ rất nhiều khó khăn. Bước vào lớp một là bước sang một cánh cửa mới, đến với một môi trường mới, trẻ sẽ phải làm quen với các môn học, phương pháp học tập, thời gian biểu, thầy cô, bạn bè mới…. Qúa trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo này nếu được chuẩn bị tốt sẽ giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở cấp học mới một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt nhân. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. Luật giáo dục được quốc hội thông qua ngày 14/06/2020 xác định vị trí, vai trò và mục đích của giáo dục mầm non cụ thể như sau: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt nam, thực hiện việc nuôi dướng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”[3]. Có thể thấy rằng, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non và đã được sự quan tâm, chú trọng của các cấp, ngành giáo dục. Mỗi năm có khoảng 150.000 học sinh vào lớp một. Hầu như trẻ nào khi bắt đầu học lớp một cũng gặp khó khăn nhất định. Có trẻ nhanh chóng thích nghi nhờ sự giúp đỡ phù hợp của người lớn (thầy cô, cha mẹ). Nhưng có nhiều trẻ bị sốc về mặt tâm lý, sợ hãi khi đến lớp, có biểu hiện như: trước khi đi học trẻ hay kiếm cớ đau bụng, mệt mỏi, bị bệnh, ốm không thể đi học; cha mẹ đưa đến cổng trường thì la hét không chịu vào lớp; có trẻ chịu đến lớp nhưng đến giờ học lấy đồ chơi ra chơi chứ không học bài… Không chỉ trẻ gặp khó khăn, cha mẹ có con học lớp một cũng căng thẳng, mệt mỏi, bất lực, thậm chí nhiều người không giữ đủ bình tĩnh dùng đòn roi dạy con dẫn đến những hậu quả thương tâm và đau lòng. Các cô giáo lớp một cũng vô cùng vất vả vì nhiều trẻ tới trường nhưng suốt buổi học chỉ khóc và đòi về, có những học sinh lên lớp một mà vẫn không biết cách đi vệ sinh, cách làm vệ sinh cá nhân sao đúng, sao cho sạch, có con đến giờ ăn không biết cầm thìa, không biết xúc ăn…Từ những khó khăn mà học sinh lớp một, cha mẹ, thầy cô đang gặp phải chứng tỏ việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả mong đợi. Vấn đề “chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một” vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm và chú ý hơn nữa. Steame Garten là hệ thống trường Mầm non tư thục ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM và dạy học dự án, được đầu tư bởi tập đoàn giáo dục 2 Egroup. Chỉ mới được thành lập từ năm 2017 nhưng đến nay Steame Garten đã có 16 điểm trường đang hoạt động tại Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Tp. Hồ Chí Minh, Nam Định; thu hút nhiều cha mẹ gửi con (gần 2000 trẻ ). Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh không ngừng của các trường mầm non cả công lập và tư thục, Steame Garten cần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, đặc biệt cần chú trọng đến việc chuẩn bị hành trang cho trẻ 5 -6 tuổi sẵn sàng bước vào lớp một. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ra ở trên, nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Steame Garten. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở các trường mầm non Steame Garten đã thu được những kết quả nhất định, Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nhìn nhận, khắc phục, sửa chữa từ khâu lập kế hoạch, cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Do vậy, nếu đề xuất được những biện pháp quản lý tác động đồng bộ các khâu trên của quá trình quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non Steame Garten sẽ đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để giúp các bé tự tin trước khi bước vào môi trường mới trường tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một tở trường MN tư thục 5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một Hệ thống trường mầm non Steame Garten. . 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở Hệ thống trường mầm non Steame Garten. 3 5.4. Tổ chức khảo nghiệm nhận thức về mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng khảo sát 6.2. Về thời gian hồi cứu số liệu 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về lý luận Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và xác định được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục. 8.2. Về thực tiễn Tìm hiểu được thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. Biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở các cơ sở thuộc hệ thống trường mầm non Steame Garten, các cơ sở giáo dục khác, đặc biệt là đối với các trường mầm non tư thục. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường MN tư thục Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 -6 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một 1.1.2. Những nghiên về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp một 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường MN một là hệ thống những hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm bảo đảm các yêu cầu cần thiết về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp một. 1.2.2 Quản lý Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lí thông qua công cụ quản lý, cách thức quản lý nhằm đạt được mục đích của tổ chức. 1.2.3 Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường MN là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của hiệu trưởng nhà trường mầm non đến hệ thống những hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thông qua việc sử dụng các nguồn lực giáo dục, cách thức quản lý nhằm nhằm bảo đảm các yêu cầu cần thiết về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp một. 1.3. Đặc điểm hoạt động của trẻ ở trường tiểu học và những yêu cầu đặt ra đối với trẻ 5-6 tuổi vào chuẩn bị vào lớp một ở trường mầm non tư thục 1.3.1 Đặc điểm trường mầm non tư thục Điều 4, Chương I, Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 52/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: Trường mầm non tư thục là do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động [6]. giống như trường mầm non công lập, chức năng của trường mầm non tư thục là tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 1.3.2. Đặc điểm hoạt động của trẻ ở trường tiểu học Khi bước chân vào trường phổ thông, trẻ phải đối mặt với nhiều thay đổi. Nếu như ở trong trường mầm non, trẻ học thông qua chơi thì lên lớp một trẻ phải tham gia vào hoạt động học thực sự, nghiêm túc. Hoạt động học tập ở 5 trường tiểu học có những điểm đặc trưng, khác biệt so với hoạt động học có chủ đích khi trẻ còn ở lứa tuổi mầm non. 1.3.2.1. Về không gian, môi trường vật chất trong lớp học 1.3.2.2. Cách dạy của giáo viên và cách học học sinh ở trường tiểu học 1.3.2.3. Các thói quen sinh hoạt của học sinh tiểu học 1.3.2.4. Vị thế và mối quan hệ của học sinh lớp một 1.3.3. Các yêu cầu đối với trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp một Vào lớp một là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ, đây là điểm khởi đầu cho việc học tập có chủ đích. Sự khởi đầu thành công này có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập và nhận thức xã hội trong tương lai của trẻ. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học trẻ phải đối mặt với nhiều thay đổi, thách thức. Trẻ đạt được các mục tiêu cuối độ tuổi về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các kỹ năng xã hội; chính là yêu cầu giúp trẻ sẵn sàng bước vào trường tiểu học. 1.4. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục 1.4.1. Mục tiêu hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Mục tiêu của hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục là: nhằm giúp trẻ đạt được sự sẵn sàng về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cần thiết để trẻ thích nghi với những thay đổi khi tham gia hoạt động ở trường tiểu học. 1.4.2. Nội dung hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non tư thục Để giúp trẻ thích ứng với môi trường hoạt động mới và học tập có kết quả ở trường tiểu học, nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non tư thục phải được tiến hành một cách toàn diện cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội nhằm đáp ứng được những yêu cầu về việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt ở trường tiểu học. 1.4.3. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một trường mầm non tư thục Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cần thiết bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non tư thục. Nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục được thể hiện đầy đủ trong hoạt động học, hoạt động chơi và các hoạt động của trẻ trong chương trình giáo dục MN[12]. Do vậy, tổ chức tốt các hoạt động, thực hiện tốt chương trình chăm sóc và giáo dục MN chính là thực hiện hiệu quả việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 6 1.4.3.1. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục 1.4.3.2 Các hoạt động phối hợp giữa giáo dục của gia đình với giáo dục của trường Mầm non tư thục 1.4.3.3. Các hoạt động phối hợp giữa trường mầm Non với trường tiểu Học 1.4.4. Các điều kiện để thực hiện hoạt động chuẩn bị trẻ vào lớp một ở trường mầm non tư thục 1.4.4.1 Các lực lượng tham gia tổ chức cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non tư thục Chủ thể hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục gồm: Phòng chương trình, ban giám hiệu nhà trường, GV trường MN, gia đình, cán bộ Phòng GD&ĐT chuyên trách bậc học MN. Trong đó, chủ thể quan trọng nhất là GV thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như ăn, ngủ, học tập, vui chơi, giải trí,… 1.4.4.2 Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Để tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non tư thục, điều kiện về cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, giáo cụ mầm non, đồ chơi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [8]. Chủ đầu tư của hệ thống mầm non tư thục còn trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng nhà trường nói chung và chất lượng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một nói riêng. 1.5. Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non tư thục 1.5.1. Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non tư thục trong việc quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non 1.5.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào vào lớp một 1.5.3. Tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào vào lớp một 1.5.4. Chỉ đạo hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào vào lớp một 1.5.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non tư thục Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non, đánh giá một cách khái quát có thể chia chúng thành nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan. 1.6.1. Các yếu tố khách quan 1.6.1.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương 1.6.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước về giáo dục 7 1.6.1.3. Nhận thức và sự quan tâm của gia đình 1.6.2. Yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học 1.6.2.2. Chính sách thu hút cán bộ quản lý, giáo viên giỏi của trường mầm non tư thục 1.6.2.3. Năng lực quản lý của CBQL nhà trường 1.6.2.4. Năng lực tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một của giáo viên ở trường mầm non Kết luận chương 1 Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường MN một là hệ thống những hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi và những hoạt động phối hợp với những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, những người có liên quan của các chủ thể giáo dục nhằm bảo đảm sẵn có các điều kiện cần thiết về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp một. Nội dung của hoạt động nhằm làm cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các KNXH cần thiết để trẻ thích nghi được với sự thay đổi, tự tin bước vào trường tiểu học. Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở các trường MN là tổng thể các tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến mọi lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi, hướng đến mục tiêu nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp một. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON STEAME GARTEN 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về hệ thống trường mầm non Steame Garten Hệ thống mầm non Steame Garten trực thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Igarten được đầu tư bởi Tập đoàn giáo dục Egroup, thành lập từ năm 2017 tính đến đến nay hệ thống đã có 16 cơ sở đi vào hoạt động trên toàn quốc, tập trung ở các tp lớn như: tp Hà Nội, tp HCM, tp Hạ Long, tp Nam Định với diện tích trung bình các cơ sở chỉ khoảng hơn 1000 m2. Các cơ sở đều được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị - phương tiện dạy học khá hiện đại. 2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực của hệ thống mầm non Steame Garten 8 Steame Garten có 16 điểm trường hiện tại, tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên toàn hệ thống gần 665 nhân sự (trong đó có 421 giáo viên/ chuyên viên - số liệu tính đến tháng 2/2021). Trong đó, gồm 43 nhân sự quản lý, Ban giám hiệu. Ngoài ra, Hệ thống còn xây dựng phòng chương trình – nơi thiết kế, phát triển chương trình giáo dục và kiểm soát chất lượng chăm sóc – giáo dục toàn hệ thống và là nơi đào tạo chuyên môn cho đội ngũ CBQL, GV của hệ thống với số lượng nhân sự 10 chuyên viên điều phối chương trình. Qua số liệu thống kê tại bảng 2.3 có thể nhận thấy, tổng số trẻ mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục trong năm học 2019 – 2020 tại hệ thống mầm non Steame Garten là: 1781 trẻ. Số lượng lớp học mẫu giáo trong năm học 2019 – 2020 tại hệ thống mầm non Steame Garten là: 80 lớp. Số lượng học sinh trung bình/ 1 lớp học là: 22 trẻ/ lớp. Theo quy định ở Điều 3, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV quy định về số lượng trẻ tối đa trong 01 lớp học mầm non công lập và ngoài công lập như sau: lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi đối đa là 25 trẻ; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tối đa là 30 trẻ; lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tối đa là 35 trẻ. Như vậy, số lượng trẻ mẫu giáo của mỗi lớp tại Steame Garten là hoàn toàn đáp ứng theo quy định. 2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Đối tượng khảo sát 2.2.3. Nội dung khảo sát 2.2.4. Phương pháp khảo sát 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát 2.3. Thực trạng việc quản lý hoạt động hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Steame Garten 2.3.1. Thực trạng đánh giá về những khó khăn của trẻ gặp phải khi vào Lớp một ở trường mầm Steame Garten Bảng 2.4. Những thay đổi mà trẻ gặp phải khi vào học lớp một TT Nội dung ĐT KS Khó khăn SL % Thay đổi về không gian, vị trí ngồi, đồ 1. dùng, thiết bị học tập khi vào ở Lớp một 2. Về cách dạy của giáo viên và cách học của trẻ khi vào Mức độ Tương Không X Bình đối khó khó thường khăn khăn SL % SL % SL % CB, GV 15 22.2 45 66.1 6 CM trẻ 44 29.3 69 46 8.8 2 28 18.7 9 CB, GV 18 26.4 42 61.7 7 CM 10.2 1 ĐTB Thứ bậc 3.03 2 2.58 3 2.9 3.07 6 2.99 1.7 3.13 9 TT Nội dung ở Lớp một Sự thay đổi các 3 thói quen sinh hoạt của trẻ 4. Sự thay đổi vị thế khi vào ở Lớp một Mối quan hệ giữa 5. cô và trẻ khi vào ở Lớp một Sự thay đổi và kì vọng của cha mẹ, 6. thầy cô đối với trẻ khi vào ở Lớp một ĐT KS Khó khăn SL % trẻ 9 6 CB, GV 16 23.5 CM trẻ 64 42.6 CB, GV 2 3 CM trẻ 3 2 CB, GV 1 1.5 CM trẻ 12 8 CB, GV 13 19.1 CM trẻ 9 6 Mức độ Tương Không X Bình Thứ đối khó khó ĐTB thường bậc khăn khăn SL % SL % SL % 8 5.4 112 74.6 21 14 2.03 35 51.5 14 20.6 3 4.4 2.94 65 43.3 13 5.3 3.23 6.8 8 10 14.7 47 69.1 9 13.2 2.07 6 4 3.09 1 1.89 5 85 56.6 56 37.4 1.71 12 17.6 41 60.3 14 20.6 2.00 31 20.7 75 50 32 21.3 2.15 9 13.2 31 45.6 15 20.1 2.29 20 13,3 96 ĐTBC: 2.48 2.08 2.19 4 64 25 16.7 2.09 Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.4, nhận thấy kết quả khảo sát mức độ thích nghi của trẻ với những hoạt động ở trường tiểu học, được giáo viên, cha mẹ trẻ đánh giá với ĐTBC là 2,48 (mức TB), khoảng cách điểm trung bình của các nội dung khảo sát là khá lớn, dao động từ 1.89 điểm đến 3.09 điểm. 2.3.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non Steame Garten Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.5, nhận thấy kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, được CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 2,56 (mức khá), khoảng cách điểm trung bình của các nội dung khảo sát dao động từ 2.1 điểm đến 2.94 điểm. 2.3.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.6, nhận thấy kết quả khảo sát thực trạng thực hiện hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một, được CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 3,0 (mức khá), khoảng cách điểm trung bình của các nội dung khảo sát dao động từ 2.16 điểm đến 3.43 điểm (mức TB đến mức tốt). 10 2.3.4. Thực trạng thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.7, nhận thấy kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một, được CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 2,67 (mức khá), khoảng cách điểm trung bình của các nội dung khảo sát có độ chênh lệch lớn từ 1, 9 điểm (mức trung bình) đến 3.44 điểm (mức tốt). 2.3.5. Thực trạng kết quả thực hiện các yêu cầu cần đạt với trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.8, nhận thấy kết quả khảo sát thực trạng thực hiện yêu cầu về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, KNXH và thẩm mỹ cuối độ tuổi mẫu giáo lớn, được CBQL, GV đánh giá với ĐTB dao động từ 2.51 điểm đến 3.02 điểm (mức Khá). 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một TT 1. 2. 3. 4. 5. Lập kế hoạch hoạt động Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động chuẩn bị cho trẻ trong trường mần non Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu ở trẻ 5 tuổi, thuận lợi và khó khăn Xác định nguyên nhân của thực trạng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi Xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của GV trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ Xác định các biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ Mức độ đánh giá Tương Chưa Thứ Tốt T.B ĐTB đối tốt tốt bậc SL % SL % SL % SL % 20 29,4 19 28 20 29,4 9 13,2 2.74 5 18 26,5 21 30,9 16 23,5 13 19,1 2.65 8 17 25 23 33,8 18 26,5 10 14,7 2.69 7 25 36,8 29 42,7 12 17,6 2 2,9 3.13 1 9 13,2 19 28 27 39,7 13 19,1 2.35 12 11 TT 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Lập kế hoạch hoạt động Mức độ đánh giá Tương Chưa Thứ Tốt T.B ĐTB đối tốt tốt bậc SL % SL % SL % SL % Hiệu trưởng trường mầm non thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn 12 17,6 việc xác định mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi của các giáo viên Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo 7 10,3 viên về chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường 21 30,9 mầm non đối với hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một Kiểm soát chặt chẽ để giáo viên tiến hành cụ thể hóa mục tiêu 25 36,8 chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh 16 23,5 phí các nguồn lực, chi phí Phân công cán bộ phụ trách việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực 23 33,8 hiện mục tiêu, kế hoạch của giáo viên Theo dõi, giám sát, định hướng, hướng dẫn phải quan tâm tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia 13 19,1 chuẩn bị cho trẻ cả về thời gian, vật chất, phương tiện đi kèm ĐTBC: 2,7 18 26,5 25 36,8 13 19,1 2.43 10 17 25 34 50 10 14,7 2.31 11 18 26,5 21 30,9 8 11,8 2.76 4 25 36,8 15 22,1 3 4,4 3.06 2 23 33,8 22 32,4 7 10,3 2,71 6 27 39,7 14 20,6 4 5,9 3.01 3 12 17,6 39 57,4 4 5,9 2.50 9 Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, được CBQL, giáo viên đánh giá với ĐTB dao động từ 2.60 điểm đến 2.93 điểm (mức Khá). 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, được CBQL, giáo viên đánh giá với ĐTBC là 2,88(mức khá), trong đó điểm chung bình của các nội dung dao động từ dao động từ 2,59 điểm đến 3,16 điểm. 12 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, được CBQL, giáo viên đánh giá với ĐTBC là 2,64(mức Khá); với điểm TB của các nội dung dao động từ 2.31 điểm đến 3,06 điểm. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, được CBQL, giáo viên đánh giá với ĐTBC là 2,43 trong đó ĐTB các nội dung dao động từ 2.1 điểm đến 2.88 điểm (mức Khá). 2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, được CBQL, giáo viên đánh giá với ĐTB dao động từ 2.78 điểm đến 2,58 điểm (mức Khá). 2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Sau khi tiến hành khảo sát và xử lý kết quả các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten, CBQL, giáo viên đánh giá mức độ tác động với ĐTB dao động từ 2.31 điểm đến 3.09 điểm. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 2.6.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, tuyệt đại đa số CBQL, giáo viên, phụ huynh của trẻ ở hệ thống trường mầm non Steame Garten tại Hà Nội đã có nhận thức khá đầy đủ, chính xác về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc chuẩn bị và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hai là, trong quá trình thực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giáo viên các trường mầm non đã thực hiện đúng quy định của Ngành về phát triển toàn diện các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, KNXH và thẩm mỹ cho trẻ trẻ bằng các sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, giúp trẻ tự tin để làm quen với môi trường lớp một trong học tập, sinh hoạt và giao tiếp với bạn bè. Ba là, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của CBQL các trường mầm non đã đặc biệt chú ý đến việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ vào lớp một một cách toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, KNXH và thẩm mỹ bằng các phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự thống nhất với gia đình và trường mầm non. 13 Bốn là, hệ thống trường mầm non Steame Garten đã quan tâm đến việc quản lí hoạt động giáo dục cho trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp một thông qua các nội dung quản lí các hoạt động chuẩn bị cho trẻ chuẩn bị tâm thế vào Lớp một ở các trường mầm non, quản lí hoạt động hoạt động chuẩn bị cho trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp một thông qua phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội, quản lí các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hiệu trưởng các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Năm là, hệ thống trường mầm non Steame Garten có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cũng như trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Sáu là, CBQL các trường mầm non đã làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một một cách nghiêm túc. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và phê bình, nhắc nhở những giáo viên không thưc hiện đầy đủ các công việc được giao hoặc thực hiện nhiệm vụ với chất lượng, hiệu qảu thấp làm ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 2.6.2. Những hạn chế Thứ nhất, một số CBQL, GV chưa nhận thức sâu sắc về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Thứ hai, về kết quả đạt được trên trẻ, có một số nội dung chưa tốt “nhận biết một số ngày lễ hội”, “Nhận biết một số danh lam, thắng cảnh của quê hương, đất nước” Do vậy, CBQL cần bổ sung các hoạt động nhằm tạo cho trẻ cơ hội tham gia, trải nghiệm các ngày lễ hội; tham quan các danh lam thắng cảnh…để trẻ có nhận thức tốt hơn về 2 nội dung này. Thứ ba, một số khâu trong quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một ở hệ thống mầm non Steame Garten còn hạn chế như: Việc chỉ đạo, hướng dẫn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về chuẩn bị cho trẻ vào lớp một còn hạn chế, việc điều chỉnh kế hoạch, hoạt động kịp thời đáp ứng các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một hiệu quả thực hiện chưa tốt; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một chưa được chú trọng đúng mức, còn mang tính hình thức nên không thúc đẩy được hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một dẫn đến kết quả thực hiện chưa đạt như mong đợi. Thứ tư, Việc xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình chuẩn bị mọi mặt cho trẻ trước khi vào lớp một, ngoài ra công tác phối hợp giữa trường mầm non với trường tiểu học cũng như các tổ chức xã hội còn mờ nhạt chưa đem lại kết quả cao. Đây là một hạn chế, đòi hỏi CBQL trường mầm non cần nghiên cứu đẻ tìm ra biện pháp quản lý nhằm khắc phục trong thời gian tới. 14 Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một ở hệ thống mầm non Steame Garten đã được đầu tư và quan tâm nhưng so với đặc thù và sự cạnh tranh giữa các trường mầm non tư thục thì vẫn còn những hạn chế. 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế Nhận thức của một bộ phận CBQL, giáo viên về hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten chưa sâu sắc, chưa hiểu hết tầm quan trọng, vai trò, vị trí, lợi ích của hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên ở các trường mầm non tư thục chưa thực sự ổn định do đặc thù của trường mầm non tư thục là đội ngũ CBQL, giáo viên dễ nghỉ việc, nhảy việc khó kiểm soát hơn so với trường công lập. Công tác lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một còn lẫn vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, chưa có kế hoạch riêng dành cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non. Chỉ đạo xác định nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten có mặt chưa toàn diện, chưa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung giáo dục khác trong nhà trường, vẫn còn hạn chế các hoạt động thực tiễn, dẫn đến hiệu quả công tác chuẩn bị chưa cao. Kết luận chương 2 Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một ở hệ thống mầm non Steame Garten tác giả nhận thấy rằng: các cơ sở nhà trường thuộc hệ thống có những điều kiện và nền tảng tương đối thuận lợi để tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một. Việc quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một đã cơ bản được thực hiện tương đối chặt chẽ và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một ở hệ thống mầm non ở hệ thống mầm non Steame Garten còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do vậy, làm thế nào để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một đi vào nền nếp, có chiều sâu, đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của CM trẻ và nhu cầu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục mầm non nói chung, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một nói riêng ở hệ thống trường mầm non Steame Garten cần phải được CBQL, giáo viên nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng, nhận rõ những ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân trong quản lý để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten đạt hiệu quả cao nhất, tạo lòng tin của CM trẻ và nhân dân địa phương đối với 15 công tác giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Đây là nội dung được trình bày cụ thể ở chương 3. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON STEAME GARTEN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và phát triển 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hệ thống nhằm nâng cao năng lực thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Sử dụng tối đa các nguồn lực cơ sở, phương tiện của hệ thống trường mầm non Steame Garten nhằm giúp cho CBQL, GV nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, để họ có ý thức, trách nhiệm đối với hoạt động này, tránh được những sai sót không đáng có. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành - Vận dụng một số phương pháp dạy học tiên tiến lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Làm gương cho trẻ mọi lúc mọi nơi về thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực - Xây dựng môi trường trường học thân thiện, an toàn, hạnh phúc - Khai thác hiệu quả môi trường, sưu tầm và sử dụng hiệu quả các vật liệu tự nhiên làm đồ dùng dạy học giúp bảo vệ môi trường và tạo cơ hội tối đa cho trẻ hoạt động tích cực. - Ứng dụng hiệu của CNTT trong thiết kế nội dung giáo dục trực tuyến và hỗ trợ, hướng dẫn cha mẹ đồng hành cùng con tại nhà. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Ban lãnh đạo công ty, BGH các trường cần tạo điều kiện tối ưu về cơ hội, thời gian và tài chính để đội ngũ GV được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao về hoạt động chăm sóc, giáo dục và chuẩn bị cho trẻ 5 -6 tuổi vào lớp một. 16 Đội ngũ GV cần phát huy tối đa vai trò trong trong việc tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 -6 tuổi vào lớp một: chủ động học hỏi, cập nhật những kiến thức chuyên môn mới về việc tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 -6 tuổi vào lớp một một cách toàn diện các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mý, tình cảm và KNXH cho bản thân và lan tỏa tới đồng nghiệp. 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hoá các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp Hiện nay, qua điều tra nghiên cứu được biết, không có kế hoạch riêng cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non. Biện pháp này nhằm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten, cụ thể hoá mục đích, nhiệm vụ, nội dung quản lý trong chương trình, kế hoạch, lịch công tác của CBQL, giáo viên ở các lớp mầm non 5- 6 tuổi, nhằm thực hiện tốt các tác động quản lý, thúc đẩy chất lượng hoạt động chuẩn bị về các phương diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và một số năng lực tính cách chuyên biệt để chuẩn bị cho trẻ vào lớp ở hệ thống trường mầm non Steame Garten đạt tới mục tiêu đã xác định. 3.2.2.2. Nội dung cách thực hiện của biện pháp Một là, các trường mầm non ở hệ thống trường mầm non Steame Garten xây dựng kế hoạch hoạt động phải đảm bảo thống nhất giữa yếu tố và biện pháp quản lý. Hai là, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào Lớp một phải thực hiện đúng quy trình, bước đi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu, chương trình nội dung bám sát tình hình thực tế của nhà trường để thực hiện có hiệu quả. Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ và tình hình thực tiễn ở mỗi nhà trường để xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch cho phù hợp và đạt mục tiêu đã đề ra. 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào Lớp một trong trường mầm non 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Mục tiêu của biệp pháp này nhằm xây dựng môi trường học tập hiệu quả ở hệ thống trường mầm non Steame Garten.Trong giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ Mầm non lên tiêu học tiểu học cần lồng ghép các yếu tố của nhau một cách phù hợp để giúp trẻ thích nghi dần dần. Nghĩa là nhà trường mầm non xây dựng môi trường học tập chứa đựng những yếu tố của tiểu học, trẻ mầm non 17 3.2.3.2. Nội dung cách thức tổ chức thực hiện biện pháp * Chỉ đạo tổ chức bố trí không gian lớp học phong phú, đa dạng * Chỉ đạo giáo viên trong giáo dục phải làm cho trẻ cảm thấy được quan tâm, chào đón ở lớp học * Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục phải làm cho trẻ cảm thấy đươc̣ an toàn, tôn trọng 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ GV, bảo đảm tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong các lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ, cần lựa chọn nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, đối tượng đào tạo trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu phổ cập giáo dục MN trẻ 5-6 tuổi và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng quận. Đội ngũ GV phải thực sự chủ động, phát huy cao độ tinh thân trách nhiệm, nêu cao ý thức bản thân, ham học hỏi, cầu tiến bộ, thể hiện chí hướng phấn đấu rõ ràng, tình yêu thương trẻ. Cần có sự quan tâm, nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành, sự đồng thuận trong ngành GD&ĐT, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bàn quận. 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ/ nhóm trẻ 5-6 tuổi thiết kế các nội dung giao dục gần gũi với thực tế ở trường tiểu học cho trẻ 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp Biện pháp nhằm chỉ đạo tổ/ nhóm trẻ 5-6 tuổi ở hệ thống trường mầm non Steame Garten khi xây dựng kế hoạch giáo dục đưa các nội dung hoạt động ở trường tiểu học vào thiết kế các nhiệm vụ học tập cho trẻ. Làm cho các nhiệm vụ học tập của gần với thực tế cuộc sống của trẻ, với trường tiểu học Nội dung/nhiệm vụ học tập gắn liền với các mối quan tâm của trẻ và với thế giới thực tại xung quanh trẻ. Nghĩa là những trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày trong bối cảnh gia đình, cộng đồng được sử dụng/khai thác như một cơ hội cho việc học của trẻ từ đó chuẩn bị tâm lý chín muồi cho trẻ vào tiểu học 3.2.4.2. Nội dung, cách thực hiện của biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn trẻ từ 5-6 tuổi họp bàn thống nhất lựa chọn nội dung, xác định nhiệm vụ học tập gắn liền với các mối quan tâm của trẻ và với thế giới thực tại xung quanh trẻ. Chỉ đạo GV tăng cường các hoạt động trải nghiệm với các nguyên liệu và công cụ cho mục đích thực để đáp ứng cách học khác nhau của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ học qua trải nghiệm và tưon̛ g tác với giáo viên và bạn. Chỉ đạo thiết kế các nhiệm vụ tạo ra nhiệm vụ mang tính thử thách đối với trẻ; Thiết kế các hoạt động thú vị, hấp dẫn để thu hút sự tham gia của trẻ. 18 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổivào lớp Một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten phải được xây dựng thành một chương trình có mục tiêu, nội dung và phương thức phối hợp rõ ràng, có những tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp rất cụ thể. Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổivào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn Huyện. 3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non… với gia đình, trường Tiểu học và các tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp một 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mầm non trên địa bàn mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội mà trước hết là đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Chính vì vậy, biện phá nhằm phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào Lớp một được tốt nhất. 3.2.5.2. Nội dung cách thực hiện của biện pháp Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và trường tiểu học để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới quá trình giáo dục trẻ và chuẩn bị cho đáo cho trẻ vào lớp một. Hiệu trưởng trường mầm non phối hợp với trường tiểu học để hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, ngày 23/7/2010, Ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. Các đơn vị có đủ điều kiện theo quy định, tiếp tục triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, giáo dục theo công văn số 1078/SGDĐT-GDMN, của sở GD&ĐT và chương trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng anh do Bộ GD&ĐT ban hành. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, trường tiểu học phải được xây dựng thành một chương trình và có mục tiêu, nội dung phương thức phối hợp rõ ràng, có những tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp rất cụ thể. Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào Lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, giúp CBQL thấy được tinh thần, thái độ làm việc của từng CBQL, giáo viên và các tổ chức 19 cũng như hiệu quả của hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một đối với sự phát triển kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ và kỹ năng sống cho trẻ, tạo sự hứng thú của trẻ trong tham gia hoạt động chuẩn bị vào lớp một. Kiểm tra, đánh giá là biện pháp có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một đạt hiệu quả. Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một phải được tiến hành thường xuyên, đan xen với các biện pháp khác trong quá trình quản lý và đòi hỏi sự nhiệt tình, trách nhiệm cao của các chủ thể quản lý trong quá trình quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, nội dung hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở ở hệ thống trường mầm non Steame Garten hiện nay. 3.2.6.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp Thứ nhất, Ban giám hiệu nhà trường phải đề cao trách nhiệm trong tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một nói riêng, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá, ban giám hiệu nhà trường cần: Thứ hai, giáo viên có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một nói riêng. Đồng thời, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các lớp trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp và các quyết định về hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. Thứ ba, giáo viên làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trẻ trong thời gian tham gia các hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Thứ tư, CBQL, giáo viên nắm chắc mục tiêu, yêu cầu hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một một cách nghiêm túc. 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Ban giám hiệu nhà trường quán triệt cho tất cả CBQL, giáo viên, nhân viên về sự cấp thiết của việc kiểm tra hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Các thành viên trong nhà trường làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên với hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Trong kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể để xác định chuẩn đánh giá một cách phù hợp. 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp Trên đây là 6 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten, nên các biện pháp có sự kết nối mật thiết, có mối quan hệ khăng khít với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ cho 20 nhau trong thực hiện quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten. 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm 3.4.2. Đối tượng khảo sát 3.4.3. Cách thức khảo sát, cách tính điểm 3.4.3.1. Các thức khảo sát 3.4.3.2. Cách tính điểm 3.4.4. Đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi 3.4.4.1. Về mức độ cấp thiết Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp TT 1. 2. 3 4. 5. 6. Các biện pháp Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi trong hệ thống nhằm nâng cao năng lực thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Kế hoạch hoá các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non Chỉ đạo tổ/ nhóm trẻ 5-6 tuổi thiết kế các nhiệm vụ gần gũi với thực tế cuộc sống của trẻ và đưa nội dung hoạt động ở trường tiểu học vào thiết kế các nhiệm vụ học tập cho trẻ Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, trường tiểu học để tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở hệ thống trường mầm non Steame Garten Mức độ cấp thiết Rất Không Cấp Thứ cấp cấp ĐTB thiết bậc thiết thiết 36 29 3 2.49 1 31 36 1 2.44 2 35 27 6 2.43 3 24 34 10 2.21 5 26 36 6 2.29 4 25 31 12 2.19 6 Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp luận văn đưa ra là có tính cấp thiết. Các biện pháp có số điểm trung bình đạt từ 2.16 điểm đến trên 2.43 điểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất