Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ quản lý giáo dục quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ...

Tài liệu quản lý giáo dục quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (klv02673)

.PDF
24
1
83

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MN luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bộ GD&ĐT hằng năm đều có công văn chỉ đạo các sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục MN; trong đó, có nhiệm vụ cụ thể về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí giáo dục: “Chỉ đạo các cơ sở giáo dục MN đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá đội ngũ GV thực chất, hiệu quả nhằm phát huy khả năng sáng tạo của GV trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tránh tình trạng chạy theo số lượng và thành tích...” Thông tư số 06/VBHN-BGDĐT ngày 18/6/2018 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường MN ngoài công lập góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục phát triển ở nhiều nơi trong cả nước từ thành phố đến nông thôn, đặc biệt, ở tỉnh Hưng Yên, một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, tốc độ phát triển đô thị hóa tăng nhanh đã thu hút được các tổ chức cá nhân đầu tư mở trường MN ngoài công lập và phát triển mạnh nhất là khối giáo dục MN.Trong thời gian qua các trường MN ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Yên Mỹ nói riêng đã góp phần giải quyết chỗ học cho các trẻ; giảm bớt sức ép của các bậc phụ huynh gửi con vào các trường MN công lập; tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục MN. Công tác quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại bất cập, hạn chế như: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do các tư nhân đầu tư xây dựng chưa theo hướng chuẩn hóa, chưa hiện đại; trong các nhóm lớp MN ngoài công lập đại đa số phụ huynh do công việc bận rộn nên có nhu cầu gửi sớm, đón muộn không kiểm soát được sự chăm sóc, giáo dục trẻ; Hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục MN mới dừng lại ở một số đơn vị trường. Tổ chức đánh giá trẻ chưa toàn diện. Thực tế, có nhiều nhóm, lớp chỉ tổ chức trông giữ trẻ, khâu xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn bài lên lớp của giáo viên còn mang tính hình thức. Một số nhóm, lớp chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ chưa đảm bảo do không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, cân, đo, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ trên biểu đồ phát triển. Chất lượng tổ chức hoạt động bán trú tại một số cơ sở MN ngoài công lập chưa đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó, chất lượng, trình độ đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nuôi dưỡng không đồng đều, việc tham gia phối hợp theo dây truyền trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ chưa khoa học; một số các nhóm lớp còn đặt vấn đề lợi nhuận 1 kinh doanh lên hàng đầu; chủ các nhóm lớp hay có sự thay đổi, không có sự gắn bó, ràng buộc về pháp luật. Những vấn đề này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, mà trong đó vai trò của người Hiệu trưởng trường MN ngoài công lập được xác định là “người thuyền trưởng” để chèo lái cơ sở giáo dục của mình đạt mục tiêu, công tác quản lý phải được ưu tiên hàng đầu. Là một hiệu trưởng trường MN ngoài công lập, nhận thấy những thuận lợi cũng như hạn chế trong công tác quản lý trường MN ngoài công lập trên địa bàn huyện Yên Mỹ, xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận văn chuyên ngành Quản lý giáo dục với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường MN ngoài công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập. 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 4.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở lý luận và thực 2 tiễn được đánh giá khách quan, phù hợp điều kiện của nhà trường thì các biện pháp quản lý sẽ có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 6.2. Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu thực trạng: - Nghiên cứu thực trạng được tiến hành ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. - Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực trạng vấn đề trong 3 năm học từ năm 2018 - 2019 dến năm 2020 - 2021. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu của Đảng và Nhà nước về GDMN và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp quan sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7.3. phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lý các số liệu thu thập trong quá trình hoàn thành luận văn. 8. Đóng góp của đề tài Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN nói chung và ở các trường MN ngoài công lập nói chung. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý trường mầm non 1.2.1.1. Quản lý Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm quản lý được hiểu theo nghĩa sau đây: “Quản lý là một quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường”. 1.2.1.2. Quản lý nhà trường Trong khuôn khổ của luận văn này, quản lý nhà trường được hiểu là sự tác động có ý thức, có định hướng của cán bộ quản lý trường học nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình giáo dục, những hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục tiêu giáo dục, mà trọng tâm là đưa hoạt động dạy và học tiến lên trạng thái mới về chất. 1.2.1.3. Quản lý trường mầm non Quản lý trường MN là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên MN để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học. 1.2.2. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 1.2.2.1. Hoạt động 1.2.2.2. Chăm sóc, giáo dục trẻ 1.2.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non 1.3. Trường mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của trường mầm non ngoài công lập 1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non 1.3.3. Yêu cầu thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ ở các mầm non ngoài công lập 1.4. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập 1.4.1. Mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ MN là đảm bảo cho tất cả trẻ em đều có sức khỏe tốt, đều được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe cơ bản, chăm sóc, giáo dục có chất lượng; đồng thời được chăm sóc thường xuyên; đảm bảo được chế độ bữa ăn thích hợp với sức khỏe dinh dưỡng trẻ thơ; đảm bảo được các chế độ ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc; được tham gia các hoạt động vui chơi an 4 toàn, lành mạnh, được giáo dục theo đúng phương pháp, đảm bảo phát triển toàn diện… 1.4.2. Nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Nội dung hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non sẽ tập trung vào các vấn đề sau: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Chăm sóc vệ sinh cho trẻ Đảm bảo an toàn cho trẻ Hoạt động chơi cho trẻ Hoạt động học cho trẻ Hoạt động lao động cho trẻ 1.4.3. Phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non - Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm - Nhóm phương pháp trực quan - minh họa - Nhóm phương pháp thực hành - Nhóm phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích) - Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương - Ứng dụng phương pháp Montessori trong lĩnh vực thực hành cuộc sống chất phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ MN. * Hình thức giáo dục trẻ: - Theo mục đích và nội dung giáo dục - Theo vị trí không gian 1.4.4. Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non - Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung, với chủ đề giáo dục; Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. - Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục. - Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định. - Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. - Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh. 1.5. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 1.5.1. Xây dựng mục tiêu hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ gồm: 5 - Việc xác định, thống nhất mục tiêu giáo dục trong nhà trường phù hợp với đặc điểm trẻ tại nhà trường. - Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục phù hợp với mục tiêu đã xác định. - Giám sát kiểm tra kế hoạch bám sát với mục tiêu đã thống nhất. - Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đối với các lực lượng tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. 1.5.2. Quản lý lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ + Xác định mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ tại trường. + Xác định nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. + Xây dựng nội dung, chương trình và hình thức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. + Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. + Xác định điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. 1.5.3. Quản lý nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ - Chỉ đạo xây dựng chương trình theo các bước: - Viết giáo án, kịch bản chương trình tổ chức các hoạt động - Lựa chọn nội dung chọn lọc, thiết thực phù hợp với trẻ, từ đó định ra năng lực, phẩm chất, kỹ năng trẻ rèn luyện được qua hoạt động. - Chỉ đạo GV thể hiện các nội dung đã lựa chọn trong thiết kế chương trình, kịch bản, giáo án… và đánh giá được kết quả của trẻ thông qua hoạt động - Tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tổ chức đánh giá chương trình đảm bảo sự cải tiến, bổ sung của chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nhà trường. 1.5.4. Quản lý phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ - Chỉ đạo GV giảng dạy lựa chon những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Chỉ đạo giáo viên các lớp lựa chọn, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức họat động chăm sóc, giáo dục trẻ chú trọng các hoạt động ngoài tiết học trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. - Xây dựng phong trào đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục ngay trong quá trình tổ chức hoạt động thông qua việc rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động được tổ chức. - Tổ chức các hoạt động cho GV giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời thể hiện nhu cầu, nguyện vọng của mình về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.5.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ - Đánh giá hoạt động CS, GD thông qua chuyên đề, thanh tra toàn diện, qua các hội thi. 6 - Đánh giá hoạt động CS, GD trẻ thông qua sự phát triển chiều cao cân nặng, kênh phát triển trí tuệ của trẻ. - Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động CS, GD trẻ. 1.5.6. Quản lý nhân sự chăm sóc, giáo dục trẻ - Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa hiệu trưởng và các hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn để thực hiện kế hoạch CS, GD trẻ. - Phổ biến mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường. - Xây dựng các loại quy định trong nhà trường liên quan đến hoạt động CS, GD trẻ. 1.5.7. Quản lý điều kiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Các nguồn lực phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ gồm kinh phí, cơ sở vật chất cho việc chăm sóc, giáo dục (lớp học, thiết bị, đồ dùng, trang bị nhà bếp, nhà ăn, chỗ ngủ, hệ thống nước, vệ sinh v.v... và các đồ dùng cần thiết khác cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ). Chỉ đạo hướng dẫn các nhóm lớp MN ngoài công lập thực hiện công tác tài chính kế toán đảm bảo công khai minh bạch; thực hiện công tác bảo quản tài sản, bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị CS, GD trẻ. 1.5.8. Quản lý phối hợp giữa các lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ Huy động nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ MN đó là đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên của các trường MN. Huy động nguồn nhân lực vật chất đó là sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể, các đơn vị, và phụ huynh học sinh để hoạt động giáo dục trẻ tại các trường MN có được những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trường lớp, đồ dùng học tập cho các em, thiết bị dạy học để giáo viên có thể giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 1.6.1. Các yếu tố khách quan 1.6.2. Yếu tố chủ quan Kết luận chương 1 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Yên Mỹ 2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Yên Mỹ 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Đối tượng khảo sát 2.2.4. Phương pháp khảo sát 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát 2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Kết quả khảo sát cho thấy: CBQL, GV, NV ở trường MN ngoài công lập đều cơ bản có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của hoạt độnghoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Có 83.8 % CBQL, GV, NV đều cho rằng đây là hoạt động rất quan trọng; và 14.3 % ý kiến cho rằng quan trọng, có 2.0% ý kiến cho rằng rằng bình thường hay không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. So với CBQL, GV, NV thì CMHS có ý kiến đánh giá thấp hơn, 65.7% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 17.1% ý kiến cho rằng quan trọng, 11.4% ý kiến đánh giá bình trường và 5.7% ý kiến đánh giá không quan trọng. Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT về đặc điểm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập Mức độ TT Nội dung Chú trọng đến chế 1 độ dinh dưỡng của trẻ Chú trọng đến phát 2 triển kỹ năng cá nhân của trẻ Chú trọng đến 3 phương pháp giáo dục cho trẻ Khách thể CBQL, GV CMHS CBQL, GV CMHS CBQL, GV CMHS Rất đồng ý SL % Đồng ý SL Không ĐTB đồng ý SL % SL % 120 81.1 15 10.1 8 5.4 5 3.4 3.69 25 71.4 3 8.6 2 5.7 3.51 85 57.4 38 25.7 15 10.1 10 6.8 3.34 22 62.9 5.7 3.40 5 7 % Phân vân 14.3 20.0 4 11.4 2 89 60.1 26 17.6 18 12.2 15 10.1 3.28 15 42.9 10 28.6 8 6 17.1 4 11.4 3.03 Mức độ TT 4 5 6 7 Nội dung Chú trọng đến hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ Chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV Chú trọng phát triển toàn diện trẻ Khách thể CBQL, GV CMHS CBQL, GV CMHS CBQL, GV CMHS CBQL, GV CMHS Rất đồng ý SL % Đồng ý SL % Phân vân SL % Không ĐTB đồng ý SL % 90 60.8 20 13.5 24 16.2 14 9.5 3.26 19 54.3 7 4 11.4 5 14.3 3.14 110 74.3 18 12.2 12 8.1 8 5.4 3.55 21 60.0 8.6 3 8.6 3.34 8 20.0 22.9 3 80 54.1 33 22.3 18 12.2 17 11.5 3.19 10 28.6 10 28.6 6 17.1 2.69 105 69.1 27 17.8 10 6.6 10 6.6 3.49 20 57.1 14.3 11.4 3.20 6 17.1 9 5 25.7 4 Nhận xét: Đánh giá của CBQL, GV, NV và CMHS về đặc điểm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN ngoài công lập thể hiện ở mức độ rất đồng ý cao, điểm trung bình chung giao động từ 3.19 đến 3.69 theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV; 2.69 đến 3.51 theo ý kiến đánh giá của CMHS. 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét Đánh giá của CBQL, GV, NV và CMHS về thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục ở các trường MN ngoài công lập có điểm trung bình chung giao động từ 3.16 đến 3.59 theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV; 2.97 đến 3.40. 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Nội dung “Xây dựng chương trình bổ trợ cho trẻ như kỹ năng sống, tiếng anh, âm nhạc, hội họa…” được đánh giá cao nhất, điểm TB 3.33 (ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV, tỉ lệ đánh giá tốt là 67.6%, ở mức khá là 7.4%, mức đạt 11.5% và mức chưa đạt là 9.5%. CMHS đánh giá nội dung này điểm TB 3.37, tỉ lệ đánh giá ở mức tốt là 65.7%, mức khá là 14.3%, mức đạt chiếm 11.4% và mức chưa đạt chiếm 8.6%. Nội dung: “Chương trình được thiết kế theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” điểm trung bình đạt 3.14 (ý kiến đánh giá của CBQL, GV, và NV) và 3.23 (ý kiến đánh giá của CMHS), ở mức khá. Nội dung này được các trường bám sát vào quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối với bậc mầm non. Nội dung: “Điều chỉnh chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp điều kiện thực tế” được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình 3.03(ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV), 3.06 (ý kiến đánh giá của CMHS), 9 riêng nội dung này tỉ lệ ý kiến đánh giá ở mức chưa đạt của CMHS ở mức cao hơn, chiếm 14.3%. Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV, NV và CMHS về kết quả thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Mức độ TT Nội d ng Khách thể SL 1 2 3 4 5 6 7 Thực hiện khẩu phần dinh CBQL, dưỡng cho trẻ cân đối, đảm GV bảo nhu cầu năng lượng CMHS Thực hiện nâng cao chất CBQL, lượng bữa ăn có cách chế GV biến phù hợp với độ tuổi trẻ CMHS Thực hiện chăm sóc sức CBQL, khỏe trẻ khoa học, năng GV ngừa lây nhiễm các bệnh, thực hiện chế độ vệ sinh, an CMHS toàn cho trẻ Thực hiện giảm tỉ lệ trẻ suy CBQL, dinh dưỡng và trẻ thừa cân GV béo phì đạt hiệu quả CMHS Thực hiện cân đo, khám sức CBQL, khỏe định kỳ, theo dõi sự GV phát triển của trẻ thông qua CMHS biểu đồ Thực hiện giáo dục trẻ ý CBQL, thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, GV giáo dục nếp sinh hoạt ngăn CMHS nắp, ngọn ngàng Thực hiện chăm sóc, đảm CBQL, bảo an ninh, an toàn cho trẻ GV CMHS Chưa ĐTB đạt % SL % SL % SL % Tốt Đạt Khá 85 57.4 35 23.6 18 12.2 10 6.8 3.32 25 73.5 5 14.7 2 5.9 2 5.9 3.56 60 40.5 36 24.3 24 16.2 28 18.9 2.86 16 45.7 6 17.1 7 20.0 6 17.1 2.91 75 50.7 28 18.9 20 13.5 25 16.9 3.03 20 57.1 6 17.1 6 17.1 3 8.6 3.23 95 64.2 22 14.9 18 12.2 13 8.8 3.34 23 65.7 4 11.4 5 14.3 3 8.6 3.34 100 67.6 25 16.9 13 8.8 10 6.8 3.45 22 62.9 3 8.6 4 11.4 6 17.1 3.17 70 47.3 35 23.6 19 12.8 24 16.2 3.02 18 51.4 7 20.0 4 11.4 6 17.1 3.06 95 64.2 23 15.5 20 13.5 10 6.8 3.37 21 61.8 4 11.8 5 14.7 4 11.8 3.24 Nhận xét: Đánh giá của CBQL, GV, NV và CMHS về kết quả thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập có điểm trung bình chung giao động từ 2.86 đến 3.35 theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV; 2.91 đến 3.56 theo ý kiến đánh giá của CMHS 2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: 10 - Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV, NV, và CMHS đánh giá thực hiện về thực hiện phương pháp chăm sóc, giáo dục trường MN ngoài công lập ở mức khá, điểm TB chung 3.16 - Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV, NV, và CMHS đánh giá thực hiện hình thức chăm sóc, giáo dục trường MN ngoài công lập ở mức khá, điểm TB 3.16 (ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV) và 2.93 (ý kiến đánh giá của CMHS). 2.3.5. Thực trạng bảo đảm các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Nội dung “Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung, với chủ đề giáo dục” được đánh giá tốt nhất, điểm trung bình 3.43 (ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV); 3.50 (ý kiến đánh giá của CMHS). Tiếp đến là nội dung “Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định” được CBQL, GV, NV và CMHS đánh giá với điểm trung bình lần lượt là 3.33 và 3.4. Nội dung được đánh giá ở mức khá “Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ”; “Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời”. Riêng nội dung “Khu vực nhà trường bố trí xa các khu vực ồn ào, đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ” được đánh giá thấp nhất, 2.70 (ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV); 2.57 (ý kiến đánh giá của CMHS). 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.4.1. Thực trạng xây dựng mục tiêu hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.16 cho thấy CBQL, GV, NV đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động chăm sóc, giáo dục trường MN ngoài công lập chưa được đánh giá cao, điểm trung bình ở mức cận đạt với X = 2,73. 2.4.2. Thực trạng lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Qua kết quả thu được bảng trên cho thấy, những nội dung lập kế hoạch mà hiệu trưởng thực hiện tốt là: “Bám sát căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo giai đoạn, học kì, tháng, tuần, ngày và cho năm học”, xếp thứ 1 (thực hiện tốt chiếm 54.6%, ĐTB= 3.13); “Phân tích thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường”, xếp thứ 2 (ĐTB= 3,09); “Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ”, xếp thứ 3 (ĐTB= 3,00); “Bố trí nguồn lực đảm bảo cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ”, xếp thứ 4 (ĐTB= 2.84), xếp cuối cùng là nội dung “Ban hành kế hoạch thực hiện” (ĐTB = 2.79). 11 2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Nội dung “Quản lý đảm bảo an ninh, an toàn cho trẻ”, xếp thứ bậc 1/10 (ĐTB= 3.57); “Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, ý thức giữ gìn vệ sinh nền nếp văn minh cho trẻ” xếp thứ bậc 2/10 (ĐTB= 3.45);“Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ” xếp thứ bậc 3/10 (ĐTB=3.37); và “Chỉ đạo lồng ghép GD vệ sinh, dinh dưỡng trong các hoạt động tại lớp” xếp thứ bậc 4/10 (ĐTB= 3.25); Nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất gồm“Tổ chức dự giờ của giáo viên thường xuyên” (ĐTB = 2.59), xếp thứ bậc 10/10 và nội dung “Tổ chức thực hiện các chuyên đề chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường có chất lượng, hiệu quả” (ĐTB = 2.80, xếp bậc 9/10). 2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lý phương pháp, hình thức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập Mức độ TT Nội d ng Tốt SL % 1 2 3 4 5 6 Khá SL % Chưa ĐTB Thứ đạt bậc SL % SL % Đạt Chỉ đạo đổi mới phương pháp, 76 51.4 26 17.6 22 14.9 24 16.2 3.04 hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ Việc thống nhất sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Tập huấn GV phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến như Montessori Unis, Steam trong tổ chức các hoạt động cho trẻ Xây dựng phong trào đổi mới PP tổ chức HĐGD trong quá trình tổ chức từng hoạt động CS, GD cho trẻ thông qua việc rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động được tổ chức Đánh giá, rút kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Điểm TB 4 90 60.8 24 16.2 16 10.8 18 12.2 3.26 2 60 40.5 25 16.9 33 22.3 30 20.3 2.78 5 95 64.2 25 16.9 15 10.1 13 8.8 3.36 1 79 53.4 29 19.6 17 11.5 23 15.5 3.11 3 3.11 12 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV, NV đánh giá thực hiện quản lý phương pháp, hình thức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập ở mức khá, điểm TB 3.11 2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập Mức độ TT Nội d ng Tốt Khá SL % 1 2 3 4 5 6 7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên MN liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục thông qua chuyên đề, thanh tra toàn diện, qua các hội thi. Đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua sự phát triển chiều cao cân nặng, kênh phát triển trí tuệ của trẻ. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Điểm TB SL % Chưa ĐTB Thứ đạt bậc SL % SL % Đạt 60 40.5 30 20.3 23 15.5 35 23.6 2.78 6 75 50.7 23 15.5 20 13.5 30 20.3 2.97 4 75 50.7 34 23.0 22 14.9 17 11.5 3.13 1 80 54.1 25 16.9 23 15.5 20 13.5 3.11 2 65 43.9 30 20.3 28 18.9 25 16.9 2.91 5 79 53.4 29 19.6 17 11.5 23 15.5 3.11 3 3.00 Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV, NV đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập ở mức khá, điểm TB 3.00. 2.4.6. Thực trạng quản lý nhân lực phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lý nhân lực hoạt động chăm sóc, 13 giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập ở mức khá, điểm TB 2.91. 2.4.7. Thực trạng phối hợp với CMHS trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Đánh giá của CBQL, GV, NV về phối hợp giữa các lực lượng trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ở mức khá, điểm TB 3.02. Trong đó nội dung được thực hiện tốt nhất Triển khai thông báo, liên lạc thông tin liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thông qua sổ liên lạc điện tử (điểm TB: 3.13). Nội dung Tổ chức họp phụ huynh thường kỳ để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của trẻ ở trường được đánh giá thấp nhất (điểm TB 2.84), đây cũng là một thực tế ở hầu hết các trường ngoài công lập hiện nay. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nhận xét: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ở mức rất ảnh hưởng, điểm TB 3.59. “Năng lực, kỹ năng của cán bộ quản lý” và “Nhận thức và Năng lực của đội ngũ GV, NV nhà trường” là 2 nội dung có mức đánh giá cao nhất, điểm TB lần lượt 3.88 và 3.80. Các yếu tố khách quan bên ngoài như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội được đánh giá khá cao cho thấy các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện là điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên các yếu tố khách quan bên trong Cơ chế chính sách đối với GV lại chưa được đánh giá cao, điểm TB 3.36, xếp bậc 7/8. 2.6. Đánh giá ch ng về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.6.1. Những mặt mạnh Về công tác CS, GD trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập đã được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, hoạt động của trường ngày càng đi vào nền nếp và cố gắng hướng theo tiêu chuẩn đã đề ra. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng. Chế độ chính sách cho đội ngũ GV, NV các trường MNNCL tương đối được đảm bảo; Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác CS,GD trẻ từng bước được nâng lên. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh, cha mẹ học sinh tin tưởng hơn vào trường mầm non ngoài công lập trong việc gửi trẻ tới lớp. Công tác quản lý nhân sự và bồi dưỡng GV được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các trường MN ngoài công lập đã quan tâm đầu tư về điều kiện CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy, không gian vui chơi ngày càng hiện đại, khang trang, sạch sẽ, thu 14 hút sự quan tâm của CMHS, nhu cầu xã hội trong việc chọn lựa trường để gửi gắm con em mình. 2.6.2. Mặt khó khăn, hạn chế Về công tác CS, GD trẻ Trên thực tế làm việc thì do nhận thức, kinh nghiệm cũng như kĩ năng thực hiện CS,GD trẻ còn hạn chế. Đôi khi GV, NV chưa thực sự coi trọng đầy đủ nghiêm túc các qui trình và các khâu trong CS,GD trẻ. Các nội dung CS,GD nhiều khi chỉ thực hiện theo thói quen mà chưa chú trọng nhiều về chất lượng. Việc CS trẻ đôi khi chưa hoàn toàn nghiêm túc theo đúng qui trình. Việc kiểm tra đánh giá trẻ chưa thực hiện thường xuyên. Cán bộ quản lý các nhóm, lớp MNNCL tuy có trình độ, đủ tiêu chuẩn nhưng kinh nghiệm chưa nhiều do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng CS,GD trẻ. Về quản lý hoạt động CS, GD trẻ Việc xây dựng và phổ biến các văn bản quản lý hoạt động CS,GD trẻ ở các trường MNNCL chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác chỉ đạo trong việc thực hiện qui trình CS,GD còn có khó khăn do trường MNNCL ở các địa bàn khác nhau do đó mức thu kinh phí cũng không đồng đều. Bên cạnh đó việc chỉ đạo, giám sát của Phòng GD&ĐT chưa thực sự sâu sát do đó kết quả thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu. Việc quản lý nhân sự ở các trường MNNCL còn khó khăn do sự thay đổi nhân sự thường xuyên, đồng thời việc trả lương cho GV, NV CS,GD là thỏa thuận nên đôi khi chất lượng nhân sự không đảm bảo.. Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu: nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn, hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, phương pháp bồi dưỡng chưa hẳn phù hợp v.v… Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động CS,GD trẻ đôi khi còn mang tính hình thức mà chưa đi sâu sát vào các hoạt động thực tế. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá về CS,GD trẻ có những mặt chưa thật sự sâu sát, hiệu quả. 2.6.3. Nguyên nhân Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hoạt động CS, GV trẻ chưa cao, chăm sóc nuôi dưỡng thường bị xem nhẹ hơn giáo dục, trách nhiệm chưa cao trong quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Các trường MN ngoài công lập là do tư nhân đứng ra đầu tư và quản lý nên mức đóng góp kinh phí tính trên mỗi trẻ còn thấp nhất là ở các KCN do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn và đảm bảo yêu cầu thay đổi thực đơn cho trẻ. Cũng chính vì mỗi trường MNNCL có mức kinh phí thu được và cơ sở vật chất không đồng đều dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động CS, GD trẻ của các nhóm, lớp này. Giáo viên, nhân viên được tuyển dụng ở các trường MNNCL chỉ là hợp đồng không tham gia đóng bảo hiểm nên họ không có sự gắn bó, yên tâm trong 15 công việc, do đó đội ngũ GV hay thay đổi. Bên cạnh đó chất lượng đào tạo tuy đáp ứng về mặt bằng cấp, song thực tế kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm thực hành chưa có nhiều, đòi hỏi phải tiếp tục được bồi dưỡng trong thực tiễn công tác. Việc tăng nhanh về số trẻ, số nhóm lớp MNNCL, số bếp ăn bán trú trong một thời gian ngắn trong khi điều kiện CSVC chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến việc quản lý chất lượng CS, GD trẻ còn khó khăn. Kết luận chương 2 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyễn tắc đảm bảo tính định hướng pháp triển giáo dục mầm non của tỉnh Hưng yên 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức của CBQL, GV, nhân viên và cha mẹ trẻ về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp Tăng cường các hoạt động tuyên truyền cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường MN ngoài công lập nhận thức đầy đủ, toàn diện về chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý, thực hiện các nôi dung về hoạt động CS, GD trẻ tại trường MN. 3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp - Những chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới; mục tiêu yêu cầu, nội dung, phương pháp theo hướng đổi mới GD MN; Vai trò của đội ngũ CBQL, GV trong việc đổi mới phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trong các trường mầm non; - Quy chế nuôi dạy trẻ; các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn; - Các chỉ số, chỉ báo phát triển của trẻ theo độ tuổi. - Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em theo lứa tuổi và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với Cán bộ quản lý 16 - Hiệu trưởng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV, truyền năng lượng tích cực cho GV để họ yên tâm chọn được môi trường làm việc năng động, hiệu quả, tạo được sự tin tưởng nơi đồng nghiệp là tiền đề đưa nhà trường đi đến sự thành công. - Trao đổi, chia sẻ với CMHS, hỗ trợ CMHS có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. * Đối với đội ngũ Giáo viên - Tham gia tổ chức thực hiện nghiêm túc các đợt học tập chính trị, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành. - Tham gia các buổi hội thảo, toạ đàm, các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ GV, nhân viên trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm trong hoạt động CS, GD trẻ. * Đối với nhân viên: - Để công tác CS, GD trẻ đảm bảo chất lượng như mong muốn, mỗi GV, NV phải nhận thức rõ mình là một mắt xích quan trọng trong hệ thống nhà trường, chứ không phải là một cá nhân đơn lẻ chỉ để làm tốt công việc của riêng mình. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi GV, NV phải có sự quyết tâm cao, kiên trì, nghiêm túc, chủ động và sang tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. * Đối với CMHS: Là lực lượng phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác CS, GD trẻ. Dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Đặc biệt là đối với cấp mầm non, việc CS, GD trẻ luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình. Vì vậy, đây là đối tượng vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD HS. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình được giao, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV trong toàn trường về tầm quan trọng của quản lý hoạt động CS, GD trẻ trong giai đoạn hiện nay. 3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý thực hiện có hiệu quả các hoạt động chăm sóc trẻ 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp Giúp cho CBQL, GV, NV có sự quan tâm hơn trong hoạt động chăm sóc trẻ.Nắm vững nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở từng độ tuổi và lý thuyết thực hiện các thao tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở từng độ tuổi theo chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, từ đó có thái độ đúng đắn trong các hoạt động quản lý cũng như thực hiện CS, GD trẻ. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong CS, GD trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 17 3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp - Quản lý có hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, an toàn cho trẻ - Quản lý việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đam bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với Hiệu trưởng nhà trường Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức cho CBQL, GV, NV học tập, nắm vững nhiệm vụ năm học của ngành, qua đó hiệu trưởng lấy ý kiến để xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có kế hoạch CS, GD trẻ với các mục tiêu cụ thể về mặt chỉ tiêu phấn đấu, chất lượng từng mặt, về thời gian thực hiện, biện pháp...chú ý cân đối phù hợp với từng độ tuổi. * Đối với nhân viên cấp dưỡng: - Tăng cường tự chế biến các món ăn cho trẻ, quan tâm chế độ luyện tập và dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì (Tuyệt đối không cho trẻ ăn nội tạng động vật và mỳ tôm, các loại rau trái mùa). * Đối với giáo viên - Rèn luyện thói quen ăn uống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ; chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống. - Tuyên truyền các bậc cha mẹ rèn luyện thói quen ăn uống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng và da cho trẻ, kỹ năng lao động tự phục vụ, chương trình CS, GD, nuôi dạy con khoa học, phòng chống dịch bệnh, veek sinh ATTP và tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường thân thiện... thông qua các buổi họp phụ huynh, thông qua đài phát thanh, bảng tuyên truyền, giờ đón trả trẻ hàng ngày hay qua cổng thông tin điện tử, trang Web của trường. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện - Tiếp tục công tác tuyển sinh để đạt chỉ tiêu huy động trẻ Nhà trẻ đến trường, lớp MN. - Căn cứ vào hướng dẫn của các cấp, ngành chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học. Căn cứ vào tiêu chí chuẩn đánh giá giáo viên liên quan đến hoạt động CS, GD trẻ. 3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ 3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp CBQL nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo dục trẻ đã được xâu dựng, tổ chức, chỉ đạp GV, nhân viên thực hiện tốt kế hoạch đã có nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao động trẻ được giáo dục một cách khoa học các kỹ năng sống, thói quen tốt nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ. 3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp 18 Nâng cao chất lượng GD trẻ vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc giáo dục. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức hoạt động GD có nề nếp là việc làm thường xuyên. Thực hiện phương châm “Dạy thật - Học thật - Kết quả thật” trong công tác quản lý hoạt động GD trẻ 3.2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với Hiệu trưởng: - Thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với lứa tuổi nhà trẻ 12 tháng - 24 tháng. - Thực hiện chương trình bổ sung nâng cao đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 tháng - 36 tháng và mẫu giáo 3 - 6 tuổi. - Quản lý lịch công tác tuần, kế hoạch giáo dục, bài soạn, đánh giá trẻ, thăm giảng; nuôi dưỡng, báo ăn; quản lý thiết bị điện tử, CSVC; báo cáo, kế hoạch, lịch công tác, tuyển sinh, đánh giá thi đua tháng…online. * Đối với giáo viên - Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT, thiết kế giáo án điện tử, bài giảng e-learning trong giảng dạy. - Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ (Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2020-2021 và năm học 2019-2020), chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ khoa học hiệu quả làm cơ sở xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ. Thí điểm sử dụng bộ công cụ đánh giá do Bộ GDĐT triển khai. 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Đảm bảo điều kiện về CSVC, thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động giáo dục trẻ. - Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ và điều kiện thực tiễn của nhà trường 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non ngoài công lập 3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp Giáo viên, nhân viên là đội ngũ chính, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện hoạt động CS, GD trẻ ở nhà trường. Chính vì thế, GV, NV phải được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cần có và được cung cấp các kiến thức, kĩ năng để có nhận thức sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về quy trình tổ chức thực hiện hoạt động CS, GD trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay. 3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp - Xây dựng được đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non ngoài công lập vững vàng về nghiệp vụ quản lý - Xây dựng được đội ngũ GV, NV chuyên về công tác CS, GD trẻ. - Việc bố trí, sử dụng đội ngũ theo phân cấp quản lý đúng người, đúng việc, phát huy sức mạnh của độ ngũ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 19 - Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tự học và tự phát triển nghề nghiệp. 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với Hiệu trưởng các trường + Bồi dưỡng cho CBQL năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường, xử lý thông tin truyền thông, quy chế dân chủ công khai, quản lý tài chính chế độ chính sách, hướng dẫn ký hợp đồng giáo viên, nhân viên. Tập huấn, trang bị tài liệu cho giáo viên hướng dẫn giáo dục trẻ em phòng chống bạo lực học đường, hướng dẫn xử lý các tình huống sư phạm và xây dựng trường học Hạnh phúc Phòng GD&ĐT tổ chức. * Đối với giáo viên + Bồi dưỡng CBQL, giáo viên: Chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và STEAM trong giáo dục mầm non” và các phương pháp giáo dục tiên tiến do chuyên gia nước ngoài giảng - Sở GD&ĐT tổ chức. + Tập huấn cho GV các kỹ năng về: công nghệ thông tin, tiếng Anh, giáo dục kỹ năng, Montessori, Unis, Steam, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục và đánh giá trẻ, phương pháp giáo dục tiến tiến chuyên đề “Dậy học dự án cho trẻ MN”. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Phòng GD & ĐT hướng dẫn, chỉ đạo bằng văn bản, đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nhóm lớp, tập trung công tác CS, GD trẻ. - Cán bộ quản lý, GV, NV cần phải có ý thức tham gia học tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hoạt động CS, GD trẻ. 3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đinh, nhà trường và xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp Tuyên truyền tới cha mẹ trẻ trong xã về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. 3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, của lớp. Phối hợp của trường mầm non và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với các cơ quan y tế, tổ chức xã hội. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ * Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ * Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, của lớp * Phối hợp của trường mầm non và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất