Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Quá độ lên cnxh

.PDF
7
452
54

Mô tả:

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH – CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1, Khái niệm về thời kỳ quá độ lên CNXH trong các tác phẩm kinh điển của Mác và Ăngghen Thời kỳ quá độ lên CNXH là vấn đề lý luận căn bản đã được C. Mác và Ph. Ăng-ghen đề cập một cách sâu sắc trong các tác phẩm của mình. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta, C.Mác đưa ra kiểu quá độ theo nghĩa rộng, trực tiếp “giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1. Như vậy, C.Mác đưa ra quan điểm quá độ thẳng từ CNTB lên CNXH, rằng CNTB đã tạo được tiền đề vật chất kỹ thuật cho CNXH và giải quyết triệt để tàn dư phong kiến. Trong thời kỳ này chỉ cần cải tạo CNTB và thực hiện hình thức quá độ về chính trị, là sự chuyển biến từ xã hội có nhà nước, có giai cấp sang xã hội không còn giai cấp và nhà nước “tự tiêu vong”. Sở dĩ, C.Mác chỉ đề cập đến hình thức quá độ trực tiếp, mãi đến năm 1872, sau sự thất bại của Công xã Pari, ông mới bổ sung thêm hình thức quá độ gián tiếp. Điều này xuất phát từ nguồn gốc kinh tế - xã hội dưới thời C.Mác sống: trong giai đoạn này, CNTB vẫn trong giai đoạn phát triển. Mặc dù nó đã bộc lộ những hạn chế nhưng vẫn đóng vai trò quyết định của sự phát triển sản xuất xã hội. Mâu thuẫn của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản tuy gay gắt nhưng chưa đến mức cần phải tiêu diệt lẫn nhau. Mặt khác, giai cấp công nhân vẫn đang ở trình độ tự phát, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mới chỉ dừng lại ở hình thức đấu tranh kinh tế, chưa thể hiện được tinh thần đoàn kết nội bộ và liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đặc biệt, họ chưa có hệ tư tưởng dẫn đường, chưa tổ chức được một chính đảng. Vì thế, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác mới nhận định CNTB không chỉ tạo ra vũ khí giết mình mà chỉ tạo ra vũ khí để giết nó, đó là giai cấp vô sản. C.Mác đưa ra quan điểm này mới chỉ dựa trên tình hình thực tiễn của một số quốc gia tư bản phát triển lúc bấy giờ như Anh, Pháp, Đức… nhưng không nhìn thấy được ở các nước khác. Chính điều đó, C.Mác đưa ra dự đoán hình thức quá độ trực tiếp và cho rằng cuộc cách mạng XHCN có nổ ra đồng loạt các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, sau sự thất bại của Công xã Pari, C.Mác đã có sự thay đổi: từ quan niệm đề cao vai trò của đại công nghiệp đến việc ông nhận ra được vai trò quan trọng của liên minh công – nông. Trong tác phẩm Nội chiến ở Pháp, có phân tích sự thất bại của Công xã Pari: đó là, giai cấp công nhân chưa trưởng thành về C. Mác và Ph. Ăng-ghen: o n t p, Nxb. Chính trị quốc gia, à Nội, 1983, t. 19, tr. 36. 1 chính trị, chưa có một chính đảng được vũ trang bằng học thuyết đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, do đó thiếu một cương lĩnh chính trị để thực hiện những cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, giai cấp công nhân không nhận thức được mối liên minh với người bạn đồng minh tự nhiên của mình là nông dân. Do vậy, trong cuộc đấu tranh này, Công xã Pari đơn độc, cuộc cách mạng của giai cấp công nhân sẽ thành bài ca ai điếu. Phát triển lý luận mác-xít về thời kỳ quá độ, Ph.Ăngghen nêu luận điểm “phát triển rút ngắn”. Ðề cập vấn đề thời kỳ quá độ “lên xã hội cộng sản” trong hoàn cảnh của những năm cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 thế kỷ XIX, Ph.Ăngghen luôn nhấn mạnh rằng, cần phải suy nghĩ kỹ, không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây là vấn đề khó nhất trong tất cả những vấn đề tồn tại ở một thời kỳ mà các điều kiện không ngừng thay đổi. Ph.Ăngghen khẳng định, đối với các nước đang ở giai đoạn tiền tư bản hoặc chưa từng trải qua con đường phát triển TBCN đều “không những có thể mà còn chắc chắn... rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội XHCN và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu... phải trải qua”2. Đây là một cống hiến lớn của Ăngghen trong việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH. Khi xem xét lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen cần nhận thức được về tính thống nhất phổ biến giữa cái tất yếu và cái có thể trong vận động của toàn bộ thế giới khách quan. Bản thân các nhà mác – xít cũng khẳng định “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại”3. Những quan điểm trên của Mác và Ăngghen được đưa ra trên cơ sở sự phân tích trực tiếp những mâu thuẫn của CNTB trong giai đoạn đầu phát triển và dựa vào triển vọng của phong trào công nhân. Tất nhiên, những dự đoán khoa học của các ông mới chỉ cho phép phác họa được những điểm cơ bản về xã hội tương lai ấy. 2, Lênin bổ sung, phát triển lý luận về thời kỳ quá độ C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn t p, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t 37, tr. 632. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn t p, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, t1, tr. 297. 2 Lênin đã bổ sung lý luận về thời kỳ quá độ trong hoàn cảnh lịch sử CNTB đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới: bên cạnh mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ngày càng gay gắt còn tồn tại mâu thuẫn giữa các nước tư bản với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với các nước tư bản. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, Lênin đã tìm ra mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Trong giai đoạn này, Nga là một nước tư bản phát triển ở trình độ trung bình nhưng bản thân nước Nga lại là một nước phát triển không đều và lại là “nhà tù của các dân tộc”. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức nên các dân tộc trong nước Nga đều muốn được giải phóng và sau đó liên kết với nhau thành một quốc gia dân tộc độc lập, thống nhất (Liên bang Xô Viết). Do hoàn cảnh của nước Nga lúc bấy giờ, Lênin đặt vào vị trí của các dân tộc thuộc địa, là mắt xích yếu nhất của CNTB. Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đó, Lênin đã bổ sung, phát triển lý luận về thời kỳ quá độ. Lênin cho rằng, “danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”4 Lênin phân chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản thành những giai đoạn: giai đoạn “những cơn đau đẻ kéo dài”; “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa” và “giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa”5, Lênin chỉ rõ: “Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa” chính là xã hội XHCN còn thời kỳ “những cơn đau đẻ kéo dài” chính là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH (Trong tác phẩm Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản được viết vào năm 1916, lần đầu tiên Lênin dùng khái niệm: thời kỳ quá độ từ xã hội tư sản sang xã hội xã hội chủ nghĩa). Như vậy, thời kỳ quá độ là một giai đoạn độc lập, có vị trí riêng biệt nằm giữa CNTB và CNX . Điều này cũng có nghĩa thời kỳ quá độ 4 V.I. Lê-nin: Toàn t p, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 36, tr. 362 GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Phạm Văn Đức, PTS Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên): Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.162 - 163 5 chưa phải là CNX và cũng không nằm ở giai đoạn đầu của CNCS. Xác định đúng và làm rõ vị trí của thời kỳ quá độ sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng bởi nó giúp ta xác định được đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ cũng như mục đích của thời kỳ này. Kế thừa lý luận của Mác và Ăngghen về thời kỳ quá độ, Lênin thừa nhận hình thức quá độ theo nghĩa rộng l quá độ trực tiếp từ những nước tư bản phát triển cao. Bên cạnh đó, Lênin còn chỉ ra các hình thức quá độ gián tiếp, đó là quá độ ở các nước tư bản phát triển ở trình độ trung bình (Nga), ông gọi đó là quá độ đặc biệt và quá độ ở các nước chưa qua giai đoạn phát triển của CNTB còn gọi là quá độ đặc biệt của đặc biệt. Đối với hình thức quá độ gián tiếp của những nước chưa qua sự phát triển của CNTB, Lênin đề ra những điều kiện để có thể tiến hành đó là: + Phương thức sản xuất đã tỏ ra lỗi thời về mặt lịch sử. + Giai cấp công nhân ở những nước đó phải có sự giúp đỡ của công nhân các nước đã giành được thắng lợi và thành lập được cho mình được một chính đảng có đủ năng lực và sức mạnh để lãnh đạo đất nước quá độ lên CNXH. + Phải có chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tuy nhiên, dù gián tiếp hay trực tiếp thì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều là tất yếu khách quan. Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lâu dài với nhiều con đường, bước đi với những nội dung, tính chất và đặc thù khác nhau, như Lênin nhận định “tất cả các dân tộc đều đi lên CNX , đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các đều tiến tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo X CN đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”6 3, Quá độ lên CNXH ở Việt Nam Thực hiện theo di huấn của Lênin “chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa 6 V.I. Lê-nin: Toàn t p, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1981, t. 30, tr. 160 phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”7. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đường lối quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta cũng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp tiến trình phát triển và điều kiện lịch sử nhất định của thời đại. Qua 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được hệ thống quan điểm lý luận về CNX và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, khi chủ nghĩa xã hội thế giới vẫn đang ở thời kỳ thoái trào, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, khi toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng thấm sâu vào đời sống mọi quốc gia thì vấn đề lựa chọn con đường phát triển và xây dựng mô hình, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện mới bao giờ cũng đặt ra đối với mọi quốc gia. Trong vòng xoay của thời đại ấy, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), Đảng ta đã xác định các nguy cơ: nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với khu vực và thế giới; nguy cơ sai lầm về đường lối, chệch hướng X CN; nguy cơ tệ nạn tham nhũng, tệ quan liêu, lãng phí và nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam là làm thế nào để con đường quá độ đi lên CNX đúng đường hướng? Thứ nhất, cần phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều này luôn được ghi nhận trong các văn bản Hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, trong quá Đảng trình lãnh đạo cách mạng, Lênin đã cảnh báo các nguy cơ: sai lầm về đường lối; quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối và sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu phải chiến thắng được ba thứ giặc nội xâm là tham ô, quan liêu, lãng phí. Nếu không sẽ mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, trong nước còn tồn tại những vấn đề mà chưa thể giải quyết ngay được thì vấn đề giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề then chốt, mang tính nguyên tắc để giữ vững tính định hướng XHCN. 7 V.I. Lê-nin: Toàn t p, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1974, t. 4, tr. 232 Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhanh chóng tiếp thu những thành tựu kinh tế - xã hội mà mà nhân loại đã tạo ra, lấy nó làm điều kiện, tiền đề để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội mới. Trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ ba, cần phải xây dựng được một hệ thống giá trị chuẩn trong lao động và trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người trong giai đoạn hiện nay. Khi đề ra các bước làm trong thời kỳ quá độ, Ăngghen đặc biệt lưu ý vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhận định “muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người X CN”8. Con người X CN được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là con người có tinh thần và năng lực xây dựng thành công CNX , là người lao động mới, có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, là con người có lối sống tình nghĩa, có tính cộng đồng cao. Thứ tư, phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí là những yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình xây dựng CNX . Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như nước ta thì vấn đề này càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh vấn đề nâng cao trình độ dân trí, vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức mới là một yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH. Người trí thức dưới XHCN chính là những lực lượng tiên phong dẫn dắt mọi người trong quá trình xây dựng CNXH. Trí thức có vai trò đặc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế khi mà nhân loại đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Để có thể nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đội ngũ trí thức của xã hội mới thì cần phải phát triển giáo dục đào tạo. Đảng và nhà nước ta coi đây là một chiến lược cơ bản, lâu dài và là quốc sách hàng đầu. Tóm lại, thời kỳ quá độ là thời kỳ gắn liền với một số thiếu thốn nào đó. Ở đó, còn tồn tại cuộc đấu tranh sẽ lâu dài, ác liệt; cần phải suy nghĩ kỹ, không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây là vấn đề khó nhất trong các vấn đề còn tồn tại ở một thời kỳ mà các ngừng không ngừng thay đổi. 8 Hồ Chí Minh: Toàn t p, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t. 10, tr. 310
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan