Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Mô hình can thiệp khủng hoảng ctxh trẻ em...

Tài liệu Mô hình can thiệp khủng hoảng ctxh trẻ em

.DOC
9
7783
68

Mô tả:

Mô hình: Can thiệp khủng hoảng. 1. NỘI DUNG LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm liên quan  Lý thuyết Công tác xã hội là lý thuyết của một nghề thực hành. Lý thuyết Công tác xã hội bao gồm “mô hình”, “phối cảnh” và “lý thuyết giải thích hiện tượng”  Khủng hoảng là “sự nhận biết hay kinh nghiệm của người ta về một sự cố hay một tình huống được người ta coi như một khó khăn không thể chịu đựng nổi vượt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống hiện có của người ta”  Can thiệp khủng hoảng là việc giúp cho thân chủ giải quyết những vấn đề nghiêm trọng hiện tại (gây khủng hoảng), giúp họ lấy lại được trạng thái cân bằng và ổn định. Khi người đó gặp những khủng hoảng khác, họ có khả năng tự xử lý đáp ứng với sự cố hay tình huống đó, đồng thời đạt tới sự thay đổi để phát triển.  Mô hình mô tả một cách chung nhất cái gì thường xảy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất, và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng. Mô hình đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động, giúp cho thực hành có một dáng dấp nhất định. Mô hình cung cấp cho nhân viên CTXH ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp cận cho một tình huống phức tạp. 1.2. Lịch sử hình thành lý thuyết Can thiệp khủng hoảng được coi là mô hình trong cách nhìn trị liệu phản xạ. Tức lý thuyết này đưa ra một mô hình để ứng dụng vào can thiệp nhằm thay đổi các phản ứng của thân chủ, thông qua và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa Nhân viên xã hội và thân chủ. Đây là một trong hai lý thuyết cơ bản của ngành khoa học Công tác xã hội. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng có nguồn gôc từ lý thuyết tâm lý động học (khủng hoảng xảy ra trong quá khứ có thể từ những giai đoạn trưởng thành) và một phần từ lý thuyết nhận thức hành vi, nó mang tính triết lý phương Đông (sự cân bằng thể xác và tâm thần hay tâm hồn). 1 Nguồn gốc của lý thuyết này xuất phát từ nghiên cứu sức khỏe tâm thần, về sự can thiệp hơn là chữa trị bệnh tật. Bài nghiên cứu của tác giả Lindermann vào năm 1944 thực hiện với những phản ứng về sự đau khổ ở các nhóm thân chủ khác nhau, với cùng một tác động là mất người thân, cho thấy họ đều phải đối mặt với những khủng hoảng. Họ sẽ tự điều chỉnh tốt hơn, nếu như trước đó họ cũng đã từng phải đối mặt với những mất mát này trong cuộc sống. Một nhóm các Nhân viên xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đã xây dựng những quan điểm về can thiệp khủng hoảng khi tiến hành làm việc với một số vấn đề về sức khỏe tâm thần cộng đồng. Nghiên cứu của họ quan tâm nhiều đến mạng lưới can thiệp. Về mặt lý luận, lý thuyết này có sử dụng các thành tố của tâm lý học siêu tôi từ luận điểm của tâm động học. Vì vậy, nó cũng tập trung đến những phản ứng về mặt xúc cảm với các sự kiện bên ngòai và quản lý chúng một cách hợp lý ra sao. Sau này, lý thuyết can thiệp khủng hoảng được các tác giả xây dựng thành những mô hình can thiệp cụ thể, mang tính ứng dụng cao trong Công tác xã hội. Tiêu biểu là các mô hình của: Naomi Golan; Robert; Jame và Galliland. 1.3. Đặc tính của khủng hoảng - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết hay tìm sự giúp đỡ để sống còn. Thí dụ thường thấy về đặc tính này của khủng hoảng là khi những người nghiện cờ bạc đã thua hết tài sản, đã táng gia bại sản, mới thành tâm từ bỏ tật xấu đó. Dù tự mình giải quyết được khủng hoảng hay nhờ sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng hay xã hội, cá nhân có thể trở nên già dặn, trường trải hơn (thay đổi theo chiều hướng phát triển); hoặc giữ nguyên khả năng úng xử cũ (không thay đổi); hoặc bị ám ảnh lâu dài, có khi suốt đời, và có thể dùng những cách đối phó tiêu cực để sống còn, thí dụ rượu chè hay ma túy, vì kinh nghiệm đã trải qua trong khủng hoảng (thay đổi theo chiều hướng xấu). - Khủng hoảng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng. Nó có thể xảy ra đột ngột, thí dụ tai nạn xe cộ, hay bùng nổ sau một thời kỳ âm ỷ kéo dài, thí dụ khủng hoảng giữa những người trong gia đình. Khủng hoảng có thể liên quan đến một cá nhân, một gia đình, hay cả cộng đồng, xã hội, hay quốc gia, và cả thế giới. Thí dụ bão lụt, động đất, 2 chiến tranh, bệnh dịch… Khủng hoảng xảy ra cho tất cả mọi người nhưng mỗi người có khả năng ứng phó riêng đối với cùng một khủng hoảng. - Khủng hoảng xảy ra trong một thời gian có giới hạn, thường không quá sáu đến tám tuần lễ, sau thời gian này các hậu quả tiêu cực của nó giảm dần. Mặc dù vậy, tùy theo cường độ lúc xảy ra, khủng hoảng có thể để lại những di chứng lâu dài (có khi suốt đời) cho nạn nhân, thí dụ những nạn nhân của hội chứng hậu chấn tâm lý/PTSD, posttraumatic stress disorder. - Khủng hoảng trải qua các giai đoạn có thể đoán trước được, qua từng lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lí con người. 1.4 . Nội dung lý thuyết Can thiệp khủng hoảng 1.4.1. Mô hình khủng hoảng Theo Elizabeth Kubler-Ross có 5 giai đoạn trải nghiệm sự khủng hoảng: - Giai đoạn 1: Chối bỏ và cô lập Không thừa nhận sự mất mát, sự kiện gây khủng hoảng mà mình đang phải đối mặt. Hay nói cách khác, ở giai đoạn này, người bị khủng hoảng không chấp nhận sự thật hiện tại mà họ đang phải đối mặt. - Giai đoạn 2: Tức giận Cá nhân trở nên đau khổ và tức giận, họ nghĩ rằng tại sao điều đó lại xảy ra với mình: “tại sao lại là tôi?”, “tại sao không phải là người khác?”. Những suy nghĩ đó cho thấy rằng thân chủ đang trong tâm trạng rối loạn. - Giai đoạn 3: Thương lượng Thân chủ bắt đầu có sự chấp nhận về sự thật mất mát hay đau khổ đó, là điều không thể tránh được. Song họ lại có một suy nghĩ khác nảy sinh. Ví dụ: nếu người đó khủng hoảng do mất người thân, thì họ có mong muốn rằng người thân của họ sẽ sống thêm 3 một thời gian nữa. Nói cách khác, họ đang thương lượng với hoàn cảnh. Từ thường thấy là “giá như” - Giai đoạn 4: Trầm uất Thân chủ cảm thấy buồn bã, đau khổ về những hậu quả do sự kiện đó mang lại. Họ trở nên trầm uất. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và thân chủ dễ dẫn đến hành vi thiếu thận trọng và thậm chí tự sát. - Giai đoạn 5: Chấp nhận Thân chủ chấp nhận sự kiện khủng hoảng đó là điều không thể tránh khỏi. Và lúc này, họ đã sẵn sàng để đối diện và tìm cách vượt qua khủng hoảng đó. 1.4.2. Mô hình can thiệp khủng hoảng Can thiệp khủng hoảng được coi là một công cụ kỹ thuật chung nhất, giải quyết các vấn đề của thân chủ. Bởi vì, khủng hoảng chính là những vấn đề thúc đẩy họ đến với các cơ sở xã hội hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ. Do đó, can thiệp khủng hoảng phù hợp với mọi công việc của Công tác xã hội. Naomi Golan đưa ra một số đánh giá về lý thuyết can thiệp khủng hoảng như sau: - Mọi cá nhân, nhóm, tổ chức đều có những khủng hoảng. Những sự kiện bất ngờ, nguy hiểm hoặc một loạt những vấn đề khó khăn là nguyên nhân khiến cho khủng hoảng bắt đầu. - Những sự kiện đó cũng có thể đã được đoán định trước. Ví dụ: giai đoạn thành niên, hôn nhân, chuyển nhà, ly hôn… Cũng có thể là sự kiện hoàn toàn bất ngờ, không biết trước: cái chết, thiên tai, bệnh tật… Những tổn thương xuất hiện khi những sự kiện đó khiến cho cá nhân rơi vào trạng thái mất cân bằng. - Khi cá nhân rơi vào trạng thái này, họ thường cố gắng tìm cách giải quyết các vấn đề này. Nếu những cách này thất bại, họ cần phải tìm những cách giải quyết mới. Căng thẳng và áp lực xuất hiện khi họ từng gặp phải thất bại. - Các nhân tố thúc đẩy không phải là khủng hoảng, nó chỉ là một điểm trong chuỗi vấn đề mà thôi. Mối gắn kết đối với vấn đề này thường là xúc cảm đa dạng được gắn với những sự kiện nhỏ bé một cách rõ ràng. 4 - Những sự kiện tạo áp lực được xem xét theo 3 cách thức. Mỗi cách có một hình thức xem xét, giải quyết khác nhau. - Các vấn đề trong quá khứ càng được giải quyết thành công bao nhiêu, những chiến lược giải quyết sẽ càng đa dạng bấy nhiêu. Từ đó, trạng thái khủng hoảng sẽ ít hiện ra hơn. Việc giải quyết vấn đề thất bại trong quá khứ cũng dẫn đến các cá nhân rơi vào khủng hoảng chủ động, điều này thường khó thoát khỏi hơn. - Mọi khủng hoảng đều đạt được giải pháp trong khoảng thời gian từ 6 cho đến 8 tuần. - Các cá nhân trong khủng hoảng thường cở mở trong việc cân trợ giúp. Trong việc “tái hòa nhập” sau khủng hoảng chủ động, các cá nhân bắt đầu thiết lập những cách thức học hỏi mới trong việc giải quyết vấn đề. Vì thế học hỏi cách giải quyết vấn đề hiệu quả trong quá trình khủng hoảng, cũng tăng cường khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai. 1. 5 Những mô hình trị liệu cụ thể Mô hình can thiệp khủng hoảng theo Robert (1991) Theo Robert, can thiệp khủng hoảng bao gồm những nội dung sau đây: - Thiết lập cơ chế xử lý tình huống mới như là một phần các năng lực mà thân chủ có được. - Công tác xã hội được tiến hành thông qua cảm nhận và kinh nghiệm về vấn đề cần giải quyết cho một sự thay đổi lâu dài có thể thực hiện được. - Huy động các nguồn lực hỗ trợ - Giảm bớt những tác động không mong muốn hay những xúc động ảnh hưởng liên tục - Tư duy thông qua các sự kiện và diễn biến sau đó để lồng ghép chúng vào mô tả đời sống của cá nhân thân chủ. Khi thực hiện can thiệp, người ta chia ra làm 7 giai đoạn: - Tiếp cận đối tượng với tình trạng khủng hoảng. Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá khủng hoảng. 5 - Thiết lập tiếp cận và nhanh chóng thiết lập quan hệ với thân chủ thông qua các hình thức giao tiếp phù hợp. - Xác định các vấn đề chính và yếu tố kích động gây nên khủng hoảng - Giải quyết với những xúc cảm tiêu cực và đưa ra hình thức trợ giúp phù hợp. - Gợi mở và khai thác những khả năng xử lý, khám phá những sự lựa chọn hiện có. - Hình thành và phát triển một kế hoạch hành động khả thi để giải quyết vấn đề của thân chủ. - Thiết lập cách theo dõi đánh giá và đồng thuận thực hiện. Đồng thời cung cấp những hỗ trợ cần thiết tiếp theo. Mô hình can thiệp khủng hoảng của Jame và Galliland Lý thuyết này được Jame và Galliland phân ra 3 loại mô hình can thiệp khủng hoảng như sau: - Mô hình thăng bằng cho rằng con người khi có vấn đề thường mất sự thăng bằng tâm lý và cần phải trở về trạng thái ổn định; trong trạng thái này người ta có khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề của cuộc đời mình. - Mô hình nhận thức cho rằng con người khi có vấn đề thường nhìn nhận một cách sai lệch các sự kiện quanh khủng hoảng. Hay nói cách khác dẫn đến tư duy méo mó. - Mô hình quá độ tâm lý xã hội cho rằng con người có vấn đề là khi họ phải kinh qua các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời; khi người ta phải vượt qua những thay đổi tâm lý hay xã hội cũng được coi là người ta trải qua một chặng phát triển của cuộc đời. Khi thực hiện can thiệp người ta chia ra làm 7 giai đoạn: 1. Nghe và xác định vấn đề. Nhân viên xã hội cần lắng nghe thân chủ nói về tình trạng của họ, để có thể xác định chính xác vấn đề gây khủng hoảng của họ ở đây là gì. Bởi thường khi thân chủ trong trạng thái khủng hoảng, họ có thể trình bày một cách lộn xộn, xem lẫn những cảm xúc rối loạn. Nếu không lắng nghe và phân tích, Nhân viên xã hội khó có thể nhận định được vấn đề mấu chốt trong câu chuyện của thân chủ là gì. Việc xác định đúng hay sai vấn đề, sẽ ảnh hưởng đến cả tiến trình can thiệp sau đó. 6 2. Nghe và bảo đảm sự an toàn của thân chủ. Sự an toàn được nói đến ở đây là việc Nhân viên xã hội mang lại cho thân chủ cảm giác yên tâm, sự an toàn khi thân chủ nói về vấn đề của họ và bộc lộ cảm xúc của mình. Một trong những nguyên tắc tạo nên sự yên tâm cho thân chủ là họ được Nhân viên xã hội hoàn toàn giữ bí mật về mình; đồng thời họ được lắng nghe, thấu cảm và không bị phán xét. Chính những điều đó tạo cho thân chủ sự an toàn. Điều này rất quan trọng đến tiến trình can thiệp khủng hoảng. 3. Nghe và mang lại cho thân chủ sự hỗ trợ. Nhân viên xã hội không chỉ nghe và biểu hiện sự thấu cảm đơn thuần, mà chúng ta cần cho thân chủ biết rằng: họ sẽ được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng hiện tại. 4. Đánh giá vấn đề của thân chủ. Cụ thể: tình trạng hiện tại của thân chủ? Mức độ khủng hoảng? Những nguyên nhân nào là quan trọng, nghiêm trọng nhất? Đánh giá những mặt mạnh – yếu; nguồn lực có thể huy động vào tiến trình can thiệp đối với thân chủ. 5. Hành động xem xét các khả năng giải quyết vấn đề. Cùng thân chủ đưa ra các giải pháp dựa trên những mục tiêu được xếp hạng ưu tiên. 6. Hành động xây dựng kế hoạch can thiệp. Trong đó cần xác định rất cụ thể các giải pháp, kỹ thuật, các mục tiêu và nguồn lực có thể huy động tham gia. Kế hoạch được xây dựng dựa trên sự thảo luận giữa Nhân viên xã hội và thân chủ. 7. Hành động để có được sự cam kết. Sau khi kế hoạch can thiệp khủng hoảng cho thân chủ đã được thiết lập. Hai bên cần có những cam kết thực hiện để đảm bảo thân chủ tham gia tích cực vào tiến trình can thiệp đó. Việc thành công hay thất bại của tiến trình này phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của thân chủ. Trong quá trình triển khai, Nhân viên xã hội và thân chủ sẽ thường xuyên lượng giá lại hoạt động và kết quả để có những điều chỉnh cho phù hợp. Mô hình can thiệp khủng hoảng của Goland Golan chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn bắt đầu: Mô hình (cuộc phỏng vấn lần đầu) - Nhấn mạnh đến trạng thái khủng hoảng: Nhấn mạnh đến những vấn đề “ở đây và bây giờ”. Nhân viên xã hội giúp cho thân chủ bày tỏ những phản ứng về xúc cảm, như việc làm giảm những xúc cảm, khám phá những sự kiện mạo hiểm, tìm những hình thức và 7 các hệ quả của trạng thái dễ bị tổn thương. Tiếp cận với những sự cản trở do trạng thái khủng hoảng tạo nên. - Lượng giá: Trạng thái ra quyết định, đánh giá về các tình huống và các vấn đề ưu tiên, kiểm tra những ưu thế của thân chủ khi quyết định những vấn đề chính. - Hợp đồng: Xác định những mục đích, nhiệm vụ cho cả Nhân viên xã hội và thân chủ. Giai đoạn giữa: Thực hiện (Cuộc phỏng vấn từ thứ 1 đến thứ 6) - Thu thập dữ liệu: Thu thập những dữ liệu bị mất. Kiểm tra những vấn đề không liên kết với nhau, lựa chọn những chủ đề chính: sự mất mát, lo âu, thách thức. - Thay đổi hành vi: Kiểm tra cơ chế đối mặt vấn đề của thân chủ trong khía cạnh về các vấn đề. Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn có thể thực hiện được. Thiết lập những nhiệm vụ chính, cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ trong tư duy. Giai đoạn kết thúc: Kết thúc (các cuộc phỏng vấn từ thứ 7, 8 nếu cần thiết) - Ra quyết định kết thúc: Kiểm tra các giai đoạn từ khi đề cập và nhắc nhở thân chủ. Giả định những không gian cho việc găp gỡ thân chủ và kết thúc việc giải quyết những cản trở, hạn chế đến giai đoạn kết thúc. - Xem xét tiến trình: tóm tắt tiến trình, xem xét các chủ đề chính, nhắc nhở lại những nhiệm vụ tổng quát, các mục đích cần đạt được, những biến đổi và những công việc chưa hoàn thiện. - Kế hoạch trong tương lai: Bàn luận về các vấn đề hiện tại, thảo luận những vấn đề trong tương lai, giúp các thân chủ cảm nhận được tiến trình đó cần kết thúc; giúp thân chủ cảm nhận được điều tốt đẹp khi quay lại thực hiện những vấn đề khác. - Các bước trong can thiệp khủng hoảng và tiến trình Công tác xã hội cá nhân có sự tương xứng với nhau. Nhân viên xã hội hoàn toàn có thể áp dụng hai tiến trình này một cách hợp lý mà không hề có sự chồng chéo hay mâu thuẫn. 1.6 Các nhóm xã hội thường sử dụng mô hình can thiệp khủng hoảng để trị liệu. Khủng hoảng có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào thậm chí không chỉ các cá nhân bị khủng hoảng mà các tổ chức hay cộng đồng cũng gặp phải vấn đề này. Vì vậy có rất 8 nhiều mô hình can thiệp đã ra đời để giải quyết khủng hoảng. Và các nhóm xã hội thường sử dụng mô hình can thiệp để trị liệu bao gồm: - Nhóm trẻ em bị ngược đãi: Trong xã hội hiện nay trẻ em bị ngược đãi rất nhiều. Hầu hết những em này không dám chia sẻ với người thân, kể cả bố mẹ. Việc mang theo nỗi mặc cảm bị ngược đãi , nhiều em đã bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, dễ dẫn đến hành vi tiêu cực, thậm chí là tự tử. - Nhóm trẻ em bị lạm dụng tình dục: Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy việc trẻ em bị lạm dung tình dục sẽ để lại hậu quả nặng nề. Về thể chất: tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục, nhất là sau khi bị xâm hại tình dục trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn, nhiều trẻ em bị mắc các bệnh xã hội, bệnh lấy truyền HIV/AIDS thậm chí mang thai ngoài ý muốn. Về tinh thần: có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lí( bất an, giật mình, luôn tưởng tượng ra mình bị xâm hại…). - Nhóm trẻ em lang thang: Nhóm trẻ này rất có nhu cầu được yêu thương đùm bọc, tự khẳng định mình, muốn được an toàn khi chúng phải ở gầm cầu, ngủ ngoài sương gió. Trẻ em lang thang có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi chúng kiếm sống hay trong quá trình sinh hoạt( ăn, ngủ..) - Cá nhân vừa có người thân qua đời: Khi người thân qua đời thì cá nhân chịu cú sốc rất nặng nề: đau buồn, hay nghĩ đến việc theo người đã chết thậm chí còn không chấp nhận việc ra đi của người thân và dẫn đến khủng hoảng. - Cộng đồng gặp phải những bức xúc liên quan đến tranh chấp, bất đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các đối tượng xã hội cần được can thiệp để trị liệu khủng hoảng. Bởi vậy việc ra đời các mô hình can thiệp khủng hoảng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các thân chủ trở lại cuộc sống bình thường để họ có thể thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan