Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học 26 câu hỏi có đáp án ôn tập môn nguyên lý 1 chủ nghĩa mác lênin...

Tài liệu 26 câu hỏi có đáp án ôn tập môn nguyên lý 1 chủ nghĩa mác lênin

.DOCX
12
3191
93

Mô tả:

Đề cương ôn tập môn Triết 1 - Chủ Nghĩa Mác - Lê nin
TỚ CHỈ LÀM THẾ THUI.CÓ GÌ THIẾU THÌ BỔ SUNG THÊM VÀO NHÉ//// Câu 1:Phân tích điều kiện ,tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác.Vì sao có thể nới sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu lịch sử? Điều kiện kinh tế xã hội:Chủ nghĩa mác ra đời vào những năm 40 củ thế kỉ XIX.Là thời kì mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Tây Âu trên nền tảng của các cuộc cách mạng công nghiệp ,thực hiện trước tiên ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII. Nó đánh dấu bước biến chuyển từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.Làm thay đổi cục diện xã hội,đánh dấu sự hình thanh và phát triển của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mạng tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và bùng nổ hàng loạt các cuộc dấu tranh như:pt Hiến Chương (Anh0,KN công nhân ở Xilêdi (Đức),.. =>Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lí luận khoa học ,CN Mác ra đời sẽ đáp ứng đk yêu cầu khách quan đó. Tiền đề lí luận:Ba trào lưu tư tưởng xuất hiện vào thế kỉ thứ XIX +Triết học cổ điển Đức:(HêGhen & Phoiơbắc):Phê phán phương pháp siêu hình,xây dựng thành công phép biện chứng duy vật +Kinh tế học chính trị cổ điển Anh(Xmít & Ricácđô):Mở đầu cho lí luận về giá trị của lao động. + ChỦ nghĩa xã hội không tưởng:(Xanh Ximông;Phuriê &Ôoen):tinh thần nhân đạo ,xây dựng xã hội bình đẳng. Tiền đề khoa học tự nhiên:+Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng +Thuyết tế bào + Thuyết tiến hóa. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu lich sử là vì: +Triết học Mác đã kế thừa và có phê phán toàn bộ triết học trước như là triết học duy vật và phép biện chứng +Nó gắn liền với điều kiện khách quan của sự phát triển của kt-xh với các quy luật chuyển hóa. Câu 2:Vai trò của Các-Mác và Ăng-Ghen trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác? Vai trò của Các-Mác và Ăng-ghen trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác được diễn ra từ những năm 1842-1843 đến những năm 1847-1848;sau đó ,từ năm 1849 đến năm 1895 là quá trình phát triển sâu sắc và roan diện hơn. +Kế thừa có phê phán và cải tạo CNDV và Phép BC để xây dựng CNDVBC: -Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 -Gia đình thần thánh(1845) -Luận cương về phoiơbắc(1845) -Hệ tư tưởng Đức(1845-1846) - Sự khốn cùng của triết học(1847) và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản(1848) +Vận dụng CNDVBC để nghiên cứu luận giải sự vận động ,phát triển của lịch sử xã hội ,để sáng lập ra CNDVLS. +Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN Phát hiện quy luật giá trị thặng dư,củng cố quan điểm DV để lí giải sứ mệnh của giai cấp công nhân:-Bộ Tư Bản -Phê phán cương lĩnh gô -ta. =>Như vậy đối với các ông,Lí luận về CNXH từ những chỗ chỉ là những tư tưởng không tưởng đã trơ thành CNXH khoa học. Câu 3:Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa mác trong điều kiện lịch sử mới như thế nào? +Giai đoạn từ năm 1893-1907: tập trung chống phái duy túy. - Tác phẩm Những “người bạn dân “ là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ -xã hội ra sao? - Làm gì? - Hai sách lược của Đảng dân chủ và xã hội trong cách mạng dân chủ-xã hội. +Giai đoạn từ năm 1907-1917: Là thời kì diễn ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan cả nhiều nhà vật lí học. -Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. -Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. -Bút kí triết học. -Nhà nước và cách mạng. +Giai đoạn từ năm 1917-1924.Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra một thời đại mới. -Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản -Lại bàn về công đòan,về tình hình trước mắt và những sai lầm của các đồng chí Tơrốtxki và Bukharin. -Về chính sách kinh tế mới. -Bàn về thuế lương thực. Câu 4: Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học?Nội dung vấn đề cơ bản của triết học?Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học? -Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học,đặc biệt là triết học hiện đại ,là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại . -Nội dung:+Nó nảy sinh cùng với sự ra đời của triết học và tồn tại ở tất cả các trường phái triết học cho tới tận ngày nay. +Là tiêu chuẩn để xá đinh lập trường,thế giới quan cảu các nàh triết học cũng như học thuyết của họ. -Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học: +Thứ nhất ,giữa ý thức và vật chất :cái nào có trước,cái nào có sau?Cái nào quyết định cái nào? +Thứ hai,con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không. Câu 5:Phát biểu định nghĩa phạm trù vật chất của lênin,Phân tích nội dung cơ bản của định nghĩa. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của con người chép lại chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Nội dung:+ phân biệt Vật chất là một phạm trù triết học với các dạng vật chất thuộc ngành khoa học chuyên ngành khác. +Thuộc tính cơ bản nhất,phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan,tức là tồn tại độc lập với ý thức của con người. +Vật chất dưới dạng cụ thể của nó là cái có thể gậy nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.Vật chất là cái được ý thức phản ánh. Câu 6:Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức?Tại sao nói ,bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Khái niệm ý thức:Ý thức là sự phản ánh năng động ,sáng tạo thế giwosi khách quan vào bộ óc người;là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. +Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: gồm hai yếu tố cơ bản : -Bộ óc người:+ là tổ chức sống có cấu tạo tinh vi và phức tạp.Bộ óc càng hoàn thiện thì ý thức cuả con người càng sâu sắc và phong phú và ngược lại. -Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động sáng tạo:Thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan. +Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng:Phản ánh vật lí hóa học;Phản ánh sinh học;phản ánh tâm lí;Phản ánh năng động sáng tạo. +Nguồn gốc xã hội của ý thức: Lao động :Là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình:nó giúp con người có dáng đứng thẳng,giải phóng đôi tay,và biết sử dụng công cụ Ngôn ngữ:Là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.Không có ngôn ngữ ,ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là vì: +Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan.Bị thế giới khách quan ,bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức.Nhung nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà đã bị cải biến thông qua một lăng kính chủ quan(Tâm tư,tình cảm,nguyện vọng,kinh nghiệm,..) Ví dụ :Cái cây bên ngoài và cái cây do con người nhận thức;cái cây trong nhận thức phụ thuộc vào khả năng của mỗi bộ óc người. Câu 7:Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng? +Vai trò của vật chất đối với ý thức: Vật chất có trước,ý thức có sau,vật chất là nguồn gốc của ý thức,quyết định ý thức. Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. Vật chất là nơi hình thành các công cụ và phương tiện giúp con người nhận thức thế giới tốt hơn. +Vai trò của ý thức đối với vật chất: Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người.Giúp con người hiều được bản chất,quy luật vận động ,sự phát triển của sự vật hiện tượng . Ys thức có thểm tác động trở lại vật chất theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.Như vậy ý thức có thể quyết đinh được hành động của con người. Câu 8: phân tích nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển? Ýnghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. +Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định ,sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật ,hiện tượng ,hay giữa các mặt,các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật ,hiện tượng của thế giới. Nội dung: -Tính khách quan của các mối liên hệ :sự quy định tác động và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng là cái vốn có của nó không phụ thuộc và tồn tại độc lập vào ý chí của con người. -Tính phổ biến của các mối liên hệ:Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,hơn nữa nó là hệ thống mở ,tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác,tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. -Tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ:Mối liên hệ bên trong bên ngoài,chủ yếu và thứ yếu,trực tiếp và gián tiếp,.. Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến: +Quan điểm toàn diện ::Khi xem xét một sự vật hiện tượng phải xem xét cả mối liên hệ giữa chúng với sự vật hiện tượng khác,đồng thời bác bo quan điểm phiến diện siêu hình. +Quan điểm lịch sử cụ thể:Cần phải xem xét đến những tính chất đặc thù trong cả quá trình phát triển . -Nguyên lí về sự phát triển: Siêu hình:Phát triển chỉ là sự tăng ,giảm thuần túy về lượng chứ không có sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.Xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục không trải qua quanh co phức tạp. PBC:Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật ,hiện tượng theo khuynh hướng đi lên :Từ trình độ thấp đến trình độ cao ,từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nội dung: +Tính khách quan của sự phát triển:Không phụ thuộc vào ý thức của con người. +Tính phổ biến của sự phát triển:Diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống tự nhiên và xã hội.Trtong tất cả mọi sự vật hiện tượng. +Tính đa dạng và phong phú:Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật ,hiện tượng.Nhưng quá trình phát triển của chúng lại không giống nhau và chịu sự tác ddoognj của nhiều yếu tố. Ý nghĩa:+Trong nhận thức và thực tiễn cần có quan ddiemr phát triển +Khắc phục tư tưởng bảo thủ,trì trệ,định kiến. Câu 9:Phân tích quan niệm của triết học Mác –Leenin về mối quan hệ biện chứng giữa các riêng và cái chung. Ý nghiac phương pháp luận. Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật,một hiện tượng ,một quá trình nhất định Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt ,những thuộc tính ,nhứng yếu tố,những quan hệ ,..lặp đi lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng. Nội dung:+Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thể hiện thông qua cái riêng + Cái chung không tồn tại biệt lập tách rời cái riêng +Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung.Không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung +Cái riêng là cái toàn bộ,phong phú,đa dạng hơn cái chung. +Cai chung là cái bộ phận sâu sắc,bản chất hơn cái riêng. +Cai riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất +Cái chung biều hiện tính quy luật ,phổ biến của nhiều cái riêng. Lê nin:”Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung.Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thông qua cái riêng.Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận,một khía cạnh của cái riêng…” Ý nghĩa:+Khái quát cái chung từ những cái riêng. +Muốn tìm cái chung bao giờ cũng phải bắt đầu từ cái riêng. +Vận dụng cái chung cần phải xét đến cái đặc thù. Cau 10:Phân tích mối quan hệ biện chúng giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ nhân quả? Phạm trù nguyên nhân dùng đẻ chỉ sự tác động lẫn nhau giwuax các mặt trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau,từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân gây ra. Nội dung:+Là mối quan hệ khách quan ,bao hàm ,tất yếu:Không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân. +Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.Kết quả luôn có sau nguyên nhân. +Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân. Ý nghĩa:+Muốn hiện tượng nào xuất hiện thì phải tạo cho nó các nguyên nhân tồn tại +Muốn hiện tượng nào mất đi thì phải làm mất các nguyên nhân tồn tại của nó +Cần tôn trọng tính khách quan của mối quan hệ nhân quả. +Trong hoạt động thực tiễn cần khai thác kết quả đạt được để thúc đẩy nguyên n hân theo hướng tích cực. Câu 11:Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. ý nghĩa của mối quan hệ này? Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tát cả những mặt,những mối liên hệ tất nhiên,tương đối ổn định ở bên trong,quy định sự vận động ,phát triển của sự vật hiện tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biều hiện ra bên ngoài của những mặt ,những mối liên hệ đó,trong nhũng điều kiện xác định. Nội dung: +Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: -Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng -Hiện tượng bao giờ cũng là sự cũng là sự biểu hiện của bản chất nhất định. -Không có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng,cũng như không có hiện tượng lại không biều hiện của một bản chất nào đó. -Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. -Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. +Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: -Bản chất là cái chung,cái tất yếu -Hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng -Bản chất là cái bên trong -Hiện tượng là cái bên ngoài -Bản chất là cái tương đối ổn định -Hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Ý nghĩa: +Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biều hiện qua hiện tượng. +Trong họt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động phù hợp.Chứ không căn cứ vào hiện tượng. Câu 12:Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật ,hiện tượng;là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với sự vật hiện tượng. Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng về các phương diện:số lượng các yếu tố cấu thành,quy mô của sự tồn tại,tốc độ,nhịp điệu của các quá trình vận động,phát triển của sự vật hiện tượng. Nội dung: +Lượng và chất có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. +ở một giới hạn nhất định ,sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất gọi là độ +Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những thay đổi về chất.Giới hạn đó gọi là điểm nút. +Phạm trù chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên được gọi là bước nhảy. Ý nghĩa:+Con người phải biết tích lũy về lượng=>sự thay đổi về chất theo quy luật +khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh +biết vận dụng tính linh hoạt của bước nhảy. Câu 13:Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Khái niệm mâu thuẫn:Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất,đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt những thuộc tính ,những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện ,tiền đề tồn tại của nhau. Mâu thuẫn có tính khách quan,tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. Nội dung quy luật: Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập:dùng để chỉ sự liên hệ,rang buộc không tách rời nhau,quy định lẫn nhau của các mặt đối lập,mặt này lấy mặt kia để làm tiền đề để tồn tại. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại ,bài trừ ,phủ định nhau của các mặt đối lập. Trong sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.Sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối,còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối. Trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh,đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Câu 14: nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định? Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Sự phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của nó. Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện,tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật ,hiện tượng. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là : Tính khách quan và tính kế thừa. Mỗi chu kì phát triển của sự vật hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định. Sau lần phủ định 1;Thì cái mới ra đời,chứa đựng nhân tố dẫn đến phủ định 2 Sau lần phủ định 2 :Xuất hiện cái mới có những đặc điểm giống với cái ban đầu nhưng ở một mức cao hơn. Ví dụ:Trứng-tằm-nhộng-ngài –trứng. -Khuynh hướng của sự phát triển theo một vòng xoáy ốc quanh co và phức tạp. Ys nghĩa:-có nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật -khi phủ định phải đảm bảo tính kế thừa ,có phê phán khắc phục - khắc phục bệnh giáo điều bảo thủ. Câu 15:Thực tiễn là gì?Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là: - Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở là động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí,kiểm tra tính chân lí của quá trình nhận thức. +Hoạt động của con người đặt ra nhu cầu ,nhiệm vụ ,phương hướng nhận thức +Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan buộc thế giới khách quan bộc lộ cho con người nhận thức. +thông qua hoạt động thực tiễn con người biến đổi bản thân và nâng cao trí tuệ. Câu 16:Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức: Trong tác phẩm bút kí triết học lê nin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lí: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí,của sựu nhận thức thực tại khách quan.” Trực quan sinh động: +Cảm giác:là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức.Nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Và là cơ sở hình thành nên tri giác. +Tri giác: là sự tổng hợp của nhiều cảm giác +Biểu tượng:Là sự tái hiện hình ảnh về sự vật hiện tượng thông qua trí nhớ.Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Tư duy trừu tượng: +Khái niệm :Là hình thức cơ bản nhất của nhận thức lí tính,là kết quả của sự khái quát ,tổng hợp biện chứng các đặc điểm các thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật hiện tượng. +Phán đoán:là hình thức cơ bản của nhận thức lí tính được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm. +Suy lí: Là hình thức cơ bản của nhận thức lí tính,được hìn thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật,hiện tượng. Ví dụ :Nếu liên kết phán đoán: Kim loại dẫn điện Đồng là kim loại =>Đồng dẫn điện. Câu 17:Sản xuất vật chất là gì?Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại của xã hội? Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng lao động tác động vào giới tự nhiên ,cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên ,nhằm thỏa mãn các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Vai trò của sản xuất vật chất: -Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội.Moij người trong xã hội đều có nhu cầu ăn,mặc ở,..muốn vậy thì phải sản xuất.Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. -Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành tất cả các quan hệ xã hội khác như :Chính trị ,Pháp lí,Đạo đức,.. -Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. -Sản xuất vật chất còn thúc đẩy cho xã hội phải tìm ra cách thức sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. Câu 18:Phương thức sản xuất là gì?Tại sao đây là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội? Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở nhũng giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của xã hội là vì: -Mỗi xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định đều có những phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng.Chính vì vậy mà phương thức sản xuất phải phù hợp với thời kì nhất định.Đây là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của xã hội. -Nếu nắm bắt được phương thức sản xuất thì xã hội xẽ nhanh chóng phát triển và phù hợp với thời đại.Nếu mà phương thức sản xuất lạc hậu không phù hợp thì xã hội đó sẽ nhanh chóng sụp đổ và biến mất. -Mỗi phương thức sản xuất thì gồm hai phương diện là kĩ thuật và kinh tế.Mà hai phương diện này lại là nhân tố dẫn đến sự tồn tại của xã hội. Câu 19:Lực lượng sản xuất là gì?Cấu trúc của lực lượng sản xuất? Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn ,phát triển của con người. Cấu trúc của lực lượng sản xuất: +Người lao động :có kinh nghiệm ,kỹ năng và tri thức và giữ vị trí hàng đầu +Tư liệu sản xuất:-Tư liệu lao động:Có công cụ lao động và những phương tiện lao động khác,phục vụ trong quá trình sản xuất như những phương tiện vận chuyển ,bảo quản sản phẩm. -Đối tượng lao động:Là những vật có sẵn trong tự nhiên và cả những vật do con người tạo ra và được con người sử dụng trong quá trình sản xuất. Câu 20:Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?Liên hệ thực tiễn Việt Nam?. Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giưới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn ,phát triển của con người. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất:Quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất;Quan hệ trong tổ chức –quản lí quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối qus nhệ thống nhất biện chứng ,trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại lực lượng sản xuất. +Theo tính tất yếu khách quan thì QHSX phải phụ thuộc vào LLSX:Vì QHSX chỉ là hình thức kinh tế -xã hội của quá trình sản xuất,còn LLSX là nội dung vật chất kĩ thuật của quá trình sản xuất đó.YTuy nhiên chúng có thể tác động trở lại nhau theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Sự phù hợp của QHSX với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng để phát triển. Liên hệ việt Nam:Trước khi muốn đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì muốn đạt được thành công nhất thiết phải có tiềm lực về con người và kinh tế.Trong đó LLSX là một yếu tố rất quan trọng.Ngaoif ra phải đảm bảo sự phù hợp của QHSX với LLSX/ Câu 21:Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ?Liên hệ thực tiễn Việt Nam? Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội ,trong toàn bộ sự vận động của nó ,được tạo nên bởi :quan hệ sản xuất thống trị+Quan hệ sản xuất tàn dư+Quan hệ sản xuất mới. Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng ,được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. -Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: +Một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. +Nhũng biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng. +Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng . +Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị -xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội. +Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội ,đồng thời cũng là giai cấp nắm giữ được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng -Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng: +Nhà nước là yếu tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội. +Sự tác động của cơ sở hạ tầng đối với cơ sơ hạ tầng có thể diễn ra theo hai xu hướng tích cực hoặc tiêu cực.Và điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển của kinh tế. -Tuy nhiên ,sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra theo với những xu hướng khác nhau ,mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó vẫn không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng của xã hội;cơ sờ hạ tầng vẫn tự mở đường cho nó đi theo tính tất yếu kinh tế của nó. Liên hệ thực tiễn Việt Nam Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là có sự thống nhất ở mức độ nhất định về mặt lợi ích, nhưng nó cũng tồn tại những mâu thuẫn nhất định. Tương ứng với những mâu thuẫn là sự không đồng nhất về bản chất kinh tế do sự tác động của nhiều hệ thống qui luật kinh tế. Đó là hệ thống các qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa phát sinh trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, hệ thống các qui luật kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và các qui luật kinh tề tư bản chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần thì sự quản lý của nhà nước không chỉ bó hẹp trong trong kinh tế quốc doanh mà phải bao quát tất cả các thành phần kinh tế khác, nhằm từng bước xã hội hóa xã hội chủ nghĩa với tất cả các thành phần kinh tế khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Trong đó, kinh tế quốc doanh bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể phải thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ, kinh tế tư nhân và gia đình có khả năng phát huy được mọi tiềm năng kinh tế góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của xã hội. Xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, v.v... Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, đội tiền phong của nó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bảo đảm cho nhân dân ta là người chủ thật sự của xã hội. Toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về xã hội thuộc về nhân dân, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội trong cuộc phát triển kinh tế và văn hóa phục vụ ngày càng cao của đời sống nhân dân. Các tổ chức, thiết chế xã hội, các lực lượng xã hội tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đều hướng về mục tiêu chung làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Câu 22:Tồn tại xã hội là gì?Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội ,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm : +Phương thức sản xuất vật chất ,các yếu tố thuộc về hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh địa lí và dân cư.Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội,trong đó phương thức sản xuất vật chất la yếu tố cơ bản nhất. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội là: +Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội ;nội dung của ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội.Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế đó. + Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào nó:ở những thời kì lịch sử khác nhau ,đời sống vật chất xã hội khác nhau thì ý thức xã hội cũng khác nhau. +Tồn tại xã hội quyết định sự thay đổi của ý thức xã hội:Phương thức sản xuất thay đổi thì ý thức xã hội sẽ thay đổi. Câu 23:Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội .Liên hệ thực tiễn Việt Nam? Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. + ý thức xã hội thường tồn tại lạc hậu so với tồn tại xã hội: -Ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh tồn tại xã hội nên luôn biến đổi khi tồn tại xã hội biến đổi. (Ví dụ : ý thức tư tưởng phong kiến ,phản ánh xã hội phong kiến ,nhung khi xã hội phong kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa kịp thay đổi như ép duyên,trọng nam khinh nữ,gia trưởng…) -Ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài ,chậm thay đổi do thói quen ,truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. - ý thức xã hội luôn gắn liền với với lợi ích của những nhóm những tập đoàn người ,nhũng giai cấp nhất định trong xã hội.Vì vậy những tư tưởng cũ thường được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá. +ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Ví dụ:Hồ Chí Minh lớn nên trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong chiến tranh và loạn lạc.Và người đã có ý thức để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. +ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự nghiệp phát triển của nó: Ví dụ:Lấy dân làm gốc; Khó trăm lần không dân cũng chịu Dễ vạn lần dân liệu cũng xong. +Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng. +Ý thức xã hội cơ thể tác động trở lại tồn tại xã hội. Thực tiễn Việt Nam:Phải phát huy được nhũng tiến bộ xã hội đồng thời làm hạn chế được nhũng tiêu cực lạc hậu vẫn đang còn tồn tại.đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Thấy được tầm quan trọng của ý thức xã hội,đặc biệt là ý thức xã hội mới ,phải chú ý đến giáo dục ý thức xã hội mới để định huopwngs cho nhận thức của con người. Câu 24:Vì sao nói :Sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên? Phạm trù Hình thái kinh tế xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định ,với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Giải thích: Lịch sử phát triển tự nhiên của xã hội trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao,tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái kinh tế xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Các quy luật khách quan như: Quy luật và sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Quy luật cơ sở hạ tầng phải phù hợp với kiến trúc thượng tầng. Các quy luật xã hội khác như :Đấu tranh giai cấp ,.. Câu 25:Tại sao nói:Đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp?Cách mạng xã hội và vai trò của cách mạng xã hội? Giai cấp là nhũng tập đoàn người ,mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác ,do các tập đoàn này có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế nhất định . Đâu tranh giai cấp là khái niệm dùng để chỉ sự đấu tranh của quần chúng nhân dân bị tước hết quyền ,bị áp bức về lao động ,chống bọn có đặc quyền đặc lợi ,bọn áp bức và bọn ăn bám.Cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Giải thích: -Kết quả của sự đấu tranh giai cấp đều dẫn đến sự ra đời của một phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội -Đấu twranh giai cấp là phương thức cơ bản để giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. _Thông qua đấu tranh giai cấp mà lực lượng cách mạng ,lực lượng tiến bộ được trưởng thành. -Thông qua đấu tranh giai cấp mà các lĩnh vực văn, hóa nghệ ,tư tưởng,…được phát triển. Cách mạng xã hội: Nghĩa rộng:cách mạng xã hội là sự biến đổi có bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội ,là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế -xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.\ Nghĩa hẹp:Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng. -Cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà nó là bước phát triển nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực. Nguyên nhân của cách mạng xã hội: +có nhiều nguyên nhân chính trị ,văn hóa,..nhưng chue yếu vẫn là nguyên nhân về kinh tế\ Vai trò của cách mạng xã hội:cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức ,động lực của sự phát triển của xã hội. +Cách mạng xã hội dược coi là đầu tàu của lịch sử vì nó là sự biến chuyển vĩ đại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội +Chỉ có cách mạng xã hội mới có thể thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới,tiến bộ,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Câu 26:Phân tích nội dung quan điểm về con người của triết học mác lê nin? Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính của xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội -Bản tính tự nhiên của con người: +Con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. +Con người là một bộ phận của giới tự nhiên đồng thời giới tự nhiên cũng là một thân thể vô cơ của con người. Do đó những biến đổi của giới tự nhiên sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại và phát triển của con người.Và con người cũng luôn luôn tác động đến giới tự nhiên và làm môi trường bị ít nhiều thay đổi.=>Mối quan hệ biện chứng giữa con người và các tồn tại khác của giới tự nhiên. -Bản tính xã hội của con người: +Nhân tố cơ bản nhất là lao động.Nhờ lao động mà con người có thể tiến hóa và phát triển thành người. +Sự tồn tại của loài người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.Xã hội biến đổi thì con người cũng thay đổi tương ứng.Và sự phát triển của mỗi cá nhân lại là điều kiện cho sự phát triển của xã hội. -Bản chất của con người: Luận cương về phoi ơ bắc: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của các nhân riệng biệt .Trong tính hiện thực của nó,bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan