Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học phuongphapnghiencuuxahoihoc...

Tài liệu phuongphapnghiencuuxahoihoc

.DOCX
433
293
52

Mô tả:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Tác giả: PHẠM VĂN QUYẾT – TS. NGUYỄN QUÝ THANH LỜI NÓI ĐẦU Mặc dù mới ra đời và được khẳng định ở nước ta khoảng hơn chục năm lại đây, song xã hội học đã chứng tỏ được vị trí của mình trong quá trình nhận thức xã hội, cũng như đã thể hiện được vai trò của mình cho việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội. Xã hội học đã góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà Đảng đã chỉ ra. Là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình nhận thức xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học giúp cho khả năng nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn các quá trình, các hiện tượng của thực tế xã hội. Cũng như bản thân khoa học xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học, tuy còn mới mẻ nhưng đã nhanh chóng trở thành một bộ phận tri thức quan trọng của xã hội học và là sự cần thiết, sự quan tâm không chỉ của các giáo viên, sinh viên chuyên ngành hay không chuyên ngành xã hội học, mà còn của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực quản lý xã hội, tổ chức sản xuất, kinh doanh v.v… và nói chung của tất cả những ai muốn hiểu biết về “Nghề xã hội học”. Cuốn sách “Phương pháp nghiên cứu xã hội học” là kết quả được rút ra từ quá trình tìm tòi, giảng dạy hàng chục năm qua của chúng tôi cho sinh viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và cho cán bộ, sinh viên ở nhiều cơ quan, trường đại học khác. Qua cuốn sách chúng tôi muốn giới thiệu những nét cơ bản về phương pháp luận nhận thức xã hội học, về cách thiết kế một nghiên cứu xã hội học, cũng như những quy tắc, những phương pháp, những cách thức, thủ tục cần thiết cho việc thực hiện một cuộc nghiên cứu xã hội học. Nội dung cuốn sách được chia thành 5 phần, trong đó giảng viên Phạm Văn Quyết biên soạn các phần I, II, IV và V; Tiến sỹ Nguyễn Quý Thanh biên soạn phần III. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ sự khích lệ, động viên kịp thời của rất nhiều tập thể và các cá nhân. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, Ban lãnh đạo khoa, các đồng nghiệp và sinh viên đã dành nhiều thời gian cho những ý kiến xác đáng và nói chung đã giúp chúng tôi nhiều mặt trong quá trình hoàn thành cuốn sách này. Xin cảm ơn GS. Phạm Tất Dong, PGS. Đặng Cảnh Khanh, PGS. Nguyễn An Lịch, PGS. Vũ Cao Đàm, ThS. Lê Thái Thị Băng Tâm, ThS. Hoàng Bá Thịnh, ThS. Nguyễn Thị Hà, ThS. Nguyễn Kim Hoa, ThS. Tống Văn Chung, Nguyễn Tuấn Anh và nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài Khoa. Nhân đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư Viện sỹ Stoyan Mthailov - người đã trực tiếp cho chúng tôi những bài giảng đầu tiền về phương pháp nghiên cứu xã hội học và chính từ những bài giảng ấy đã giúp hình thành ở chúng tôi những ý tưởng mới mẻ về nội dung của cuốn sách này. Lần đầu ra mắt bạn đọc, chắc chắn cuốn “Phương pháp nghiên cứu xã hội học” sẽ không tránh khỏi những hạn chế, những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những trao đổi, luận bàn của các nhà khoa học, của các đồng nghiệp và nói chung của tất cả những ai quan tâm đến “Nghề xã hội học” để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn và ngày càng trở nên hữu ích hơn cho bạn đọc. Các tác giả Phần 1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Chương 1. VỊ TRÍ CỦA NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TRONG NHẬN THỨC XÃ HỘI HỌC I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật vào thế kỷ XVIII - XIX đã tạo ra đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan cho sự ra đời của xã hội học - như một môn khoa học độc lập. Xã hội học ra đời trong giai đoạn này đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội là cần có một khoa học có khả năng phản ánh đúng, nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của thực tế xã hội. Xã hội học ra đời còn đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản - giai cấp thống trị xã hội khi đó là tìm ra một cách giải thích khoa học hơn, hợp lý hơn về thực tế xã hội, nhất là về sự xuất hiện của giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh của họ chống lại giai cấp bóc lột, cũng như sự hình thành của các giai cấp và các tập đoàn xã hội khác. Trong tác phẩm “triết học thực chứng” (The Fositive philosophy) Auguste Comte, lần đầu tiên đã chỉ ra xã hội học khác với các khoa học xã hội khác là có đối tượng và có mục tiêu nghiên cứu riêng. Xã hội học phải hướng tới tìm ra quy luật phản ánh mối quan hệ căn bản nhất của các sự vật và hiện tượng xã hội và có nhiệm vụ tìm ra quy luật tổ chức và biến đổi xã hội. Để tiếp cận với đối tượng của mình, xã hội học phải có phương pháp nghiên cứu riêng và theo A. Comte xã hội học phải sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng để làm sáng tỏ các quy luật của tổ chức và biến đổi xã hội. Thực chất, quan điểm của Comte chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của môn khoa học tự nhiên đang rất được quan tâm trong giai đoạn này là vật lý học. Điều đó có nghĩa là, cũng như vật lý học, xã hội học là môn khoa học phải được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm. Theo cách đó, lúc đầu A. Comte đã gọi xã hội học là vật lý học xã hội. A.Comte cho rằng, vật lý học xã hội khi nghiên cứu xã hội phải tiến hành thu thập thông tin, thu thập các bằng chứng thông qua quan sát để kiểm tra các giả thuyết, so sánh tổng hợp cứ liệu và xây dựng lý thuyết. Cũng như A.Comte, một số nhà xã hội học đương thời khác cũng có xu hướng xây dựng xã hội học dựa trên cơ sở của các khoa học tự nhiên như Herbert Spencer (1820 - 1903), Emile Durkheim (1858-1917). H. Spencer, trên cơ sở các lý thuyết của khoa học sinh học đương thời đã hướng tới so sánh xã hội với một cơ thể sống (ông gọi xã hội là siêu cơ thể) và giải thích sự phát triển của xã hội cũng tuân theo nguyên lý tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. H.Spencer, khi lý giải về phương pháp của xã hội học cũng đã chỉ ra rằng: khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt những khó khăn về phương pháp luận và những khó khăn đó bắt nguồn từ chính đặc thù đối tượng của xã hội học. E. Durkheim cho rằng xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về các sự kiện xã hội, song các sự kiện xã hội cần phải được xem xét như các sự vật. Điều đó có nghĩa để giải thích được thực tế xã hội cần phải có cách tiếp cận đúng đắn, phải có phương pháp xem xét khoa học và mang tính chính xác. Chính E.Durkheim, dựa trên các số liệu thống kê về tự sát đã viết lên tác phẩm “Tự sát” nổi tiếng. Một số nhà xã hội học nổi tiếng đương thời khác như K.Marx, Max Weber tuy không cùng điểm xuất phát (dựa trên khoa học tự nhiên) như A.Comte, H.Spencer, nhưng trong các tác phẩm của họ hay thông qua các tác phẩm của họ vấn đề về các phương pháp nghiên cứu của xã hội học cũng đã được nhắc đến và được sử dụng rất phổ biến. Tuy có những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học, về cách tiếp cận, song giữa các nhà xã hội học trong thời kỳ này đều ít nhiều có điểm chung là lý luận xã hội học phải là những kết luận được rút ra trên cơ sở các chứng cứ hợp lý, đúng đắn và các chứng cứ đó phải được thu thập từ thực tế xã hội, nghĩa là cần phải có các nghiên cứu thực nghiệm. Nhận thức được sự cần thiết của phương pháp nghiên cứu xã hội học đối với nghiên cứu thực nghiệm trong xã hội học, song các nhà xã hội học ở thế kỷ XIX rất ít quan tâm đến việc chỉ ra các bước, các thủ tục, các quy trình cụ thể cho toàn bộ quá trình nhận thức trong nghiên cứu xã hội học. Vấn đề này chỉ được xem xét một cách đầy đủ từ đầu thế kỷ XX lại đây. Theo một số tác giả sự thể hiện đầu tiên của toàn bộ vấn đề được thể hiện khá rõ trong cuốn sách của Thomas và Znaniecki: “Những người nông dân Ba Lan ở châu Âu và ở Mỹ” (Boston, 1918-1921) và sách của Park và Burgess: “Dẫn luận trong khoa học xã hội học” (Chicago,1921). Trong khi 5 tập sách của Thomas và Znaniecki đã đưa ra được cơ sở phương pháp luận chung nhất, thì cuốn sách của Park và Burgess lần đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống với mục đích nghiên cứu toàn bộ các khái niệm cơ bản, các nguyên tắc, các đặc tính của các cuộc nghiên cứu trong xã hội học. Việc bao trùm dần dần lên các vấn đề cũng như những cố gắng để trình bày toàn bộ lý luận về các nghiên cứu xã hội học trong các ấn phẩm ở phương Tây không phải một cách ngẫu nhiên được gắn liền với sự phát triển của khuynh hướng thực nghiệm trong xã hội học. Cơ sở cần thiết cho việc phân tích và trình bày đó là việc thực hiện một cách có hệ thống và rất phổ biến các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm ở Mỹ và các nước phương Tây ở đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Điều này cũng lý giải tại sao ở Mỹ và các nước phương Tây các công trình về các phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm lại được xuất hiện một cách phong phú và đa dạng như vậy (nhất là từ những năm 30 lại đây). Các công trình này bao gồm cả việc phân tích những vấn đề riêng biệt cũng như những cố gắng để trình bày toàn bộ các khía cạnh của quá trình nhận thức thực nghiệm trong xã hội học. Những công trình, những tác phẩm được xuất bản ở phương Tây về các vấn đề của nghiên cứu xã hội học là những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội học nói chung và cho phương pháp nghiên cứu xã hội học nói riêng ở thế kỷ XX. Những đóng góp đó được thể hiện không chỉ trong việc trình bày các đặc tính chung của các nghiên cứu xã hội học, không chỉ ở việc trình bày hàng loạt phương pháp kỹ thuật thu thập thông tin cụ thể mà còn thể hiện trong việc trình bày được những vấn đề ứng dụng các phương pháp toán học, nhất là ứng dụng toán thống kê trong các điều tra xã hội học mang tính định lượng có quy mô lớn. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh những đóng góp rất lớn của các công trình là việc hình thành một cách khoa học rất nhiều loại thang đo khác nhau được coi như những phương tiện quan trọng để đo lường các hiện tượng xã hội và các lĩnh vực xã hội khác nhau. Một vấn đề nữa, không thể không thừa nhận là việc trình bày vấn đề về cách thức tổ chức các cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, đặc biệt vấn đề thu thập thông tin, việc tuyển chọn, chuẩn bị và các công việc cần làm khác với các điều tra viên, giám sát viên v.v. Trong xã hội học mác xít, vấn đề này cũng đã được đề cập nhiều kể từ những năm 60 trở lại đây. Các công trình về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học được tăng lên gắn liền với việc gia tăng các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm trong các thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ XX ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây. Các công trình này dường như đều hướng đến phân tích, khái quát những vấn đề riêng biệt hoặc khái quát toàn bộ vấn đề của quá trình nhận thức thực nghiệm này. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một truyền thống quy báu trong nhận thức xã hội của xã hội học mác xít đã được trình bày trong các tác phẩm của C. Mác và F. Ănghen từ hàng chục năm trước khi xuất hiện khuynh hướng thực nghiệm trong xã hội học. Đối với nước ta việc trình bày một cách lý luận về phương pháp nghiên cứu xã hội học thực tế còn rất mới mẻ và còn thiếu vắng. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của xã hội học và của thực tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, do nhu cầu của nhà quản lý về các thông tin xã hội, các cuộc điều tra xã hội học hoặc các cuộc điều tra có sử dụng các phương pháp xã hội học đã được thực hiện ở nhiều nơi từ nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học khác nhau. Đó là tiền đề, là cơ sở cho việc tạo ra và phát triển về môn học này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai. II. VỊ TRÍ CỦA NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC XÃ HỘI HỌC 1. Quá trình nhận thức xã hội học và nghiên cứu xã hội học Trong hệ thống các môn khoa học, từ lâu xã hội học đã được khẳng định như một môn khoa học cụ thể. Cũng như các môn khoa học cụ thể khác, xã hội học được phân biệt với triết học cả ở đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Nếu triết học là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy thì xã hội học nghiên cứu những vấn đề riêng biệt hơn, cụ thể hơn liên quan đến đời sống xã hội của con người. Nếu triết học sử dụng chủ yếu phương pháp tư duy trừu tượng để phân tích, khái quát nên những quy luật chung nhất của thế giới vật chất trên cơ sở những quy luật, tính quy luật của các lĩnh vực cụ thể khác nhau trong thế giới vật chất mà được khái quát từ các khoa học cụ thể, thì xã hội học sử dụng chủ yếu phương pháp thực nghiệm để thu thập các thông tin về đời sống xã hội của con người, để từ đó khái quát lên những quy luật, tính quy luật trong phạm vi lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của mình. Đối với các khoa học cụ thể, dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội đều cần có các cuộc nghiên cứu thực tế, thực nghiệm với đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở các thông tin thu được đó cho phép đi đến kết luận ở các mức độ trừu tượng khác nhau. Triết học mác xít cho rằng điều kiện cơ bản cho sự phát triển của mỗi một khoa học là sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức lý tính và cảm tính, giữa nhận thức thực nghiệm, cụ thể và nhận thức lý luận, trừu tượng. Nhận thức khoa học là một quá trình biện chứng của sự xâm nhập từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất “nông” đến bản chất “sâu” hơn của sự vật. Theo con đường thực nghiệm ta thu thập được các tài liệu thực tế trên cơ sở đó thực hiện những phân tích khái quát bằng suy nghĩ, tư duy trừu tượng để đạt đến bản chất của đối tượng nghiên cứu. Nhận thức có được đó lại tiếp tục được coi như cơ sở phương pháp luận cho việc thu thập tài liệu thực tế mới, để rồi từ các tài liệu thực tế mới thu được đó lại tiến hành phân tích khái quát với mục đích xâm nhập sâu hơn vào bản chất của đối tượng. Quá trình nhận thức này có ý nghĩa cho cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Đối với một khoa học xã hội bất kỳ nào đó thì sự phát triển của nó được thực hiện trên cơ sở phân tích khái quát các tài liệu thực tế mà được thu thập qua rất nhiều cách khác nhau, song cách tốt nhất, cơ bản nhất vẫn là những nghiên cứu thực tế trực tiếp với lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của mình. Quá trình nhận thức xã hội học và sự phát triển khoa học xã hội học nói chung cũng được thực hiện theo con đường trên, nghĩa là trên cơ sở thông tin nghiệm thu được từ thực tế xã hội đi đến phân tích, khái quát lên lý luận của xã hội học. Auguste Comte, được coi như người khai sinh ra môn xã hội học, ngay từ buổi đầu đã khẳng định: Cũng như vật lý học dựa vào nghiên cứu các thực tế vật lý thì xã hội học cũng cần xuất phát từ nhận thức các thực tế xã hội và theo đặc tính phát triển của mình, xã hội học sẽ là một môn khoa học chính xác, là một vật lý học xã hội. Như vậy, xã hội học là môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, xã hội học không phải là môn khoa học thực nghiệm thuần tuý, tri thức của xã hội học không bao giờ chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức thực nghiệm. Nó luôn luôn hướng đến khám phá ra bản chất của thực tế xã hội trên cơ sở những khái quát trừu tượng về quy luật và tính quy luật xã hội. Nếu chỉ dừng lại ở thực nghiệm thì không thể giải thích được những đặc tính cơ bản và nội dung của nhận thức xã hội học. Thực nghiệm chỉ có thể được thừa nhận là tiền đề cần thiết của lý luận xã hội học và là một bộ phận quan trọng giúp cho ta hiểu đúng về bản chất của quá trình nhận thức xã hội học. Là lĩnh vực khoa học hướng đến chỉ ra các quy luật cho sự vận động và phát triển của thực tế xã hội, nhận thức xã hội học có thể được chia ra thành hai mức độ chủ yếu sau: * Nhận thức lý thuyết: Đó là các lý thuyết khác nhau về đời sống xã hội của con người, là hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các phán đoán, các suy luận nhằm làm sáng tỏ bản chất, quy luật của thực tế xã hội. Lý thuyết xã hội học có vai trò để giải thích bản chất của các hiện tượng, các quá trình của thực tế xã hội. Bên cạnh đó nó còn là cơ sở để dự báo xu hướng, khả năng vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội đó. Thực chất, lý thuyết xã hội học là sự thể hiện mặt định tính của thực tế xã hội. Ở mức độ lý thuyết, nhận thức xã hội học cũng còn có thể được chia ra thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó mức độ cao nhất, trừu tượng nhất là lý thuyết xã hội học đại cương. * Nhận thức thực nghiệm. Đây là mức độ cụ thể của nhận thức xã hội học. Nó bao gồm các tài liệu thực nghiệm mà chúng ta thu được qua nhiều nguồn khác nhau. Những tài liệu này gắn trực tiếp với sự thể hiện của thực tế xã hội. Trên cơ sở các tài liệu này, chúng ta tiến hành khái quát và làm phong phú thêm lý thuyết xã hội học cả ở mức độ nhận thức, lý thuyết xã hội học chuyên biệt và nhận thức, lý thuyết xã hội học đại cương. Khi nào đạt được mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực nghiệm trong nhận thức xã hội học chúng ta mới có được xã hội học thật sự khoa học. Phương tiện chủ yếu cho việc cung cấp thông tin thực nghiệm cho sự phát triển của lý thuyết xã hội học chính là các nghiên cứu xã hội học. Đó là một quá trình nhận thức đặc biệt. Chúng có tính độc lập tương đối của mình và do vậy chúng cũng có cấu trúc, cách thức tổ chức và những phương pháp nghiên cứu riêng. Một điểm chung giữa nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm trong xã hội học được thể hiện ở chỗ: chúng có cùng đối tượng để phán ánh và đó chính là thực tế xã hội, là các quá trình hiện thực xảy ra trong đời sống xã hội. Thực tế, từ nhận thức lý thuyết bằng con đường diễn giải chúng ta có được nhận thức thực nghiệm và từ đó theo con đường quy nạp chúng ta lại có được nhận thức lý thuyết. Đó là một quá trình hiện thực, có những đặc tính, những giai đoạn, những quy luật và tính quy luật riêng của mình. Đó là sự thống nhất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật của nhận thức xã hội học. Ở đây việc chia nhận thức xã hội học thành hai mức độ nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm chỉ để nhằm xem xét vị trí, vai trò của nghiên cứu xã hội học trong quá trình nhận thức xã hội học, chứ hoàn toàn không hướng đến việc tách lý thuyết khỏi thực nghiệm để rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý. 2. Một số quan điểm về nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm trong nhận thức xã hội học Như đã nói, nghiên cứu xã hội học là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong nhận thức thực nghiệm xã hội học, vì vậy sự quan tâm của chúng ta ở đây chính là nhận thức thực nghiệm trong quá trình nhận thức xã hội học. Cũng như vậy, sẽ rất có ý nghĩa cho chúng ta khi thực hiện được sự phân biệt giữa nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết, để từ đó thấy được vị trí của nghiên cứu xã hội học trong toàn bộ quá trình nhận thức xã hội học. Trên bình diện triết học, khi nói về quá trình nhận thức thực tiễn, người ta thường hay nói về hai mức độ nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Trong đó, nhận thức cảm tính là nhận thức ở mức độ thấp, đơn giản. Từ mức độ này, kiến thức mà chúng ta có được thông qua các cơ quan cảm giác, phản ánh những đặc điểm hay những đối tượng nhất định của thực tiễn. Đó là những tri thức kinh nghiệm, đã có tính khái quát nhưng chưa chỉ ra được bản chất của đối tượng. Khi tham gia vào quá trình nhận thức thực tiễn, nhận thức lý tính từ góc độ của mình là sự tái tạo nào đó của cảm tính và kết quả từ đó ta có kiến thức mới. Đó là quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá để đi đến các khái niệm, lý luận khoa học. Tri thức có được từ đây phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan. Nhiều tác giả khi đề cập đến vấn đề nhận thức xã hội học đều cố gắng thực hiện sự so sánh giữa nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Xu hướng chung, cần tách cặp khái niệm thực nghiệm và lý thuyết ra khỏi cặp khái niệm cảm tính và lý tính. Bởi vì trước hết, chúng không hoàn toàn trùng nhau; thứ hai, các cặp khái niệm này đứng ở những vị trí khác nhau khi phản ánh những khía cạnh khác nhau của quá trình nhận thức. Ví dụ, có tác giả khẳng định rằng sự khác nhau giữa thực nghiệm và lý thuyết là sự khác nhau nằm bên trong của nhận thức lý tính. Nhận thức thực nghiệm hoàn toàn không trùng lặp với nhận thức cảm tính, bởi vì nó chứa đựng trong đó một phần nhất định sự khái quát lý tính những tài liệu thực nghiệm (Shvirov, 1964). Một số tác giả khác lại cho rằng vấn đề về mức độ nhận thức trong khoa học xã hội chỉ có thể được đặt trong mối quan hệ “thực nghiệm - lý thuyết” (Shmirnov, 1964). Thực tế ở đây chúng ta không quan tâm nhiều đến vấn đề cảm tính và lý tính hay thực nghiệm và lý thuyết mới là các mức độ của nhận thức, mà chủ yếu qua các tác giả trên để hướng đến sự khẳng định rằng: đã có rất nhiều học giả cho rằng thực nghiệm và lý thuyết như các mức độ của quá trình nhận thức. Sự quan tâm của chúng ta sẽ là mối quan hệ giữa cảm tính và lý tính ở một khía cạnh và ở một khía cạnh khác chính là mối quan hệ giữa thực nghiệm và lý thuyết. Theo S. Mihailov (1980) thực nghiệm bao gồm cảm tính và một phần nội dung của lý tính, trong khi đó phần còn lại của nhận thức lý tính là thuộc về lý thuyết. Nếu ranh giới phân định giữa cảm tính và lý tính gắn liền với những khả năng cảm giác của con người thì ranh giới phân định giữa thực nghiệm và lý thuyết lại được gắn với những đặc điểm nhất định của thực tiễn được phản ánh trong ý thức và hoàn toàn không phụ thuộc vào chỗ, phải chăng chúng được nhận thức theo con đường cảm tính hay lý tính. Như vậy, để phân biệt được nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết chúng ta cần quan tâm đến đối tượng của nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết. Theo một số ý kiến thì điểm chung giữa chúng là cả hai loại đối tượng này đều là kết quả của sự phản ánh thực tế, mặc dù chúng ở các mức độ khác nhau. Những đối tượng này không trùng với đối tượng hiện thực; chúng là những mô hình, là sự phản ánh của đối tượng này (Smirnov, Sđd). Nói cách khác, thực nghiệm cũng như lý thuyết được chú ý từ những khía cạnh nhất định của thực tế. Chúng có mối quan hệ xác định với những đặc điểm, tính chất và những mối quan hệ nào đó của sự vật hiện thực. Điều này cho chúng ta cơ sở để theo hướng ngược lại nói về đối tượng của nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết. Từ đây, chúng ta có thể phân tích các đặc điểm của thực tế như là đối tượng của nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết để phán xét về sự khác biệt giữa nhận thức thực nghiệm và nhận thức lý thuyết trong nhận thức xã hội học. Trước hết, để phân biệt thực nghiệm và lý thuyết cần nhấn mạnh rằng: trong thuật ngữ “lý thuyết” có chứa đựng những nội dung khác nhau. Nó có thể như một nghiên cứu khoa học nói chung. Nó có thể được sử dụng để tách biệt nhận thức của con người ra khỏi thực tế. Nó có thể được coi như một tổng thể những luận điểm đã được kiểm nghiệm chứ không còn là các giả thuyết. Nó cũng có thể là tổng thể những luận điểm của một lĩnh vực nào đó của khoa học mà gắn liền với cùng một vấn đề v.v… Ở đây chúng ta xem xét lý thuyết như một mức độ của nhận thức, tương phản với thực nghiệm. Lý thuyết nằm đối lập với thực nghiệm trong cặp phạm trù: lý thuyết thực nghiệm của quá trình nhận thức. Khá nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này và cũng đã cố gắng chỉ ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực nghiệm. Theo Manasian (1971) có 2 cách để phân biệt lý thuyết và thực nghiệm: cách duy nghĩa và cách tương đối. Theo cách duy nghĩa, lý thuyết và thực nghiệm được tách ra theo 3 căn cứ sau: Thứ nhất, ở mức độ thực nghiệm của nhận thức gồm có những kiến thức kinh nghiệm, thí nghiệm. Đó là những kiến thức có được từ kinh nghiệm, thí nghiệm. Còn ở mức độ lý thuyết gồm có những kiến thức không gắn với kinh nghiệm, thí nghiệm. Thứ hai, thực nghiệm bao hàm những luận cứ thiết lập thực tế, còn lý thuyết bao hàm những luận cứ thiết lập quy luật. Thứ ba, thực nghiệm phản ánh đối tượng thực nghiệm, còn lý thuyết phản ánh đối tượng lý thuyết. Theo cách tương đối, sự phân biệt được thể hiện trong hai khía cạnh sau: 1. Ở mức độ thực nghiệm bao gồm có sự mô tả những kinh nghiệm, thí nghiệm và những kết quả của chúng. Còn ở mức độ lý thuyết bao gồm những khái niệm, những quy luật cơ sở của khoa học… 2. Thực nghiệm và lý thuyết được phân biệt với nhau trong mối quan hệ với những luận cứ phân tích và tổng hợp. Dobrianov (trong Tuyển tập tư tưởng xã hội học Bulgaria, tập 3, 1987, tr. 197 - tiếng Bul) cho rằng, sự phân biệt triển vọng nhất của nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm trong nhận thức xã hội học có thể được thực hiện qua sự phân biệt chức năng của “mô tả” và “giải thích”. Sự thực hiện các chức năng này đáp ứng yêu cầu của một số vấn đề xuất hiện trong các cách tiếp cận khác nhau đến với quá trình nhận thức. - Khi tiếp cận từ khía cạnh bản thể luận thì mô tả và giải thích hướng đến trả lời được câu hỏi: Nội dung nhận thức nào đã đạt được do kết quả của mô tả và giải thích. - Khi tiếp cận từ góc độ nhận thức luận thì chúng cần phải trả lời được câu hỏi: Mối quan hệ nào giữa chủ thể và khách thể của quá trình nhận thức trong mô tả và giải thích. - Khi tiếp cận từ góc độ phương pháp luận thì cần trả lời được câu hỏi: Những phương pháp nào được sử dụng trong quá trình thực hiện các chức năng mô tả và giải thích. “Với việc thừa nhận mô tả và giải thích như một hệ thống của quá trình nhận thức nhằm đưa ra những kiến thức mới thì tương ứng với thực nghiệm chúng ta nên hiểu kiến thức có được bằng con đường mô tả, còn phù hợp với lý thuyết thì kiến thức có được theo con đường giải thích. Còn toàn bộ quá trình nhận được kiến thức thực nghiệm chúng ta xác định như nhận thức thực nghiệm và tương ứng với quá trình nhận được kiến thức lý thuyết được xác định như nhận thức lý thuyết. Trong khi đó, sự xác định chung của mô tả được gắn liền với những tài liệu từ sự quan sát của chúng ta” (Dobrianov, Sđd tr. 197). Khi khái quát và phân tích những quan điểm khác nhau cho sự phân biệt thực nghiệm và lý thuyết S. Mihailov (Sđd tr. 44, 45, 46) đã đưa ra đề nghị cho việc xác định thực nghiệm và lý thuyết như hai mức độ chủ yếu của nhận thức khoa học nói chung và của nhận thức xã hội học nói riêng. Đề nghị của ông được thể hiện trong 3 điểm sau: Thứ nhất, sự phân biệt giữa thực nghiệm và lý thuyết cần gắn liền với vấn đề về tính hiện thực của cái mà chúng phản ánh. Thực nghiệm luôn phản ánh những đối tượng hiện thực, nghĩa là những cái đã xảy ra, đang xảy ra. Còn lý thuyết bao hàm cả những phán đoán cho tương lai, những cái không phải tính hiện thực, lý thuyết còn bao hàm cả những cấu trúc về những cái mà theo nguyên tắc là không tồn tại hoặc không thể tồn tại (như những tư tưởng về các lực lượng siêu tự nhiên). Khi phản ánh những khía cạnh nhất định của thực tế, lý thuyết thường chỉ ra những đặc tính chung, bản chất của thực tế. Thứ hai, thực nghiệm phản ánh đối tượng mà luôn có những thông số thời gian và không gian cụ thể nào đó. Khi là hiện thực đối tượng đó đã tồn tại và đang tồn tại trong thời gian và không gian nhất định. Tính giới hạn về thời gian, không gian là đặc trưng không chỉ cho con người, không chỉ cho đồ vật, không chỉ cho những hoạt động của con người mà còn cho những thành phần khác của các hiện tượng xã hội, của thực tế xã hội. Trong khi đó lý thuyết được trừu tượng hoá từ các đặc tính thời gian, không gian trực tiếp của sự vật. Khi phản ánh những đặc tính thời gian, không gian, lý thuyết hướng đến xác định cái chung, cái bản chất, cái quy luật trong đó. Cái chung, cái bản chất, cái quy luật này là quan trọng cho nhiều đối tượng ở các thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, chứ không gắn với những thông số thời gian, không gian cụ thể của một hiện tượng riêng biệt nào. Ví dụ, lý thuyết quá độ dân số, trong đó nói về tính quy luật cho sự suy giảm mức tử vong và mức sinh của một dân số được quy định bởi sự phát triển kinh tế, xã hội của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Lý thuyết này có thể áp dụng cho mọi thời gian, mọi lãnh thổ, không kể đó là ở đâu, xã hội cụ thể nào. Nó có thể phù hợp cho châu Âu ở thời gian đã qua, một số nước châu Á, châu Mỹ La Tinh hiện nay và nhiều nước châu Phi trong tương lai. Nó phù hợp với mọi xã hội mà ở đó có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó có nghĩa, ở những nơi nào có điều kiện tương tự như vậy tất yếu có sự suy giảm cả ở mức tử và mức sinh của dân số. Thứ ba, thực nghiệm cung cấp thông tin về những đối tượng duy nhất, không lặp lại. Tính duy nhất, không lặp lại của đối tượng này là do chúng là hiện thực, chúng tồn tại ở đâu đó và khi nào đó trong không gian và thời gian. Mỗi một hiện tượng theo những thông số về thời gian và không gian ở mức độ đáng kể là khác biệt với những hiện tượng khác. Trái lại, lý thuyết phản ánh tính lặp lại ở các đối tượng. Lý thuyết không có tính duy nhất không lặp lại, vì nó được trừu tượng hoá từ nhiều dấu hiệu ngẫu nhiên, không bản chất của các đối tượng, từ các thông số thời gian, không gian trực tiếp của chúng. Lý thuyết xác định cái bền vững, cái quy luật ở các đối tượng. Theo cách phân tích trên, S. Mihailov đi đến xác định: Nhận thức xã hội học thực nghiệm phản ánh và thiết lập thực tế xã hội. Trong khi đó thực tế xã hội có 3 đặc điểm: nó là một cái gì đó hiện thực, một cái gì đó đã đang tồn tại. Nó tồn tại ở một vị trí nhất định và nó tồn tại trong một thời gian và ở một thời điểm nhất định. Như sự phản ánh các thực tế xã hội, thực nghiệm cần thiết phải thiết lập được những đặc điểm đặc trưng này của thực tế. Khi nói về thực tế xã hội mà thực nghiệm phản ánh và thiết lập được, theo Jadov (1972, tr.9) có thể là “những hành vi hiện thực của cá nhân hay của những tổng thể xã hội có mục tiêu, những sản phẩm vật chất và tinh thần của hoạt động con người hay những hoạt động bao trùm nói chung của con người”. Một quan niệm khác cho rằng “thực tế được cấu tạo bằng những hiện tượng liên kết với nhau một cách nhân quả. Cái gì là “thực” chỉ có thể chứng minh là thực do quy chiếu vào bằng cứ thực nghiệm về sự tồn tại của nó” (Biiton và người khác, 1993, tr. 449). Như vậy, nhận thức thực nghiệm phản ánh thực tế. Đó là đối tượng hiện thực, tồn tại trong thời gian và không gian xác định và cũng chính vì vậy nhận thức thực nghiệm gắn liền với việc mô tả. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, đặc tính chung của một nhận thức nào đó (nhận thức thực nghiệm hoặc nhận thức lý thuyết) hoàn toàn không phụ thuộc vào cách thức có được nhận thức này mà chủ yếu phụ thuộc vào cái mà chúng phản ánh. Mặc dù thừa nhận rằng, phương pháp nhận thức có một ý nghĩa quan trọng, nhưng chính nó không thể được xác định như những cái mà đối tượng của nhận thức thực hiện. Có tác giả so sánh thực nghiệm và lý thuyết với hiện tượng và bản chất. Họ cho rằng thực nghiệm phản ánh hiện tượng, khía cạnh bên ngoài của sự vật, còn lý thuyết phản ánh bản chất, khía cạnh bên trong của sự vật. Song không nên tuyệt đối hoá những khía cạnh thể hiện bên ngoài hay bên trong của sự vật. Các quan điểm trên, cũng như những kinh nghiệm thực tế của rất nhiều tác giả cho thấy: tuy ở họ có những điểm khác nhau khi phân biệt giữa thực nghiệm và lý thuyết, nhưng cũng đã có một số đặc điểm chung cho sự phân biệt này. Ví dụ, họ cho rằng việc xác định thực nghiệm là nhấn mạnh đến nguồn gốc kinh nghiệm, thí nghiệm của nó, nhấn mạnh đến bản chất của đối tượng mà nó phản ánh trực tiếp. Đó là những cái thực đã, đang tồn tại trong thời gian, không gian nhất định. Nhận thức thực nghiệm có được trên cơ sở quan sát, thực nghiệm, mô tả sự vật và những hình thức tương tự như thế. Cũng như vậy, việc xác định lý thuyết được coi như sự nhận thức không gắn trực tiếp với kinh nghiệm, thí nghiệm, như việc thiết lập đặc tính chung, bản chất và các quy luật của sự vật, như việc tạo dựng các khái niệm.v.v… Giữa thực nghiệm và lý thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực nghiệm là cơ sở cho việc khái quát lý thuyết, cho việc bổ sung phát triển lý thuyết. Thực nghiệm cũng là cơ sở cho việc kiểm nghiệm những kết luận lý thuyết, cho việc cụ thể hoá lý thuyết trong thực tế xã hội. Ngược lại, nhận thức thực nghiệm được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nhất định, mà phần chủ yếu nhất, căn bản nhất của phương pháp luận này là các lý thuyết xã hội học. Trong sự phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của lý thuyết nào đó, nhà xã hội học định hướng nghiên cứu của mình đến thực tế xã hội này hay thực tế xã hội khác. Việc nghiên cứu những thực tế nào đó rõ ràng không phải là một quá trình tự phát. Kế hoạch và việc thực hiện nó hoàn toàn được chỉ đạo từ phương pháp luận phù hợp. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu xã hội học cũng có thể nảy sinh hàng loạt những kết luận, những giả thuyết mà có thể làm. xuất hiện những ý tưởng về những vấn đề xã hội mới. Những vấn đề mới này lại cần có cuộc nghiên cứu xã hội học mới. Cứ như vậy lý thuyết xã hội học ngày càng được bổ sung và được làm phong phú hơn. Có thể nói chính mối quan hệ biện chứng giữa thực nghiệm và lý thuyết đã làm cho tri thức xã hội học ngày càng phát triển và ngày càng gắn liền hơn với thực tế xã hội. Trong cuốn The Logic of Science in Sociology (1971), Walter Wallace đã đưa ra mô hình khoa học mà trong đó đã trình bày một cách ngắn gọn nhưng rất đầy đủ về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong quá trình nhận thức khoa học. Nó có thể áp dụng cho việc xem xét mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong nhận thức xã hội học. Mô hình đó có thể được giản lược theo sơ đồ sau: Mô hình trên bao gồm cả các lý thuyết và các quan sát (thực nghiệm), cả việc khái niệm hoá lẫn thu thập tài liệu. Mô hình khoa học của Wallace đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp và được sửa lại để mô tả quá trình nhận thức xã hội học. Trong quá trình nhận thức này, lý thuyết là cơ sở xuất phát; trên cơ sở đó nhà xã hội học xem xét phân tích vấn đề nghiên cứu thực tế, từ đó đưa ra các giả thuyết. Để có được thông tin kiểm tra giả thuyết thông qua thực nghiệm (quan sát) nhà xã hội học phải diễn giải, triển khai giả thuyết trên các công cụ đo lường, các chỉ báo phù hợp. Quá trình từ các lý thuyết đến các quan sát gắn với phương pháp diễn dịch liên tục. Sau khi có được thông tin thực nghiệm từ quan sát, nó sẽ được khái quát hoá. Trên cơ sở thông tin được khái quát này các giả thuyết có thể được kiểm định và từ đây có thể giúp cho việc phát triển, mở rộng hoặc bổ sung các lý thuyết. Mặt khác, lý thuyết được sử dụng đó cũng đã được khẳng định và được làm sáng tỏ trên thực tế. Quá trình này gắn với phương pháp quy nạp. Như vậy, trong nhận thức xã hội học, lý thuyết và thực nghiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và các mối quan hệ đó được thiết lập thông qua hai phương pháp chủ yếu: diễn dịch và quy nạp. Bên trong nhận thức lý thuyết, mặc dù gắn một cách hữu cơ với nhận thức thực nghiệm cũng có những mức độ khác nhau. Bước quá độ từ mức độ nhận thức thấp hơn đến nhận thức cao hơn trong nhận thức lý thuyết là quá độ từ bản chất nông đến bản chất sâu hơn của đối tượng. Tương tự như vậy thực nghiệm cũng có các mức độ và hình thức riêng của mình. 3. Các mức độ của nhận thức thực nghiệm trong nhận thức xã hội học Nhận thức thực nghiệm có thể gắn liền với một đối tượng hoặc cũng có thể gắn liền với một lớp các đối tượng được tập hợp lại như một chỉnh thể. Nói cách khác, nhận thức thực nghiệm có thể đặc trưng cho các dấu hiệu, ngay cả một dấu hiệu của từng đơn vị riêng biệt trong một tổng thể nghiên cứu nào đó hoặc cũng có thể biểu hiện những đặc trưng của cả tổng thể đó như một chỉnh thể toàn bộ. Trong khi đó, tổng thể có thể là một tập hợp gồm những con người, các đồ vật hoặc các sự kiện xã hội. Tổng thể nghiên cứu trong nghiên cứu xã hội học được xác định trên cơ sở các dấu hiệu nhất định và hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Ví dụ, tổng thể của một nghiên cứu nào đó có thể bao gồm toàn bộ nữ sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong trường hợp này tổng thể là một tập hợp người được xác định bởi các dấu hiệu: giới tính là nữ, nghề nghiệp xã hội là sinh viên và phạm vi không gian thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì việc xác định tổng thể tuỳ thuộc vào mục tiêu và đề tài nghiên cứu, nên có thể trong một nghiên cứu này tổng thể là một tập hợp rất rộng lớn các cá nhân, song trong một nghiên cứu khác tổng thể lại có thể được xác định là một bộ phận hay một phần trong tập hợp các cá nhân của tổng thể trên. Tất nhiên tổng thể nhỏ này được xác định trên cơ sở những dấu hiệu khác phù hợp. Như vậy, tổng thể trong nghiên cứu xã hội học có thể là tập hợp các cá nhân, các đồ vật hoặc các sự kiện xã hội được thiết lập trên cơ sở những dấu hiệu nhất định, phù hợp với mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Trên thực tế, để thiết lập hoặc để chỉ ra những đặc tính hay những mối liên hệ riêng của tổng thể, cần thiết phải quan tâm tới sự tác động của các đơn vị trong tổng thể lên các cơ quan cảm giác của con người. Vì vậy chúng ta có thể chấp nhận quan điểm: ngay cả quan sát duy nhất cũng có đặc tính thống kê (Rakitov, 1964, tr.388). Thông thường, trong việc chỉ ra những đặc điểm hay những phẩm chất riêng biệt của một cá nhân nào đó được nghiên cứu trong nghiên cứu xã hội học, chúng ta thực hiện điều đó qua việc khái quát thực tế hàng loạt sự thể hiện trong hành vi các câu trả lời của cá nhân này. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây: Tổng thể không là một tổng số cơ học giản đơn của các đơn vị cấu thành. Nói đến tổng thể là nói đến ý tưởng về cái chỉnh thể, cái toàn bộ và nó có những đặc điểm riêng biệt của mình. Tổng thể là một cấu trúc với chất lượng mới, khác biệt với các đơn vị riêng biệt cũng như khác biệt với tổng số cơ học của chúng. Trên cơ sở này chúng ta nói tới các sự kiện thống kê mà có thể được xem xét như những đặc trưng số lượng tổng hợp được tạo nên trên cơ sở quan sát số đông các hiện tượng xã hội được tổ chức một cách đặc biệt. Vì đối tượng nghiên của cứu xã hội học có thể gắn liền với tổng thể hoặc cũng có thể gắn liền với các đơn vị riêng biệt, nên đối tượng này có thể có đặc tính tổng thể hoặc cũng có thể có đặc tính không tổng thể. Mihailov (1980) cho rằng: Sự khác biệt này là cơ sở quan trọng để phân chia quá trình nhận thức thực nghiệm trong nhận thức xã hội học thành hai dạng và đồng thời cũng là hai mức độ nhận thức của nó: một mặt, nhận thức thực nghiệm đặc trưng với những dấu hiệu của các đối tượng riêng biệt hoặc của các đơn vị riêng biệt của tổng thể được xác định cho nghiên cứu. Mặt khác, nhận thức thực nghiệm thể hiện những đặc tính tổng hợp của nhóm các đối tượng mà được hợp nhất lại theo dấu hiệu nào đó trong tổng thể. Hình thức đầu tiên của nhận thức thực nghiệm được gắn với tên gọi: thông tin cá biệt. Nó là cá biệt vì nó gắn liền với đơn vị riêng biệt của tổng thể. Hình thức thứ hai của nhận thức thực nghiệm được gọi là thông tin tổng thể. Nó là thông tin tổng thể vì nó phản ánh đặc tính tổng hợp đặc trưng cho tổng thể như toàn bộ. Thông tin cá biệt khác biệt về bản chất so với thông tin tổng thể. Bước chuyển từ thông tin cá biệt sang thông tin tổng thể là bước chuyển từ bình diện của sự kiện duy nhất đến các đặc trưng tổng hợp của một lớp các sự kiện. Thông tin cá biệt chỉ ra những thông số của các dấu hiệu của một sự kiện duy nhất, hay chỉ ra những giá trị các dấu hiệu của một đơn vị duy nhất. Còn thông tin tổng thể là sự phân chia các dấu hiệu chung trong tổng thể như toàn bộ, hoặc sự phối hợp giữa các dấu hiệu đó trong tổng thể. Sự khác nhau giữa thông tin cá biệt và thông tin tổng thể là sự khác biệt nằm trong phạm vi của nhận thức thực nghiệm. Bước chuyển từ thông tin cá biệt sang thông tin tổng thể, không vượt ra ngoài biên giới của nhận thức thực nghiệm. Mặt khác cũng cần nhấn mạnh thông tin tổng thể là cơ sở cho việc phân tích lý thuyết. Nó phản ánh khía cạnh “lượng” của sự thể hiện tính quy luật của xã hội. Thông tin tổng thể có được từ việc tập hợp các thông tin cá biệt, vẫn là sự nhận thức về một cái gì đó hiện thực. Hơn nữa, cái mà thông tin tổng thể phản ánh cũng được giới hạn trong không gian và thời gian nhất định. Nó gắn liền với việc quan sát, thực nghiệm và việc mô tả đối tượng. Vì vậy, thông tin tổng thể vẫn nằm trong phạm vi của nhận thức thực nghiệm. Ví dụ, số liệu rút ra từ cuộc nghiên cứu xã hội học với 6 dân tộc thiểu số do Viện Xã hội học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan