Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực du lịch tại tỉnh bình dƣơn...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực du lịch tại tỉnh bình dƣơng đến năm 2025

.PDF
88
1
102

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO THUỘC LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2025 Mã số: 1699/ QĐ – ĐHTDM Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đỗ Thị Ý Nhi Bình Dƣơng, 4/2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO THUỘC LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2025 Mã số: 1699/ QĐ – ĐHTDM Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài (chữ ký, họ và tên) ` Chủ nhiệm đề tài (chữ ký, họ và tên) Bình Dƣơng, 4/2019 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. Th. S Đỗ Thị Ý Nhi, Chủ nhiệm 2. Th. S Huỳnh Ngọc Chƣơng, Thành viên 3. CN. Nguyễn Thị Thƣơng, Thành viên 1 MỤC LỤC THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 CHƢƠNG 1. ......................................................................................... 13 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 13 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................... 13 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 15 1.2.1. Mục tiêu tổng quan ........................................................................................ 15 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 15 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 15 1.4. Đối tƣợng vi phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15 1.4.1. Đối tƣợng:...................................................................................................... 15 1.4.2. Phạm vi: ......................................................................................................... 16 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 1.6. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch 17 1.6.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 17 1.6.2. Phƣơng pháp phát triển nguồn nhân lực và loại thang đo sử dụng ............... 20 CHƢƠNG 2...............................................................................................................25 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................25 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 25 2.1.1. Các khái niệm cơ bản: .................................................................................... 25 2.1.2. Các lý thuyết: ................................................................................................. 25 2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ................................ 25 2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 25 2.2.1. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 25 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 28 2 CHƢƠNG 3. ............................................................................................................. 33 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 33 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 35 3.2.1. Nghiên cứu tại bàn .........................................................................................35 3.2.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................................35 3.2.2.1. Đối với nội dung đánh giá năng lực của ngƣời lao động du lịch t5ai tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................................................... 35 3.2.2.2. ...... Đối với sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch. 37 3.2.3. Nghiên cứu định lƣợng .......................................................................... 40 CHƢƠNG 4. ............................................................................................................. 43 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 43 4.1. Khái quát về du lịch của Tỉnh ...................................................................... 43 4.1.1. Kết quả hoạt động của du lịch Tỉnh ...............................................................43 4.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Dƣơng ....................................44 4.1.3. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch .................................................................................45 4.1.4. Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch .................................................................................................................48 4.1.5. Những nguyên nhân dẫn đến điểm yếu của nguồn nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bình Dƣơng .......................................................................49 4.2. Kết qủa đánh giá về năng lực của ngƣời lao động ......................................... 50 4.3. Kết quả về sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao .................................... 53 4.3.1. Mô tả các biến độc lập....................................................................................53 4.3.2. Đánh giá thang đo ..........................................................................................53 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................54 4.3.4. Hiệu chỉnh mô hình và điều chỉnh giả thuyết ................................................56 3 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 61 4.4.1. Về năng lực của ngƣời lao động trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh Bình Dƣơng 61 4.4.2. Về sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh Bình Dƣơng .............................................................................................................. 63 CHƢƠNG 5...............................................................................................................65 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2025 .....................65 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 65 5.2. Giải pháp đối với năng lực của ngƣời lao động du lịch .................................. 66 5.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch.............................................. 68 5.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dƣơng ......................................................................... 70 5.4.1. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch ............................................................ 70 5.4.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............................................................... 70 KẾT LUẬN ...............................................................................................................72 1. Kết quả nghiên cứu từ năng lực thực tế của nguồn nhân lực du lịch ............ 72 2. Kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh Bình Dƣơng ................................................................................... 72 3. Giới hạn của đề tài và gợi ý những hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 Tài liệu tham khảo tiếng việt .............................................................................. 75 Tài liệu tham khảo tiếng Anh ............................................................................. 76 4 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Đơn vị: KHOA KINH TẾ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2025. - Mã số: 1699/ QĐ – ĐHTDM - Chủ nhiệm: Đỗ Thị Ý Nhi - Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế, trƣờng Đại học Thủ Dầu Một - Thời gian thực hiện: 01/2018 đến 01/2019. Tác giả xin gia hạn và đƣợc duyệt thêm 3 tháng, đến tháng 4/2019 2. Mục tiêu: 2.1. Mục tiêu tổng quan Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá năng lực thực tế của nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch. - Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của một số nhân tố đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng. - Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dƣơng. 3. Tính mới và sáng tạo: Trên cơ sở lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chƣa theo hƣớng tiếp cận về hệ thống năng lực tại Tỉnh Bình Dƣơng. Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đề tài đã xác định các tiêu chuẩn đối với nguồn nhân lực làm việc 1 trong lĩnh vực du lịch và phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nhằm góp phần xây dựng du lịch phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Cơ sở lý thuyết Dựa trên các lý thuyết: vốn nhân lực của Backer (1999), lý thuyết dựa trên tài nguyên của Barney (1991), lý thuyết về năng lực và hệ thống năng lực của Bolt (1987) cùng các nghiên cứu trƣớc trên thế giới và Việt Nam để làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc về năng lực của ngƣời lao động trong ngành du lịch và và các yếu tố nhằm xác định, điều chỉnh các nhóm nhân tố có thể tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực này. Kết quả là: (1) Xác định đƣợc năm nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực của ngƣời lao động gồm: năng lực chuyên môn, năng lực kỹ thuật, năng lực cá nhân, năng lực lãnh đạo điều hành, năng lực ngoại ngữ; (2) Đối với sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, gồm: khung pháp lý, văn hoá tổ chức, kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, điều kiện làm việc, đánh giá và khen thƣởng, giáo dục và đào tạo, đào tạo và phát triển, cấu trúc tổ chức. 4.2. Kết quả hoạt động du lịch của Tỉnh Bình Dƣơng Năm 2017, PCI của Bình Dƣơng thứ 14/63 với 64,47 điểm1 và đứng đầu cả nƣớc về cơ sở hạ tầng. Xét riêng trong khu vực Đông Nam Bộ thì Bình Dƣơng xếp thứ 2 về thứ bậc và tổng số điểm2. Dựa vào những thế mạnh về kinh tế và tài nguyên du lịch mà hoạt động du lịch Bình Dƣơng cũng từng bƣớc phát triển mạnh. Tính đến tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh có 29 lữ hành trong đó có 6 đơn vị hoạt động lữ hành quốc tế và 3 văn phòng đại diện; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng phát triển với 551 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số phòng 10.559 phòng (có 40 khách sạn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn năm sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn tƣơng đƣơng bốn sao, 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn ba sao, 12 khách 1 2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Việt Nam Nguyễn Văn Việt / Thông Tấn xã Việt Nam, 2018 2 sạn đạt tiêu chuẩn hai sao, 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn một sao; với 1.614 phòng)3.Đối với lƣợng khách du lịch đến Bình Dƣơng trong giai đoạn 2012 đến 2018 liên tục tăng và mức tăng bình quân là 3,37%, lƣợng khách quốc tế tăng mạnh 42,87% và lƣợng khách nội địa là 4,04%. Cụ thể, năm 2012 tổng lƣợng khách đến Bình Dƣơng là 3.786 ngàn, đến năm 2018 có 4.750 ngàn lƣợt khách tăng 21,22% so với năm 2012, trong đó lƣợng khách quốc tế rất cao đạt 300 ngàn lƣợt tăng 42,87%. Bảng 1. Thống kê khách du lịch đến Bình Dƣơng giai đoạn 2012 đến 2018 Tổng khách Khách nội địa Số Tăng lƣợng giảm (1.000 với lƣợt) trƣớc (%) lƣợt) trƣớc (%) lƣợt) 2012 3.786 - 3.671 - 115 2013 4.191 10,70 4.130 12,5 61 (46,96) 2014 4.200 0,21 4.010 (2,91) 190 211,48 2015 4.200 0,00 4.000 (0,25) 200 5,26 2016 4.390 4,52 4.185 4,63 205 2,50 2017 4.550 3,64 4.310 2,99 240 17,07 2018 4.750 4,40 4.450 3,25 300 25,00 Năm Giai đoạn 2012 3,37 / Số Khách quốc tế so lƣợng năm (1.000 Tăng / Số giảm với so lƣợng năm (1.000 42,87 Tăng / giảm so với năm trƣớc (%) 4,04 – 2018 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Dƣơng (11/2018) Về doanh thu du lịch Bình Dƣơng có tăng so với năm trƣớc, doanh thu tăng cao nhất chỉ 9,09% vào năm 2016 và tốc tăng bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 là 6,63%, trong đó doanh thu đối với khách quốc tế tăng ấn tƣởng nhất là 212,4% vào năm 2014 so với năm 2013 và mức tăng bình quân là 54,42%. 3 Nguyễn Quý Phƣơng (2018), Du lịch Bình Dƣơng: Nâng cao sức cạnh tranh, hƣớng đến phát triển bền vững, Hội thảo khoa học 3 Bảng 2. Kết quả hoạt động của du lịch Bình Dƣơng qua các năm ĐVT: Tỷ đồng Tổng Năm Doanh thu (tỷ đồng) Nội địa Tăng / Doanh giảm so thu với năm (tỷ trƣớc (%) đồng) Quốc tế Tăng / giảm so với năm trƣớc (%) Doanh Tăng / thu giảm so (tỷ với năm đồng) trƣớc (%) 2012 932 - - - - - 2013 1.084 16,31 1.068 - 16 - 2014 1.100 1,48 1.050 (1,69) 50 212,50 2015 1.100 0 1.048 (0,19) 52 4,00 2016 1.200 9,09 1.144 9,16 56 7,69 2017 1.280 6,67 1.212 5,94 68 21,43 2018 1.360 6,25 1.274 5,12 86 26,47 Giai đoạn 2012 – 2018 6,63 3,67 54,42 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Dƣơng (11/2018) Kết quả quan sát và ghi chép của tác giả trong buổi khảo sát thực tế do Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch của Tỉnh tổ chức vào tháng 11/2018 về nội dung thuận lợi và khó khăn của một số doanh nghiệp tham gia các sản phẩm du lịch cho thấy khách hàng chủ yếu là ngƣời trong Tỉnh, du khách từ những nơi khác có khả năng chỉ tiêu và sử dụng dịch vụ cao cấp rất ít. Điều này cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phần lớn là các doanh nghiệp lƣu trú, chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng cao các tiêu chuẩn quy định; thị trƣờng khách du lịch không ổn định; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa thu hút đƣợc du khách quốc tế. 4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Dƣơng Năm 2012 tổng số lao động trong ngành du lịch là 2.694 lao động, chiếm 0,25%/ tổng lao động toàn Tỉnh. Đến năm 2018 tổng số lao động là 8.447 lao động chiếm 4 0,65%/ tổng lao động, tốc độ phát triển trung bình là 22,56% trong đó tốc độ phát triển của năm 2015 cao nhất (65,63%). Bảng 3. Thống kê lao động trong ngành du lịch qua các năm 2012 – 2018 Năm Dân số Tổng số lao Lao động động Tỷ lệ lao Tốc độ phát trong ngành động (%) triển (%) du lịch 2012 1.748.001 1.077.625 2.694 0,25 2013 1.802.476 1.197.650 3.473 0,29 28,92 2014 1.873.558 1.270.776 4.066 0.32 17,08 2015 1.930.433 1.270.776 6.735 0.53 65,63 2016 1.995.817 1.280.132 7.553 0.59 12,14 2017 2.070.951 1.291.508 7.749 0,60 2,60 2018 2.144.000 1.299.548 8.447 0,65 9,01 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bình Dƣơng (2010-2018 Theo nhƣ nghiên cứu của Sở Văn hóa Du lịch tỉnh Bình Dƣơng tháng 11/2018 thì nguồn nhân lực trực tiếp làm việc trong các khu, điểm du lịch thì có gần 6.000 lao động trong đó có khoảng 2.850 lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch chiếm 50% trên tổng số lao động. Mỗi năm, tỉnh Bình Dƣơng đón nhận hàng triệu lƣợt khách tham quan du lịch trong nƣớc và quốc tế. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dƣơng thì năm 2017 tổng lƣợt khách du lịch của tỉnh này đạt 4.550.000 lƣợt, trong đó có 240.000 lƣợt là khách quốc tế và 4.310.000 lƣợt khách nội địa và con số này đang tăng lên từng năm. Tuy nhiên số lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch thì có gần 88 hƣớng dẫn viên nội địa và 10 hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế. Trong năm học 2019 – 2020, Bình Dƣơng có 5 trƣờng có đào tạo chuyên ngành du lịch với quy mô tuyển sinh tổng 630 sinh viên / năm4. Nhƣ vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có rất ít các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch mặc dù tiềm năng phát triển rất lớn. 4 Nguồn: webisite kenhtuyensinh.vn 5 Bảng 4. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bình Dƣơng STT Cơ sở đào tạo Ngành đào tạo Quy mô tuyển sinh Trƣờng Trung cấp Văn hóa 1 Nghệ thuật và Du lịch Bình Hƣớng dẫn viên du lịch 50 Dƣơng 2 3 4 5 Khoa Du lịch-Khách sạn, Trƣờng Đại học Bình Dƣơng Trƣờng Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An Hƣớng dẫn viên du lịch; Quản lý nhà hàng-khách sạn; Nghiên cứu các di sản văn hóa. Quản lý nhà hàng; Quản lý khách sạn; Hƣờng dẫn viên du Trƣờng Trung cấp Nghề Nghiệp vụ Bình Dƣơng 300 lịch Trƣờng Cao đẳng Kỹ nghệ II Quản trị nhà hàng khách sạn; Kỹ cơ sở Bình Dƣơng 90 thuật chế biến món ăn Hƣờng dẫn viên du lịch 140 50 (Nguồn: Kết quả điều tra của Lê Đức Thọ (2018) và các cộng sự) Qua đây chúng ta nhìn nhận đƣợc thực tế hàng năm các trƣờng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đào tạo ra khoảng 630 sinh viên tốt nghiệp chiếm 63% trên tổng số 1000 sinh viên. Trong khi đó nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt số lƣợng lao động du lịch đã qua đào tạo rất ít. Lao động lao động từ các tỉnh đa phần là còn thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, tình thần và thái độ phục vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ phục vụ cho các tour khách nƣớc ngoài còn khá hạn chế. Đây trở thành một trong những khó khăn của các doanh nghiệp phải thuê hay tìm kiếm các hƣớng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Theo nhƣ các khảo sát gần đây của tác giả tại Bình Dƣơng thì đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch, tiếp tân, điều hành tour, nhân viên làm việc trong các nhà hàng, khách sạn có trình độ ngoại ngữ đa phần yếu về giao tiếp tiếng Anh với du khách nƣớc ngoài. 6 4.3. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát Kết quả nghiên cứu về năng lực của lao động cho thấy, các nhân tố H1 (năng lực chuyên môn), H2 (năng lực kỹ thuật), H3 (năng lực cá nhân), H4 (năng lực cá nhân), H5 (năng lực ngoại ngữ ảnh hƣởng đến năng lực thực tế của ngƣời lao động trực tiếp tham gia vào du lịch. Trong đó, H5 (Beta = 0,489) và H1 (Beta = 0,279) có mức độ ảnh hƣởng nhất còn H4 (Beta = 0,102) chỉ tác động thứ yếu. Còn kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đề tài xây dựng gồm 09 nhân tố, gồm: khung pháp lý, văn hoá tổ chức, kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, điều kiện làm việc, đánh giá và khen thƣơng, đào tạo và giáo dục, đào tạo và phát triển, cấu trúc tổ chức với tổng số là 41 biến quan sát. Kết quả điều tra bằng phƣơng pháp gửi trực tiếp bảng câu hỏi cho 210 ngƣời lao động, số liệu đƣợc làm sạch, mã hóa và đƣa vào phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích cho 210 mẫu điều tra. Kết quả phân tích đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy đo lƣờng bằng hệ số Cronbach„s Alpha đã loại 13 biến quan sát và tiến hành đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA gồm 9 nhân tố và 28 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã loại 3 biến quan sát, hình thành 6 nhân tố mới đặt tên là đánh giá và khen thƣởng, khung pháp lý, đào tạo và phát triển, văn hoá tổ chức, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế xã hội. Sau khi phân tích nhân tố khám phá tiến hành phân tích hồi quy bội; chỉ còn lại 03 nhân tố có ý nghĩa thống kê là Đánh giá và khen thƣởng; Khung pháp lý, đào tạo và phát triển; Văn hoá tổ chức. Mô hình cụ thể. Y (sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao) = 0,186 + 0,636 * F1 (Đánh giá và khen thƣởng) + 0,228 * F2 (Khung pháp lý, đào tạo và phát triển) + 0,116 * F3 (văn hoá tổ chức). Kết quả cho thấy nhân tố đánh giá và khen thƣởng tác động lớn nhất đến sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch. 4.4. Đề xuất giải pháp Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lao động trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dƣơng nhƣ sau: 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 7 Thứ nhất, căn cứ vào quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 đã đƣợc Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt với các nội dung sau: - Giải quyết đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nƣớc và tham gia thị trƣờng lao động quốc tế. - Phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nƣớc trên thế giới. Quy hoạch tập trung vào những lĩnh vực ƣu tiên trọng điểm là hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý phát triển nhân lực ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nguồn nhân lực. - Phát triển mạng lƣới đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên, đào tạo viên và chƣơng trình nội dung đào tạo bồi dƣỡng trong du lịch; tổ chức đào tạo lại và bồi dƣỡng nguồn nhân lực hiện có. Thứ hai, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đảm bảo thống nhất với các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan. Với mục tiêu về việc làm “đến năm 2020 là 390.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 130.000 lao động); đến năm 2025 là 870.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 290.000 lao động) và đến năm 2030 khoảng một triệu lao động (trong đó lao động trực tiếp là 360.000 lao động). Thứ ba, căn cứ vào quy hoạch phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đón 6 triệu 800 ngàn lƣợt khách, trong đó 63 ngàn lƣợt khách quốc tế và doanh thu đạt khoảng 4.450 tỷ đồng. Năm 2025 dự báo thu hút khoảng 9 triệu lƣợt khách, trong đó 80 ngàn lƣợt khách quốc té. Năm 2030 dự báo thu hút khoảng 12 triệu lƣợt khách, trong đó 110 ngàn lƣợt khách quốc tế. Giải pháp năng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc và giải pháp về nguồn nhân lực là 2 trong tám giải pháp thực hiện quy hoạch 4.4.2. Giải pháp đối với năng lực của ngƣời lao động du lịch Nguồn nhân lực với kiến thức, kỹ năng, khả năng và động lực của nó góp phần 8 tạo ra giá trị mới trên thị trƣờng, là yếu tố then chốt nhất để thành công, làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trƣờng du lịch. Do đó, các tổ chức cần phải có một hệ thống quản lý với các hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực, đặc biệt là các hoạt động nhƣ du lịch (Bariluci, 2013). Vì vậy hệ thống kinh doanh phải bao gồm các hoạt động từ việc lập kế hoạch, lựa chọn, sắp xếp nguồn nhân lực đến các vị trí nhất định tuỳ theo nhu cầu và chiến lƣợc phát triển của tổ chức. Từ định hƣớng phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh Bình Dƣơng. Đồng thời, dựa vào chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam và phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ. Theo mức đáp ứng đƣợc xây dựng tại thang đo đánh giá năng lực của ngƣời lao động (Mức 1: Năng lực không đáp ứng; Mức 2: Năng lực chƣa đáp ứng yêu cầu; Mức 3: Năng lực cơ bản đáp ứng; Mức 4: Năng lực đáp ứng tốt yêu cầu; Mức 5: Năng lực vƣợt trội), nhóm tác giả đề xuất khung năng lực theo từng nhóm nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. - Khung năng lực dành cho nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. - Khung năng lực dành cho nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch. - Khung năng lực dành cho nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch. 4.4.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch Thứ nhất, Đổi mới sự chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò và vị trí của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Thứ hai, Thực thi và phát triển văn hoá tại các đơn vị tham gia du lịch. Văn hoá doanh nghiệp đã và đang tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng và mang tính đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dƣới sự tác động tích cực và phi tích cực của môi trƣờng kinh doanh, văn hoá cuả ngành du lịch nói chung và văn hoá tại các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng cần phải xây dựng và phát triển theo một lộ trình “nhận thức, hiểu, ứng dụng và đánh giá”. Thứ ba, Ứng dụng hệ thống KPIs vào quy trình lập kế hoạch và đo hiệu suất công việc của ngƣời lao động. Trên cơ sở khung năng lực đƣợc đề xuất (tại 4.3.1), 9 các cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng hệ thống KPIs trong quá trình tổ chức và hoạt động của lực lƣợng lao động cần phải hội tụ 3 yếu tố: - Phải có quy trình đánh giá hợp lý, rõ ràng, công khai. - Phải tập hợp các tiêu chuẩn đánh giá chính xác, công bằng và phù hợp. Trong nội dung này, cần phải: (1) xác định ngƣời lao động phải nhƣ thế nào để thực hiện đƣợc các vai trò của mình; (2) xác định ngƣời lao động cần những kiến thức, kỹ năng gì để thực hiện tốt vai trò của mình; (3) xác định ngƣời lao động cần phải đạt đƣợc những gì cho đơn vị5. - Phải có đội ngũ đánh giá khách quan, trung thực, công bằng, nắm rõ quy trình và tiêu chuẩn đánh giá. Thứ tƣ, Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý đào tạo nhân lực du lịch nhằm tƣơng đồng với sự phát triển của kinh tế xã hội của Tỉnh. 4.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dƣơng 4.5.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần: - Xây dựng chính sách, định hƣớng cho phát triển nhân lực có năng lực phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc. Chẳng hạn nhƣ, tỉnh Bình Dƣơng tập trung đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Hàn Quốc, Trung quốc, Đài loan, Nhật Bản và Đức, … Tuy nhiên số lƣợng lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh chỉ có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ tiếng Anh còn các ngôn ngữ khác rất hạn chế. Vì vậy, Tỉnh cần định hƣớng các cơ sở đào tạo trong Tỉnh để tăng cƣờng đào tạo năng lực ngoại ngữ theo định hƣớng phát triển về du lịch của Tỉnh. - Xúc tiến thành lập “Ban / Bộ phận phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Tỉnh”. Dựa vào đặc thù của từng sản phẩm du lịch, từng khu vực địa lý hành chính trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Tỉnh Bình Dƣơng nói riêng, Ban / bộ phận phát triển nguồn nhân lực du lịch sẽ hỗ trợ các cơ sở đào tạo 5 Boyatzis và cộng sự; Whetten & Cameron (1995) 10 và các cơ sở kinh doanh du lịch liên kết lại với nhau về nhân lực trong hoạt động du lịch. - Đẩy mạnh việc trao đổi chuyên môn, sản phẩm và các hoạt động du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Hiện tại, chỉ có các cơ sở kinh doanh du lịch lớn mới “biết” và triển khai các hoạt động du lịch theo chiến lƣợc phát triển của cơ sở, còn đối với các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ thì gần nhƣ chỉ phát triển “theo vốn tự có” và gần nhƣ họ hoạt động theo kinh nghiệm của riêng mình mà không có sự gắn kết sâu với sự phát triển chung của thị trƣờng. 4.5.2. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch cần phải chú trọng: - Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo trong cơ sở kinh doanh du lịch. - Xác định nhu cầu đào tạo phù hợp mục tiêu phát triển cơ sở kinh doanh du lịch. - Thiết kế nội dung, chƣơng trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp. - Đánh giá kết quả công việc của nhân viên và tiếp nhận thông tin phản hồi. - Các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần của tổ chức. 5. Sản phẩm: - 01 bài tham luận “Ứng dụng khung năng lực đối với nhân lực phục vụ du lịch tại Tỉnh Bình Dƣơng”, Hội thảo khoa học Du lịch Bình Dƣơng – Nâng cao sức cạnh tranh, hƣớng đến phát triển bền vững – Sở VHTT & Du lịch Tỉnh Bình Dƣơng (27/12/2018). - 01 báo cáo báo cáo tốt nghiệp “Phát triển nguồn nhân lực gián tiếp trong du lịch tại Tỉnh Bình Dƣơng”, Chƣơng trình QTKD, Đại học Thủ Dầu Một (2019). - 01 bài báo “Phát triển nguồn nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng”, Tạp chí Giáo chức, số 143 (3/2019). 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Tính hiệu quả. 11 Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đề xuất hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm giúp cho những ngƣời làm quản lý nắm rõ hơn nữa về năng lực thực tế của nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng và các nhân tố chính tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh nhằm xây dựng và điều chỉnh các chƣơng trình hành động hỗ trợ phù hợp với chiến lƣợc phát triển du lịch của Tỉnh. 7. Phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: Nhóm tác giả chuyển giao toàn bộ kết quả nghiên cứu về phòng Khoa học, trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Ngày tháng Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài (chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên) năm XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng