Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trờ...

Tài liệu Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường mầm non trên địa bàn thành phố thủ dầu một

.PDF
91
1
58

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2016 TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2016 TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục 3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhiên Nam, Nữ: Nữ Trần Nguyệt Thư Phan Thị Mỹ Hảo Hoàng Thị Mỹ Lan Trần Thị Kim Huyền Dân tộc: Kinh Lớp: C14MN02 Khoa: Sư phạm Ngành học: Giáo dục Mầm non Người hướng dẫn: Ninh Thị Thúy Nga Năm thứ: 2/Số năm đào tạo: 3 năm 4 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Phát huy tính tích cực vận động vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một - Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhiên Trần Nguyệt Thư Phan Thị Mỹ Hảo Hoàng Thị Mỹ Lan Trần Thị Kim Huyền - Lớp: C14MN02 Khoa: Sư phạm Năm thứ: II Số năm đào tạo: 3 năm - Người hướng dẫn: Ninh Thị Thúy Nga 2. Mục tiêu đề tài: Xác định một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. 3. Tính mới và sáng tạo: Hệ thống cơ sở lý luận về phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT. Xây dựng các tiêu chí đánh giá biểu hiện tính trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT. Làm rõ thực trạng tổ chức HĐNT ở một số trường mầm non Thành phố Thủ Dầu Một. Đề xuất 5 biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT. 4. Kết quả nghiên cứu: 5 Đánh giá được mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời của một số trường mầm non Thành phố Thủ Dầu Một. Đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Thành phố Thủ Dầu Một. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 11 tháng 5 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): 6 Ngày 11 tháng 5 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 7 THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Trần Nguyệt Thư Ảnh 4x6 Sinh ngày: 8 tháng 10 năm 1996 Nơi sinh: Đức Hòa – Long An Lớp: C14MN02 Khóa: 2014 - 2017 Khoa: Sư phạm Địa chỉ liên hệ: Khu phố 7- Lê Hồng Phong – Thủ Dầu Một – Bình Dương Điện thoại: 01676225422 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Giáo Dục Mầm Non Khoa: Sư phạm Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Được danh hiệu học sinh khá năm 2014 - 2015 * Năm thứ 2: Ngành học: Giáo Dục Mầm Non Khoa: Sư phạm Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: không Ngày 11 tháng 05 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Trần Nguyệt Thư DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8 STT 1 2 3 4 5 Họ và tên Phan Thị Mỹ Hảo Trần Nguyệt Thư Trần Thị Kim Huyền Nguyễn Thị Hồng Nhiên Hoàng Thị Mỹ Lan MSSV 1411402010070 1411402010075 1411402010079 1411402010060 1411402010081 MỤC LỤC Danh mục viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Lớp C14MN02 C14MN02 C14MN02 C14MN02 C14MN02 Khoa Sư Phạm Sư Phạm Sư Phạm Sư Phạm Sư Phạm 9 MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 17 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................17 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................18 3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................19 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................19 5. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................19 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI.............21 1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực vận động thông qua hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non.......................................................................................................21 1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................................24 1.2.1. Khái niệm tích cực.....................................................................................24 1.2.2. Khái niệm tích cực vận động......................................................................24 1.2.3. Hoạt động ngoài trời đối với việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non................................................................................25 1.3. Nội dung phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Việt Nam........................................28 1.4. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi............................31 1.5. Các biểu hiện tính tích cực vận động vận động của trẻ 5 - 6 tuổi......................34 1.6. Một số nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non..................................................36 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mầm non........................................................................................................................... 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..........................................................................................39 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT................................40 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát.........................................................................40 2.2. Kết quả thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực vận động vận động của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một................................................................................................................... 44 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tính tích cực vận động vận động của trẻ và việc tổ chức HĐNT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non...................44 2.2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời ở một số trường mầm non, TP.Thủ Dầu Một......................50 2.3. Đánh giá chung về việc phát huy tính tích cực vận động của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở một số trường Mầm non tại Thành phố Thủ Dầu Một...53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................55 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 -6 TUỔI ..................................................................................................................................... 56 3.1. Những định hướng xác lập giải pháp................................................................56 3.2. Biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT ở trường mầm non...................................................................................................57 3.2.1. Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐNT nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi đầy đủ, rõ ràng, cụ thể”.....................................57 3.2.2. Biện pháp 2: “Tăng cường cho trẻ được chơi với các loại hình vận động đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều hình thức chơi khác nhau”.....................59 3.2.3. Biện pháp 3: “Xây dựng môi trường chơi ngoài trời đa dạng mang tính phát huy tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi”....................................................61 3.2.4. Biện pháp 4: “GV linh hoạt trong cách thức tổ chức HĐNT nhằm khuyến khích trẻ 5 - 6 tuổi tích cực vận động”.................................................................63 11 3.2.5. Biện pháp 5: “Quan sát, đánh giá biểu hiện tính tích cực của trẻ nhằm điều chỉnh cách tổ chức HĐNT cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu vận động của trẻ 5 – 6 tuổi”................................................................................................65 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT ở trường mầm non...........................................67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74 12 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt HĐNT CBQL GVMN MN Nghĩa Hoạt động ngoài trời Cán bộ quản lý Giáo viên mầm non Mầm non 13 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Bảng 1.1. Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi theo Trang 29 chương trình GDMN (2009) Bảng 1.2. Các chỉ số đánh giá sự phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi theo 31 Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi Việt Nam Bảng 1.3. Biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5 – 6 tuổi Bảng .1. Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát. Bảng 2.2. Thống kê kết quả giáo viên tham gia khảo sát Bảng .3. Bảng tiêu chí đánh giá tổ chức HĐNT ở lớp 5-6 tuổi Bảng 2.4. Nhận thức của GVMN về tích cực vận động Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN về vai trò của HĐNT đối với việc phát huy 35 41 41 42,43 44 45 tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.6. Nhận thức của GVMN về nội dung tổ chức HĐNT cho trẻ 5 – 6 46 tuổi Bảng 2.7. Nhận thức của GVMN về hình thức giúp trẻ phát huy tính tích 46 cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.8. Hình thức cho trẻ chơi với HĐNT để phát huy tính tích cực vận 47 động Bảng 2.9. Những biện pháp GV sử dụng khi tổ chức tổ chức HĐNT nhằm 48 phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 2.10. Những vấn đề GV quan tâm khi tổ chức HĐNT nhằm phát huy 49 tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.11. Những khó khăn GV thường gặp trong quá trình tổ chức HĐNT 50 nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.12. GVMN đánh giá biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5- 6 51 tuổi Bảng 3.1. Quy ước giá trị trung bình ( ) với thang đo các mức độ đánh giá Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các biện pháp phát huy 67 68 tính tích cực vận động cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua HĐNT Bảng 3.3. Đánh giá của GVMN về tính khả thi của các biện pháp phát huy 69 tính tích cực vận động cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua HĐNT 14 DANH MỤC HÌNH Tên hình Hình 1. Bé chơi trò chơi dân gian “Lộn cầu vòng” Hình 2. Giờ chơi tự do với các đồ chơi trong sân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang 47 48 15 Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của GVMN tham gia khảo sát 38 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả khảo sát giữa hai nhóm CBQL và GVMN 67 về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 16 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho các bậc học tiếp theo và việc học tập suốt đời. Trong đó, giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em là một trong những nội dung quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển về thể lực lẫn trí lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong nghị quyết BCHTWƯ Đảng lần IV (khóa VII) đã chỉ rõ: “Việc chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người theo hướng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, tương lai của dân tộc. Theo quan điểm hoạt động trong chương trình Giáo dục Mầm non là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi trẻ hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của trẻ, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Việt Nam, lĩnh vực phát triển thể chất là lĩnh vực đầu tiên trong bộ chuẩn. Lĩnh vực này đưa ra các chỉ số để đánh giá khả năng vận động cho trẻ 5 tuổi theo chương trình Giáo dục Mầm non. Trong đó, nội dung các chỉ số đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhanh nhẹn, có tố chất vận động bền bỉ, khéo léo. Do vậy, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động vận động ở trường Mầm non là vấn đề cần phải quan tâm để giúp trẻ đạt được các chỉ số về vận động. Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất cũng như nhận thức. Đồng thời, nâng cao khả năng đề kháng với bệnh tật cho trẻ.Trẻ khỏe mạnh, có tố chất sẽ nhanh nhẹn, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Qua các trải nghiệm trong hoạt động vui chơi, cụ thể là các hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn được nhu cầu vận động cũng như được cung cấp thêm nhiều kiến thức và kỹ năng. Qua đó, trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, việc phát huy cho trẻ tính tích cực vận động vận động trong hoạt động hằng ngày. Cụ thể là tham gia vào các trò chơi, các hoạt động ngoài trời là một nội dung hết sức cần thiết trong chương trình giáo dục Mầm non. Trong xu hướng của Giáo dục Mầm non hiện nay, việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cũng cần phải chú ý kích thích tính tích cực vận động vận động của từng trẻ, tạo ra sự hứng thú, làm nảy sinh cảm xúc, phấn khởi, bởi đó chính là những yếu tố 17 quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. Thực hiện được những yêu cầu này là thực hiện được một trong những yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục Mầm non hiện nay của nước ta. Trong quá trình quan sát thực tế việc tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi, đa phần giáo viên cho trẻ chơi các hoạt động tự do, chơi với các đồ chơi ngoài trời theo ý thích mà chưa chú ý đến việc vận dụng những thuận lợi sẵn có từ môi trường vào việc phát triển tính tích cực vận động vận động cho trẻ. Dẫn đến việc trẻ chọn những hoạt động chơi với đồ chơi quen thuộc, hay chỉ quẩn quanh bên những hoạt động yêu thích chứ chưa tạo ra sự tích cực vận động cũng như tạo ra sự vui thích, hứng thú đón chờ các hoạt động ngoài trời. Thậm chí, một số giáo viên vì sợ tai nạn xảy ra khi trẻ quá đông mà không tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong các hoạt động vui chơi ngoài trời. Mặt khác, nhiều giáo viên mầm non vẫn chưa lựa chọn được các những biện pháp thích hợp nhằm kích thích tính tích cực vận động vận động ở trẻ, dẫn đến trẻ không hứng thú với các hoạt động mà giáo viên tổ chức. Cụ thể là chưa phát huy được tính tích cực vận động vận động khi tham gia vào hoạt động vu chơi ngoài trời. Việc bước đầu tìm kiếm cơ sở cho những nhận định khoa học và đưa ra một số biện pháp khắc phục thực trạng trên là điều cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực vận động vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một”. Việc nghiên cứu cho đề tài nhằm hoàn thiện hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc hoạt động rèn luyện sức khỏe, củng cố, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực cho trẻ Mầm non. Đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi, cần chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp 1. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi được tiến hành tại các Trường mầm non, TP. TDM. 18 3. Mục đích nghiên cứu Xác định một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở Trường Mầm non. - Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non. - Xác lập một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở Trường Mầm non. - Khảo sát tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở Trường Mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu Việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non hiện nay đang được rất quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về việc phát huy sự tích cực vận động cho trẻ trong quá trình hoạt động. Nếu xác lập và thực hiện động bộ các biện pháp phù hợp với thực tiễn sẽ giúp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời. 6. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp phân loại, so sánh, hệ thống hóa tài liệu nhằm xác lâp cơ sở lý luận về việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời. Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan với vấn đề nghiên cứu của đề tài. 6.2. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ 5 – 6 tuổi. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để ghi lại 19 những biểu hiện của trẻ trong hoạt động ngoài trời và theo dõi quá trình tổ chức của giáo viên. 6.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên giáo viên đang phụ trách trẻ 5 – 6 tuổi của trường: Trường Mầm non Hướng Dương – TP. TDM. Phương pháp này được sử dụng để khai thác, lấy ý kiến, xử lý kinh nghiệm tốt có liên quan đến đề tài. Đồng thời tìm hiểu những mặt hạn chế thực tế cần được khắc phục. Cụ thể là: - Tìm hiểu ý kiến của GV về mức độ biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời. - Tìm hiểu về cách giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi. (Về nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp, cách đánh giá). - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6.4. Phương pháp tổng hợp, thống kê Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu nhằm định lượng, xử lý kết quả nghiên cứu. Cụ thể là sử dụng phần mềm SPSS và các công thức thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu. 20 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực vận động thông qua hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non  Trên thế giới: Tính tích cực vận động ở trẻ em được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tính tích cực vận động, và chính sự đa dạng về cách tiếp cận đã mang lại nhiều góc nhìn khác về vấn đề này. Tính tích cực vận động là phẩm chất vốn có ở con người trong xã hội. Phát triển của tính tích cực vận động là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Vì vậy có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tính tích cực vận động ở trẻ em. Họ đã chỉ ra rằng tính tích cực vận động tác động tới sự nhận thức và giúp trẻ phát triển trí tuệ. Trong đó tiềm năng để khai phá tính tích cực vận động ở trẻ mầm non là vô cùng lớn. Nhờ tính tích cực vận động, trẻ chủ động trong mọi hoạt động học tập và chiếm lĩnh tri thức. Nhà giáo dục người mỹ J. Dewey (1895 – 1952) đã khẳng định: “Trong quá trình giáo dục, giáo viên sẽ là người hướng dẫn và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Còn trẻ phải tích cực trong mọi hoạt động, là chủ thể nhận thức”. Nhà tâm lý học J. Piaget (1896 – 1980), vừa là nhà giáo dục học người Thụy Sỹ cũng cho rằng: “Quá trình phát triển của trẻ mang tính chủ động và tích cực”. Ông nhấn mạnh các chương trình giáo dục phải nhấn mạnh việc học tập và tự khám phá của trẻ. Theo ông lứa tuổi trẻ mẫu giáo xuất hiện nhu cầu nhận thức tìm hiểu thế giới cực lớn, vì thế tính tích cực vận động của trẻ rất cao, cho phép trẻ bùng cháy những đam mê học hỏi tìm tỏi và vận động không biết mệt mỏi trong sự tương tác trực tiếp với môi trường học tập [14]. Còn J.A. Cômenxki (1592- 1670) quan niệm rằng: “Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực vận động của người học và cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Ông cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tính tích cực vận động,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng