Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và triển khai giải pháp can thiệp nhằm xây dựng trung tâm k...

Tài liệu Phân tích thực trạng và triển khai giải pháp can thiệp nhằm xây dựng trung tâm kiểm nghiệm tỉnh đồng nai đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt phòng thí nghiệm glp”

.PDF
133
1
94

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ QUỲNH NHƯ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM XÂY DỰNG TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM TỈNH ĐỒNG NAI ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM - GLP” LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ QUỲNH NHƯ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM XÂY DỰNG TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM TỈNH ĐỒNG NAI ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM - GLP” CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC - QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: 62 73 20 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Thị Quỳnh Như . i. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tổ chức Quản lý dược này được thực hiện tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Đình Luyến đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ cho luận văn này được hoàn thành. Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đức Tuấn, PGS. TS. Trần Việt Hùng (Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh), TS. Nguyễn Thị Hải Yến đã có những góp ý, hướng dẫn cho luận văn này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô phản biện, Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã dành thời gian góp ý và đưa ra những nhận xét. Em cũng xin gửi những lời cảm ơn trân trọng đến: - Tập thể giảng viên Khoa Dược - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các giảng viên của Bộ môn Quản lý dược, những người đã đem tâm huyết truyền dạy kiến thức cho em trong suốt hai năm học vừa qua. - Các chuyên gia tham gia khảo sát ý kiến và đánh giá checklist GLP cho nghiên cứu này. - Các anh/ chị/ em học viên lớp Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tổ chức Quản lý dược khóa 2017 - 2019, những người bạn đã cùng em tập học và chia sẻ kiến thức trong suốt khóa học. - Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và toàn thể viên chức tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, cũng như hỗ trợ để đề tài được hoàn thành. - Gia đình và các bạn bè thân quý đã luôn động viên và ủng hộ em. Mặc dù đã nổ lực đề hoàn thành đề tài, nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong các Thầy Cô góp ý để đề tài được hoàn thiện, giúp cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đạt hiệu quả tốt hơn. Chân thành cảm ơn! . . i TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tất cả các công ty sản xuất dược phẩm đều đạt GPs, vì vậy hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước phải có năng lực tương ứng để kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường. Nghị định 54/2017/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược” quy định chậm nhất đến ngày 01/01/2021, tất cả Trung tâm Kiểm nghiệm phải đạt GLP theo Thông tư số 04/2018/TT-BYT “Quy định về thực hành tốt phòng thí nghiệm”. Đề tài được tiến hành: Phân tích thực trạng và triển khai giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng thí nghiệm - GLP”. Mục tiêu: Xây dựng Danh mục kiểm tra (checklist) việc đáp ứng tiêu chuẩn GLP theo Thông tư 04/2018/TT-BYT; khảo sát, phân tích thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019; đề xuất và triển khai các giải pháp can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động và hệ thống chất lượng của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai trong việc triển khai thực hiện nguyên tắc GLP tại Thông tư 04/2018/TT-BYT với 04 phần: Quản lý và cơ sở hạ tầng; Vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ khác; Quy trình thao tác; An toàn. Dùng phương pháp mô tả cắt ngang, mô tả hồi cứu và can thiệp. Kết quả: Xây dựng bản dự thảo Danh mục kiểm tra (checklist) GLP trên cơ sở Thông tư 04/2018/TT-BYT và Hướng dẫn của WHO-GLP. Lấy ý kiến các cán bộ kiểm nghiệm trong Trung tâm và chuyên gia bên ngoài (n=13), tiếp thu 18 ý kiến góp ý, hoàn chỉnh Danh mục kiểm tra GLP. Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019. Đánh giá việc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP (n=13): 72,9% tiêu chí đạt yêu cầu, 19,5% tiêu chí đã đạt yêu cầu nhưng cần khắc phục, 4,5% tiêu chí không đạt yêu cầu, 3,0% chưa thực hiện. Đề xuất 12 can thiệp với 36 tiêu chí, đánh giá tiến độ triển khai các can thiệp. Kết luận: Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai cần duy trì những nội dung đã đạt được và thực hiện 12 can thiệp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP”. Từ khóa: Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm, checklist GLP, ISO, hệ thống chất lượng. . . ABSTRACT Introduction: All the pharmaceutical companies have achieved GPs, so the state quality control system must have the respective capacity for controlling the quality of drugs in the market. Decree 54/2017/ND-CP “Guidelines for implementation of the Law on Pharmacy” provide that all Quality control Centers must reach GLP according to the Circular No. 04/2018/TT-BYT “Good laboratory practices” before 1st January 2021. The thesis was: Analyzing the current situation and recommended interventions to develop the Quality control Center at Dong Nai province obtaining “Good Laboratory Practices - GLP” standard. Objective: Develop a checklist of GLP inspection according to Circular 04/2018/ TTBYT; survey and analyze the current state of Quality control Center at Dong Nai province in 2019; recommend and implement interventions. Subjects and Methods: Subjects were activities and quality system of Quality control Center at Dong Nai province about implementing GLP principles of Circular 04/2018/TT-BYT which is 04 parts: Management and infrastructure; Materials, equipment, instruments and other devices; Operating procedures; Safety. The methods were cross-sectional descriptive study, retrospective descriptive study and intervention study. Results: A draft GLP Checklist based on Circular 04/2018/TT-BYT and WHO-GLP Guidelines was developed. The GLP Checklist was completed with 18 comments approving from the laboratory staff and external experts (n = 13). The current state of Quality control Center of Dong Nai province was surveying and analyzing in 2019. The Quality control was evaluating (n = 13) according to the GLP principles: 72,9% of the criteria met the requirements, 19,5% of the criteria met the requirements but needed to overcome, 4,5% of the criteria was unsatisfactory, 3,0% remains was not implemented. 12 interventions were recommended with 36 criteria, then the progress of interventions was evaluating. Conclusion: In order to the GLP principles, Quality control Center of Dong Nai province needs to maintain the achieved contents and continuously carry out 12 interventions. Keywords: Good laboratory practices, GLP checklist, ISO, quality system. . . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3 1.1 1.2 1.3 1.4 Quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam ................................................................3 Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm ..................................................................5 Nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP) ..............................................9 Giới thiệu về Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai ......................................15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 24 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................24 2.2 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................24 2.3 Thiết kế và phương pháp nghiên cứu .................................................................24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33 3.1 Xây dựng danh mục kiểm tra (checklist) việc đáp ứng tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng thí nghiệm - GLP” theo Thông tư 04/2018/TT-BYT .....................................33 3.2 Khảo sát, phân tích thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019 ..............................................................................36 3.3 Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GLP ................................................................................................53 3.4 Triển khai các giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GLP ...................................................................................62 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 66 4.1 Về điều kiện thực tế khi tiến hành thực hiện GLP .............................................66 4.2 Về triển khai các giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GLP ............................................................................69 4.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71 Kết luận .....................................................................................................................71 Kiến nghị ...................................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC I ...........................................................................................................PL1 PHỤ LỤC II ..........................................................................................................PL2 PHỤ LỤC III ........................................................................................................PL3 PHỤ LỤC IV ........................................................................................................PL4 PHỤ LỤC V ........................................................................................................PL19 PHỤ LỤC VI ......................................................................................................PL21 PHỤ LỤC VII .....................................................................................................PL22 . i. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên tiếng Anh CAPA Corrective Action/ Preventative Action Hành động khắc phục/ phòng ngừa CoA Certificate of Analysis Giấy chứng nhận phân tích FDA Food and Drug Administration GDP Good Distribution Practices Thực hành tốt phân phối GLP Good Laboratory Practices Thực hành tốt phòng thí nghiệm GMP Good Manufacturing Practices Thực hành tốt sản xuất GPP Good Pharmacy Practices Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc GPs Good Practices Những nguyên tắc thực hành tốt GSP Good Storage Practices Thực hành tốt bảo quản HPLC High Performance Liquid Chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao IS International System Hệ đo lường quốc tế ISO International Organization for Standardization Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế MSDS Material Safety Data Sheet Bảng dữ liệu an toàn vật liệu Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Co-operation and Development Phát triển Kinh tế OECD Tiếng Việt Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ Phòng thí nghiệm PTN QMS Quality Management System Hệ thống quản lý chất lượng SOP Standard Operating Procedure Quy trình thao tác chuẩn STCL Sổ tay chất lượng TCCL Tiêu chuẩn chất lượng TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TLC Thin Layer Chromatography Thử nghiệm thành thạo TNTT WHO Sắc ký lớp mỏng World Health Organization . Tổ chức Y tế Thế giới . i DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Mục tiêu của đánh giá và công nhận chất lượng phòng thí nghiệm ........... 6 Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa GLP và ISO/ IEC 17025 .............................................. 8 Bảng 1.3 Nguyên tắc WHO-GLP theo Thông tư 04/2018/TT-BYT ...................... 12 Bảng 1.4 Danh sách các đơn vị kiểm nghiệm Nhà nước đạt GLP .......................... 14 Bảng 1.5 Nhân sự tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019 ............. 17 Bảng 1.6 Trang thiết bị chính hiện có tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019 .................................................................................................................. 18 Bảng 1.7 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc, mỹ phẩm năm 2016 - 2018 ............. 20 Bảng 1.8 Những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng năm 2016 - 2018 ........ 20 Bảng 1.9 Đánh giá các yêu cầu của GLP ................................................................ 29 Bảng 3.10 Những ý kiến đóng góp cho dự thảo Danh mục kiểm tra GLP ............. 34 Bảng 3.11 Nhân lực theo trình độ chuyên môn của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019 ........................................................................................................... 38 Bảng 3.12 Kiểm soát thông số môi trường ............................................................. 40 Bảng 3.13 Danh mục các phép thử đã được thực hiện tại Trung tâm và các thiết bị, dụng cụ chính tương ứng.......................................................................................... 42 Bảng 3.14 Danh mục các phép thử chưa triển khai tại Trung tâm và các thiết bị, dụng cụ chính tương ứng................................................................................................... 44 Bảng 3.15 Các tiêu chí GLP mà Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai chưa thực hiện ........................................................................................................................... 46 Bảng 3.16 Các tiêu chí GLP mà Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai chưa được chấp nhận.................................................................................................................. 48 Bảng 3.17 Những tồn tại cần khắc phục của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai .................................................................................................................................. 50 Bảng 3.18 Tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng GLP ............................................. 52 Bảng 3.19 Các can thiệp về Quản lý và cơ sở hạ tầng ............................................ 54 Bảng 3.20 Các can thiệp về Vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ khác .............. 59 Bảng 3.21 Các can thiệp về Quy trình thao tác ....................................................... 60 Bảng 3.22 Các can thiệp về An toàn ....................................................................... 61 Bảng 3.23 Tổng hợp các đề xuất giải pháp ............................................................. 62 Bảng 3.24 Tiến độ triển khai các giải pháp can thiệp ............................................. 63 . . ii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu nhân sự theo chuyên môn ............................................................. 38 Hình 3.2 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Các nguyên tắc GLP theo Quyết định số 03/QĐHN-BYT ...................... 11 Sơ đồ 1.2 Tài liệu trong hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/ IEC 17025 ........... 21 Sơ đồ 2.3 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 24 Sơ đồ 2.4 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 25 Sơ đồ 3.5 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai .................... 37 Sơ đồ 3.6 Bố trí khoa, phòng của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai ........... .39 . . MỞ ĐẦU Những năm gần đây, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự hiện diện của rất nhiều sản phẩm do các công ty trong và ngoài nước sản xuất. Tất cả các công ty này đều đạt tiêu chuẩn: Thực hành tốt sản xuất (Good Manufacturing Practices - GMP), Thực hành tốt phòng thí nghiệm (Good Laboratory Practices - GLP), Thực hành tốt bảo quản (Good Storage Practices - GSP), Thực hành tốt phân phối (Good Distribution Practices - GDP)... Vì vậy đòi hỏi hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước phải có năng lực tương ứng với nhà sản xuất để kiểm tra chất lượng các sản phẩm thuốc lưu hành trên thị trường. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Kiểm nghiệm để thực hiện tốt công tác tham mưu cho Sở Y tế trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc; đảm bảo thuốc đến tay người sử dụng an toàn và hiệu quả. Đối với hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước, tính đến tháng 3 năm 2019, ngoài hai cơ quan kiểm nghiệm cấp quốc gia (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh) duy trì đạt cả hai tiêu chuẩn ISO và GLP; chỉ có 10 Trung tâm Kiểm nghiệm đạt chứng nhận GLP, hầu hết Trung tâm Kiểm nghiệm các tỉnh đều chưa đạt tiêu chuẩn này. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc cần phải được quan tâm đầu tư hơn nữa, từng bước nâng cao năng lực kiểm nghiệm cho hệ thống kiểm nghiệm địa phương [22]. Theo quy định của Nghị định 54/2017/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược” lộ trình triển khai GLP đối với các cơ sở kiểm nghiệm không vì mục đích thương mại chậm nhất đến ngày 01/01/2021 phải đáp ứng nguyên tắc GLP [9]. Để đạt mục tiêu này, các Trung tâm Kiểm nghiệm trong cả nước hiện đang triển khai áp dụng nguyên tắc GLP theo Thông tư số 04/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ Y tế “Quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm”. Chức năng chính của một Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc là đánh giá một loại thuốc có đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký hay không. Kiểm tra chất lượng sẽ là một công cụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước nếu kết quả phân tích mẫu đáng tin cậy và kết luận về chất lượng của thuốc là chính xác [2]. Do đó, xây dựng hệ thống chất lượng đáp ứng nguyên tắc GLP là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà . . nước, xu hướng phát triển của xã hội. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP đưa ra yêu cầu cao về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị phân tích, hóa chất, thuốc thử… nên việc triển khai đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực và tài chính. Tại tỉnh Đồng Nai, trong những năm vừa qua Trung tâm Kiểm nghiệm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế quan tâm, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên để đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP thì còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Năm 2018 và 2019, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đã trình kế hoạch sửa chữa, cải tạo trụ sở làm việc và mua sắm thêm trang thiết bị phân tích để xây dựng phòng thí nghiệm đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP. Để làm rõ thực trạng năng lực kiểm nghiệm và góp phần xây dựng Trung tâm đạt tiêu chuẩn GLP, đề tài Phân tích thực trạng và triển khai giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng thí nghiệm - GLP” đã được tiến hành với mục tiêu: 1. Xây dựng Danh mục kiểm tra (checklist) việc đáp ứng tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng thí nghiệm - GLP” theo Thông tư 04/2018/TT-BYT. 2. Khảo sát, phân tích thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai năm 2019. 3. Đề xuất và triển khai các giải pháp can thiệp nhằm xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GLP. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI VIỆT NAM 1.1.1 Hệ thống kiểm nghiệm thuốc tại Việt Nam Điều 103, Luật Dược 105/2016/QH13 định nghĩa “Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc” [13]. Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về kiểm tra chất lượng thuốc sản xuất, pha chế, lưu hành và sử dụng trên toàn quốc; chỉ đạo, giám sát hệ thống kiểm nghiệm thuốc trên toàn quốc; kết luận về chất lượng thuốc trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm thuốc của cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc ở trung ương và các hồ sơ liên quan [7], [12]. Sở Y tế chỉ đạo quản lý toàn diện các vấn đề về chất lượng thuốc ở địa phương, có nhiệm vụ: phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng thuốc tại địa phương; thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra Nhà nước về chất lượng thuốc và xử lý vi phạm về chất lượng thuốc trong phạm vi địa phương [7], [12]. Tổ chức hệ thống kiểm nghiệm thuốc Nhà nước của Việt Nam gồm hai cấp [22]: - Cấp Trung ương có 03 Viện: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế. - Cấp địa phương có 62 Trung tâm: Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh Đắk Nông chưa thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm). Trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm Nhà nước [13]: a) Thực hiện việc kiểm tra xác định chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; b) Kiểm tra, đánh giá chất lượng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế; . . c) Tư vấn, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế các biện pháp kỹ thuật để tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; d) Bảo đảm trung thực, khách quan trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc, mẫu nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc đã kiểm nghiệm. 1.1.2 Quản lý chất lượng thuốc bằng các nguyên tắc Thực hành tốt Việc bảo đảm chất lượng thuốc liên quan đến cả chuỗi hoạt động bao gồm từ sản xuất, bảo quản đến kiểm soát chất lượng thông qua hệ thống kiểm nghiệm. Không chỉ vậy, thuốc được sản xuất ra và phân phối đến các cơ sở bán buôn, cơ sở y tế, cơ sở bán lẻ và đến tay người bệnh cũng phải được đảm bảo chất lượng. Bộ Y tế đã và đang tích cực thực hiện chủ trương quản lý toàn diện chất lượng thuốc thông qua việc triển khai áp dụng các nguyên tắc Thực hành tốt (Good Practices GPs) trong toàn bộ hệ thống: - Sản xuất (Thông tư 35/2018/TT-BYT về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc - GMP), - Bảo quản, tồn trữ (Thông tư 36/2018/TT-BYT về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc - GSP), - Kiểm nghiệm (Thông tư 04/2018/TT-BYT về Thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP), - Phân phối (Thông tư 03/2018/TT-BYT về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc - GDP) - Cung cấp thuốc đến tay người sử dụng (Thông tư 02/2018/TT-BYT về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc - GPP). Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành dược được duy trì tương đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên tai. Hiện nay đã tiến hành kiểm tra 100% thuốc nhập khẩu của các công ty có vi phạm chất lượng, thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng [22]. . . 1.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.2.1 Chất lượng phòng thí nghiệm Chất lượng của phòng thí nghiệm được thể hiện thông qua chất lượng quản lý và chất lượng kỹ thuật nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong việc đánh giá chất lượng [2], [11]. Chất lượng quản lý bao gồm chất lượng về tổ chức, hệ thống quản lý, kiểm soát tài liệu, xem xét yêu cầu, đề nghị của khách hàng, hợp đồng phụ, mua dịch vụ và đồ cung cấp, phàn nàn, kiểm soát công việc không phù hợp, cải tiến, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ và chất lượng của thực hiện xem xét của lãnh đạo [11]. Chất lượng kỹ thuật của phòng thí nghiệm được thể hiện thông qua năng lực của cán bộ và nhân viên, đảm bảo điều kiện môi trường, lựa chọn và phê duyệt phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn, quy trình xét nghiệm, quản lý thiết bị, tính liên kết chuẩn, lấy mẫu, bảo quản mẫu, đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, xét nghiệm và báo cáo kết quả [11]. 1.2.2 Mục tiêu của đánh giá và công nhận chất lượng phòng thí nghiệm Các phòng thí nghiệm áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn mực quy định là để đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm [1]. Việc sử dụng cùng một tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thống nhất các tiêu chuẩn và thủ tục. Nếu như các phòng thí nghiệm không có các quy chuẩn chung, sẽ dẫn đến hậu quả là cùng một sản phẩm nhưng kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm lại khác nhau. Vấn đề này sẽ gây khó khăn, bế tắc trong việc giải quyết của các bên liên quan và cơ quan chức năng. Do đó, các phòng thí nghiệm phải áp dụng những hệ thống chất lượng chung để thử nghiệm cho kết quả có độ tin cậy và thống nhất với nhau. Đánh giá và công nhận chất lượng phòng thí nghiệm có những mục tiêu chung và cụ thể có lợi cho phòng thí nghiệm và cả xã hội [11]. Bảng 1.1 Mục tiêu của đánh giá và công nhận chất lượng phòng thí nghiệm [11] . . Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể - Phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước Phát triển kinh tế xã hội - Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật - Thực hiện thoả ước thừa nhận lẫn nhau Phục vụ cho sản xuất kinh doanh Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho con người Nâng cao vị thế của phòng thí nghiệm được công nhận - Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - Kết quả kiểm nghiệm đúng giúp xác định đúng sản phẩm đạt chất lượng - Môi trường thử nghiệm được đảm bảo an toàn - Tạo uy tín về chất lượng của phòng thí nghiệm trong nước và quốc tế - Mang lại lợi ích chung cho phòng thí nghiệm - Xác nhận về mặt pháp lý của phòng thí nghiệm 1.2.3 Nguyên tắc GLP của Tổ chức Y tế Thế giới Các nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm là [24]: - Các hướng dẫn đưa ra những khuyến cáo về hệ thống đảm bảo chất lượng trong hoạt động của quá trình phân tích nhằm cho một kết quả xác thực, tin cậy. - Thực hiện đúng theo khuyến cáo sẽ tạo ra sự hòa hợp quốc tế giữa các phòng thí nghiệm và tạo điều kiện cho việc phối hợp và công nhận kết quả giữa các phòng thí nghiệm. - Các hướng dẫn này phù hợp với tất cả các loại hình phòng thí nghiệm: nhà nước, tư nhân hay phi chính phủ. GPPQCL (Good Practices for Pharmaceutical Quality Control Laboratories) gồm 04 phần [6], [28]: Phần 1. Quản lý và cơ sở hạ tầng Phần 2. Vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ khác Phần 3. Quy trình thao tác Phần 4. An toàn . . WHO-GLP (Phụ lục 1 - Báo cáo của Hiệp hội các chuyên gia trong Tổ chức Y tế thế giới) được phát triển để thực hiện các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm dược phẩm (bao gồm kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc... ) mà không bao gồm những hướng dẫn liên quan đến thử nghiệm sản phẩm sinh học, ví dụ vắc xin và các sản phẩm máu [28]. 1.2.4 Mối liên quan giữa GLP và ISO/ IEC 17025 Ủy ban các chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành các hướng dẫn về Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP). Đây là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến quá trình tổ chức và điều kiện tiến hành nghiên cứu phi lâm sàng trong hoạt động về dược đối với sức khỏe con người và an toàn môi trường được lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, ghi lại, lưu trữ và báo cáo [6]. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization ISO) ban hành tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025 (phiên bản mới nhất hiện nay là ISO/IEC 17025 : 2017). Đây là những yêu cầu chung về năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn, nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và là chuẩn mực để công nhận phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn áp dụng cho phòng thí nghiệm/ hiệu chuẩn thuộc rất nhiều lĩnh vực như Cơ - Hoá - Sinh - Dược phẩm - Điện - Điện tử - Vật liệu xây dựng - Không phá huỷ - Đo lường hiệu chuẩn - An toàn sinh học [1], [21]. Về chi tiết, GLP và ISO/ IEC 17025 có một số điểm tương đồng trong nội dung như: yêu cầu về tổ chức và nhân sự; yêu cầu đối với thiết bị, lấy mẫu và xác nhận, các yêu cầu về báo cáo/ biên bản và kiểm soát tài liệu. Bên cạnh đó có những điểm khác biệt trong yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật, có những nội dung có trong tiêu chuẩn ISO mà không có trong GLP và ngược lại. Cả hai nguyên tắc này có lĩnh vực, mục tiêu, hình thức áp dụng, kiểm tra và công nhận tại Việt Nam là khác nhau. Do đó một phòng thí nghiệm đã được công nhận ISO muốn được phát triển áp dụng nguyên tắc GLP thì có thể sử dụng hệ thống chất lượng sẵn có và thêm những yêu cầu cần thiết kèm theo. Ngược lại, phòng thí nghiệm đã đạt GLP có thể tích hợp thêm nguyên tắc ISO trong quy trình quản lý để nâng cao năng lực hệ thống quản lý cũng như kỹ thuật. . . Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa GLP và ISO/ IEC 17025 [11] Nội dung GLP ISO/ IEC 17025 Phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn Lĩnh vực Phòng kiểm nghiệm dược phẩm nói chung (dược, hóa học, thực phẩm, điện...) Nâng cao tính hiệu quả của hệ Mục tiêu thống phòng kiểm nghiệm thuốc Thỏa mãn tối đa yêu cầu chính trên cả hai mặt: quản lý nghiệp đáng của khách hàng. vụ và quản lý kỹ thuật. Bắt buộc áp dụng. Khuyến khích áp dụng. Hình thức Các phòng thí nghiệm tổ chức Các phòng thí nghiệm, hiệu áp dụng thực hiện và luôn đảm bảo đáp chuẩn tự nguyện đăng ký để được ứng nguyên tắc GLP. công nhận ISO/IEC 17025. - Đơn vị quản lý nhà nước thực - Cơ quan thực hiện đánh giá, hiện đánh giá, công nhận là Cục công nhận là Văn phòng Công Quản lý Dược, thuộc Bộ Y tế. nhận chất lượng (Bureau of Accreditation - BoA), thuộc Bộ Kiểm tra và công nhận tại Việt Nam Khoa học và Công nghệ. - Sau khi được đánh giá công - Sau khi được đánh giá công nhận, phòng thí nghiệm được nhận, phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu cấp giấy chứng nhận và mã số chuẩn GLP. riêng (VILAS), phòng hiệu chuẩn được cấp giấy chứng nhận và mã số riêng (VICAS). Giá trị của Giấy chứng nhận GLP và ISO/ IEC 17025 đều có hiệu lực trong 03 năm. Dù là thực hiện theo ISO/ IEC 17025 hay GLP thì mục tiêu của phòng thí nghiệm vẫn là đảm bảo việc thử nghiệm đúng theo tiêu chuẩn, cung cấp kết quả đáng tin cậy, có uy tín, đồng thời hướng đến hội nhập quốc tế. . . 1.3 NGUYÊN TẮC “THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM” (GLP) 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển GLP trên thế giới Vào đầu những năm 1970, FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã nhận ra các trường hợp thực hành phòng thí nghiệm kém trên khắp Hoa Kỳ. FDA đã quyết định kiểm tra hơn 40 phòng thí nghiệm độc tính chuyên sâu. Họ phát hiện nhiều hoạt động không trung thực và rất nhiều thực hành kém tại các phòng thí nghiệm. Ví dụ về một số phòng thí nghiệm kém đang sử dụng thiết bị không được hiệu chuẩn, do đó gây ra sai số, khoản đo không chính xác hoặc hệ thống kiểm tra không đủ năng lực. Do đó để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của thuốc, FDA đã ban hành Đạo luật về Thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm nhằm quy định trách nhiệm phải thiết lập sự an toàn và hiệu quả của các loại thuốc và thiết bị dùng cho con người và động vật. FDA đã chọn GLP như là phương pháp để đảm bảo hiệu quả thử nghiệm trong kiểm tra chất lượng. Ngày 19/11/1976 dự thảo cuối cùng về GLP được công bố được xem là quy định đầu tiên của FDA. Như vậy GLP có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và sau đó đã gây hiệu ứng mạnh mẽ trên toàn thế giới [23], [27]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tập hợp một nhóm chuyên gia để xây dựng các Nguyên tắc GLP đầu tiên của OECD. Đây là một nỗ lực để tránh các rào cản phi thuế quan đối với hóa chất thương mại, để thúc đẩy chấp nhận lẫn nhau về dữ liệu kiểm tra an toàn phi lâm sàng và để loại bỏ trùng lặp thí nghiệm không cần thiết. Những nguyên tắc của GLP đã được chính thức đề xuất sử dụng trong các nước thành viên bởi Hội đồng OECD năm 1981 [23], [27]. Năm 1984, WHO đã đưa ra dự thảo đầu tiên “Thực hành tốt ở các Phòng Kiểm nghiệm thuốc thuộc Chính phủ” (Good Laboratory Practice in Governmental Drug Control Laboratories), trong đó nêu những yêu cầu cần thực hiện về tổ chức, cơ sở, trang bị, hoạt động phòng kiểm nghiệm thuốc phục vụ quản lý Nhà nước về dược. Tài liệu về GLP năm 1984 hướng dẫn quy trình lấy mẫu thuốc để kiểm tra chất lượng, tài liệu này được xác định để thực hiện tại các Phòng Kiểm nghiệm thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, trong đó có nhiều nội dung hướng dẫn kỹ thuật và nghiệp vụ cũng có thể vận dụng để áp dụng ở các phòng thí nghiệm thuốc của các cơ sở sản xuất dược phẩm [24]. . 0. Cuộc họp lần thứ 14 về hợp tác kỹ thuật dược của các nước khối ASEAN ở Kuala Lumpur tháng 12 năm 1994 đã thông qua “Hướng dẫn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm ASEAN” (ASEAN Good Control Laboratory Practice Guidelines) trên cơ sở tham khảo GLP của WHO năm 1984, GLP của Mỹ, của Anh, của OECD và ISO/IEC 17025. Mục tiêu của GLP ASEAN là đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu mà các phòng kiểm nghiệm dược phẩm phải tuân theo để đảm bảo cho kết quả thử nghiệm được đúng đắn và tin cậy. Năm 1999, sau khi xem xét tham khảo những hướng dẫn khác mới được ban hành về phòng thí nghiệm, WHO đưa ra văn bản “Thực hành tốt phòng Kiểm nghiệm thuốc”. GLP năm 1999 lược bỏ quy trình lấy mẫu kiểm nghiệm - là phần thuộc phạm vi ngoài phòng thí nghiệm - cập nhật nội dung của các tiêu chuẩn: ISO/ IEC 17025, EN45001, và OCED-GLP [25]. Năm 2002, tiếp thu những ý kiến đóng góp, WHO hoàn thiện và ban hành GLP với tiêu đề “Thực hành tốt áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm Dược phẩm Quốc gia” (Good Practices for National Pharmaceutical Control Laboratories). GLP năm 2002 đã đưa ra một số định nghĩa, một số thuật ngữ đề cập đến vấn đề liên kết chuẩn một cách rõ ràng hơn [26]. Năm 2010, để đáp ứng với hoàn cảnh mới, WHO đã ban hành nguyên tắc GLP với tên Thực hành tốt quản lý phòng kiểm nghiệm Dược phẩm (WHO Good Practices for Pharmaceutical Quality Control Laboratories) [28]. 1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển GLP tại Việt Nam Năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/5/2000 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” [2]. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 45/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT. Trong cả Quyết định 1570/2000/QĐ-BYT và Thông tư số 45/2011/TT-BYT đều đưa ra hướng mở đối với các đơn vị khi đăng ký GLP là có thể đăng ký: Danh mục các loại phép thử (phương pháp) và/ hoặc các loại sản phẩm cơ sở thực hiện kiểm tra chất lượng [2], [3]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất