Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố vĩ mô quyết định lạm phát tại việt nam bằng mô hình đường p...

Tài liệu Phân tích các yếu tố vĩ mô quyết định lạm phát tại việt nam bằng mô hình đường phillips mới

.PDF
60
204
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ QUYẾT ĐỊNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH ĐƯỜNG PHILLIPS MỚI GVHD: ThS Trần Bá Thọ SVTH: Nguyễn Công Toàn LỚP: Kinh tế học – K35 TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích các yếu tố vĩ mô quyết định lạm phát tại Việt Nam bằng mô hình đường Phillips mới” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 16 tháng 03 năm 2013 Tác giả khóa luận Nguyễn Công Toàn NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GVHD MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .....................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 2. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu ............................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 2 4. Kết cấu đề tài.............................................................................................. 2 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ ĐƢỜNG PHILLIPS. .............................................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về lạm phát .................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm lạm phát ................................................................................ 3 1.1.2. Đo lƣờng lạm phát ................................................................................. 5 1.1.3. Ảnh hƣởng của lạm phát đối với nền kinh tế .......................................... 6 1.1.4. Các nguyên nhân gây lạm phát ............................................................... 7 1.2. Các lý thuyết về đƣờng Phillips .................................................................. 12 1.2.1. Đƣờng cong Phillips của trƣờng phái Tân Cổ Điển .............................. 12 1.2.2. Đƣờng Phillips của trƣờng phái Keynes mới (NKPC) .......................... 13 1.2.3. Mô hình NKPC lai ............................................................................... 17 1.2.4. Nghiên cứu về lạm phát sử dụng NKPC lai tại các quốc gia ................. 18 CHƢƠNG 2:TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980-2009 .............................................................................................................................. 20 2.1. Giai đoạn 1980-1994 .................................................................................. 20 2.2. Giai đoạn 1995-2009 .................................................................................. 22 i CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM NKPC LAI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2012 ................................................................................................. 24 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 24 3.1.1. Dữ liệu................................................................................................. 24 3.1.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 29 3.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 30 3.2.1. Ƣớc lƣợng sản lƣợng tiềm năng ........................................................... 30 3.2.2. Kết quả ƣớc lƣợng NKPC lai ............................................................... 32 CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..................... 36 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu: .................................................................... 36 4.2. Gợi ý chính sách ......................................................................................... 39 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 43 PHỤ LỤC 1: BỘ LỌC HODRICK-PRESCOTT (HP) .......................................... 45 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ................................ 46 PHỤ LỤC 3: PHƢƠNG PHÁP HỒI QUY GMM ................................................. 48 PHỤ LỤC 4: BẢNG ƢỚC LƢỢNG NKPC LAI CHO VIỆT NAM ...................... 52 ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh ADF Kiểm định ADF Augmented Dickey-Fuller CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Foreign Direct Investment FII Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài Foreign Indirect Investment GMM Phƣơng pháp hồi quy momen tổng Generalized method of moments quát GSO Tổng cục thống kê General Statistics Vietnam IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund INF Lạm phát Inflation M2 Cung tiền mở rộng Broad Money NKPC Đƣờng Phillips mới New-Keynesian Phillips Curve PP Kiểm định Phillips – Person Phillips – Person USD Đôla Mỹ United States dollar VAR Mô hình ƣớc lƣợng tự hồi quy Vector Autoregression VNĐ Đồng Việt Nam Vietnam dong iii Office Of DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu Bảng 3.2: Tăng trƣởng cung tiền rộng M2 và GDP thực hàng năm (1995-2009) Bàng 3.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 3.4: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình NKPC lai cho Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam 1980-2010 Hình 2.2: Lạm phát hàng quý Việt Nam giai đoạn 1995-2009 Hình 3.1: Cung tiền rộng M2 từ 1995-2009 (tỷ VNĐ) Hình 3.2:Chỉ số giá thực phẩm và dầu thô danh nghĩa hàng quý từ 1995-2009 (USD) Hình 3.3: GDP hàng quý của Việt Nam giai đoạn 1995-2009 Hình 3.4: Chuỗi GDP sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ Hình 3.5: Chuỗi GDP tiềm năng và GDP thực tế hàng quý Hình 3.6: Tỷ lệ lạm phát và tăng trƣởng cung tiền rộng M2 (%/quý) iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lạm phát là một vấn đề tồn tại ở Việt Nam và cần phải phát triển tốt một mô hình thực nghiệm để có thể nắm bắt các yếu tố chính làm động lực thúc đẩy lạm phát tại Việt Nam. Những nguyên nhân của sự gia tăng lạm phát trong giai đoạn sau năm 1995 đã gây tranh cãi. Một số nhà kinh tế cho rằng sự gia tăng nàày là hệ quả của việc mở rộng chính sách tiền tệ, trong khi số khác lại lập luận rằng lý do đến từ các yếu tố ngoại sinh, chẳng hạn nhƣ giá dầu tăng cao trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, những lập luận đƣợc dựa trên phân tích lý thuyết chứ không phải là nghiên cứu thực nghiệm. Nhƣ vậy, điều này dẫn đến nhu cầu cần pải xâây dựng một mô hình thực nghiệm đƣợc phát triển tốt để có thể nắm bắt các lực quan trọng nhằm phân tích yếu tố quyết định lạm phát tại Việt Nam. Nhƣ đã biết, đƣờng Phillips mới New Keynesian Phillips Curve (NKPC) và gần đây đƣờng Phillips lai (NKPC lai) đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm. NKPC là một mô hình cấu trúc đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích các động lực thúc đẩy lạm phát. Lý do mà mô hình NKPC đã thu hút đƣợc sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách là nó có thể giải thích đáng kể tình hình lạm phát dai dẳng bằng cách nhấn mạnh vai trò của các kỳ vọng lạm phát. Mặc dù đã có các nghiên cứu rộng rãi về đƣờng Phillips lai đối với các nƣớc phát triển và đang phát triển, nhƣng mô hình này vẫn còn ít đƣợc biết đến tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm điều tra khả năng của đƣờng Phillips lai trong việc giải thích các yếu tố quyết định lạm phát tại Việt Nam nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến lạm phát và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách. 2. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu Khoá luận tập trung vào phân tích lạm phát tại Việt Nam từ 1995-2009, cũng nhƣ những yếu tố có thể ảnh hƣởng tới lạm phát tại Việt Nam đƣợc xây dựng trong mô hình NKPC lai, bao gồm lạm phát quán tính, lạm phát kỳ vọng, lỗ hổng sản lƣợng, cung tiền rồng, giá lƣơng thực và giá dầu thế giới. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm ảnh hƣởng của từng yếu tố đến lạm phát, nghiên cứu nhằm đƣa ra những gợi ý chính sách phù hợp để tháo gỡ nguy cơ lạm phát cao cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này hy vọng sẽ đem đến cho những thảo luận chính sách hiện nay ở Việt Nam một nghiên cứu vĩ mô đáng tin cậy với phƣơng pháp mang tính khoa học và dựa vào các bằng chứng thực nghiệm về các nguyên nhân của lạm phát. Vì kiểm soát lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu hy vọng sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến lạm phát và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách. 4. Kết cấu đề tài Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, các danh mục và phụ lục; nội dung nghiên cứu bao gồm 4 chƣơng. Chƣơng 1 trình bày cơ sở lý thuyết về lạm phát, các mô hình đƣờng Phillips và giả định ban đầu. Chƣơng 2 trình bày tổng quan lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1980-2009. Chƣơng 3 tiến hành nghiên cứu NKPC lai trong giai đoạn 1995-2009; kết quả thực nghiệm. Chƣơng 4 tóm tắt, thảo luận kết quả nhận đƣợc; và từ đó gợi ý một số chính sách thích hợp. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ ĐƢỜNG PHILLIPS. Chƣơng này sẽ trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu. Mục 1.1 trình bày tổng quan về lạm phát và mục 1.2 sẽ thảo luận xem xét lại các lý thuyết về đƣờng Phillips trƣớc đây. 1.1. Tổng quan về lạm phát 1.1.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là một khái niệm lâu đời và căn bản của kinh tế học. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay vẫn chƣa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất trong cộng đồng khoa học về khái niệm này. Trong lịch sử của kinh tế học, đã có không ít trƣờng phái nỗ lực để giải thích về lạm phát và cách tiếp cận của mỗi trƣờng phái cũng có nhiều khác biệt. Say đây sẽ điểm qua một vài quan điểm của các trƣờng phái nổi bật về định nghĩa lạm phát:. Trƣờng phái “lƣu thông tiền tệ” đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là do đƣa nhiều tiền thừa bất kể là kim loại hay tiền giấy vào lƣu thông làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. John. M. Keynes và các nhà kinh tế theo trƣờng phái của ông phê phán ý nghĩ về lạm phát của học thuyết này là quá đơn giản khi cho rằng nhu cầu về tiền của nền kinh tế là một tỷ lệ cố định của GDP theo giá hiện hành. Trƣờng phái Keynes lập luận rằng trong thực tế không phải bất cứ số lƣợng tiền nào tăng lên trong lƣu thông cũng đều là lạm phát vì hàm cầu về tiền phụ thuộc không chỉ vào thu nhập (GDP) mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ lãi. Những ngƣời theo học thuyết lƣu thông tiền tệ đã dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tƣợng tăng số lƣợng tiền với hiện tƣợng tăng giá để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát. Trƣờng phái "cầu dƣ thừa tổng quát" (hay “cầu kéo") mà đại diện là Keynes cho rằng lạm phát là cầu dƣ thừa tổng quát do phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Tuy nhiên nói lạm phát là "cầu dƣ thừa tổng quát" là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm phát. Mặc dù Keynes đã tiến sâu hơn trƣờng phái lạm phát lƣu thông tiền tệ là không lấy hiện tƣợng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhƣng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Do đó, khái niệm của Keynes vẫn chƣa nêu đƣợc đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. 3 K.Marx (1867) đã cho rằng "lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lƣu thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cƣ có lợi cho giai cấp tƣ sản”. Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới ngƣời ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nƣớc do giai cấp tƣ bản, để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát "lƣu thông tiền tệ" song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cấp tới bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. Tuy nhiên nó có nhƣợc điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa và chƣa nêu đƣợc ảnh hƣởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế. Trƣờng phái lạm phát giá cả họ cho rằng lạm phát là sự tăng giá. Thực chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ giá tăng mà không có lạm phát nhƣ: thời kỳ "cách mạng giá cả"1 thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kỳ hƣng thịnh của một chu kỳ sản xuất, những năm mất mùa... tăng giá chỉ là hệ quả là một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhƣng có lúc tăng giá lại trở thành nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát không phải chỉ đơn thuần là tăng giá, vì vậy quan điểm của trƣờng phái này đã lẫn lộn giữa hiện tƣợng và bản chất, làm cho ngƣời ta dễ ngộ nhận giữa tăng giá và lạm phát. Trên đây là các quan điểm của các trƣờng phái kinh tế học chính. Nói chung các quan điểm đều chƣa hoàn chỉnh, nhƣng đã nêu đƣợc một số mặt cơ bản của lạm phát. Bàn lạm phát là vấn đề rộng và để định nghĩa đƣợc nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu và kỹ càng. Trong thực tế, thƣờng chỉ có thể nhận diện ra lạm phát qua dấu hiệu hàng hoá, dịch vụ tăng giá. Vì những nguyên nhân này mà đa số các nhà kinh tế học đã đồng nhất tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ tăng giá2. Ở Việt Nam và nhiều nƣớc khác quan niệm này tƣơng đối phổ biến. Tóm lại, định nghĩa lạm phát còn rất nhiều vấn đề để các nhà kinh tế có thể tiếp tục tìm hiểu một cách nghiêm túc. Nhƣng khi xảy ra lạm phát thì tác động của nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội. 1 Cuộc cách mạng giá cả bùng lên sau những cuộc phát kiến địa lí do kim loại quý nhƣ vàng, bạc đổ vào châu Âu nhiều chƣa từng có: ngƣời Tây Ban Nha từ 1493 – 1600 đã chở về nƣớc mình 276.000 kg vàng và trữ lƣợng vàng châu Âu tăng từ 550.000 kg lên 1.192.000 kg và bạc tăng từ 7 triệu kg lên 21 triệu kg. Vàng bac đƣợc tung ra để mua hàng, nên giá cả tăng lên vùn vụt: ở Anh, Pháp, Đức trung bình giá tăng từ 2 – 2,5 lần vào thế kỷ XVI, Tây Ban Nha tăng từ4 – 5 lần. Đặc biệt, hàng xa xỉ tăng cao: len tăng 38% (1500 – 1586) 2 N. Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics (7th Edition), Worth Publishers, chƣơng 6 trang 155 4 1.1.2. Đo lƣờng lạm phát Lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lƣợng lớn các hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thƣờng dựa trên dữ liệu đƣợc thu thập bởi các tổ chức Nhà nƣớc, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ đƣợc tổ hợp với nhau để đƣa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tƣơng ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả nhƣ là phép đo kích thƣớc của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thƣớc của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà ngƣời ta gán cho mỗi hàng hoá trong chỉ số, cũng nhƣ phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó đƣợc thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Chỉ số giá tiêu dùng là một tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong nhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc 1. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm đƣợc chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. Nhƣợc điểm chính của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng nhƣ sử dụng trọng số cố định trong tính toán. Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu dùng và trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ bản của ngƣời dân thành thị mua vào năm gốc. Những nhƣợc điểm mà chỉ số này gặp phải khi phản ánh giá cả sinh hoạt là (1) không phản ánh sự biến động của giá hàng hoá tƣ bản; (2) không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêu dùng cũng nhƣ sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của ngƣời tiêu dùng cho những hàng hoá khác nhau theo thời gian. Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán đƣợc điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tƣơng ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu cũng nhƣ sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhƣợc điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện đƣợc sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát và chỉ số không phản ánh đƣợc sự biến động giá cả trong từng tháng. 5 Việt Nam trong những năm qua cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính tỷ lệ lạm phát và sử dụng nó cho mục đích điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài những nhƣợc điểm nhƣ phân tích ở trên, chỉ số này không phản ánh đƣợc tình hình lạm phát khi mà nó thƣờng xuyên dao động. Sự dao động trong ngắn hạn không có liên quan gì đến áp lực lạm phát căn bản trong nền kinh tế và việc sử dụng chỉ số này làm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ có thể làm chệch hƣớng chính sách. Với mục tiêu là ổn định tiền tệ trung hạn, chính sách tiền tệ nên tập trung vào xu hƣớng tăng giá thay vì sự dao động của giá. Hiện nay trên thế giới cũng có sự đồng thuận là nên có một chỉ số giá mà nó không bị tác động của những cú sốc tạm thời để làm cơ sở cho hoạch định cũng nhƣ đánh giá hoạt động của chính sách tiền tệ. "Lạm phát cơ bản" (core inflation) đƣợc xây dựng để đáp ứng yêu cầu này. Eckstein (1981) cho rằng lạm phát cơ bản là sự gia tăng mức giá tổng quát xảy ra khi nền kinh tế đạt đƣợc trạng thái toàn dụng. Bryan (1994) cho rằng lạm phát cơ bản là lạm phát "tiền tệ" mà nó xảy ra là do cú sốc cung tiền. Nhìn chung, ta có thể hiểu lạm phát cơ bản là một phần của lạm phát mà nó có thể đƣợc kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ƣơng. Vấn đề còn lại là lạm phát cơ bản đƣợc tính toán nhƣ thế nào? Trong những năm qua một số nƣớc tính toán dựa vào phƣơng pháp thống kê mà nó tìm cách loại những loại những hàng hoá có mức giá dao động mạnh nhƣ giá năng lƣợng, giá thực phẩm. Thực tế đòi hỏi phải có một khung lý thuyết làm cơ sở cho việc tính lạm phát cơ bản. Mankiw và Ries (2002) đƣa ra một cách tính gọi là chỉ số giá ổn định dựa vào khung lý thuyết tiền tệ của chu kỳ kinh tế. Chỉ số giá này là chỉ số giá trung bình có trọng số, mà nếu đƣa về mục tiêu thì hoạt động kinh tế sẽ ổn định. Trọng số đƣợc sử dụng tính toán trong chỉ số đối với giá cả của các khu vực khác nhau ngoài việc phải dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình còn phải dựa vào mức độ nhạy cảm của từng khu vực đối với chu kỳ, tốc độ mà giá trong mỗi khu vực điều chỉnh khi điều kiện kinh tế thay đổi. 1.1.3. Ảnh hƣởng của lạm phát đối với nền kinh tế Theo Mankiw (2002), lạm phát gây ra 5 tổn thất đối với nền kinh tế. Thứ nhất, lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền; nó đồng nghĩa với một loại thuế vô hình lấy đi một phần thu nhập của công dân và những ngƣời nắm giữ tiền mặt. Thứ hai, lạm phát buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thƣờng xuyên; việc thay đổi này gây ra chi phí cho doanh nghiệp. Thứ ba, lạm phát gây ra thay đổi giá tƣơng đối trong khi đó ngƣời sản xuất và tiêu dùng không thích ứng kịp; dẫn đến phân bố nguồn lực trong nền kinh tế không hiệu quả. Ngoài ra, lạm phát làm giảm nguồn thu thuế do nhiều điều khoản của luật thuế không tính đến tác động của lạm phát; lạm phát có thể thay đổi nghĩa vụ thuế của cá nhân mà ngƣời làm luật không lƣờng hết đƣợc. Cuối cùng, nó gây ra bất tiện cho cuộc sống trong một thế giới mà giá cả 6 thị trƣờng thƣờng xuyên thay đổi. Tiền là thƣớc đo mà trong đó chúng ta tính chi phí các giao dịch kinh tế. Lạm phát làm cho thƣớc đo này co dãn, làm đảo lộn kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Nhƣ vậy, có thể thấy lạm phát gây ra nhiều mặt tiêu cực cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế lạm phát không hẳn là hoàn toàn có tác động tiêu cực. Trong cuốn “Lý thuyết về việc làm, tiền tệ và lãi suất”, Keynes đã chủ trƣơng thực hiện chính sách tiền tệ giảm giá. Lập luận của Keynes cho rằng trong điều kiện kinh tế trì trệ, thất nghiệp tăng cao thì chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn (chính tài khoá mở rộng) và duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định để kích thích kinh tế tăng trƣởng. Lập luận này của ông dựa trên cơ sở là khi tiền giảm giá trị, ngƣời dân có xu hƣớng tiêu dùng cho sinh hoạt và sản xuất nhiều hơn là tích luỹ. Việc tiêu dùng này làm tăng tổng cầu, đẩy nhanh vòng quay vốn và vực dậy sản xuất thoát khỏi vòng suy thoái. Thực tế, lý thuyết này đƣợc áp dụng một cách có hiệu quả vào những năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, giúp một loạt các quốc gia thoát khỏi vòng suy thoái. Trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, mối lo sợ nhất của nhiều nền kinh tế là giảm phát. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để chống suy thoái kinh tế và giảm phát. Chính sách này đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ nới lỏng bị lạm dụng quá mức, không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế sẽ khiến thâm hụt ngân sách kéo dài, lạm phát tăng cao và có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế. 1.1.4. Các nguyên nhân gây lạm phát Xác định nguyên nhân gây ra lạm phát là rất quan trọng trong việc đƣa ra các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát. Trong thực tế, lạm phát có thể đƣợc gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Và các tƣ tƣởng của trƣờng phái khác nhau cho thấy cái nhìn khác nhau về những gì thực sự gây ra lạm phát. Từ nghiên cứu lý thuyết về lạm phát của các trƣờng phái khác nhau; nhà kinh tế học Paul Samuelson cho rằng lạm phát có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau: Do cầu kéo (do các cú sốc về nhu cầu hàng hoá tiêu dùng); hoặc do chi phí đẩy (do các cú sốc về phía cung); sự gia tăng cung tiền; nguyên nhân xuất phát từ tâm lý kỳ vọng về lạm phát tăng mạnh trong tƣơng lai. 1.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo Trái ngƣợc với trƣờng phái tiền tệ; Keynes và các nhà kinh tế theo trƣờng phái của ông cho rằng lạm phát không phải do yếu tố tiền tệ gây nên mà do tổng cầu của nền kinh tế luôn vƣợt quá tổng cung ở mức toàn dụng lao động. Nguyên nhân gây tăng giá bắt nguồn từ các yếu tố của tổng cầu bao gồm: tiêu dùng của hộ gia đình và 7 chính phủ; tổng đầu tƣ; xuất khẩu (nhu cầu của bên ngoài). Các nhà kinh tế gọi lạm phát do cầu vƣợt quá cung gây nên là lạm phát cầu kéo. Nền kinh tế Mỹ vào nửa cuối những năm 1960 cho một ví dụ điển hình về lạm phát cầu kéo. Vào năm 1965, nền kinh tế Mỹ gần ở mức toàn dụng lao động, thất nghiệp giảm xuống còn 4,1 %, mức giá gần nhƣ ổn định. Trong năm 1966, do chiến tranh Việt Nam chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ vì mục đích quân sự tăng tới 11 tỷ Đôla, chi tiêu tăng vọt đẩy nền kinh tế vào vòng xoáy của lạm phát và dai dẳng tới đầu những năm 1970. Đẩy lùi lạm phát do cầu kéo, các nhà kinh tế khuyên nên áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt để giảm chi tiêu (giảm tổng cầu) dẫn tới giảm sức ép đối với việc tăng giá. Đối với chính sách tài khoá, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế; đối với chính sách tiền tệ, chính phủ giảm cung tiền làm giảm nhu cầu đầu tƣ. Điều kiện cần để áp dụng hai loại chính sách trên mà không dẫn tới thất nghiệp đòi hỏi giá cả hàng hoá và các chi phí khác phải thay đổi linh hoạt. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi mức độ tổng cầu tăng lên với một tốc độ không bền vững dẫn đến gia tăng áp lực đối với tài nguyên khan hiếm và tạo ra lỗ hổng sản lƣợng dƣơng. Tổng cầu đƣợc tạo thành từ tất cả các chi tiêu trong nền kinh tế. Một sự gia tăng tổng cầu có thể là vì ngƣời tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, có thể vì lãi suất giảm, thuế đã đƣợc cắt giảm hoặc đơn giản là bởi vì có một mức độ tự tin cao hơn của ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, nó có thể là bởi vì doanh nghiệp đang gia tăng đầu tƣ do kỳ vọng tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai. Nó có thể do chính phủ đang thúc đẩy chi tiêu về quốc phòng, giáo dục, y tế,... Cuối cùng nhƣng không kém quan trọng, tăng cung tiền trong nền kinh tế tại một thời điểm có thể tăng tổng cầu, do đó làm tăng mức giá. Dù gì đi nữa, lạm phát sẽ gia tăng nếu tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lỗ hổng sản lƣợng, đó là sự khác biệt giữa GDP thực tế và tiềm năng nhƣ là một phần trăm của GDP tiềm năng, đƣợc sử dụng để đánh giá mức áp lực lạm phát cầu kéo trong nền kinh tế tại một thời gian cụ thể. GDP thực là GDP hiện tại của nền kinh tế trong khi GDP tiềm năng đƣợc định nghĩa là mức GDP phù hợp với việc sử dụng đầy đủ tất cả các yếu tố sản xuất trong điều kiện lạm phát ổn định. Lỗ hổng sản lƣợng đƣợc mô tả bằng phƣơng trình sau: (1) Trong đó: 8 là lỗ hổng sản lƣợng ở năm t là GDP thực tế của năm t là GDP tiềm năng của nền kinh tế trong năm t 1.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy dựa trên hiện tƣợng thực tế là một số nhà sản xuất có khả năng tăng giá bán sản phẩm, công đoàn đại diện cho ngƣời lao động có khả năng đòi tăng tiền lƣơng (giá trị của dịch vụ lao động) cao hơn giá thực của nó trong thị trƣờng cạnh tranh. Lạm phát chi phí đẩy bắt nguồn từ các yếu tố bên tổng cung và ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát chi phí đẩy không thể xuất hiện trong nền kinh tế có thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Hiện tƣợng lạm phát loại này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân không thuộc nền kinh tế. Có các dạng lạm phát chi phí đẩy sau: Lạm phát do tiền lương đẩy xảy ra khi các nghiệp đoàn đòi tăng lƣơng cho ngƣời lao động đôi khi không hề liên quan tới nhu cầu thực tế về lao động dẫn đến gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Lạm phát do lợi nhuận đẩy: loại lạm phát này gây nên do các công ty độc quyền dùng “sức mạnh” độc quyền để tăng lợi nhuận khi đặt giá bán sản phẩm của họ cao hơn giá do thị trƣờng hàng hoá quyết định. Lạm phát do giá hàng nhập khẩu đẩy, dễ thấy nhất ở sự tăng lên của giá xăng dầu nhập khẩu hay các hàng hóa thế giới khác nhƣ thực phẩm. Lạm phát do thuế đẩy: tăng thuế làm cho giá sinh hoạt tăng, làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng. Lạm phát do nguồn tài nguyên cạn kiệt... Giải thích nguyên nhân gây lạm phát trong nền kinh tế hiện đại khó có thể tách biệt rõ ràng giữa lạm phát cầu kéo hay lạm phát chi phí đẩy. Nếu giá cả của hàng hoá và tiền lƣơng thay đổi linh hoạt trong nền kinh tế, khi đó thay đổi tổng cầu làm cho giá cả thay đổi, trong trƣờng hợp này các nhà kinh tế cho rằng cầu kéo là nguyên nhân cơ bản gây nên lạm phát. Nghiên cứu này sẽ phân tích yếu tố chi phí đẩy thông qua đánh giá ảnh hƣởng của giá dầu và lƣơng thực thế giới đến lạm phát của Việt Nam. 1.1.4.3. Lạm phát do gia tăng cung tiền Các nhà kinh tế thuộc trƣờng phái tiền tệ cho rằng nên kinh tế thực là khá ổn định nhƣng có thể đƣợc bất ổn do những biến động trong cung tiền và vì vậy chính sách tiền tệ có ý nghĩa quan trọng. Họ lý luận rằng sự gia tăng không tính toán trƣớc trƣớc của cung tiền sẽ làm tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế (cao hơn so với dự đoán) dẫn đến giảm tỷ lệ thất nghiệp (định luật Okun), và do đó làm tăng lạm phát thông qua đƣờng Phillips. Sự gia tăng không tính toán trƣớc của cung tiền có thể do việc in tiền quá mức nhằm tài trợ ngân sách hoặc cho khu vực tƣ nhân vay quá mức. Vì 9 vậy, mô hình về các tác nhân của lạm phát của trƣờng phái trọng tiền thƣờng có dạng sau: (2) Trong đó là tốc độ tăng cung tiền, là tốc độ tăng thu nhập và đo lƣờng chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Lãi suất và lạm phát trong quá khứ là những biến đã đƣợc sử dụng để đo lƣờng chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Trong thực tế, mối quan hệ giữa sự thay đổi trong lƣợng tiền và sự thay đổi trong mức giá tổng quát là có độ trễ thời gian. Điều này đƣợc giải thích là do “ảo giác tiền tệ”3 nhằm giải thích cho tác động trung gian của việc tăng tiền vào các biến số thực. Tuy nhiên, theo thời gian tác động của sự thay đổi trong lƣợng tiền sẽ chuyển toàn bộ vào sự gia tăng của mức giá tổng quát và các biến số thực sẽ trở về đúng với xu hƣớng của nó trong dài hạn. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhận ra là độ trễ thời gian khoảng từ 12 đến 14 tháng trong những nƣớc phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nhà kinh tế học tiền tệ đến lạm phát xuất phát từ các nƣớc phát triển nơi hệ thống tài chính đã hoàn thiện và tồn tại rất ít các bế tắc về cơ cấu nhƣ ở các nƣớc đang phát triển; do đó bị phê phán là không tính đến các cứng nhắc về cơ cấu và các cú sốc “thực tế” (các nhân tố chi phí đẩy), trong khi những nhân tố này đã đƣợc chứng minh là đóng vai trò quan trọng ở các nƣớc đang phát triển bởi các nhà kinh tế học cơ cấu. 1.1.4.4. Kỳ vọng lạm phát Trƣờng phái kinh tế học vĩ mô tân cổ điển phát triển từ hai nguồn khác biệt nhƣng có liên quan đến nhau: phê bình kinh tế học truyền thống về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Ở khía cạnh lý thuyết, đó là sự bỏ qua khái niệm kỳ vọng trong các mô hình kinh tế học truyền thống. Ở khía cạnh thực nghiệm, tình trạng đình lạm (stagflation) của nền kinh tế Mỹ trong suốt những năm 1970 khiến ngƣời ta tìm kiếm những lý thuyết khác để giải thích cho sự thất bại của đƣờng cong Phillips. Vào cuối những năm 1980, những nhận định của trƣờng phái kỳ vọng hợp lý đã thách thức sự phát triển của kinh tế học vĩ mô. Trƣờng phái kinh tế này với đại diện bởi R. Lucas và T. Sargent, các tác giả cho rằng trong kinh tế vĩ mô, trƣờng phái Keynes đã bỏ qua tác động của kỳ vọng đến hành vi. Trƣờng phái này cũng cho rằng con ngƣời hình thành “kỳ vọng” một cách hợp lý nhất có thể dựa trên những thông tin mà họ có đƣợc. Mô hình của trƣờng phái này tính đến tác động của kỳ 3 Tình trạng mà các cá nhân phản ứng đối với các giá trị danh nghĩa hơn so với các giá trị thực 10 vọng hợp lý trong hành vi của con ngƣời và doanh nghiệp trên thị trƣờng thông qua các hành vi “động” bên trong lý thuyết trò chơi. Kỳ vọng lạm phát trong tƣơng lai đƣợc coi là một yếu tố quan trọng quyết định lạm phát và điều này đã ngày càng đƣợc công nhận bởi các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây. Đó là cái ảnh hƣởng đến hành vi theo cách tác động lâu dài đối với lạm phát. Nếu lạm phát đƣợc kỳ vọng, mọi ngƣời tìm cách để đảm bảo rằng họ có đƣợc một mức tăng lƣơng thực sự. Điều này làm tăng chi phí của công ty và có thể tự nó gây ra lạm phát. Mọi ngƣời hình thành kỳ vọng của họ dựa trên các thông tin có liên quan trong quá khứ, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát trong quá khứ. Điều này đƣợc xây dựng quán tính trong tỷ lệ lạm phát có xu hƣớng tồn tại ở mức tƣơng tự trong một thời gian cho đến khi những cú sốc nhƣ thay đổi trong tổng cầu, thay đổi giá hàng hoá, biến động tỷ giá hối đoái, ... gây ra nó để di chuyển lên hoặc xuống. Hơn nữa, mọi ngƣời có thể chỉ đơn giản sử dụng thông tin trong hiện tại để đƣa ra đánh giá và các mức kỳ vọng lạm phát trong tƣơng lai. Ví dụ, nếu ngƣời ta tin rằng sự gia tăng cung tiền chỉ đơn giản là sẽ gây ra lạm phát, bất kỳ mức tăng chỉ đơn giản là sẽ dẫn đến lạm phát và tăng không thực sự trong đầu ra hoặc việc làm. Điều này là bởi vì họ chỉ đơn giản là sẽ dự đoán các hiệu ứng. (2011), có 3 trƣờng hợp cơ bản cho việc hình thành kỳ vọng nhƣ sau: Khi lạm phát ở mức thấp trong suốt một khoảng thời gian dài, kỳ vọng sẽ “tĩnh” – nói cách khác, các tổ chức cá nhân (hộ kinh doanh và doanh nghiệp) sẽ không còn lo lắng về lạm phát và làm ngơ trƣớc sự thật rằng mức lạm phát có thể thay đổi. Khi lạm phát ở mức tƣơng đối cao, ngƣời ta đã không thể làm ngơ đƣợc nữa. Nếu sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát diễn ra chậm, mức lạm phát của năm sau có thể dự tính đƣợc trên cơ sở mức lạm phát của năm trƣớc – hay nói cách khác, khi đó kỳ vọng có khả năng thích ứng, tức là phụ thuộc vào các giá trị quá khứ (lagged values) của lạm phát. Đƣờng cong Phillips trong trƣờng hợp này có công thức: (3) Đƣờng cong sẽ dịch chuyển lên hoặc xuống tuỳ thuộc vào mức lạm phát của năm ngoái cao hay thấp hơn mức lạm phát của năm kia. Theo kỳ vọng thích nghi, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng (giảm) theo thời gian nếu , tức là Khi những điều kiện cơ bản và chính sách của chính phủ thay đổi nhanh chóng, kỳ vọng thích ứng sẽ dẫn tới những sai lầm to lớn và đắt giá. Trong những tình huống nhƣ vậy, các tổ chức cá nhân sẽ điều chỉnh kỳ vọng không phải dựa vào quá khứ, mà dựa trên cơ sở nhìn về phía trƣớc và cố đoán biết các chính sách mà chính phủ 11 sẽ ban hành trong tƣơng lai. Hay theo cách khác, các tổ chức cá nhân sẽ bỏ qua kỳ vọng thích ứng và chuyển sang kỳ vọng hợp lý. Một điều thú vị là, khi các chính sách của chính phủ đƣợc tiên đoán một cách hoàn hảo thì chúng sẽ chẳng còn tác dụng gì cho nền kinh tế thực khi kỳ vọng đƣợc hình thành một cách hợp lý. Vì vậy, nếu chính phủ tuyên bố rằng sẽ tăng chi tiêu để tăng tỷ lệ việc làm, các tổ chức các nhân sẽ ngay lập tức điều chỉnh tăng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (đƣờng cong Phillips dịch chuyển lên trên) và chính sách sẽ không có hiệu quả gì ngoài việc làm tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn. 1.2. Các lý thuyết về đƣờng Phillips Trong việc phân tích các yếu tố vĩ mô quyết định lạm phát, không thể không nói đến lý thuyết về đƣờng Phillips. Mô hình đƣờng Phillips đầu tiên đƣợc phát triển bởi Phillips (1958) và Lipsey (1950) biểu thị mối quan hệ ngƣợc chiều bền vững giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Tiếp đến, Friedman (1960) và Phelps (1967) đã bổ sung vai trò của kỳ vọng về lạm phát vào mô hình và phân biệt giữa đƣờng Phillips ngắn hạn và đƣờng Phillips dài hạn. Trong những năm 1970, các kết quả thực nghiệm lại không ủng hộ mô hình đƣờng Phillips của trƣờng phái tân cổ điển. Sargent (1971) và Lucas (1972) (những nhà kinh tế đi đầu trong cuộc cách mạng về kỳ vọng hợp lý) đã lên tiếng chỉ trích mô hình đƣờng Phillips. Họ cho rằng không có sự đánh đổi hệ thống giữa lạm phát và thất nghiệp. Và sau một loạt những phê phán, đƣờng Phillips đã liên tục đƣợc chỉnh sửa. Kết quả của những điều chỉnh liên tiếp này là đƣờng Phillips mới (NKPC) đã đƣợc xây dựng với các đặc điểm về kỳ vọng nghĩa là lạm phát đƣợc quyết định bởi các các yếu tố kỳ vọng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, NKPC đã lại phải đƣợc điều chỉnh lại khi một loạt các bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát hiện tại còn phụ thuộc vào các tỷ lệ lạm phát trong quá khứ. Woodford (2003) và Christiano, Eichenbaum, và Evans (2005) là những nhà nghiên cứu gần đây đƣa các giá trị quá khứ của lạm phát vào mô hình đƣờng Phillips. Mô hình NKPC lai bao gồm cả những đặc điểm kỳ vọng tƣơng lai và những giá trị quá khứ của lạm phát và cả một biến đo lƣờng áp lực của lạm phát do tồn tại dƣ cầu trong nền kinh tế. Đây cũng chính là mô hình trọng tâm trong phân tích nhân tố quyết định lạm phát đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. 1.2.1. Đƣờng cong Phillips của trƣờng phái Tân Cổ Điển Trong những năm 1960, khi kỳ vọng thích nghi thƣờng đƣợc giả định là hình thức của kỳ vọng lạm phát , giả định về kỳ vọng thích nghi đƣợc sử dụng cho điều này với ý nghĩa rằng nó không bắt nguồn từ tối ƣu hoá hành vi của cá nhân. Lucas 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119