Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề: bán và thuê lại là thuê hoạt động...

Tài liệu Chuyên đề: bán và thuê lại là thuê hoạt động

.PDF
11
1316
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT Khoa Kế Toán Chuyên Đề : BÁN VÀ THUÊ LẠI LÀ THUÊ HOẠT ĐỘNG Giáo Viên Hướng Dẫn : Hồ Xuân Thủy Lớp: K11405B Nhóm: G6 Thành Viên: Nguyễn Thị Hằng Đào Nhật Lam Lê Nguyễn Thanh Mai Võ Thị Kim Nhung Vũ Thị Huyền Thanh Võ Thị Huyền Thương K1140508.. K114050875 K1140508.. K114050894 K114050913 K114050931 Mục Lục I. Đặt vấn đề. II. Nội dung : 1.Khái niệm giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động………………… 2.Lợi ích của doanh nghiệp khi huy động vốn thông qua thuê hoạt động………. 3.Các khái niệm liên quan……………………………………………………….. 4.Chứng từ sử dụng……………………………………………………………… 5.Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động…………………... III. Kết luận. I. Đặt vấn đề Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đặt ra nhiều vấn đề làm thế nào để đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, mạnh, bền vững, hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới. Để đạt được mục tiêu đó thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc cũng như cải tiến kỹ thuật công nghệ để quá trình sản xuất được hiệu quả cao nhất. Tuy vậy,phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khó có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển .Trước tình hình đó,hoạt động bán và cho thuê TSCĐ là thuê hoạt động đã ra đời góp phần tạo ra nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Cách huy động này có ưu điểm vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường như chưa bán tài sản và DN có thêm vốn hoạt động.Vì vậy phương pháp huy động vốn này càng được nhiều DN lựa chọn. II. Nội Dung: 1.Khái niệm Trong đoạn 31, của VAS 06 về thuê tài sản, định nghĩa giao dịch bán và thuê như sau: 31. Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được chính người bán thuê lại. Phương pháp kế toán áp dụng cho các giao dịch bán và thuê lại tài sản tuỳ thuộc theo loại thuê tài sản. Theo đó, giao dịch bán và thuê lại là thuê hoạt động được thực hiện khi tài sản được bán và thuê lại theo phương thức thuê hoạt động bởi chính doanh nghiệp đã bán tài sản. Đối với nghiệp vụ này sẽ bao gồm hai vế đó là giao dịch bán tài sản và giao dịch thuê lại chính tài sản đã bán đó theo phương thức thuê hoạt động. Hai nghiệp vụ này diễn ra cùng lúc và có liên quan đến nhau. 2.Lợi ích của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhiều chọn khác nhau trong việc huy động các nguồn vốn tài trợ, trong đó có huy động nguồn vốn thông qua việc bán lại chính tài sản của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ưu điểm của các huy động này là vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường như chưa bán tài sản đồng thời lại có thêm vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số vốn huy động nhiều trong khi tiền thuê theo phương thức thuê này không lớn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp thuê này là doanh nghiệp không còn sở hữu tài sản đó nữa, quyền sở hữu thuộc về bên mua ( cũng là bên cho thuê), đến khi hết hợp đồng thuê hoạt động, doanh nghiệp phải trả lại tài sản đã thuê chứ không được mua lại tài sản đó theo giá rẻ như bên bán và thuê lại là thuê tài chính. 3.Các khái niệm liên quan: - Giá bán: Giá trị thỏa thuận giữa hai bên khi phát sinh giao dịch bán tài sản cố định. - Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. - Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. - Lãi lỗ: chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại. Theo phương thức thuê hoạt động, thời gian thuê hoạt động chỉ chiếm một phần nhỏ trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đồng thời không có sự chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản nên khi phát sinh nghiệp vụ bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động, kế toán quan tâm đến giá trị hợp lý(GTHL) , nó có ảnh hưởng đến việc xử lý các khoản lãi lỗ mặc dù về bản chất lãi lỗ của hoạt động bán tài sản vẫn là so sánh giữa giá bán(GB) và giá trị còn lại(GTCL) 4.Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng bán tài sản - Hợp đồng thuê tài sản - Hóa đơn GTGT - Biên bản giao nhận TSCĐ 5.Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động 1.1 Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào hóa đơn bán tài sản và các chứng từ có liên quan đến việc bán tài sản, kế toán phản ánh giao dịch bán trong các trường hợp sau: a. Giá bán bằng giá trị hợp lí b. Giá bán < Giá trị hợp lý c. Gía bán > Giá trị hợp lý TH1: GB=GTHL Trường hợp GB=GTHL các khoản lãi lỗ phải được ghi nhận ngay và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phát sinh trong kì. Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131-Tổng số tiền phải thu về bán tài sản Có TK 711- Thu nhập khác Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Đồng thời ghi giảm TSCĐ của doanh nghiệp: Nợ TK 811- Chi phí khác( GTCL của TSCĐ) Nợ TK 241-Hao mòn TSCĐ Có TK 211-TSCĐ hữu hỉnh( nguyên giá TSCĐ) Định kỳ, xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331. VD: Tại công ty ABC có tài liệu như sau về giao dịch bán và thuê lại là thuê hoạt động: Bán 1 nhà xưởng đang sử dụng có nguyên giá 1 tỷ, đã khấu hao hết 100triệu. Giá trị hợp lí của nhà xưởng này là 850 triệu, giá bán là 850 triệu. Thuế GTGT 10%, đã thu tiền qua ngân hàng. Doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng này trong 5 năm với giá thuê mỗi năm 10 triệu. Trường hợp này GB=GTHL, ta ghi nhận như sau: Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 112 900 triệu Có TK711 850 triệu Có TK 3331 85 triệu Ghi giảm TSCĐ của doanh nghiệp: Nợ TK 811 900 ( 1 tỉ - 100 triệu) Có TK 214 100 triệu Có TK 211 1 tỷ Định kỳ xác định tiền thuê phải trả: Nợ TK 627 10 triệu Có TK 112 10 triệu TH2: GB < GTHL Trường hợp GB < GTHL thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ trong kỳ phát sinh (ghi nhận bút toán giống như trường hợp GB = GTHL). Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131 - (tổng số tiền thu về từ việc bán tài sản) Có TK 711 – thu nhập khác (giá bán tài sản) Có 3331 – thuế GTGT phải nộp (nếu có) Ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 – chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ) Nợ TK 214 – hao mòn TSCĐ (Hao mòn lũy kế-nếu có) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ) Trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản tiền thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường, thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải được phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng. Ta không ghi nhận ngay mà phải phân bổ vì khoản lỗ trong giao dịch bán tài sản sẽ được bù đắp bằng giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường trong hợp đồng thuê tài sản tiếp theo, nên thực tế không phải là một khoản lỗ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo nguyên tắc thận trọng của kế toán ta không được ghi nhận cao hơn chi phí thực tế, nếu ghi nhận khoản lỗ ngay trong kỳ thì chi phí sẽ cao hơn chi phí thực tế (vì khoản chi phí này sẽ được bù đắp trong tương lai). Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền thu về bán tài sản Có TK 711 – thu nhập khác (Giá bán TSCĐ) Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp (nếu có). Ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá bán TSCĐ) Nợ TK 242 – chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giữa GTCL cao hơn GB) Nợ TK 214 – hao mòn TSCĐ (Hao mòn lũy kế - nếu có) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ) Trong các kỳ tiếp theo phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại là thuê hoạt động vào Chi phí SXKD trong kì phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê tài sản. Nợ TK 623, 627, 641, 642 – Chi phí SXKD trong kỳ Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn. Chuẩn mực VAS 06, đoạn 36: Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. Như vậy, nếu làm theo bút toán như trên (theo TT105) thì phần chênh lệch giữa GTCL và GB không được ghi nhận. Nếu điều chỉnh theo VAS 06, đoạn 36 thì TK 811 phải bằng: GTCL-( chênh lệch GTHL-GB) và như vậy 242 bằng: chênh lệch giữa GTHL cao hơn GB. TT 105 N811-GB N242-Chênh lệch GB-GTCL N214-hao mòn C211-nguyên giá VAS 06 N811-GTCL-(chênh lệch GTHL-GB) N214- chênh lệch GTHL-GB N214-Hao mòn C211-nguyên giá Ví dụ: Cũng ví dụ trên, nhưng nếu GB = 800 triệu < GTHL = 850 triệu và giá thuê là 10 triệu nhỏ hơn giá thuê thị trường 12 triệu thì ta sẽ hạch toán như sau: * Ghi nhận doanh thu Nợ TK 112 880 triệu Có TK 711 800 triệu Có TK 3331 80 triệu * Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 811 800 triệu Nợ TK 242 900-800=100 Nợ TK 214 100 Có TK 211 1tỷ Định kỳ, phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động, ghi: Nợ TK 627 20 triệu Có TK 242 20 triệu Tiền thuê định kỳ ghi nhận như ở TH1. Nhưng nếu theo kiến nghị trên ta sẽ hoạch toán: * Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 811 900-(850-800)=850 Nợ TK 242 850-800=50 Nợ TK 214 100 Có TK 211 1tỷ Định kỳ, phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động, ghi: Nợ TK 627 10 triệu Có TK 242 10 triệu Như vậy số lỗ phân bổ cho 5 năm chỉ có 50 triệu<100 triệu ở cách hạch toán trên Bút toán ghi nhận doanh thu giống ở trên. TH 3: GB>GTHL VAS 06.34 quy định “Nếu giá bán được thỏa thuận cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi ngay là một khoản lãi trong kỳ phát sinh mà phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng.” Đồng thời đoạn 36 cũng quy định “Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.” Như vậy trong trường hợp GB>GTHL ta ghi nhận như sau: a. Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 - Thu nhập khác (Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ) Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (GB-GTHL) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có). Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại: Nợ TK 811 - Chi phí khác (GTCL của TSCĐ bán và thuê lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình. b. Định kỳ, phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có các TK 623, 627, 641, 642. 1.2 Định kỳ, xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331. VD: Cũng như ví dụ trên nhưng nếu bán với giá chưa có thuế GTGT là 900 triệu, đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. Sau đó thuê lại nhà xưởng này trong vòng…tháng với giá thuê mỗi tháng là 10 triệu. Khi đó giao dịch trên được ghi nhận như sau: Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 112 990 triệu Có TK 711 850 triệu Có TK 3387 50 triệu Có TK 3331 90 triệu Đồng thời ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 900 triệu Nợ TK 214 100 triệu Có TK 211 1 tỷ Định kỳ phân bổ số lãi: Nợ TK 3387 10 Có TK 627 10 Tiền thuê hàng kỳ ghi nhận như TH1 III. Kết luận Qua những nội dung vừa trình bày chúng ta có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của việc thuê tài sản.Đặc biệt là thuê hoạt động đối với các DN. Nó càng có ý nghĩa hơn khi các DN thiếu vốn hoạt động và tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất. Đối với DN phát triển có thể thuê TS để dành hạn mức tín dụng của ngân hàng cho mục đích sử dụng vốn khác, DN mới thành lập thuê lại TS để bảo toàn vốn lưu động..vv.Từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của DN trong nước trong xu thế hội nhập. Có thể khẳng định rằng thuê hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trong một tương lai không xa loại hình này sẽ phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế thế giới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119