Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nồng độ cortisol nước bọt và mức độ lo lắng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới l...

Tài liệu Nồng độ cortisol nước bọt và mức độ lo lắng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm

.PDF
87
1
56

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- o0o --- ĐÀO HOÀNG SƠN NỒNG ĐỘ CORTISOL NƯỚC BỌT VÀ MỨC ĐỘ LO LẮNG Ở BỆNH NHÂN NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- o0o --- ĐÀO HOÀNG SƠN NỒNG ĐỘ CORTISOL NƯỚC BỌT VÀ MỨC ĐỘ LO LẮNG Ở BỆNH NHÂN NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT Mã số: NT 62 72 28 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đào Hoàng Sơn . . MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH .................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. ĐỊNH NGHĨA “LO LẮNG” VÀ “SỢ HÃI” .......................................................4 1.2. ĐỊNH NGHĨA ĐAU ............................................................................................7 1.3. TỔNG QUAN VỀ CORTISOL .........................................................................10 1.3.1. Đặc điểm của cortisol .................................................................................10 1.3.2. Vai trò của cortisol lên chuyển hóa ............................................................11 1.3.3. Tác dụng của cortisol trong stress ..............................................................13 1.3.4. Điều hòa bài tiết cortisol .............................................................................13 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU .........................14 1.4.1. Đánh giá mức độ lo lắng nha khoa .............................................................14 1.4.2. Đánh giá đau ...............................................................................................17 1.4.3. Đánh giá độ khó của răng khôn cần nhổ theo tiêu chuẩn của Montero ......17 1.5. Đo nồng độ cortisol nước bọt .............................................................................19 1.5.1. Khái niệm về ELISA ..................................................................................19 1.5.2. Phân loại ELISA .........................................................................................21 1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ELISA .................................................26 1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................27 1.6.1. Tại Việt Nam ..............................................................................................27 1.6.2. Trên thế giới ................................................................................................27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................30 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................30 . . 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................30 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................................30 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................................31 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................31 2.2.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................31 2.2.3. Các biến số trong nghiên cứu .....................................................................36 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ......................................................................................37 2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................................37 2.3.2. Các dữ kiện cần đánh giá ............................................................................37 2.3.3. Xử lý và phân tích số liệu ...........................................................................37 2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................39 3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................39 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................40 3.2.1. Mức độ lo lắng trước phẫu thuật.................................................................40 3.2.2. Nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật ...............................................41 3.2.3. Mức độ đau sau phẫu thuật .........................................................................43 3.2.4. Liên quan giữa lo lắng – cortisol nước bọt - đau ........................................46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................49 4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................49 4.1.1. Chọn mẫu ....................................................................................................49 4.1.2. Thiết kế nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................49 4.1.3. Quy trình phẫu thuật ...................................................................................50 4.1.4. Chọn lựa thang đo lường và thời điểm đánh giá ........................................51 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................55 KẾT LUẬN ..............................................................................................................61 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ ACTH Adrenocorticotropic hormone BN Bệnh nhân CRH Corticotropin releasing hormone DAS Double antibody sandwich DASS-21 Depression Anxiety Stress Scale-21 items ĐLC Độ lệch chuẩn EIA Enzyme Immuno Assay ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay RIA Radio Immuno Assay TAS Triple antibody sandwich TB Trung bình VAS Visual Analog Scale . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH Đau Pain Kỹ thuật hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme ELISA Kỹ thuật miễn dịch enzyme EIA Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ RIA Kháng nguyên Antigen Kháng thể Antibody Lo lắng Anxiety Nội tiết tố Hormone Sau phẫu thuật Postoperative period Sợ hãi Fear Thang đánh giá tương đồng nhìn được VAS Trình diện kháng nguyên Epitope Trước phẫu thuật Preoperative period . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng câu hỏi DASS-21 .............................................................................14 Bảng 1.2. Bảng câu hỏi DASS-21-A ........................................................................15 Bảng 1.3. Mức độ lo lắng theo thang DASS-21-A ...................................................16 Bảng 1.4. Mức độ đau theo thang VAS ....................................................................17 Bảng 1.5. Phân loại nồng độ cortisol nước bọt .........................................................19 Bảng 1.6. Các nghiên cứu khác trên thế giới ............................................................29 Bảng 2.1. Mức độ lo lắng theo thang DASS-21-A ...................................................34 Bảng 2.2. Phân loại nồng độ cortisol nước bọt .........................................................34 Bảng 2.3. Mức độ đau theo thang VAS ....................................................................36 Bảng 2.4. Các biến số trong nghiên cứu ...................................................................36 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giới, tuổi lên mức độ lo lắng ...........................................41 Bảng 3.2. Nồng độ cortisol nước bọt giữa hai nhóm giới tính, tuổi .........................42 Bảng 3.3. Mức độ đau trung bình sau khi hết tê môi 2h, 4h, 6h ...............................43 Bảng 3.4. Mức độ đau trung bình sau khi hết tê môi 2h, 4h, 6h giữa hai nhóm giới, tuổi .............................................................................................................................46 Bảng 3.5. Tương quan giữa nồng độ cortisol nước bọt và mức độ lo lắng theo thang DASS-21-A ...............................................................................................................46 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa lo lắng và cortisol nước bọt .......................................47 Bảng 3.7. Mức độ đau giữa nhóm bệnh nhân lo lắng ít với nhóm lo lắng nhiều......47 Bảng 3.8. Tương quan giữa nồng độ cortisol nước bọt và mức độ đau ....................48 Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu và thiết kế nghiên cứu của các nghiên cứu.......................50 Bảng 4.2. Thang đo lường lo lắng sử dụng trong các nghiên cứu khác ....................53 Bảng 4.3. Kết quả các nghiên cứu khác trên thế giới ...............................................57 . . iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA trực tiếp .......................................22 Sơ đồ 1.2. Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA gián tiếp ......................................23 Sơ đồ 1.3. Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA Sandwich trực tiếp ......................25 Sơ đồ 1.4. Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA Sandwich gián tiếp .....................26 . . v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Công thức cấu tạo cortisol.........................................................................11 Hình 1.2. Thang VAS................................................................................................17 Hình 1.3. Vị trí răng khôn theo tương quan với bờ trước cành đứng theo phân loại Pell-Gregory và Winter. ............................................................................................18 Hình 1.4. Vị trí răng khôn theo độ sâu so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai theo phân loại Pell-Gregory và Winter. ............................................................................19 Hình 1.5. Phương pháp ELISA .................................................................................21 Hình 2.1. Vị trí răng khôn theo tương quan với bờ trước cành đứng theo phân loại Pell-Gregory và Winter. ............................................................................................32 Hình 2.2. Vị trí răng khôn theo độ sâu so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai theo phân loại Pell-Gregory và Winter. ............................................................................32 Hình 2.3. Thang VAS................................................................................................35 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính, loại răng của mẫu nghiên cứu ...............................39 Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi trong nghiên cứu ..............................................................40 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mức độ lo lắng trong nghiên cứu .................................................41 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ nồng độ cortisol nước bọt.............................................................42 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ mức độ đau sau khi hết tê môi 2h ................................................44 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ mức độ đau sau khi hết tê môi 4h ................................................44 Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ mức độ đau sau khi hết tê môi 6h ................................................45 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù điều trị nha khoa có nhiều bước phát triển theo thời gian nhưng tâm lý lo lắng khi điều trị nha khoa vẫn hiện diện ở nhiều bệnh nhân [9]. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật điều trị và thực hành giao tiếp với bệnh nhân cũng như kiểm soát đau nhưng nỗi lo sợ của bệnh nhân khi điều trị nha khoa vẫn còn là mối quan tâm đáng kể [59]. Những nghiên cứu gần đây ở Úc cho thấy 85% người trưởng thành vẫn còn lo lắng về những thủ thuật gây đau và không thoải mái khi được điều trị nha khoa [11]. Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy chỉ có 14% người Hà Lan chưa từng lo lắng và sợ hãi khi gặp nha sĩ, trong khi đó 40% lo lắng hơn mức trung bình, 22% ở mức lo lắng cao [57]. Việc lo lắng nhiều làm họ thường trì hoãn việc gặp nha sĩ do đó thường có sức khỏe răng miệng kém; ngoài ra việc điều trị cho những bệnh nhân này thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian do sự bất hợp tác và có thể gây stress cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ [7]. Trong số các điều trị nha khoa, phẫu thuật nhổ răng khôn được cho là gây lo sợ nhiều nhất cho bệnh nhân [49]. Để đo lường mức độ lo lắng trước điều trị nha khoa người ta có thể sử dụng nhiều thang đo lường khác nhau. Mỗi một thang đo lường có tính giá trị, độ tin cậy khác nhau và sử dụng ở những trường hợp, những đối tượng khác nhau. Đối với một bệnh nhân cụ thể, một thang đo lường này có thể cho kết quả bệnh nhân thuộc nhóm lo lắng nhiều nhưng khi sử dụng một thang đo lường khác lại cho kết quả khác. Dường như việc lượng giá mức độ lo lắng bằng các thang đo lường mang tính chủ quan, không phản ánh chính xác nhất mức độ lo lắng thực sự của bệnh nhân. Ngoài ra, để sử dụng các thang đánh giá mức độ lo lắng ở Việt Nam cần phải được chuyển thể từ bản gốc sang tiếng Việt và đánh giá độ tin cậy, tính giá trị của bản Việt hóa đó. Điều này gây mất nhiều thời gian, công sức và đôi khi có những thang đo khi chuyển thể sang tiếng Việt làm mất đi nghĩa ban đầu của bản gốc và không phù hợp, không áp dụng được trên người Việt do những khác biệt về văn hóa, lối sống, thói quen. . . 2 Lo lắng được xem như một phần của stress, do đó có những tác động sinh lý lên cơ thể. Những nguyên nhân gây stress làm hoạt hóa hệ thống thần kinh tự chủ, chuẩn bị cho đáp ứng của cơ thể và trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận [28]. Khi trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận được hoạt hóa, cortisol được bài tiết từ vỏ thượng thận đến tất cả các dịch trong cơ thể, trong đó có nước bọt [20]. Do đó, nồng độ cortisol trong nước bọt sẽ tăng lên. Đặc biệt, khi đối mặt với stress cấp, cortisol sẽ bài tiết gia tăng một cách đáng kể [56]. Nồng độ cortisol bài tiết tùy vào tình huống có liên quan đến mức độ stress [24]. Việc đo nồng độ cortisol trong nước bọt là một phương pháp dễ dàng, không xâm lấn, mang tính khách quan, có thể phản ánh được mức độ lo lắng của bệnh nhân. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là liệu sự gia tăng nồng độ cortisol nước bọt có liên quan thật sự đến tâm lý lo lắng của bệnh nhân? Bên cạnh đó, có những nghiên cứu chỉ ra rằng lo lắng trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch làm tăng mức độ đau sau phẫu thuật, tuy nhiên điều này cũng chưa hoàn toàn có sự đồng thuận giữa các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Lucia (2009), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau sau phẫu thuật giữa hai nhóm lo lắng ít và lo lắng nhiều [34]. Trong nghiên cứu của Daniel (2014), mức độ đau ở nhóm bệnh nhân lo lắng nhiều lớn hơn ở nhóm bệnh nhân lo lắng ít vào tất cả các thời điểm nghiên cứu sau phẫu thuật, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi đo mức độ lo lắng bằng thang STAI-S [52]. Không có sự nhất quán giữa các nghiên cứu về mối liên quan giữa các thang đo lường lo lắng và mức độ đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch. Như vậy, liệu có tồn tại một chỉ tố dự đoán khách quan có thể phản ánh mức độ đau sau phẫu thuật hay không? Khi bệnh nhân lo lắng nồng độ cortisol sẽ tăng lên trong nước bọt và liệu rằng sự thay đổi nồng độ cortisol nước bọt có ảnh hưởng đến mức độ đau sau phẫu thuật không? Để đánh giá được mối liên quan của nồng độ cortisol nước bọt với tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch và với mức độ đau sau phẫu thuật, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nồng độ cortisol nước bọt và . . 3 mức độ lo lắng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm” với các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm và mối liên quan giữa nồng độ cortisol với mức độ lo lắng trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật. Mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá mức độ lo lắng trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm theo giới và tuổi. 2. Đánh giá nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm theo giới và tuổi. 3. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm vào thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi hết tê môi. 4. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ cortisol nước bọt với mức độ lo lắng trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật; giữa mức độ lo lắng trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật. Câu hỏi nghiên cứu: Nồng độ cortisol nước bọt của bệnh nhân trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm có liên quan đến mức độ lo lắng trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Nồng độ cortisol nước bọt của bệnh nhân trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm không liên quan đến mức độ lo lắng trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA “LO LẮNG” VÀ “SỢ HÃI” Thuật ngữ “lo lắng” và “sợ hãi” có liên quan với nhau nhưng cũng có những quan điểm khác nhau giữa 2 thuật ngữ này. Lo lắng là 1 trạng thái tâm sinh lý chuẩn bị cho tình huống bị đe dọa sắp xảy ra [12]. Trong khi sợ hãi là một phản ứng khi nhận thấy hoàn cảnh bị đe dọa thực sự xảy ra [8]. Cả lo lắng và sợ hãi đều là những quá trình thích nghi và liên quan đến sinh lý, nhận thức, cảm xúc và cách cư xử, mặc dù cách thể hiện có thể rất khác nhau giữa người này với người khác [34]. - Sinh lý: Rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện bằng những thay đổi ở hệ tim mạch (tim đập nhanh), hệ hô hấp (khó thở, thở nhanh), dạ dày-ruột (co thắt thượng vị, tăng tốc độ thức ăn qua ruột), tất cả các biểu hiện này do hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm trong suốt quá trình điều trị nha khoa [59]. - Nhận thức: ước lượng quá mức mức độ đau, sợ bị tổn thương trong quá trình điều trị nha khoa, sợ nghẹt thở trong khi lấy dấu, sợ ngất hoặc chết đối với bệnh nhân tim mạch, sợ chảy máu trầm trọng ở bệnh nhân có rối loạn đông máu [59]. - Cách cư xử: không dám nhìn khi giao tiếp, tư thế không thoải mái khi ngồi trên ghế nha khoa, khó há miệng, nói nhiều để trì hoãn điều trị, và tránh điều trị nha khoa bằng cách dùng nhiều chiến lược khác nhau (không đúng giờ, hủy buổi hẹn vào phút cuối) [59]. Sự lo lắng và sợ hãi trong nha khoa thường liên quan đến vệ sinh răng miệng kém-liên quan đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm lý xã hội bị tổn thương như tự ti và suy sụp tinh thần. Schuller đã báo cáo rằng những người sợ nha khoa cao thì có nhiều bề mặt răng sâu, nhiều răng sâu và răng mất hơn, và ít răng được trám hơn so với những người ít sợ nha khoa [37]. Lo lắng nha khoa là một hiện tượng phức tạp liên quan tới nhiều yếu tố: tuổi; giới; mức độ học vấn; tính cách; sợ đau; ảnh hưởng từ sự lo lắng của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè; đã từng bị chấn thương do nha khoa trước đó, đặc biệt lúc nhỏ; sợ chảy máu. Trong đó, đau có mối . . 5 liên hệ mạnh mẽ nhất, thường được xem vừa là yếu tố bệnh căn vừa là yếu tố duy trì ở bệnh nhân lo lắng nha khoa [57]. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân từng bị đau trong quá trình điều trị nha khoa đều phát triển thành lo lắng nha khoa [37]. Mối quan hệ giữa lo lắng nha khoa với mức thu nhập và trình độ học vấn thì chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu báo cáo rằng người có thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp thì lo lắng nhiều hơn [37], trong khi có những nghiên cứu khác lại cho thấy rằng lo lắng nhiều hơn ở những người có trình độ học vấn cao hơn [49]. Trên thế giới, để đo lường mức độ lo lắng nha khoa, người ta có thể sử dụng nhiều thang đo lường khác nhau, như: - Thang VAS-A (Visual Analogue Scale for Anxiety): Thang đánh giá tương đồng nhìn được về lo lắng là thang đánh giá mức độ lo lắng tương tự như đánh giá đau. Thang là 1 đoạn thẳng nằm ngang dài 100mm giới hạn bởi 2 đầu. Đầu tận cùng bên trái biểu thị không lo lắng còn đầu tận cùng bên phải thể hiện mức độ lo lắng lớn nhất. Người trả lời đánh dấu một điểm trên thanh phù hợp với mức độ lo lắng hiện tại của chính bản thân. Ta dùng thước để đo từ vị trí “hoàn toàn không lo lắng” đến vị trí đánh dấu, trên 50mm tiên đoán bệnh nhân có lo lắng. Đây là phương pháp đơn giản, nhanh, nhạy và đáng tin cậy để đánh giá sự lo lắng nha khoa, có thể sử dụng ngay trước khi phẫu thuật [18]. Thang đánh giá tương đồng nhìn được về lo lắng Không lo lắng Rất lo lắng Hình 4.1. Thang VAS-A - Thang DAS (Dental Anxiety Scale of N.Corah): bao gồm 4 câu hỏi với 5 khả năng trả lời từ 1 điểm (thư giãn) tới 5 điểm (cực kì lo lắng), kết quả cuối cùng là từ 4 đến 20 điểm. Bệnh nhân được xem là có lo lắng khi trên 12 điểm và bệnh nhân xếp vào nhóm rất lo lắng hoặc có nỗi sợ hãi nha khoa khi trên 15 điểm [34]. - Thang STAI (State-Trait Anxiety Inventory): Spielberger đã tạo ra thang đo lường lo lắng STAI, R.L.Gorsuch và R.E.Lushene góp phần phát triển thang đo lường này. . . 6 Thang này gồm 40 câu hỏi trong đó 20 câu hỏi về khuynh hướng lo lắng STAI-T (State-Trait Anxiety Inventory-Trait), 20 câu hỏi còn lại về trạng thái lo lắng STAIS (State-Trait Anxiety Inventory-State). Thang bao gồm 4 khả năng trả lời từ 0 tương ứng không lo lắng đến 3 tương ứng với lo lắng rất nhiều và thang điểm tương ứng với mỗi giá trị là từ 0 đến 60 [33]. - Thang APAIS (Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale): bao gồm 6 câu hỏi, 4 trong số đó liên quan đến lo lắng nha khoa (2 câu liên quan đến phẫu thuật, 2 câu liên quan đến gây tê/mê) và 2 câu còn lại đánh giá nhu cầu thông tin của bệnh nhân về quy trình phẫu thuật và gây tê/mê. Điểm số của mỗi câu là từ 1 (ứng với không lo lắng) tới 5 (ứng với mức độ lo lắng lớn nhất) và người được khảo sát hoàn thành bảng câu hỏi dưới 2 phút. Tổng điểm là từ 6 tới 30 điểm, trong đó 4 tới 20 điểm là về mức độ lo lắng nha khoa và 2 tới 10 điểm là đánh giá nhu cầu thông tin về quy trình phẫu thuật và gây tê/mê của người được khảo sát. Bệnh nhân được xếp vào nhóm có lo lắng khi trên 11 điểm [40]. Các thang khác như: +Thang POMS (Profile Of Mood States) [42] +Thang PANAS (Positive and Negative Affect Schedule) [15] +Thang BAIT (Beck Anxiety Invetory Trait) [29] +Thang CSAQ (Cognitive Somatic Anxiety Questionnare) [50] +Thang EMAS-T (Endler Multidimensional Anxiety Scales-Trait) [17] +Thang FSAQ (Four Systems Anxiety Questionnaire) [30] +Thang STICSA (State-Trait Inventory for Cognitive and Somatic Anxiety) [21] +Thang TSAQ (Three Systems Anxiety Questionnaire) [16]… Mỗi một thang đo lường có tính giá trị, độ tin cậy khác nhau và sử dụng ở những trường hợp, những đối tượng khác nhau. Ngoài ra, để sử dụng các thang . . 7 đánh giá mức độ lo lắng ở Việt Nam cần phải được chuyển thể từ bản gốc sang tiếng Việt và đánh giá độ tin cậy, tính giá trị của bản Việt hóa đó. 1.2. ĐỊNH NGHĨA ĐAU Định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain - IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai” [54]. Có nhiều cách phân loại đau, trong đó có 3 cách phân loại chính hiện áp dụng [58]: Phân loại đau theo cơ chế gây đau -Đau cảm thụ: là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau. Đau cảm thụ có 2 loại: đau thân thể là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp… và đau nội tạng là đau do tổn thương nội tạng. -Đau thần kinh là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức năng trong hệ thần kinh gây nên. Đau thần kinh chia 2 loại: đau thần kinh ngoại vi do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh; đau thần kinh trung ương do tổn thương ở não hoặc tủy sống. -Đau hỗn hợp: gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh. -Đau do căn nguyên tâm lý Phân loại đau theo thời gian -Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau dưới 3 tháng. -Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. Phân loại theo khu trú đau -Đau cục bộ: là cảm nhận vị trí đau trùng với vị trí tổn thương. -Đau xuất chiếu: là cảm nhận vị trí đau ở vị trí khác với vị trí tổn thương. Tại lớp V sừng sau tủy sống, có những neuron đau không đặc hiệu gọi là neuron hội tụ, tại đây sẽ hội tụ những đường cảm giác đau hướng tâm xuất phát từ da, cơ xương và vùng nội tạng, làm cho não khi tiếp nhận thông tin từ dưới lên sẽ không phân biệt được . . 8 đau có nguồn gốc ở đâu, và thường được hiểu nhầm là đau xuất phát từ vùng da tương ứng. -Đau lan tỏa: là cảm giác đau gây ra do sự lan tỏa từ một nhánh dây thần kinh này sang một nhánh thần kinh khác. Ví dụ khi kích thích đau ở một trong ba nhánh của dây thần kinh sinh ba (dây V) có thể đau lan sang vùng phân bố của hai nhánh kia. Có nhiều thang đánh giá đau được sử dụng, gồm thang điểm lời nói (Verbal Rating Scale-VRS), thang điểm số (Numeric Rating Scale-NRS), thang điểm nhìn (Visual Analog Scale-VAS) và thang điểm hình [22]. -Thang điểm lời nói: là cách đo đơn giản nhất, chứa ít thông tin nhất. Thang điểm này có thể ít tin cậy hơn các thang điểm khác, bởi vì các tính từ không nhất thiết có nghĩa giống nhau với những người khác nhau. -Thang điểm số: thang điểm này đơn giản khi sử dụng trên lâm sàng và là một trong những phương pháp thường dùng nhất để định lượng đau. BN chỉ cường độ đau của họ trên một thang điểm từ 0 đến 10, 0 chứng tỏ không đau và 10 là đau nhiều nhất có thể tưởng tượng được. Thang điểm này nhạy hơn so với thang điểm lời nói. Thang điểm số dễ sử dụng hơn với những người giảm khả năng do bệnh hoặc người có trình độ học vấn thấp. Nhược điểm của nó là đánh mất một ít thông tin, bởi vì nhiều người có thể phân biệt hơn 10 mức đau. Một nhược điểm khác, nó là thang điểm thứ bậc hơn là thang điểm khoảng cách thật sự, do vậy không có mối quan hệ cố định giữa các điểm, cho dù chúng được chia khoảng cách đều nhau. Điều này có nghĩa là đau điểm 4 không phải nặng gấp hai lần đau điểm 2. -Thang điểm nhìn: là một thang điểm giá trị khác đo cường độ đau và tương đối giống thang điểm số. Nó gồm một đoạn thẳng dài 100 mm với hai đầu, một đầu là không đau và đầu kia là đau không chịu đựng nổi. Người bệnh đánh dấu lên đoạn thẳng ở điểm mô tả đúng nhất cường độ đau của họ. Độ dài của đoạn thẳng đến điểm đánh dấu của BN được đo và ghi lại bằng mm. Thuận lợi của thang điểm này là không giới hạn đau thành 10 mức riêng biệt về cường độ, cho phép đo lường chi tiết hơn. Bất lợi chính là thang điểm này đôi khi khó hiểu với một số nguời bệnh. . . 9 Nếu áp dụng đúng, thang điểm nhìn là một thang tỉ lệ thích hợp nghĩa là hai đầu của nó là gốc và số điểm gấp đôi phản ánh chính xác mức đau gấp đôi. -Thang điểm hình (thang điểm khuôn mặt): biểu diễn các khuôn mặt khác nhau do đau. Thang điểm này đôi khi được sử dụng với BN là trẻ em, những người kém nhận thức hoặc bất đồng ngôn ngữ. Đánh giá cường độ đau chỉ xét đến một khía cạnh đơn giản của cảm nhận đau. Nhiều tác giả đã đưa ra những công cụ chuyên biệt nhằm lượng giá tổng hợp cảm nhận đau của người bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng cùa đau lên cuộc sống của họ. -Bảng câu hỏi Đau McGill (The McGill Pain Questionnaire - MPQ) được Melzack phát triển từ đánh giá 3 thành phần riêng biệt của cảm nhận đau của người bệnh (cảm giác, cảm xúc- tình cảm và lượng giá-nhận thức). Đây là một trong những công cụ đo lường đau được thử nghiệm rộng rãi nhất và đã trở thành một “tiêu chuẩn vàng” cho các công cụ khác. BN được giới thiệu 80 tính từ theo nhóm, và BN phải chọn một từ trong mỗi nhóm phù hợp nhất với đau của họ. MPQ mất khoảng 15-20 phút để hoàn thành, và do đó gây phiền hà cho BN nhiều hơn thang điểm nhìn và số. Để đơn giản hóa, tác giả đã phát triển công cụ dưới dạng rút gọn (MPQShort Form), bao gồm 15 tính từ được chọn mà BN ghi điểm lên một thang điểm 4 mức. -Thẻ ghi nhớ lượng giá đau (The Memorial Pain Assessement Card) là một công cụ được phát triển để lượng giá tổng hợp đau nhanh ở những BN ung thư, sử dụng 3 thang điểm nhìn để lượng giá đau, sự giảm đau và tâm trạng, bao gồm một tập hợp các tính từ cường độ đau. Thuận lợi của công cụ đo lường này là ít mất thời gian và kết quả tương ứng với các bản lượng giá khác dài hơn. Thẻ có thể được xếp làm tư trong túi áo của người thầy thuốc và mỗi thang điểm đươc trình bày riêng lẻ cho người bệnh. -Bảng kiểm đau rút gọn (The Brief Pain Inventory - BPI) là một công cụ lượng giá đau tổng hợp mà giá trị và độ tin cậy của nó đã được chứng minh ở BN ung thư, .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất