Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Những trụ cột về chính trị xã hội của chính quyền đệ nhất việt nam cộng hòa...

Tài liệu Những trụ cột về chính trị xã hội của chính quyền đệ nhất việt nam cộng hòa

.PDF
68
1
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 -2016 NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 -2016 NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA Sinh viên thực hiện: Chế Thị Kim Hằng Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D13LSVN, Lịch Sử Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm Lịch Sử Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thúc Sơn 2 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: -Tên đề tài: NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA - Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện: STT Họ và tên MSSV Lớp Khoa Năm thứ/ Số năm đào tạo 1 Chế Thị Kim Hằng 1321402180002 D13LSVN Lịch Sử 3/4 2 Trượng Thị Dung 121402180032 D13LSVN Lịch Sử 3/4 3 Huỳnh Toàn 1321402180077 D13LSVN Lịch Sử 3/4 4 5 - Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thúc Sơn 2. Mục tiêu đề tài: Đề tài hướng đến các mục tiêu: - Làm rõ những trụ cột chính trị - xã hội của chính quyền đệ nhất Việt Nam cộng hòa, bao gồm những trụ cột cụ thể như: Phong trào Cách mạng quốc gia; Cần Lao Nhân vị Cách mạng Đảng: Phong trào giáo dân Công giáo di cư. Từ đó, khái quát những tác động của những trụ cột này đối với chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa. - Nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu dành cho các độc giả quan tâm đến chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về các trụ cột chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ về những trụ cột về chính trị xã hội của của Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa chính là nghiên cứu, tìm hiểu những thành tố cấu tạo và là chỗ dựa để một thể chế tồn tại phát triển. Phục dựng lại một cách hệ thống và toàn diện bức tranh lịch sử về những trụ cột chính trị và xã hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1963. - Nghiên cứu về những trụ cột về chính trị - xã hội của chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa trên tất cả các phương diện không chỉ góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử miền Nam nước ta mà còn cùng với công trình sử học khác làm sinh động thêm bức tranh kinh tế - xã hội miền Nam Việt Nam thời đế quốc Mỹ và tay sai thống trị, góp phần lý giải một số vấn đề của lịch sử dân tộc thời kỳ này, bổ 2 sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và những cá nhân quan tâm đến đề tài. - Đồng thời, rút ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong việc xây dựng lực lượng chính trị và xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa. Qua việc nghiên cứu về những trụ cột về chính trị và xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện việc xây dựng lực lượng chính trị, xã hội và những nên tảng chính trị - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4. Kết quả nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, đề tài làm rõ các vấn đề: - Khái quát chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa: Khái quát về quá trình xác lập của chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa; phong trào đấu tranh của nhân miền Nam chống Mỹ- Diệm; sự sụp đổ của chính quyền vào năm 1963. - Làm rõ những trụ cột chính trị- xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm. - Trình bày những tác động của các trụ cột chính trị- xã hội đối với chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa. - Nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu dành cho các độc giả quan tâm đến chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề xây dựng Đảng vững mạnh là cấp thiết. Bên canh đó vấn đề đoàn kết dân tộc là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng đang trở nên tinh vi của các thế lực phản động. Từ đề tài “Những trụ cột chính trị- xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa” chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đối với vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đây, có những chính sách phù hợp đối với các dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là các đồng bào có tôn giáo và tín ngưỡng cần được quan tâm nhiều hơn để giữ vững tình hình ổn định của đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ thành quả cách mạng mà ông cha ta đã xây dựng lên. 6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 24 tháng 3 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) 3 TRƯỜNG: ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Đơn vị: KHOA SỬ ---------------- THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Chế Thị Kim Hằng Sinh ngày: 23 tháng 10 năm 1995 Nơi sinh: Ninh Thuận Lớp: D13LSVN Khóa: 2013 - 2017 Khoa: Lịch Sử Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: 0973054440 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Sư phạm Lịch Sử Khoa:Lịch Sử Kết quả xếp loại học tập: Trung bình - Khá Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Lịch Sử Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: * Năm thứ 3: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Lịch Sử Kết quả xếp loại học tập HK1: Khá Sơ lược thành tích: Ngày 24 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................6 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Lý do chọn đề tài.............................................................................................6 Mục tiêu đề tài.................................................................................................7 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................7 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................8 Nguồn tài liệu..................................................................................................9 Bố cục đề tài....................................................................................................9 PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................10 CHƯƠNG 1.........................................................................................................................10 KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA......................................10 1.1 Quá trình xác lập của Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa......................................10 1.1.1 Hoa Kỳ thế chân Pháp ở miền Nam Việt Nam............................................10 1.1.2 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại.............................................................12 1.2 Khủng hoảng chính trị và sự sụp đổ của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa 1955-1963.....................................................................................................13 1.2.1 Nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm.....................................13 1.2.2 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối phó với mâu thuẫn nội bộ...............17 1.2.3 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1963...................................18 CHƯƠNG 2.........................................................................................................................22 NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA.............................................................................................................22 2.1. Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng.............................................................22 2.1.1. Quá trình thành lập Đảng Cần Lao Nhân Vị..............................................22 2.1.2. Cương lĩnh của Đảng Cần Lao Nhân Vị....................................................24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng Cần Lao Nhân Vị..............................................25 2.1.4. Quá trình hoạt động của Đảng Cần Lao Nhân Vị.......................................26 2.2. Phong trào Cách mạng quốc gia...................................................................28 2.2.1 Sự thành lập của Phong trào Cách mạng Quốc gia....................................28 2.2.2 Cơ cấu tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia.......................................29 2.2.3 Hoạt động của Phong trào Cách mạng Quốc gia........................................31 2.3. Lực lượng giáo dân công giáo di cư..............................................................32 2.3.1 Nguyên nhân giáo dân công giáo di cư.......................................................32 2.3.2. Tổ chức định cư lực lượng giáo dân công giáo di cư.................................36 2.3.3. Vài con số về cuộc di cư............................................................................38 2.3.4. Lực lượng giáo dân trong hệ thống chính quyền........................................39 CHƯƠNG 3.........................................................................................................................41 ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA...............................................................................41 3.1. Tác động của Cần lao Nhân vị Đảng đối với chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.............................................................................................................. 41 5 3.2. Tác động của phong trào Cách mạng Quốc gia đối với chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.............................................................................................43 3.3. Ảnh hưởng của giáo dân Công giáo di cư đối với chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.....................................................................................................45 KẾT LUẬN.........................................................................................................................49 PHỤ LỤC ẢNH..................................................................................................................54 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đã trải qua 21 năm dưới chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ, đây là thời kỳ lịch sử đầy biến động chính trị và những đổi thay to lớn của xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện. Thời kỳ lịch sử đó đặt ra các vấn đề nghiên cứu cho giới khoa học ở nhiều lĩnh vực, nhất là khoa học lịch sử. Trong những năm qua, các nhà sử học trong và ngoài nước đã dầy công nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều nội dung khoa học với không ít vấn đề phức tạp về thời kỳ lịch sử này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại những khoảng trống chưa được nghiên cứu và cả những vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá lại. Chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng với hệ thống các chính sách của Mỹ và chính quyền tay sai đã gây ra những tác động đa chiều với kinh tế - xã hội Việt Nam trên khắp các vùng ở miền Nam nước ta. Chế độ Việt Nam Cộng hòa đã từng bước thực hiện những chính sách của mình, chính sách đó theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa là xuất phát từ những lợi ích thiết thân đồng bào ở miền Nam Việt Nam mang giá trị nhân văn cao cả. Nhưng thực chất của hệ thống các chính sách của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa xuất phát từ những mưu đồ chính trị, chính sách thực dân mới của Mỹ, do chế độ Việt Nam Cộng hòa là bộ máy tay sai thực hiện chức năng thống trị trực tiếp dân tộc ta ở miền Nam Việt Nam. Trong quá trình tồn tại ngoài sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, để trụ vững ở miền Nam nước ta chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa đã tạo ra cho mình những trụ cột của chế độ. Quá trình chính thể Việt Nam Cộng hòa hoạt động là quá trình những trụ cột của chính thể này phát huy vai trò của mình. Vậy những trụ cột của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa là gì? Được tổ chức và vận hành trên những nguyên tắc nào? Chịu ảnh hưởng của những nhân tố gì? Kết quả và xu hướng phát triển ra sao?...Đó là những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu. Nghiên cứu về những trụ cột về chính trị - xã hội của của Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa chính là nghiên cứu, tìm hiểu những thành tố cấu tạo và là chỗ dựa để một thể chế tồn tại phát triển. Trong suốt thời tồn tại của chế độ Việt Nam Cộng hòa, Giáo dân Công giáo di cư có vai trò là một lực lượng để thể chế này dựa vào trên cơ sở là một lực chính trị hậu thuẫn cho chế độ và chế độ Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng các cá nhân của lực lượng Giáo dân trong bộ máy chính quyền như công cụ phục vụ cho những mục đích khác nhau trong việc xây dựng củng cố, bảo vệ chế độ. Bên cạnh đó để thống nhất các lực lượng, tạo ra “một thế” lực thực sự có thể kiểm soát các lĩnh vực và các hội đoàn để củng cố chế độ mình trước các lực lượng khác nhau, thực thi nhiệm vụ của chính thể, chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức và thành lập Phong trào Cách mạng Quốc gia. Song song với lực lượng Giáo dân Công giáo di cư và Phong trào Cách mạng quốc gia, để thống nhất về lãnh đạo, thuần nhất về ý thức hệ và để đối trọng các giáo phái chính trị, các tổ chức xã hội đang có tầm ảnh hưởng khác nhau trên mọi lĩnh vực ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Nhu đã thành lập Cần lao Nhận vị Cách mạng Đảng. Ba tổ chức 7 được thành lập, tổ chức và hoạt động với các mức độ, ảnh hưởng khác nhau và trở thành chỗ dựa chính ở trong nước của chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa. Chính vì vậy, nghiên cứu về những trụ cột về chính trị - xã hội của chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa trên tất cả các phương diện không chỉ góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử miền Nam nước ta mà còn cùng với công trình sử học khác làm sinh động thêm bức tranh kinh tế - xã hội miền Nam Việt Nam thời đế quốc Mỹ và tay sai thống trị, góp phần lý giải một số vấn đề của lịch sử dân tộc thời kỳ này, bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và những cá nhân quan tâm đến đề tài. Đồng thời, rút ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong việc xây dựng lực lượng chính trị và xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa. Qua việc nghiên cứu về những trụ cột về chính trị và xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện việc xây dựng lực lượng chính trị, xã hội và những nên tảng chính trị - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu đề tài Phục dựng lại một cách hệ thống và toàn diện bức tranh lịch sử về những trụ cột chính trị và xã hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1963. Sau đó, tác giả sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng lực lượng chính trị và xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thông qua khắc họa những trụ cột về chính trị và xã hội của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1963, tác giả xác định vị trí, vai trò hệ thống những trụ cột với chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1963). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Những trụ cột về chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa”, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hệ thống những trụ cột về chính trị - xã hội của chính thể Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 đến 1963 cụ thể là: Quá trình xác lập, hình thành, tổ chức và hoạt động của Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng, Phong trào Cách mạng Quốc gia và Giáo dân Công giáo di cư.  Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài sẽ nghiên cứu những trụ cột về chính trị - xã hội của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên không gian “lãnh thổ” Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ. Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài: Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thiết lập chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chính vì vậy, mốc thời gian nghiên cứu của đề tài là từ khi chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa thành lập 1955 và đến khi chế độ này bị đảo chính lật đổ vào năm 1963. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt 8 Nam, Nhà nước Việt Nam về vấn đề chiến tranh và cách mạng, về vấn đề dân tộc và giai cấp. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học mácxit là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Hai phương pháp này không chỉ giúp cho việc tái hiện lịch sử, phân tích và đánh giá những vấn đề lịch sử mà còn cho phép xem xét lại mối quan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa học xã hội nhân văn hiện nay, nhất là thống kê, so sánh, đối chiếu, để xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn đề kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, giáo dục, pháp lý và các phương pháp liên ngành của chính trị học, xã hội học,.. để có thể đưa ra cái nhìn toàn diện. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quá trình thành lập, tồn tại và sụp đổ của Chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả trong suốt thời gian qua. Ngay sau khi nhà họ Ngô bị lật đổ Đoàn Thêm có điều kiện được chứng kiến những sự kiện lịch sử của chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa. Những sự kiện đó được ghi lại thuần túy theo lối biên niên sử, cung cấp nhiều dữ liệu gốc khá hiếm hoi trong tác phẩm Những ngày chưa quên (1954 – 1963) xuất bản năm 1969. Nông Huyền Sơn, Cái chết của anh em nhà họ Ngô, Nxb CAND, 2009. Đặt vấn đề từ cái chết của anh em Ngô Đình Diệm, tác giả đi vào miêu tả những nhân vật của gia đình họ Ngô và đặt họ trong chính sách của Mỹ. Từ đó nêu lên bản chất tay sai phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ của chế độ Đệ nhất Cộng hòa. Nguyễn Khắc Viện (2008), Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ (Diệu Bình dịch), Nxb Trí Thức. Qua góc nhìn của một nhà báo, tác giả đã dành 452 trang viết về miền Nam Việt Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 1963). Tác phẩm đã miêu tả chân dung chế độ Đệ nhất Cộng hòa qua hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội, hoạt động đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, nhằm cung cấp cho người đọc “ý niệm một lối thoát khả dĩ cho một tình hình nguy hiểm ở miền Nam Việt Nam” như tác giả viết trong lời mở đầu tác phẩm. Nhiều vấn đề được tác giả trình bày mang tính thời sự, với nguồn tư liệu chủ yếu từ các báo, tạp chí xuất bản ở Pháp và một số nước. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam trong thời kỳ 1954 – 1975, có đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp đến chố độ Việt Nam Cộng hòa như: Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam của Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học Xã hội, 1985; Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Nxb Văn hóa, năm 1985 của Lữ Phương; Một cuộc chiến tranh sáu đời tổng thống của Trần Trọng Trung, Nxb Văn nghệ TP HCM, 1986; Lịch sử Việt Nam 1954-1965 của Viện sử học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995; Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh, Nxb CTQG, 1995; Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 của Lê Cung, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 1999; Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Hoa 9 Kỳ (1954 – 1975) của Lê Cung, Nxb Thuận Hóa, 2001; Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 – 1975 của Đặng Phong, Nxb Khoa học Xã hội, 2004; Cuộc Đồng Khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam của Lê Hồng Lĩnh, Nxb Đà Nẵng, 2005; Giải mã những bí ẩn của CIA, Nxb Thông Tấn, Hà Nội của tập thể nhiều tác giả. Ngoài các tác phẩm kể trên, còn có các phẩm được xuất bản dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa: hai bộ sách Thành tích (các năm) hoạt động của chánh phủ VNCH và Kỷ niệm đệ (nhất, nhị, tam,…) chu niên Ngô Tổng thống chấp chánh được xuất bản theo từng năm từ 1954 đến 1967; Tổ chức hành chính và các cơ quan chánh quyền do Tổng nha Ngân sách và Ngoại viện Phủ Tổng thống VNCH xuất bản năm 1962; Vấn đề địa phương phân quyền trong tổ chức hành chánh các đô thị tại Việt Nam của Quách Tòng Đức (1960) và một số sách về Đảng Cần lao Nhân vị: Nhân vị chủ nghĩa của Phạm Xuân Cầu (1958); Xây dựng nhân vị của Bùi Tuân(1956);.. Lịch sử Việt Nam hiện kim (1945 – 1956) của Phạm Xuân Hòa, xuất bản tại sài gòn năm 1957… Một số tác phẩm hồi ký của các cựu nhân viên, tướng tá chế độ Sài Gòn viết trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975 ít nhiều có giá trị: Đỗ Thọ (1970), Nhật ký Đỗ Thọ, Nxb Đồng Nai Sài Gòn; Hồi ký Hoàng Linh Đỗ Mậu (2001), Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quên hương tôi), Nxb CAND, Hà Nội. Tuy tác phẩm được viết xuất phát từ lập trường chống Cộng, nhưng do đã từng làm Giám đốc An ninh Quân đội của chế độ Diệm nên Đỗ Mậu có đủ điều kiện để hiểu rộng, biết sâu về chế độ này, có điều kiện suy ngẫm kỹ hơn, nhìn nhận moi sự việc tương đối sát thực tiễn để lý giải nguyên nhân thất bại của chế độ Diệm. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về đệ nhất Việt Nam Công hòa rất phong phú và đa dạng, đề cập nhiều cấp độ khác nhau nhưng chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến những trụ cột chính trị và xã hội của chính quyền đệ nhất Việt Nam Cộng hòa. Các công trình của các học giả là nguồn tư liệu quý, trên cơ sở đó nhóm tác giả kế thừa và thực hiện đề tài của mình. 6. Nguồn tài liệu - Tài liệu đã xuất bản: bao gồm các công trình nghiên cứu đã được xuất bản trong nước và địa phương. - Tài liệu lưu trữ: hồ sơ lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương: - Chương 1: Khái quát về chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa - Chương 2: Những trụ cột về chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa - Chương 3: Đánh giá về những trụ cột chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA 1.1 Quá trình xác lập của Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa 1.1.1 Hoa Kỳ thế chân Pháp ở miền Nam Việt Nam Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi quân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc. Phái đoàn Hoa Kỳ có mặt tại Giơnevơ, nhưng chỉ tập trung giải quyết vấn đề Triều Tiên. Đối với vấn đề Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dulles tuyên bố: “Tốt nhất là để người Pháp rút ra, sau đó chúng ta sẽ lập một nền tảng mới”[3; 103]. Việc đầu tiên của Hoa Kỳ là trong tháng 6-1954, dùng viện trợ gây sức ép với Pháp và Bảo Đại để đưa Ngô Đình Diệm (đang sống lưu vong) về nước làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 ở Quảng Bình trong một gia đình nhiều đời theo Công giáo. Cha là Ngô Đình Khả và anh là Ngô Đình Khôi đều làm quan cho triều đình Huế dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng đã từng làm quan, tích cực đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng. Do đó, năm 1933 khi 32 tuổi, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm là Thượng thư Bộ lại và sùng Cơ mật Viện đại thần. Nhưng không được bao lâu giữa Ngô Đình Diệm và Phạm Quỳnh có sự mâu thuẫn. Toàn quyền Pháp Pierre Pasquier ủng hộ Phạm Quỳnh nên Ngô Đình Diệm bất mãn, từ chức. Khi quân Nhật tràn vào Việt Nam (1940), Ngô Đình Diệm ngả sang theo Nhật, tôn Cường Để lúc này đang sống lưu vong ở Nhật Bản làm minh chủ. Pháp định bắt Ngô Đình Diệm nhưng Nhật ra tay che chở, đưa Ngô Đình Diệm vào Sài Gòn rồi sang lánh nạn ở Singapore và Bangkok. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Hoa Kỳ tập trung phản kích vào chủ nghĩa Cộng sản và Phong trào Giải phóng dân tộc trên thế giới. Hoa Kỳ giúp Pháp tái chiếm Đông Dương, ủng hộ lá bài Bảo Đại nhưng vẫn tìm một con cờ dự bị cho tương lai. Qua Hồng y Francis Joseph Spellman (một người bạn của Giám mục Ngô Đình Thục, anh trai Ngô Đình Diệm), CIA đã chọn Ngô Đình Diệm. Mượn cớ sang Roma dự Năm Thánh, năm 1950 Ngô Đình Diệm sang Mỹ. Trên đường đi, Ngô Đình Diệm ghé lại Tokyo để gặp tiến sĩ Wesley R.Fishel, một nhân viên cao cấp của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA nhưng núp dưới bề ngoài là một giảng viên trường Đại học Chicago và sau đó chuyển sang trường Đại học Michigan. Tại Mỹ, Spellman đỡ đầu cho Ngô Đình Diệm về nơi ăn chốn ở, còn Fishel đào tạo Ngô Đình Diệm thành một chính khách tương lai. Tháng 6-1954, trước viễn cảnh Việt Nam sẽ tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân, Hoa Kỳ lợi dụng lúc Pháp đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nội các (chính phủ của thủ tướng Laniel bị đổ ngày 12-6, trong lúc Pierre Mèndes France mãi tới 19-6 mới lập xong chính phủ mới), gây sức ép với Pháp, buộc Bảo Đại phải bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng thay Bửu Lộc. Ngày 16-6, Bảo Đại lấy tư 11 cách là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, ký sắc lệnh số 38-QT bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng [14]. Ba ngày sau, Bảo Đại ký tiếp Dụ số 15 trao cho Ngô Đình Diệm toàn quyền cả về dân sự lẫn quân sự [14]. Ngô Đình Diệm về Sài Gòn vào ngày 25-6 và lập chính phủ vào ngày 6-7. Đây là một thắng lợi cơ bản của Hoa Kỳ trên con đường loại bỏ Pháp và tay chân của Pháp ở miền Nam, nhưng chưa phải thắng lợi hoàn toàn, vì hai lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam là quân đội và cảnh sát- công an đang nằm trong tay các thế lực thân Pháp. Pháp tiến hành “Kế hoạch Navarre” để nhận thêm đô-la của Hoa Kỳ nhưng vẫn phải ngồi vào Hội nghị Giơnevơ từ 8-5-1954 để bàn chuyện kết thúc chiến tranh. Bất chấp thái độ tiêu cực của Hoa Kỳ, ngày 21-7-1954, trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp kín, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Tuyên bố cuối cùng của Hội Giơnevơ năm 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương ngày 21-7-1954 ghi: “…mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đỉnh chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ…Trong quan hệ với Cao Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước nói trên và tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của những nước đó”[18; 172]. Hiệp định Giơnevơ cũng quy định một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tiến hành hai năm sau đó để thống nhất Việt Nam – cuộc tổng tuyển cử chắc chắn sẽ mang lại thắng lợi cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, Hiệp định còn quy định hai bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Lực lượng cách mạng thực hiện chuyển quân, tập kết ra miền Bắc, giao miền Nam Việt Nam cho chính quyền do Pháp dựng lên. Cùng ngày, trưởng đoàn đại biểu các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ thông qua tuyên bố cuối cùng. Riêng W.B Smith, thi hành chỉ thị của chính phủ Mỹ, phát biểu: “chính phủ (Mỹ) không sẵn sang tham gia vào bản Tuyên bố của hội nghị” và đưa ra một bản tuyên bố đơn phương. Mỹ cho rằng, với Hiệp định Giơnevơ, Pháp không những không thực hiện được “chính sách ngăn chặn cộng sản” của Hoa Kỳ mà còn giao miền Bắc cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (1954) và sẽ giao nốt miền Nam hai năm sau đó (1956). Vì vậy, Hoa Kỳ quyết định loại bỏ Pháp khỏi miền Nam đồng thời can thiệp trực tiếp hơn để ngăn chặn việc thi hành Hiệp định Giơnevơ (đặc biệt là không để cho tổng tuyển cử diễn ra), thiết lập ở miền Nam Việt Nam một chế độ thân Mỹ. Để hợp pháp hóa cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ trực tiếp không thông qua Pháp. Bằng thủ đoạn này, Hoa Kỳ đã “nhảy” vào miền Nam Việt Nam mà vẫn đảm bảo được các yếu tố “hợp pháp”, với danh nghĩa vào giúp đỡ đồng minh, hòng che đậy âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam. Trong thời gian hai năm chờ đợi tổng tuyển cử, Hoa Kỳ gấp rút đầu tư cho Ngô Đình Diệm xây dựng một chính quyền khả dĩ thành công 12 cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu của Mỹ. Việc đầu tiên Hoa Kỳ giúp Ngô Đình Diệm tiến hành loại dần các phần tử và các thế lực thân Pháp ở miền Nam Việt Nam như Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham mưu quân đội Quốc gia Việt Nam, cắt chức Tổng giám đốc Công an – Cảnh sát của Lại Văn Sang, đánh bật Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn và giải quyết sự đối đầu với hai giáo phái vũ trang thân Pháp là Cao Đài Tây Ninh và Hòa Hảo liên kết với nhóm Bình Xuyên, Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng tự do dân chủ dưới tên gọi là Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia. 1.1.2 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại Sau khi thanh toán thế lực thân Pháp chống đối ở miền Nam Việt Nam, vật cản cuối cùng đại diện cho thế lực của Pháp ở miền Nam Việt Nam là Quốc trưởng Bảo Đại được Hoa Kỳ đặt ra trong kế hoạch Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Năm 1955, giải quyết xong những “rào cản” là các phe phái đối lập. Ngô Đình Diệm bắt tay vào việc phế truất Bảo Đại – sách lược đã được Hoa Kỳ tính toán từ 1954 bằng việc tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” gian lận. Ngày 15-2-1955, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 11 “Thiết lập Quốc hội lâm thời cho nước Việt Nam”, chính thức xác lập ở miền Nam Việt Nam “một quốc gia riêng biệt” – hành động vi phạm trắng trợn và ngang nhiên Hiệp định Giơnevơ. Ngay sau khi thành lập, Quốc hội lâm thời thống nhất phế truất Bảo Đại và suy tôn “Ngô Chí sĩ”. Ngày 29-4-1955, từ Pháp, Bảo Đại gửi điện văn triệu tập Ngô Đình Diệm sang Pháp nhằm truất ngôi của Ngô Đình Diệm. Đáp lại, Ngô Đình Diệm triệu tập Hội đồng nội các để lấy ý kiến bác bỏ điện văn triệu tập của Bảo Đại. Tiếp đó, triệu tập phiên họp bất thường, dùng danh nghĩa “Đại hội các lực lượng quốc gia” lập kiến nghị phế truất Bảo Đại. Cho lập ra “Hội đồng Nhân dân Cách mạng” để đề xướng “Phong trào” nhân dân phế truất Bảo Đại. Dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, Trần Chánh Thành – Chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia yêu cầu toàn bộ các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương ký đơn theo mẫu sẵn bôi nhọ Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm. Ngày 10-5-1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố giải tán chính phủ do Bảo Đại lập ra trước đây và dựng lên chính phủ mới. Ngày 8-8-1955, các đại diện “dân cử” họp “đồng thanh” quyết định phế truất Bảo Đại. Ngày 23-10-1955, cuộc “trưng cầu dân ý” được tổ chức rầm rộ, dưới sự kiểm soát tối đa bộ máy cảnh sát, công an, mật vụ và thông tin. Nhân dân miền Nam bị ép buộc đi bỏ phiếu dưới sự áp đặt của chính quyền. Kết quả của cuộc “trưng cầu dân ý”, Ngô Đình Diệm giành 5.721.735 phiếu (đạt 98.2% số phiếu), Bảo Đại 63.018 (đạt1.1%) trong tổng số 5.828.907 người đi bầu [33]. Bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, Hoa Kỳ - Ngô Đình Diệm đã gạt được Bảo Đại phần tử thân cận nhất của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam. Như vậy, với lá bài Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ từng bước loại Pháp và các phần tử thân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam làm Thủ tướng thay cho Bửu Lộc để nắm chính quyền, cách chức Nguyễn Văn Hinh để nắm quân đội, loại bỏ Lại Văn Sang để nắm công an, cảnh sát, đánh dẹp 13 lực lượng vũ trang các giáo phái Cao Đài Tây Ninh và Hòa Hảo, cuối cùng đến phế truất Bảo Đại, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Như vậy, Hoa Kỳ thông qua chiêu bài Ngô Đình Diệm thay chân Pháp xâm lược Việt Nam, nhằm thực hiện những ý đồ thâm độc, tiêu diệt bằng được phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội tràn xuống Đông Nam Á. Đồng thời lấy miền Nam Việt Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, hòng đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. 1.2 Khủng hoảng chính trị và sự sụp đổ của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa 1955-1963 1.2.1 Nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm Trước hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam quyết giữ vững thành quả cách mạng, khắp nơi đã đứng lên đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngay tại Sài Gòn – Chợ Lớn, 10 ngày sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, 50000 người xuống đường mittin, mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị khắp đô thị miền Nam. Tiếp đến 25000 người dân Đà Nẵng và 15000 người dân ở Huế biểu tình đòi Ngô Đình Diệm đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, chống bắt lính, đòi thả tù chính trị. Hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị, ở nông thôn khắp các làng mạc, khẩu hiệu biểu tình mừng hòa bình, đòi thực thi các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Trong các đồn điền, công nhân tổ chức bãi công, đình công phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Từ tháng 7-1955, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam phát triển rầm rộ. Phong trào càng trở nên mạnh mẽ khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục gửi công hàm yêu cầu nhà đương cục miền Nam thực hiện nghiêm túc Hiệp định Giơnevơ và tuyên bố sẵn sang hiệp thương đi đến thống nhất đất nước. Ở miền Trung, nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,…tổ chức các cuộc biểu tình, đưa các kiến nghị lên Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến, yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ. Chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn ngoan cố không chịu thực hiện, ngay giữa năm 1955, khi cơ bản loại lực lượng thân Pháp, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung đàn áp lực lượng cách mạng và quần chúng yêu nước, thực hiện “Tố Cộng”, và coi đây là “Quốc sách”, giết hại, bắt bớ, cầm tù hàng vạn người, song không ngăn được phong trào đấu tranh khắp nơi. Chiến dịch tố cộng đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, ngay cả trong giới công chức cũng chống đối quyết liệt, tại các cuộc họp tay chân của chính quyền bị chất vấn gay gắt. Tình hình đó làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm hết sức lúng túng và thốt lên rằng “Giới công chức ăn cơm quốc gia nhưng thờ ma Cộng sản”. 14 Ngay cả lực lượng Cao Đài mặc dù Phạm Công Tắc đã phải chạy trốn sang Campuchia, nhiều chức sắc Cao Đài và Hòa Hảo bị bắt nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm cũng không dập tắt được sự chống đối của giáo phái này. Trong giới Công giáo, sự chống đối chính quyền cũng đã trở nên gay gắt, đến mức cha sứ Sài Gòn là linh mục Hồ Văn Vui, ngày 10-2-1957 đã nói: “Người Công giáo Việt Nam đang bị đàn áp như ở những thời kỳ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, dù họ có tội hay không có tội. Các trường Tư thục Công giáo đều bị áp đặt và kiểm soát. Cầu xin Đức Chúa trời hãy nhổ sạch những giống cỏ dại đang tràn ngập chúng ra này”[32; 202]. Nghiêm trọng hơn vì bất bình với chính quyền, nhiều cuộc biểu tình của người di cư, những nông dân nghèo trong các Dinh điền, Khu trù mật nổ ra với quy mô ngày càng lớn. Họ tố cáo chính quyền bỏ mặc trong cảnh khốn cùng, những lời hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mà chính quyền đem đến cho họ chỉ là lời “hứa hão”. Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng vấp phải sự chống đối của Hoa kiều, nhằm mục đích chính trị và kinh tế, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh bắt Hoa kiều phải từ bỏ quốc tịch của mình để nhập quốc tịch Việt Nam Cộng hòa và Sắc lệnh cấm người nước ngoài (trực tiếp là Hoa kiều) không được làm nhiều nghề liên quan đến kinh tế. Trước quyết định bất công đó, Hoa kiều lên tiếng phản đối, không thể đấu tranh trực tiếp, họ nhờ chính quyền Đài Loan can thiệp, cảnh báo chính quyền Sài Gòn về: “Những hậu quả không đáng mong muốn có thể xảy ra từ sự thi hành sắc lệnh này mà chính phủ Việt Nam Cộng hòa sẽ phải chịu trách nhiệm” [32;205]. Đồng thời họ rút tài khoản ở các ngân hàng, tẩy chay hàng hóa của Việt Nam Cộng hòa ở Hương Cảng, Singapore… Từ cuối năm 1956, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam có bước phát triển mới. Không chỉ dừng lại ở những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần, mà còn xuất hiện hình thức đấu tranh vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ với sự ra đời của các đơn vị vũ trang quy mô từ tiểu đội đến đại đội. Các phong trào đấu tranh chống đàn áp, khủng bố, đòi tự do dân chủ, đòi hòa bình thống nhất đất nước nổ ra quyết liệt và rộng khắp từ nông thôn đến thành thị với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân như công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức và các thành phần tôn giáo,…. Từ cuối năm 1957, sự câm phẫn của nhân dân miền Nam không dừng lại ở những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần. Các báo cáo, phúc trình của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ghi nhận trong năm 1957 có sự hình thành của các vùng căn cứ, các làng chiến đấu và các đơn vị vũ trang tập trung. “Đầu năm 1957, trên toàn miền Nam, lực lượng cách mạng đã xây dựng được trên 30 đại đội vũ trang”[40; 200]. Các căn cứ địa, chiến khu D, U Minh, Đồng Tháp Mười, Tây Nguyên và Khu V được xây dựng trở lại. Từ đây các hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, trừ gian của lực lượng cách mạng diễn ra sôi nổi trên khắp miền Nam. Sự gia tăng các hoạt động vũ trang của lực lượng cách mạng trong thời gian 1956-1958 thời kỳ được coi là ổn định nhất của chế độ Ngô Đình Diệm, giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền tay sai thực dân mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. 15 Đặc biệt, từ năm 1959, phong trào cách mạng xuất hiện hình thức nổi dậy công khai chống chính quyền Ngô Đình Diệm của nhân dân một số tỉnh miền Trung. Ngày 6-2-1959, dân chúng 11 làng đồng bào Bana ở huyện Vĩnh hạnh (Bình Định) nổi dậy, dời làng vào rừng lập làng chiến đấu, công khai chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 7-2-1959, nhân dân huyện Bắc Ái (Ninh Thuận), nổi dậy phá khu trù mật, trở về làng cũ, tổ chức vũ trang, xây dựng làng chiến đấu chống lại các cuộc càn quét của Ngụy quân. Đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, ngày 5-6-1959, Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59, thực hiện khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” – áp dụng chính sách phát xít nhất để tiêu diệt cách mạng miền Nam Việt Nam. Về phía cách mạng, trên cơ sở thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam, ngày 3-1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh đề ra nghị quyết về cách mạng miền Nam, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [7;81]. Xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dựa vào lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”[9;82]. Nghị quyết 15 ra đời đáp ứng nhu cầu bức thiết của cách mạng và nguyện vọng của cán bộ và đồng bào miền Nam. Với đường lối và mục tiêu đúng đắn đã tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phát triển thành thế tiến công, tiến lên “khởi nghĩa” từng phần giành chính quyền. Mở đầu là các cuộc tiến công tiêu diệt các cơ sở của chính quyền Sài Gòn ở nhiều nơi như Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959, cùng với Trà Bông các huyện Ba Tơ, Sơn Hà cũng đứng lên khởi nghĩa. Trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm đang phải đối phó với tình hình miền Trung thì tháng 1-1960 đồng khởi nổ ra ở Bến Tre nhanh chóng lan ra cả Đông Nam bộ tạo thành một phong trào rộng khắp ở miền Nam. Qua phong trào Đồng Khởi lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh cả về thế và lực. Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời lãnh dạo nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm. Sau sự ra đời của Mặt trận, ngày 15-2-1961 Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được tái thành lập. Đối với Hoa kỳ sau 5 năm, vào chính thời điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự ổn định nhất, cuộc Đồng Khởi của nhân dân miền Nam đã làm đảo lộn toàn bộ thế chiến lược. Chính sách thực dân mới của Mỹ có nguy cơ thất bại. Trong khi đó, thực hiện chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, quân dân miền Nam tiến công trên cả ba mũi giáp công trên cả ba mặt trận. 16 Lúng túng trước diễn biến của miền Nam Việt Nam, tháng 2-1962, Tổng thống Kennedy cử em trai đang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa kỳ sang Sài Gòn thị sát tình hình. Sau chuyến đi của Robert Kennedy chính quyền Hoa Kỳ quyết tâm “tăng tốc” cho kế hoạch Stayley – Taylor bằng việc tăng nhịp độ hoạt động quân sự để năm 1962 xứng đáng là năm bản lề của kế hoạch Stayley – Taylor, năm đại phản công giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường, năm hoàn thành kế hoạch bình định. Trong nửa đầu 1962, sự gia tăng về hoạt động của Hoa Kỳ - Ngô Đình Diệm đã gây những khó khăn nhất định cho cách mạng. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng, ngày 27-2-1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam , khẳng định: “Sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam sẽ gây nhiều khó khăn cho cách mạng miền Nam, sẽ làm cho cuộc đấu tranh ngày càng ác liệt, nhưng thực tế, với đà can thiệp hiện nay của Mỹ, căn bản tương quan lực lượng giữa ta và địch và đối tượng của cách mạng vẫn chưa có gì thay đổi”[37; 304]. Từ đó đi đến kết luận về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam Việt Nam là: “Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ vững thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức ngăn chặn kế hoạch Stayley – Taylor”[40; 307]. Tháng 4-1962, Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Nam được Trung ương Cục cụ thể hóa với ba nhiệm vụ: “tích cực phá ấp chiến lược, ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa, khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân; đẩy mạnh tác chiến tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch”[40; 308]. Cách mạng miền Nam với hình thức tiến công sáng tạo: “hai chân, ba mũi, ba vùng”; kết đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận trên cả ba vùng chiến lược “rừng núi, đồng bằng, thành thị”. Nhưng trong thời gian đầu cách mạng miền Nam gặp không ít khó khăn trang bị, quân số…Hơn 36 200 chiến sĩ cách mạng bị bắt, bị thương hoặc hy sinh. Cơ sở cách mạng trong các ấp chiến lược bị bóc gỡ, vùng giải phóng bị thu hẹp. Song từ nửa cuối năm 1962, với phương châm nâng cao khả năng du kích, đánh trả chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xạ vận” của Hoa Kỳ - Ngô Đình Diệm, Trung ương Cục miền Nam phân công cán bộ về tận cơ sở hướng dẫn kinh nghiệm chống càn, phá ấp chiến lược. Đặc biệt, những kinh nghiệm đúc kết trong Hội nghị dân quân, du kích toàn miền tháng 11-1962 do Trung ương Cục miền Nam tổ chức được phổ biến với các cấp cơ sở. Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, làm chuyển biến phong trào chiến tranh du kích, chống càn, phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam. “Kết quả tính chung trong năm 1962, trên toàn miền Nam, lực lượng cách mạng đã phá 2665 ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn 4441 thôn với 6,5 triệu dân trên tổng số 17 162 thôn” [40;312]. Đối với Mỹ, kế hoạch Stayley – Taylor trong năm 1962 diễn ra không như dự tính, khiến chính giới Hoa Kỳ không khỏi lo âu. Dù đưa vào miền Nam Việt Nam lực lượng đông gấp 10 lần năm trước, thực hiện được 90% kế hoạch quân đội Việt Nam Cộng hòa, về quân số tăng lên gấp 20 lần quân giải phóng. Với ưu thế tuyệt đối về trang bị kĩ thuật, thực hiện được 600 trận oanh kích, pháo kích, lập 17 được 3700 ấp chiến lược nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Trong khi quân giải phóng ngày càng trưởng thành về mọi mặt. 1.2.2 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối phó với mâu thuẫn nội bộ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm cầm đầu được sự giúp đỡ của Mỹ, cơ bản được xây dựng hoàn bị. Cộng thêm các thành tích do chương trình Cải cách Điền địa và các cuộc càn quét, triệt phá các cơ sở cách mạng, tiêu diệt lực lượng yêu nước…khiến Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm tin rằng, năm 1957 là thời cơ vàng son của nền Đệ nhất Cộng hòa. Chính trường miền Nam Việt Nam hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của anh em Ngô Đình Diệm. Tính chất dân chủ giả hiệu của chế độ Việt Nam Cộng hòa được củng cố với sự xuất hiện một số phe đối lập của Phan Quang Đán, Trần Văn Hữu… Về quân sự, tiền viện trợ và sự huấn luyện của cố vấn Hoa Kỳ đã biến quân đội Việt Nam Cộng hòa từ quân đội “ô hợp” thời Pháp thành quân đội chính quy được trang bị hiện đại và được bảo trợ bởi cái ô SEATO. Trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower tiếp tục cổ vũ cho Ngô Đình Diệm khi tuyên bố: miền Nam Việt Nam là dinh lũy của thế giới tự do, là tiền đồn quan trọng của Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Nhưng sự thật đằng sau những lời tuyên bố lạc quan của chính giới Mỹ, những mâu thuẫn trong lòng chế độ Ngô Đình Diệm nhanh chóng phơi bày. Từ nửa cuối năm 1957, tình hình miền Nam Việt Nam bắt đầu chuyển động và càng trở nên ảm đạm đối với Ngô Đình Diệm. Sau những năm thực hiện chính sách mị dân, kết hợp sử dụng công cụ bạo lực để tiêu diệt cách mạng, kìm kẹp quần chúng, thanh trừng đối lập. Cái chính mà chế độ Ngô Đình Diệm có được là sự căm phẫn, sự đấu tranh phản kháng của quần chúng yêu nước và cách mạng miền Nam đã làm cho nội bộ Việt Nam Cộng hòa lục đục. Đến năm 1959, tình hình tài chính mỗi năm càng thâm hụt, tình trạng an ninh trở nên phức tạp, có phần nguy hiểm. Phong trào cách mạng miền Nam thực sự chuyển mình, đấu tranh chính trị kết hợp vói đấu tranh vũ trang tuyên truyền phát triển thành khởi nghĩa giành chính quyền, đẩy chế độ Ngô Đình Diệm tới bờ vực suy thoái. Sự phục hồi và phát triển của lực lượng cách mạng làm cho mâu thuẫn nội bộ chế độ Ngô Đình Diệm tăng cao. Nhằm củng cố quyền lực, Ngô Đình Diệm ra tay thanh trừng nội bộ, ngày càng nhiều phần từ vốn trung thành với Ngô Đình Diệm trước đây bị tước đoạt quyền lợi quay lưng với chế độ và ra mặt chống đối, lên tiếng tố cáo chính sách độc tài, gia đình trị của anh em Ngô Đình Diệm. Phong đấu tranh của nhân Việt Nam chống Mỹ - Diệm đã làm bùng nổ mâu thuẫn giữa các phe phái trong chế độ Việt Nam Cộng hòa. Người Hoa Kỳ bắt đầu nghĩ tới việc thay thế những người trong gia đình Ngô Đình Diệm. Ngược lại, để củng cố vị trí và quyền lực, ngăn ngừa đảo chính, Ngô Đình Diệm thanh trừng bộ máy chính quyền và quân đội. Tháng 10-1958, chỉ huy trung tâm huấn luyện Quang Trung bị cắt chức, tiếp đó Nguyễn Hữu Châu – Bộ trưởng, Thiếu tướng Dương Văn Đức phải chạy trốn sang Pháp; Đại tá Woòng A Sáng bị cắt chức, tịch thu tài sản; tướng Lê Văn Tỵ phải “ngồi chơi xơi nước”, nhiều tỉnh trưởng bị thải hồi tiêu biểu là Nguyễn Trân – một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng