Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Những cống hiến của tư tưởng nguyễn trãi vào lịch sử việt nam...

Tài liệu Những cống hiến của tư tưởng nguyễn trãi vào lịch sử việt nam

.PDF
206
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ XUÂN ĐÀN NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI VÀO LỊCH SỬ VIỆT NAM LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH - 1995 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 3184 /GDvàĐT CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Hà nội, ngày 8 tháng 9 năm 1995 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Về việc thành lập Hội đồng chấm luận án phó tiến sĩ khoa học BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Căn cứ Nghị định số 29 / CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ Quyết định số 224/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1976 của Thủ tƣớng Chính phủ về ' đào tạo trên đại học ở trong nƣớc; - Căn cứ Quyết định số 468/TTg ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ủy nhiệm cho Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét duyệt danh sách những thành viên của các Hội đồng chấm thi cho nghiên cứu sinh; - Theo đề nghị của Vụ trƣởng Vụ Sau dại học : QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Thành lập Hội đồng chấm luận án phó tiến sĩ khoa học về đề tài: "Những cống hiến của tư tường Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam" Chuyên ngành : 5.03.15 - Lịch sử Việt Nam của nghiên cứu sinh : Võ Xuân Đàn Danh sách các thành viên của Hội đồng chấm luận án phó tiến sĩ khoa học kèm theo quyết định này. Điều 2 : Ủy nhiệm cho Hiệu trƣởng trƣờng đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bảo vệ luận án trên theo đúng qui định hiện hành. ; Điều 3 : Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trƣởng Vụ Sau đại học và các Vụ liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng trƣờng đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh và các thành viên có tên trong Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. KT. BỘ TRƢỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thứ trƣởng Nơi nhận : -Trƣờng ĐHSP tp HCM - Lƣu vp, Vụ SĐH GS.TS Vũ Ngọc Hải DANH SÁCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN NHÀ NƯỚC CHO LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ của nghiên cứu sính Võ Xuân Đàn về đề tài: "Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam" Chuyên ngành : 5.03.15 - Lịch sử Việt Nam Kèm theo quyết định thành lập Hội đồng số : 3184 /GD-ĐT ngày 8/9/1995 Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trách nhiệm trong Hội đồng PGS. Nguyễn Phan Quang, Đại học Sƣ phạm tp Hồ Chí Minh Chủ tịch Hội đồng GS. PTS. Phan Đại Doãn, Đại học Tổng hợp Hà Nội Ngƣời nhận xét 1 GS. PTS. Trƣơng Hữu Quýnh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội I Ngƣời nhận xét 2 PGS. PTS. Nguyễn Danh Phiệt, Viện sử học - Trung tâm Khoa học Đại diện cơ quan nhận xã hội và nhân văn quốc gia xét PTS. Ngô Văn Lệ, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Thƣ ký Hội đồng PGS. Hồ Sĩ Khoách, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Ủy viên Hội đồng GS. Trần Văn Giàu, Viện Khoa học xã hội tại tp Hồ Chí Minh Ủy viên Hội đồng GS. Mạc Đƣờng, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh Ủy viên Hội đồng GS. PTS. Phan Ngọc Liên, Đại học Sƣ phạm Hà Nội I Ủy viên Hội đồng PGS. Huỳnh Lứa, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh Ủy viên Hội đồng PGS. Lê Vãn Sáu, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh Ủy viên Hội đồng Họ và tên, học hàm, học vị, nơi công tác ( Hội đồng gồm 11 thành viên) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Xuân Đàn NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI VÀO LỊCH SỬ VIỆT NAM Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh *1995* CHÂN DUNG NGUYỄN TRÃI Ảnh: Võ An Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Xuân Đàn NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI VÀO LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 05.03.15 Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư Trần Văn Giàu Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1995 DẪN LUẬN 2 I. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu : Đề tài đƣợc nghiên cứu ở góc độ sử học (vì tƣ tƣởng cũng là một đối tƣợng nghiên cứu lịch sử) chứ không phải chỉ ở góc độ triết học (phần lịch sử tƣ tƣởng). Tƣ tƣởng là một đối tƣợng nghiên cứu của sử học, nó góp phần hiểu lịch sử một cách toàn diện, chứ không phải phiến diện (chỉ nặng về đấu tranh quân sự, đấu tranh giai cấp) song đây là một lĩnh vực khó, ít đƣợc chú ý trong quá trình nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung. Đề tài này đƣợc một số nhà khoa học tìm hiểu và đã công bố kết quả nghiên cứu dƣới nhiều cấp độ khác nhau (xem thƣ mục kèm theo). Bản thân chúng tôi cũng thu đƣợc một số thành tựu nhất định về vấn đề này (xem thƣ mục kèm theo) song đề tài này chƣa đƣợc nghiên cứu một cách trọn vẹn và có hệ thống. Trong thời gian 10 năm qua, với những quan niệm và thông tin mới về Nho giáo, Thiền tông, về Mỹ học Trung Quốc, cách nhìn nhận, đánh giá về Nguyễn Trãi, về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi cũng đã xuất hiện những vấn đề mới. Trên cơ sở thừa kế những thành tựu của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Trãi, chúng tôi cố gắng để có những bƣớc phát hiện mới trong từng vấn đề và tổng kết lại thành một hệ thống: "Những cống hiến của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam", nhằm góp 3 phần nghiên cứu một cách toàn diện về Nguyễn Trãi và lịch sử dân tộc ở giai đoạn liên quan. II.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . Trong số những nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân dân ta dƣới thời phong kiến. Nguyễn Trãi có một vai trò, vị trí quan trọng đối với công cuộc giữ nƣớc và dựng nƣớc của dân tộc. Kết quả của các công trình nghiên cứu dù lớn hay nhỏ, thời trƣớc hay bây giờ, đều góp phần làm sáng tỏ hơn công lao và sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đề tài nghiên cứu này cũng nhằm mục đích ấy, ngoài ra nó còn đề cập đến một lĩnh vực chƣa thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Đó là lĩnh vực tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi dƣới góc độ nghiên cứu lịch sử. Vì vậy, chúng tôi tập trung làm rõ nội dung tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi và công hiến của những tƣ tƣởng ấy đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc nói chung và của lịch sử tƣ tƣởng nói riêng. Giới hạn việc nghiên cứu ở những cống hiến của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam, chúng tôi còn góp phần làm phong phú thêm nội dung và giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó có cơ sở để khẳng định rằng: Từ tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là bƣớc phát triển cao của lịch sử tƣ tƣởng dân tộc (và của loài ngƣời) vì nó là sự kết tinh 4 những giá trị truyền thống của trí tuệ dân tộc (và nhân loại) với những thành tựu tƣ duy hiện đại. Từ những đóng góp của Nguyễn Trãi về mặt tƣ tƣởng đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam, chúng ta rút ra đƣợc những bài học cho công cuộc xây dựng đất nƣớc ngày nay (tƣ tƣởng nhân ái, tƣ tƣởng thân dân, tƣ tƣởng đánh vào lòng ngƣời, tƣ tƣởng dân tộc trong công tác đối ngoại...). Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc giảng dạy lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng và phổ thông về công lao, sự nghiệp, tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đối với đất nƣớc, dân tộc một cách toàn diện, sâu sắc, đạt hiệu quả giáo dục, giáo dƣỡng cao. III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. Trong nghiên cứu lịch sử, việc tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của các nhân vật có ý nghĩa quan trọng vì các sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với con ngƣời, tiêu biểu là các nhân vật quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu Nguyễn Trãi chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong nghiên cứu các nhân vật lịch sử. 2. Việc nghiên cứu và đánh giá Nguyễn Trãi ở nƣớc ta đã có từ thế kỷ XV. Năm 1464 vua Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, khẳng định sự nghiệp của ông, ca ngợi nhân cách của ông "lòng Ức Trai sáng nhƣ sao khuê", và theo lệnh của Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm đã bỏ ra 13 năm để sƣu tập các tác phẩm 5 của Nguyễn Trãi, biên khảo tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trãi in ở đầu cuốn "Ức Trai thi tập" năm 1480. Vào thế kỷ XVIII, Lê Qúi Đôn trong các tác phẩm "Kiến văn tiểu lục", "Lê Triều thông sử", "Toàn Việt thi lục", dành một phần khảo cứu về thân thế, hành trạng, sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Trãi. Thế kỷ XIX có, Phan Huy Chú, với "Lịch triều hiến chương loại chí" đã tìm hiểu tiểu sử Nguyễn Trãi, liệt kê một số tác phẩm của ông: "Ức Trai thi tập", "Quân trung từ mệnh tập". Cũng thời gian này Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh, Dƣơng Bá Cung, trong các bài tựa "Ức Trai thi tập", cũng có những khảo cứu về thân thế, sự nghiệp, thơ văn của Nguyễn Trãi. Đáng chú ý nhất ở thế kỷ XIX là các công trình khảo cứu của Dƣơng Bá Cung, nhƣ : "Tiên sinh sự phụng khảo", "Bình luận chủ thuyết". Ông đã dày công nghiên cứu về thân thế, hành trạng, những công nghiệp lớn lao, những chức sắc của thời đại sau ban cho Nguyễn Trãi, đồng thời tập hợp những lời bình luận về Nguyễn Trãi từ trƣớc cho đến nửa cuối thế kỷ XIX. Đến thập kỷ 20-40 của thế kỷ XX, một số tạp chí nhƣ Nam Phong, Tri Tân đã đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trãi của các tác giả: Hoa Bằng, Nguyễn Văn Tố, Thiện Đình, Võ Ngã và Phạm Mạnh Phan. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi đã đƣợc xuất bản thành sách: "Nguyễn Trãi" của Trúc Khê Ngô Văn Triện, xuất bản ở Hà Nội năm 1941. Tuồng "Nguyễn 6 Trãi " của Từ Diễn Đồng, kịch "Lệ Chi Viên" của Vi Huyên Đắc, xuất bản năm 1944 ở Hà Nội. Do những hạn chế về lịch sử, về quan điểm giai cấp nên các công trình khảo cứu của một số tác giả trong khoảng thời gian gần 5 thế kỷ này đã không thể có những đóng góp lớn, đầy đủ trong việc khảo cứu về Nguyễn Trãi, nhất là trong lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng. 3. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay, việc nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Trãi, đạt đƣợc nhiều thành tựu với giá trị khoa học ngày càng cao, nhất là từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, tập trung ở thời điểm kỷ niệm 520 ngày mất của Nguyễn Trãi (1962) và từ sau ngày đất nƣớc thống nhất (1975), mà đỉnh cao của nó là đạt kỷ niệm 600 năm sinh của Nguyễn Trãi (1980). Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đƣợc xuất bản: "Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam" của Trần Huy Liệu (nhà xuất bản sử học, Hà Nội năm 1962); "Nguyễn Trãi" của Trần Huy Liệu (nhà xuất bản KHXH Hà Nội 1966); "Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị thiên tài" của Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh (nhà xuất bản Văn-Sử-Địa, Hà Nội 1957); "Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi" (của nhiều nhà nghiên cứu), nhà xuất bản Khoa học Hà Nội 1963; "Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước" của Nguyễn Lƣơng Bích (nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1973); "Nguyễn Trãi" của Bùi Văn Nguyên (nhà xuất bản Văn hoa Hà Nội 1980); "Trển đườmg tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi" (của nhiều nhà nghiên cứu, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1980); "Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc" (của nhiều học giả 7 danh tiếng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1980); "Sáu trăm năm Nguyễn Trãi" (của nhiều tác giả quen biết, nhà xuất bản tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội 1980); "Kỳ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi" (của nhiều nhà nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1980). Trên các tạp chí chuyên ngành: Lịch sử, Triết học, văn hóa, văn học gần 40 năm qua, tùy từng thời điểm, đều có đăng tải các chuyên luận, bài khảo cứu về Nguyễn Trãi trên tất cả các lĩnh vực. Trong một số tác phẩm chuyên khảo về lịch sử tƣ tƣởng của Trần Văn Giàu, bộ "Lịch sử tư tưởng Việt Nam" (của Nguyễn Đăng Thục, Nhà xuất bản Thành phô Hô Chí Minh 1992, gồm 7 tập in thành 6 cuốn); "Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam" tập I của Viện Triết học do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1993) đều có những chƣơng riêng trình bày về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. 4. Ở miền Nam trƣớc ngày giải phóng, thống nhất đất nƣớc, việc nghiên cứu Nguyễn Trãi, nhất là ở lĩnh vực thân thế, sự nghiệp, thơ văn, đƣợc đề cập trên nhiêu sách báo: "Gƣơng hy sinh của Nguyễn Trãi" của Thành Tƣờng Hy (Văn hóa Nguyệt san số 35, năm 1958); "Tâm sự của Nguyễn Trãi qua Thi ca" của Phạm Văn Sơn (Văn hóa Nguyệt san số 9, năm 1964); "Luận về Nguyễn Trãi" của Phan Khoang (Sử địa số 4 năm 1966); "Nguyễn Trãi" của Nguyễn Thiên Thụ (Nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn 1973); "Ngày nay cần khai thác những gì ở tinh thần Nguyễn Trãi" của Thạch Trung Giả (Minh Đức số 12 năm 1974). Giá trị về mặt tƣ liệu và khoa học của các công tình này còn bị hạn chế, nội dung còn sơ 8 lƣợc, chƣa có những phát hiện gì mới, sự khái quát chƣa cao, phân lý luận còn hạn chế. Song các công trình khảo cứu về Nguyễn Trãi ở miền Nam trƣớc giải phóng cũng đã tri ân công lao của Nguyễn Trãi hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nƣớc. Nó cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu về giảng dạy Nguyễn Trãi ở nhà trƣờng lúc bấy giờ. Rõ ràng việc đánh giá giá trị tƣ tƣởng, sự nghiệp của Nguyễn Trãi các nhà nghiên cứu miền Nam thời Mỹ-ngụy có những khác biệt so với các học giả, các nhà nghiên cứu ở miên Bắc. Tuy vậy, họ cũng rút ra từ việc nghiên cứu của mình những bài học bổ ích cho cuộc sống lúc bây giờ ở miền Nam bị chiếm. Lĩnh vực nghiên cứu tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, trong gần nửa thế kỷ qua, cũng đã có 69 tác giả là những nhà nghiên cứu lịch sử đã trình bày trên các sách, tạp chí, thông báo khoa học, luận án, luận văn, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, kết quả này đƣợc phân bố nhƣ sau: a) Về những vấn đề chung của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi có 7 tác giả khảo cứu, các tác giả đã thể hiện sự thống nhất về một số vấn đề chung của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Tƣ tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn Trãi có cội nguồn ở tƣ tƣởng yêu nƣớc truyền thông Việt Nam. Dấu ấn về Nho giáo trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi khá đậm nhƣng nó là những nội dung tích cực, "cách mạng" của học thuyết Khổng Mạnh nguyên thủy. Nguyễn Trãi đã tiếp thu và vận dụng nó trong điều kiện thực tế Việt Nam và đã mang lại những giá trị lớn lao trong quá trình giành độc lập và xây dựng tổ quốc. Song vấn đề chung về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi chƣa thể khẳng định đã đƣợc nghiên cứu hoàn chỉnh mà phải đƣợc tiếp tục để có đƣợc một số kết quả chung nhất 9 về vấn đề này. Trong tinh thần thừa kế những thành tựu nghiên cứu đã đạt đƣợc, tác giả luận án sẽ cố gắng nghiên cứu, tổng kết để có đƣợc những vấn đề chung nhất, nhằm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề này ở những năm tháng tiếp theo. b) Về lý tƣởng xã hội và chính trị của Nguyễn Trãi đã có 7 tác giả khảo cứu, nêu đƣợc những nét khái quát về nguồn gốc và nội dung lý tƣởng xã hội và chính trị của Nguyễn Trãi. Song vấn đề phải tiếp tục khảo cứu là giá trị đóng góp của những tƣ tƣởng chính trị, xã hội ấy vào quá trình phát triển của lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử tƣ tƣởng nói riêng cũng nhƣ mối liên hệ giữa các nhân tố của tƣ tƣởng ấy. Luận án của chúng tôi sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. c) Về tƣ tƣởng yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng đã có 11 nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong đó, vấn đề nguồn gốc của chủ nghĩa yêu nƣớc Nguyễn Trãi chƣa có sự thống nhất, các kết quả nghiên cứu chƣa có tính thuyết phục cao về mặt lý luận. Việc phân tích nguồn gốc yêu nƣớc của Nguyễn Trãi mới dừng ở việc tìm hiểu tầng lớp nho sĩ nghèo và ảnh hƣởng của nó đến chủ nghĩa yêu nƣớc của Nguyên Trãi, bao gồm các mặt nhân, nghĩa, trí, dũng. Y kiến này là một nội dung mới trong nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đổng Chi. Chúng tôi cho rằng, về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm, trong đó có việc phát triển chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, mà 10 chúng tôi đã trình bày trong một báo cáo khoa học tại hội thảo về "Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh" (11/1993) ở TP.Hồ Chí Minh. d) Tƣ tƣởng nhân nghĩa là một trong nội dung tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đƣợc nhiều học giả, nhà nghiên cứu khảo cứu nhiều nhất, có tới 21 công trình của 17 tác giả đƣợc công bố trong những năm qua, đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, đã thống nhất những nhận thức cơ bản về nguồn gốc, nội dung và sự phong phú của tƣ tƣởng nhân nghĩa. Song việc kế thừa truyền thông nhân nghĩa trong tƣ tƣởng Khổng Mạnh và truyền thông nhân đạo, nhân nghĩa trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nói riêng chƣa đƣợc khảo cứu triệt để, nhất là về mặt lý luận. Vì vậy luận án sẽ làm sáng tỏ thêm tính đa dạng và thực tiễn Việt Nam trong tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chúng ta cần làm sáng tỏ nguồn gốc nào là chủ yếu đối với tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khi mặt này là tích cực hay hạn chế của nó trong qua trình phát triển lịch sử của Việt Nam. e) Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi cũng đƣợc đề cập trong nhiêu công trình khảo cứu. Có những chuyên khảo bàn về tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi. Cho tới nay đã có 11 công trình của 12 tác giả đề cập đến tính "cách mạng" trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, mà trƣớc đó không có và sau nhiều thế kỷ mới xuất hiện trở lại và phát triển. Các công trình nghiên cứu đã có sự đóng góp đáng kể vào việc xác định nội dung của tƣ tƣởng thân dân ở Nguyễn Trãi và đều khẳng định đó là tƣ tƣởng tiến bộ vƣợt lên cả thời đại. Đó là sự biểu 11 hiện tập trung và tốt đẹp của tƣ tƣởng truyền thống dân tộc về phƣơng diện đạo đức, vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ về nguồn gốc, giá trị thực tiễn của tƣ tƣởng thân dân ở Nguyễn Trãi đối với sự phát triển của lịch sử tƣ tƣởng và lịch sử dân tộc. g) Về tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi cũng đã có 15 tác giả với 17 công trình nghiên cứu, đã có sự khảo cứu tỉ mỉ về tƣ tƣởng quân sự của Nguyên Trãi và có đƣợc một số thống nhất. Nhƣng vấn đề lớn về chiến lƣợc, chiến thuật thể hiện trong kháng chiến chống quân Minh, về nguồn gốc của tƣ tƣởng quân sự, tính kế thừa tƣ tƣởng quân sự đã có từ trƣớc, giá trị của tƣ tƣởng quân sự, mối quan hệ giữa các nội dung trong tƣ tƣởng quân sự của Nguyễn Trãi ... chƣa đƣợc bàn đến, nếu có cũng chỉ nói qua. Do đó một nhiệm vụ của luận án là tìm hiểu góp phần hoàn chỉnh vấn đề trên: tƣ tƣởng quân sự của Nguyễn Trãi. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những cống hiến trên lĩnh vực tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sự tƣ tƣởng. Song khách thể nghiên cứu ở đây là toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Trãi ở đó đã hình thành những nội dung giá trị của tƣ tƣởng ông. Nên trƣớc khi đi vào nghiên cứu đối tƣợng là tƣ tƣởng Nguyễn Trãi luận án phải đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp của ông đối với lịch sử dân tộc. 12 Nói khách thể để trên cơ sở ấy xác định phạm vi của đối tƣợng nghiên cứu của luận án: sự hình thành, phát triển và phát huy tác dụng của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, giúp ông trở thành ngƣời phát ngôn của dân tộc ở lĩnh tƣ tƣởng; với công lao của mình trên nhiều lĩnh vực Nguyễn Trãi đã phản ánh và đại diện cho cả một thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đã đƣợc hình thành, nuôi dƣỡng và phát huy tác dụng của nó trong suốt cả cuộc đời đầy biến động, gian lao và bão táp của lịch sử ở thế kỷ XIV-XV : " Nguyễn Trãi đã sống hai mƣơi năm cuối đời Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần nhƣ đã nằm trong tay không chế của Hồ Quý Ly, bảy năm dƣới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở, hai mƣơi năm dƣới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc - một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trƣớng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc đƣợc tổ chức, vùng dậy đấu tranh chống bành trƣớng và đô hộ của Trung Quốc, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do; và 15 năm đầu triều Lê với những lộn xộn chiến tranh và đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của một triều đại dân tộc lớn cuối cùng của lịch sử Việt Nam, đã có xu hƣớng - chuyên chế "kiểu châu Á" (174-95) Nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp nhiều mặt vĩ đại của Nguyễn Trãi để từ đó có sự nghiên cứu thấu đáo hơn về toàn bộ tƣ tƣởng của ông. Trên cơ sở kế thừa nhƣng thành tựu đạt đƣợc trong nghiên cứu về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu nguồn gốc 13 hình thành, nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, trình bày vấn đề một cách có hệ thống khoa học, có cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận khoa học để làm nổi bật mặt cống hiến vĩ đại của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tƣ tƣởng đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử tƣ tƣởng. Một lĩnh vực nghiên cứu mà từ trƣớc tới nay chỉ mới dừng ở việc nghiên cứu từng mặt tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, chƣa có công trình nào mang tính hệ thông toàn diện về một vấn đề có tính chất tổng hợp: Tư tưởng Nguyễn Trãi. Luận án cũng không dừng ở những kết qua nghiên cứu cũ và mới về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi mà còn cố gắng đi sâu hơn để nghiên cứu những cống hiến của những nội dung tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi vào sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, tác giả luận án có thể thực hiện đƣợc ý định và ý đồ phải đạt đƣợc vì các tác phẩm của Nguyễn Trãi đã đƣợc tập hợp khá đầy đủ và bản dịch đảm bảo tính chính xác, khoa học của bản gốc do các học giả và dịch giả uyên thâm đảm nhận. Những công trình nghiên cứu về Nho, Phật, Lão đã gợi mở nhiều vấn đề mới để tác giả luận án có điều kiện đi sâu tìm hiểu và đánh giá một cách khoa học những vấn đề thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu không phải tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, giá trị lý thuyết triết học của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi mà trọng tâm nghiên cứu hƣớng vào lĩnh vực sử học: Bối cảnh lịch sử, điều kiện hình thành nội dung tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi tác 14 động đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. Qua đó làm nổi rõ phần cống hiến của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Ở đây chúng tôi cũng không lấy việc trình bày sự đóng góp của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi vào tiến trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam làm mục đích chính, tuy nhiên có đề cập đến nội dung này. Việc nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn vấn đề này phải dành cho triết học. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của luận án là vận dụng những nguyên tắc cua chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hô Chí Minh, phép biện chứng duy vật lịch sử vào việc tìm hiểu một nhân vật lịch sử, ở luận án này là sự đóng góp của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi vào lịch sử dân tộc và lịch sử tƣ tƣởng. Về phƣơng pháp luận, luận án tuân thủ các quan điểm sau đây: Quan điểm lịch sử: qua các trƣớc tác và cuộc đời Nguyễn Trãi chúng tôi tìm hiểu, đánh giá tƣ duy và tƣ tƣởng của ông, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể vào cuối thế kỷ XIV và nửa đầu thế kỷ XV, tránh sự gán ghép, hiện đại hóa ông và tƣ tƣởng của ông. Quan điểm toàn diện: tƣ tƣởng Nguyễn Trãi là một hệ thống tƣ tƣởng nhân văn đồng thời là một hệ thống nhiều vấn đề về chính trị, quân sự, nhân văn, giáo dục, đạo đức, mỹ học ... Có khái quát hết những mặt nhƣ vậy mới làm rõ sự đóng góp to lớn của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi vào sự phát triển lịch sử dân tộc. Quan điểm thực tiễn: tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đƣợc hình thành và phát triển từ truyền thông của dân tộc và sự tiếp thu, học hỏi có chọn lọc, sáng tạo tƣ tƣởng Khổng Mạnh, Phật giáo, Lão giáo, đỉnh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng