Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Nhận xét về tình hình ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm hiện nay tại thị ...

Tài liệu Nhận xét về tình hình ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm hiện nay tại thị trường hà nội

.PDF
31
1
127

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 WORD-KHHH - Thực trạng ghi nhãn hàng hóa thực phẩm tại hà nội Hành vi khách hàng (Trường Đại học Thương mại) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------- ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KHOA HỌC HÀNG HÓA NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH GHI NHÃN HÀNG HÓA ĐỐI VỚI HÀNG THỰC PHẨM HIỆN NAY TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. Giảng viên: ThS.Vũ Anh Tuấn Lớp học phần: 2255ITOM1612 Nhóm 1 Hà Nội- Năm 2022 1 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 THÀNH VIÊN NHÓM 1 STT Họ tên Mã sinh viên Lớp 1 Bùi Thị Vân Anh 20D260001 K56EK1 2 Đặng Thị Quỳnh Anh 20D260002 K56EK1 3 Đỗ Quang Anh 20D260062 K56EK2 4 Dương Thị Anh 20D260061 K56EK2 5 Hoàng Anh 20D260003 K56EK1 6 Lê Linh Anh 20D260063 K56EK2 7 Nguyễn Huy Quang Anh 20D260004 K56EK1 8 Nguyễn Quang Anh 21D300003 K57LQ3 9 Nguyễn Thị Lan Anh 20D260064 K56EK2 10 Nguyễn Thị Trâm Anh 20D260005 K56EK1 11 Phan Hoài Anh 20D260065 K56EK2 12 Phùng Thị Anh 20D260006 K56EK1 M唃⌀C L唃⌀ 2 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 MỞ ĐẦU........................................................................................................................4 NỘI DUNG....................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................5 1.1. Nhãn hàng hóa là gì ?.................................................................................................5 1.2. Phân loại nhãn hàng hóa...........................................................................................5 1.3. Yêu cầu bắt buộc ghi nhãn hàng hóa........................................................................5 1.4. Mục đích ghi nhãn hàng hóa.....................................................................................6 1.4.1. Đối với doanh nghiệp.................................................................................................6 1.4.2. Đối với người tiêu dùng.............................................................................................6 1.4.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.............................................................................7 1.5. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm............................................7 1.5.1. Quy định ghi nhãn hàng hóa......................................................................................7 1.5.2. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm................................................8 1.5.3. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm tại Hà Nội............................11 CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT TÌNH HÌNH GHI NHÃN HÀNG THỰC PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.........................................................................................12 2.1. Thực trạng hàng thực phẩm trên thị trường Hà Nội............................................12 2.2. Thực trạng ghi nhãn hàng hoá tại thị trường Hà Nội...........................................13 2.2.1. Vi phạm về nguồn gốc xuất xứ..................................................................................14 2.2.2. Vi phạm về ghi hạn sử dụng.....................................................................................14 2.2.3. Vi phạm về ghi nhãn phụ..........................................................................................16 2.2.4. Một số vi phạm khác................................................................................................17 2.3. Nhận xét....................................................................................................................19 2.3.1. Ưu điểm ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Hà Nội................................................19 2.3.2. Nhược điểm ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Hà Nội...........................................20 2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................................21 2.4. Giải pháp..................................................................................................................23 2.4.1. Về phía người tiêu dùng...........................................................................................23 2.4.2. Về phía doanh nghiệp..............................................................................................24 2.4.3. Về phía cơ quan quản lý...........................................................................................24 KẾT LUẬN..................................................................................................................26 DANH M唃⌀C THAM KHẢO......................................................................................27 3 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 MỞ ĐẦU Mỗi khi cầm lên một sản phẩm thực phẩm đang bày bán trong các siêu thị, có lẽ nhãn hàng hóa sẽ là thứ đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm để tìm hiểu trước khi quyết định mua hàng. Nó là một thành phần quan trọng phục vụ như một phương tiện để truyền tất cả thông tin liên quan về sản phẩm cho người dùng, đặc biệt là với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Ghi nhãn mang lại cho một sản phẩm một bản sắc riêng biệt, cho phép nó nổi bật trên thị trường. Mọi người có thể tìm hiểu về các tính năng và mức chất lượng của sản phẩm mà không cần sử dụng sản phẩm đó. Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc dán nhãn đóng một chức năng quan trọng trong việc nâng cao doanh số bán hàng của thương hiệu bằng cách thu hút ngày càng nhiều người đến với sản phẩm. Nó làm cho sản phẩm nổi bật trên thị trường và phân biệt nó như một phần của một thương hiệu cụ thể. Vậy ghi nhãn hàng hóa như thế nào cho cho đúng luật? Thực trạng ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm hiện nay tại thị trường Hà Nội như thế nào? Dưới đây là toàn bộ bài: “Nhận xét về tình hình ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm hiện nay trên thị trường Hà Nội” của nhóm 1. 4 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Nhãn hàng hóa là gì ? Tại Nghị Định số 89/2006/NĐ-CP được ban hành có nội dụng nêu rõ nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa được hiểu là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. 1.2. Phân loại nhãn hàng hóa Dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có 3 loại nhãn hiệu : Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trong kinh doanh)… VD: Nike, Vital, Chanel,… Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều) Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc. 1.3. Yêu cầu bắt buộc ghi nhãn hàng hóa Tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có nêu nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau: “Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa. 5 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.” Theo đó, trên nhãn hàng hóa phải có thông tin địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. 1.4. Mục đích ghi nhãn hàng hóa Mục đích của việc ghi nhãn hàng hóa là để thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. 1.4.1. Đối với doanh nghiệp - Là công cụ quảng bá sản phẩm - Thể hiện trách nhiệm về hàng hóa của mình - Công cụ để chống hàng giả, hàng nhái 1.4.2. Đối với người tiêu dùng - Cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng để: 6 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 - Lựa chọn hàng hóa theo đúng nhu cầu - Sử dụng hàng hóa có hiệu quả - Bảo quản tốt hàng hóa 1.4.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước - Làm căn cứ để quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp 1.5. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm 1.5.1. Quy định ghi nhãn hàng hóa  Hàng hóa phải ghi nhãn:  Hàng hóa lưu thông trong nước;  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.  Hàng hóa không bắt buộc ghi nhãn:  Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;  Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng. Lưu ý: Với hàng hóa do phía Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài mà phía nhập khẩu yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng thì bên xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu miễn là không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.  Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn: Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn mác hàng hóa, được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP nêu rõ những nội dung cần có trên nhãn hàng hóa như sau:  Tên hàng hóa. 7 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022  Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.  Xuất xứ hàng hóa. (Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng).  Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. (Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này;trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó) 1.5.2. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã quy định các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm. Theo đó, bên cạnh các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa nói chung là: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm bắt buộc phải thể hiện thêm các nội dung sau:  Định lượng;  Ngày sản xuất, hạn sử dụng;  Thành phần hoặc thành phần định lượng;  Thông tin, cảnh báo;  Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Thứ nhất, về định lượng 8 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Định lượng của hàng hóa là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa. Theo Điều 13, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa định lượng bằng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường. Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa. Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng. Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó. Thứ hai, về ngày sản xuất, hạn sử dụng Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng hóa đó. “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó. Theo Điều 14 tại Nghị định này đã quy định: Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. “Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”. Đối với hàng thực phẩm, hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng. Thứ ba, về thành phần hoặc thành phần định lượng Thành phần của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức 9 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 nguyên liệu đã bị thay đổi. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. Thành phần định lượng là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa đó. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỉ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích. Theo quy tại Điều 16, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Đối với thực phẩm phải ghi thành phần hoặc thành phần định lượng theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng. Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”. Thứ tư, về Thông tin cảnh báo Thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng. Trong Điều 17 của Nghị định này đã quy định: Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng. Thứ năm, về Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại phải được ghi trên nhãn hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, đối với một số loại hàng thực phẩm đặc biệt, cũng được quy định rõ về nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn như sau: 10 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa là: định lượng; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ, nội dung ghi nhãn hàng hóa bắt buộc phải có: Định lượng; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo; Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”. Đối với thực phẩm biến đổi gen bắt buộc phải có các nội dung: Định lượng; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin, cảnh báo; Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng. 1.5.3. Quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm tại Hà Nội Ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, trong những năm gần đây, công tác quản lý ghi nhãn hàng thực phẩm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Thành phố Hà Nội đã và đang chấp hành theo các quy định ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm được Chính Phủ ban hành. Từ đó là căn cứ hợp pháp phối hợp với các Bộ, ban ngành quản lý các cơ cở kinh doanh về nguồn gốc, xuất xứ và bản chất thuộc tính tự nhiên về hàng hóa của mình, bảo vệ người tiêu dùng và các nhà kinh doanh chân chính 11 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT TÌNH HÌNH GHI NHÃN HÀNG THỰC PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hàng thực phẩm trên thị trường Hà Nội  Về nhu cầu Theo Sở NN&PTNT TP Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của 10 triệu dân trong TP rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn hàng lương thực, thực phẩm tự sản xuất trong TP đáp ứng gần đủ nhu cầu. Báo cáo nêu rõ, Hà Nội có khoảng 10,33 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc. Nhu cầu lương thực, thực phẩm cần dùng mỗi tháng rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn hàng lương thực, thực phẩm tự sản xuất trong thành phố đáp ứng gần đủ nhu cầu. Mặt hàng thịt gia cầm còn có phần dư thừa, bởi mỗi tháng sản lượng xuất chuồng khoảng 10.671 tấn, trong khi nhu cầu của thành phố chỉ cần 6.198 tấn/tháng.  Về nguồn cung Một số mặt hàng thực phẩm phải nhập thêm từ các tỉnh thành khác với khối lượng lớn như: thịt trâu, bò (nhập 80,7%); rau củ phải nhập thêm 34,9%; thực phẩm chế biến nhập tới 81%Cụ thể, về mặt hàng gạo sản lượng sản xuất của Hà Nội khoảng 338.028 tấn/vụ (trung bình khoảng 56.338 tấn/tháng), trong khi nhu cầu một tháng của thành phố là 92.970 tấn, đáp ứng được 65,6% nhu cầu tiêu dùng của người dân, cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 36.632 tấn/tháng (39,4%). Mặt hàng thịt lợn, sản lượng xuất chuồng khoảng 17.500 tấn/tháng, nhu cầu là 18.594 tấn/tháng; thịt trâu, bò sản lượng xuất chuồng đạt 1.032 tấn/tháng, trong khi nhu cầu lên tới 5.350 tấn/tháng. Tương tự, trứng gia cầm nhu cầu Hà Nội cần dùng là gần 124 triệu quả, nhưng sản lượng trứng xuất chuồng tại Hà Nội chỉ khoảng 116,7 triệu quả. Nhu cầu về thuỷ sản khoảng 12.350 tấn; thực phẩm chế biến cần 5.165 tấn,... Sản lượng rau củ sản xuất đạt 67.299 tấn/tháng, trong khi nhu cầu của TP. Hà Nội là 103.300 tấn/tháng. 12 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Để đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá, Sở NN-PTNT cho biết, cần tăng cường kết nối các sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố, trọng tâm phối hợp 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT sẽ phối hợp Sở Công Thương theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của thành phố. Đồng thời, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch tại địa điểm nêu trên. Triển khai đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại... thực hiện phương án đảm bảo nguồn hàng trong tình hình dịch bệnh (tăng nguồn hàng dự trữ, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng: trực tuyến, bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước... ). Sở NN-PTNT cũng lưu ý, phải duy trì 113 kho lạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Ước tính sức chứa của các kho lạnh là 42.000 m3, đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt; 65 doanh nghiệp có kho bảo quản chuyên các sản phẩm có nguồn gốc động vật (trừ thủy sản). Bởi, đây là những kho hàng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm chi phí vật tư đầu vào còn ở mức cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá nhóm hàng thực phẩm có tỷ trọng tiêu dùng lớn như: Gạo, thịt lợn, rau củ, trái cây...Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, hay xảy ra mưa bão, trong khi dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. 2.2. Thực trạng ghi nhãn hàng hoá thực phẩm tại thị trường Hà Nội Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đến nay, việc ghi nhãn hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội cho thấy sự tiến bộ rõ rệt so với trước đó. Thực tế qua quá trình kiểm tra kiểm soát thị trường của Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, nhất 13 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 là các thương hiệu nổi tiếng và phần lớn hàng thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn đã thực hiện đúng theo quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng thực phẩm. Tuy nhiên, những vi phạm về quy định ghi nhãn đối với hàng thực phẩm vẫn còn xảy ra: 2.2.1. Vi phạm về nguồn gốc xuất xứ Nguồn gốc xuất xứ là một trong những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa, tuy nhiên, tình trạng vi phạm về nội dung này đối với mặt hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội vẫn tiếp tục tiếp diễn với hàng loạt các sai phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Chẳng hạn như đầu năm 2015, công an Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ khoảng 15 tấn thực phẩm chức năng gồm: sữa ong chúa, nhau thai cừu, tảo biển, Gulucosamine có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại ghi giả xuất xứ từ Úc, Mỹ, Nhật Bản. Giữa năm, cũng trên địa bàn Hà Nội, công an Hà Nội lại kiểm tra, phát hiện, bắt giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng giả, gồm sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, Royal Jelly, Omega 3, nhau thai cừu Placenta, VIP Essence of bayby sheep. Cuối năm, công an Hà Nội phối hợp với Quản lý thị trường Hà Nội, phát hiện vụ sản xuất thực phẩm chức năng giả bằng cách đặt sản xuất trong nước viên nang thực phẩm chức năng, đặt nhãn mác in ở Trung Quốc, giả nhãn hiệu Glucosamine sit 1600 do Mỹ sản xuất. 2.2.2. Vi phạm về ghi hạn sử dụng Tình trạng gian lận để tiếp tục đưa thực phẩm hết hạn sử dụng vào lưu thông vẫn xảy ra. Ngày 2/08/2017, Thanh tra Bộ Y tế ban hành quyết định thu hồi 4 loại sữa dùng cho trẻ nhỏ trên thị trường của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hàn Việt (Thanh Trì - Hà Nội) do vi phạm về ghi nhãn sản phẩm. Cụ thể là nhãn phụ sản phẩm ghi sai về hạn sử dụng so với hồ sơ công bố sản phẩm, trong khi nhãn công bố ghi hạn sử dụng là 21 tháng thì nhãn phụ của sản phẩm lưu hành ghi hạn sử dụng là 24 tháng. Ngày 13/9/2018, theo báo Kinh tế và Xã hội, siêu thị Lotte Mart (Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, TP Hà Nội) có bán 1 số mặt hàng không ghi HSD, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Taì quầy bày bán thực phẩm đông lạnh của siêu thị này, có một số sản phẩm đươc bày bán như thịt gà, thịt lợn chỉ có duy nhất một tem nhãn phụ (thể hiện tên sản phẩm, trọng lượng, giá tiền, ngày đóng 14 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 gói và kèm theo dòng địa chỉ của Công ty Cổ Phần TTTM Lotte Việt Nam, 229 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, TP Hà Nội) nhưng không có ghi ngày hết hạn hay HSD hoặc chỉ ghi ngày sản xuất. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này thì nhân viên tại siêu thị lại phủ nhận việc không ghi hạn sử dụng nhưng trên thực tế theo khảo sát của phóng viên thì trong ngày 8/9/2018, sản phẩm liên quan đến các loại thịt được bày bán tại siêu thị Lotte Mart Đống Đa không có HSD. Ngoài ra, đến ngày 28/5/2022, theo báo điện tử Thương hiêu và Công luận, một chi nhánh khác của Lotte Mart tại Ba Đình và tại Cầu Giấy đang bày, bán sản phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng; sản phẩm không hạn sử dụng, sản phẩm thực phẩm không tem nhãn…Thực tế, ngày 26/5/2022 ,vẫn còn sản phẩm không hạn sử dụng, không tem nhãn của siêu thị Lotte Mart Ba Đình. Tại khu vực bày bán hoa quả, có những sản phẩm không tem nhãn thể hiện nội dung như: Tên sản phẩm, ngày sản xuất (NSX), HSD, xuất xứ và đơn vị công ty chịu trách nhiệm về sản phẩm… Cụ thể, sản phẩm Nho và Lê không có tem nhãn thể hiện các nội dung như: tên sản phẩm, xuất xứ và đơn vị công ty chịu trách nhiệm về sản phẩm…khiến người tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ từ đâu, sản xuất từ khi nào và có hạn trong bao lâu? Đáng nói hơn, có những sản phẩm như: Cherry, cam, cóc,.. trên bao bì của sản phẩm ghi thông tin Hạn sử dụng kể từ ngày đóng gói, ngày đóng gói xem trên tem nhãn. Tuy nhiên trên bao bì của sản phẩm lại không có ngày đóng gói. Không chỉ vậy, tại khu vực thực phẩm đông lạnh của Lotte Mart Cầu Giấy, sản phẩm thịt lợn được cho là hàng nhập khẩu không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ, không đơn vị cung cấp, không cách bảo quản,… Cụ thể, trên bao bì của sản phẩm “DUNG HEO NHAP KHAU” ghi ngày đóng gói là 25/05/2022, nhưng không thấy hạn sử dụng. Nhưng khi thắc mắc trên sản phẩm tại sao không có hạn sử dụng thì nhân viên nói: “HSD ghi trên bao bì”. Nhưng cầm sản phẩm “DUNG HEO NHAP KHAU”, không thấy tem nhãn, nhân viên này trả lời: “Ngày hôm nay đang hết tem, chắc là các bạn chưa dán”. 15 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Nguồn; Báo điện tử 2.2.3. Vi phạm về ghi nhãn phụ Ngày 1/3/2016, Thanh tra Bộ Y tế đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH SSBio Pharm K-V, địa chỉ tại đường Lạc Long Quân, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội với 3 hành vi vi phạm trong đó có hành vi sửa chữa nhãn phụ sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginseneside 1mg/g) – Korea red Gingseng Extract Royal làm sai lệch thông tin về hàng hóa với tổng số tiền phạt là 82 triệu đồng. Cùng với hình thức phạt tiền, Thanh tra Bộ Y tế đã buộc Công ty TNHH SSBio Pharma Vina thu hồi sản phẩm vi phạm để tái xuất hoặc tái chế, trường hợp hàng hóa không tái xuất hoặc tái chế được, yêu cầu tiêu hủy theo quy định. Ngày 5/4/2022, theo báo Thương hiệu và Công luận, ghi nhận thực tế siêu thị Tomita Mart có địa chỉ tạiA2-SO.05 Vinhomes Gardenia, Hàm Nghi,Cầu Diễn, Hà Nội. bày bán nhiều hàng hóa, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn phụ tiếng Việt,… Trong đó, hoa quả nhập khẩu, thực phẩm đông lạnh, rau - củ - quả và một số sản phẩm được bày bán như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá “trắng thông tin”, không nơi cung cấp sản phẩm, tên sản phẩm, trọng lượng, giá tiền, ngày đóng gói, ngày hết hạn.không có thông tin nơi sản xuất, hạn sử dụng... Các mặt hàng tiêu dùng như: Các loại sữa, mỹ phẩm hàng xách tay, bánh kẹo, nước uống, đồ ăn nhanh… cũng xảy ra tình trạng không tem phụ bằng tiếng Việt theo quy định về nhãn hàng hóa. 16 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Nguồn: Báo điện tử Một số sản phẩm trà được cho là hàng nhập khẩu cũng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Cụ thể, Trà Thanh yên mật ong Damizle (Hàn Quốc), trà Basilur tea, trà Richard Geylon Nga, trà Richard Royal Tea, trà Beta Tea Deepest Love hình trái tim Nga… cũng không được siêu thị Tomita Mart dán tem nhãn phụ thể hiện bằng tiếng Việt. Nguồn: Báo điện tử Ngày 22/7/2022, theo báo Thương hiệu & Công luận ghi nhận, tại khu vực bày bán đồ dùng gia đình, đồ ăn khô của siêu thị UBGMart 4.0 có những sản phẩm 100% chữ nước ngoài (bao gồm tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái Lan) nhưng không có 17 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 nhãn phụ bằng tiếng Việt, thông tin của sản phẩm, không có đơn vị nhập khẩu và phân phối như: Rong biển Miso 20g, Sáp thơm đuổi muỗi Oasis… Không chỉ vậy, ngày 14/9/2022, theo báo Diễn đàn Pháp luật, tại một số siêu thị Keinshoku Gyomu trên địa bàn Hà Nội như cơ sở 302 Cầu Giấy, 217 Nguyễn Khang có nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ dùng gia đình, đồ dùng trẻ em... được bày bán. Tất cả các bao bì sản phẩm của siêu thị Keinshoku Gyomu được in bằng chữ tiếng Nhật song nhiều sản phẩm lại không được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không thể hiện những thông tin cần thiết về thành phần, tính năng, cách sử dụng, cảnh báo, xuất xứ hàng hoá, nhà nhập khẩu.. Trên nhiều bao bì sản phẩm bày bán tại siêu thị Keinshoku Gyum ghi rõ địa chỉ nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm là Công ty cổ phần Kein có địa chỉ tại 28 Hàng Muối, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế tại địa chỉ nêu trên thì cơ sở này không treo biển tên công ty và cũng đóng cửa không hoạt động. 2.2.4. Một số vi phạm khác Ngày 28/4/2016, đoàn kiểm tra theo Quyết định số 209/QĐ-ATTP của Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm đã kiểm tra tại Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA, địa chỉ: Quầy số 506, tầng 5 tòa nhà 24T, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA tạm dừng lưu thông, thu hồi và thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa đối với 04 lô thực phẩm chức năng Hotgel CoQ10; Theravit; Vitamin E4.00UI và Amfarital do có nội dung ghi nhãn không đúng quy định. Ngày 02/8/2016, Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Biolife, địa chỉ B12-TT10 Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, P. Văn Quán, Q. Hà Đông đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Sản xuất, lưu hành lô sản phẩm thực phẩm chức năng Upkid Extra (ngày sản xuất 20/3/2015; hạn sử dụng 30/3/2018) có nội dung ghi nhãn vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Năm 2017, Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, tình trạng hàng hóa “quên” ghi ngày sản xuất, nơi sản xuất, ghi nhãn mác mập mờ, thiếu trung thực để 18 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 đánh lừa người tiêu dùng khá phổ biến. Ngoài ra, tình trạng nhãn mác in sai quy cách về cỡ chữ, kiểu chữ hoặc dán nhãn mác không đúng vị trí quy định trên hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ cũng là những sai phảm dễ gặp. Đáng lo ngại hơn, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã lợi dụng tình trangh này để trà trộn hàng nhái, hàng giả. Ở một diễn biến khác, đại diện Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho biết: Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) vừa tạm giữ 70kg thực phẩm cá hồi phi lê do không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Cụ thể: Đội QLTT số 14 kiểm tra Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh thuộc Công ty TNHH Lợi Thủy Sản ở số 87 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội (trụ sở chính: Nhà B7, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội), phát hiện hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trên cơ sở đó tạm giữ 70kg thực phẩm cá hồi phi lê, trị giá 17,5 triệu đồng. Năm 2018, Cục ATTP đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thiết bị Y tế Sao Việt, địa chỉ tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội về hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang giảm béo Phục linh Sao Việt (số lô 20170708, NSX: 08/7/2017, HSD: 07/7/2020), với số tiền phạt là 22.500.000 đồng. Ngày 21/5/2022, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có quyết định thu hồi sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển, địa chỉ tại điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (số lô: SOLO: 02.2022, NSX: 11/05/2022, HSD: 10/05/2025) do Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngọc Nữ Protect Health, địa chỉ tại xóm Hồ Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 6537/2021/ĐKSP ngày 18/7/2021. Sản phẩm này bị thu hồi do được sản xuất tại cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an 19 Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan