Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài...

Tài liệu Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài

.PDF
81
1
134

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “ Nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hùng Vương đã giúp tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy, thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong khi thực hiện đề tài khóa luận này. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã cố gắng tìm hiểu, phát huy hết khả năng của bản thân song thời gian và năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Đỗ Thị Minh Hà MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1 2. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 4 2.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 5 5.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 5.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6.1. Phương pháp thống kê, so sánh. ............................................................... 5 6.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp. .......................................................... 5 6.3. Phương pháp phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại ....................... 6 7. Giả thiết khoa học ........................................................................................ 6 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TÔ HOÀI VÀ TÁC PHẨM DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ........... 7 1.1. Nhà văn Tô Hoài ........................................................................................ 7 1.1.1. Vài nét về tác giả ..................................................................................... 7 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác. ................................................................................... 7 1.1.3.Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài ................................................ 10 1.2. Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí ............................................................... 14 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị về tác phẩm ............................ 14 1.2.2. Nội dung tác phẩm ................................................................................. 19 1.2.3. Bài học trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .......................................... 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: SỨC HẤP DẪN CỦA NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ .............................................................................................. 30 2.1. Nhân vật ham thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm ......................................... 30 2.2. Nhân vật giàu lý tưởng và khát vọng sống ............................................. 36 2.3. Nhân vật giàu lòng dũng cảm, trọng nghĩa tình, khinh danh ............... 39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 42 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI ................................................................... 43 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật. ......................................................................................................................... 44 3.2. Nghệ thuật xây dựng qua tình huống truyện ......................................... 52 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ sinh động, giàu biểu cảm .................................................................................................................. 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 77 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi thời kì, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác giáo dục để đưa ra những định hướng và chủ trương phát triển kịp thời gắn liền với thời đại. Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, tại Đại hội Đảng lần thứ VII Đảng ta đã khẳng định phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Chủ trương đó được tiếp tục nhấn mạnh trong những nghị quyết của Đảng các nhiệm kì tiếp theo, cho đến nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Đại hội cũng một lần nữa nhấn mạnh vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh tiếp thu khoa học công nghệ và kinh tế tri thức góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của quá trình giáo dục quốc dân, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ để cho trẻ tiếp tục học lên các bậc học trên, đồng thời cũng giúp trẻ hình thành nên những nét cơ bản của nhân cách. Do vậy, giáo dục ở bậc Tiểu học có tính chất đặc biệt mang những nét đặc sắc riêng và tính sư phạm đặc trưng. Trong hệ thống giáo dục đào tạo bậc Tiểu học môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng. Nó góp phần xây dựng phẩm chất và năng lực nền tảng cho học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện trong môn Tiếng Việt, các bộ phận văn học có quan hệ mật thiết với nhau. Các bộ phận văn học này không những góp phần giúp các em rèn luyện kĩ năng để sử dụng tốt Tiếng Việt mà còn hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật của một tác phẩm văn học để học tốt môn Ngữ văn về sau. 2 Ở bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, một bộ phận văn học quan trọng được đưa vào chương trình là mảng văn học thiếu nhi - thể loại gần gũi với đời sống thường nhật của trẻ. Vì vậy, khả năng nhận xét, quan sát ban đầu của trẻ rất khái quát, chủ yếu là bên ngoài, cái mà được tác phẩm đề cập tới.Trong chương trình văn học thiếu nhi, có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, Võ Quảng…và đặc biệt hơn là Tô Hoài. Ông có rất nhiều tác phẩm viết về loài vật như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đámcưới Chuột, Dê và Lợn… Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí đã tạo nên một thành công mới cho Tô Hoài trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình, đồng thời tác phẩm được nhiều các bạn đọc đón nhận đặc biệt là thiếu nhi. Hơn nửa thế kỉ đã qua văn xuôi của Tô Hoài một nhà văn lớp trước, một cây bút tài hoa, vẫn phát triển với tinh thần lao động cần mẫn và sáng tạo. Ở mỗi chặng đường, thành tựu có thể khác nhau nhưng bao giờ Tô Hoài cũng có một cách nhìn, một phong cách độc đáo. Ông đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà với một số lượng tác phẩm đồ sộ. Tác phẩm của ông rất phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại. Từ truyện ngắn cho đến truyện dài, tiểu thuyết, bút kí, truyện người lớn, truyện thiếu nhi gắn với nhiều đề tài: Hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn, lịch sử và hiện đại,… Ở đề tài nào, thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công và để lại tiếng nói của mình. Song những tư tưởng biểu hiện nhất quán qua hàng mấy chục tác phẩm thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu thương và trân trọng con người và đối tượng được ngưỡng mộ trước hết là những mầm nụ còn tươi non đang cần được bồi đắp để bước vào đời. Đối với các em ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm chất mới lạ. Từ trang văn đầu tiên cho đến những trang viết gần đây nhất của ông vẫn là tâm hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông, ông không chỉ đến với các em ở một thời điểm nào đó của văn chương, mà ông đến với các em bằng sự nhiệt huyết, nhiệt tình của cả cuộc đời. Ông là nhà văn của các em. Đặc biệt, Tô Hoài rất thành công với truyện đồng thoại. Các tác phẩm của ông xuất phát từ những gì gần gũi thân thuộc nhất. 3 Mỗi câu chuyện đều chứa đựng một bài học lí thú, mà tác giả muốn gửi gắm tới các em. Ông trông đợi và tin tưởng ở các em những điều dặn dò. Những câu chuyện đó lí thú dẫn các em vào thế giới của ước mơ, được đi xa để mở mang tầm nhìn, sống chan hòa thân thiện với mọi người, biết sống và đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp: như anh Dế Mèn, như chú Chuột, như võ sỹ Bọ Ngựa. Dế Mèn phiêu lưu kí được viết vào năm 1941, là truyện đồng thoại xuất sắc của Tô Hoài, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Trong thời kì đen tối của những năm tháng mà mỗi cuộc đời như bị thu hẹp và ngăn chặn lại trong tù túng, bế tắc, thì cảm hứng giải thoát qua một hành trình phóng khoáng, một chuyến phiêu lưu cũng có ý nghĩa tích cực và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác phẩm đã khẳng định được tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn học của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng.Khi đọc tác phẩm thiếu nhi sẽ bị lôi cuốn vào thế giới côn trùng đa dạng giàu kịch tính, li kì pha trộn cả hiện thực và tưởng tượng: Có anh Dế Mèn khỏe mạnh, giàu lí tưởng; có chàng Dế Choắt yếu ớt, còm nhom; có anh Dế Trũi thủy chung, tài năng,… Bằng ngòi bút tài tình ông đã lột tả hết được những nét đặc sắc của nhân vật qua những chi tiết chân thực, nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên cả thế giới nội tâm của chúng thật gần gũi và ngộ nghĩnh đáng yêu biết bao. Ở Dế Mèn phiêu lưu kí, từ sự quan sát bên ngoài đến nội dung bên trong của nhân vật Dế Mèn chính là hình ảnh của Tô Hoài và cảnh sốnhoàn cảnh xã hội đương thời Tô Hoài đã từng tâm sự: “Mọi chuyện loài vật thực ra là vấn đề của nhân vật của con người.Chủ đề và triết lí của truyện loài vật hoàn toàn là vấn đề của con người.Có điều đặc biệt là tôi đều dựa trên thực tế chi tiết về từng con vật và sinh hoạt của con vật chứ không phải tưởng tượng vu vơ” [7, 135]. Phong cách văn xuôi của Tô Hoài mở ra thiên bình diện sáng tạo, ông là cây bút sắc sảo và tài hoa. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều loại hình, gắn với nhiều đề tài và ở phạm vi nào ông cũng có những thành tựu, bút lực của ông dồi dào và đang mở ra về phía trước. Với Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng 4 của tuổi thơ biểu thị lòng ham thích sự sống bay bổng nơi cao xa và một chí hướng muốn vượt khỏi những “khuôn khổ bằng phẳng”. Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng, một giấc mộng luôn hướng tới một chân trời mới, một tương lai mới tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Tôi yêu thích tác phẩm này cũng vì tôi yêu thích cách xây dựng nhân vật của tác giả, mỗi nhân vật có một tính cách khác nhau, cùng chung sống dưới một mái nhà như một xã hội loài người thu nhỏ lại. Ở đó cũng có ước mơ bay xa, và những khao khát cháy bỏng. Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề khóa luận “Nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài”. Trong chương trình 2000 thì tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí được đưa vào môn Tập đọc ở Tiểu học với đoạn trích mang tên là Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ở chương trình Tập đọc lớp 4 với chủ điểm Thương người như thể thương thân. Đoạn trích đã để lại bài học nhân văn sâu sắc đó là giáo dục học sinh có tấm lòng nghĩa cử, hào hiệp luôn biết giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn xung quanh mình. Điều này càng chứng tỏ rất sức hấp dẫn và ảnh hưởng của một tác phẩm giàu giá trị. 2. Ý nghĩa khoa học 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta thấy được đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kícủa Tô Hoài, thấy được sức hấp dẫn của nhân vật trong tác phẩm và có cái nhìn nhận sâu sắc về ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. 2.1. Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận là tài liệu tham khảo ích dụng cho giáo viên, sinh viên khi nghiên cứu, học tập về văn học thiếu nhi, nhân vật văn học của tác giả Tô Hoài. Khóa luận cũng là tài liệu bổ ích cho giáo viên, học sinh các trường Tiểu học khi học về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. 3. Mục tiêu nghiên cứu 5 - Nghiên cứu về thể loại truyện đồng thoại, truyện về loài vật - truyện viết cho thiếu nhi. Đây là thể loại đặc sắc nhất mà tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí là một đại diện tiêu biểu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kívà đặc biệt là nghiên cứu về đặc sắc của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm này. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận khảo sát tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài với mười chương với nội dung là nói về cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của Dế Mèn để lại những bài học nhân văn sâu sắc. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” thực chất là ta đi nghiên cứu sức hấp dẫn của nhân vật và nghê thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài để hiểu sâu sắc về hơn về Tô Hoài cây bút tài hoa, miêu tả tinh tế, sống động. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê, so sánh. Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát và thống kê các đặc điểm nhân vậtTừ đó xác định được đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Phương pháp so sánh giúp ta thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí mang một đực sắc riêng rất “Tô Hoài”. 6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp phân tích lý thuyết: Là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 6 Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu để nghiên cứu Phân tích yếu tố ngôn ngữ nhân vật để làm rõ góp phần làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về khả năng xây dựng nhân vật của Tô Hoài trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. 6.3. Phương pháp phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại Phân tích tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí với đặc trưng là truyện đồng thoại chúng tôi tìm hiểu và phân tích hệ thống nhân vật trong truyện, phân tích nghệ thuật truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. 7. Giả thiết khoa học Phát hiện ra nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhà văn, tài năng nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng hệ thống nhân vật với những đặc sắc riêng và nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÔ HOÀI VÀ TÁC PHẨM DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ 1.1. Nhà văn Tô Hoài 1.1.1. Vài nét về tác giả Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920 trong một gia đình làm nghề thủ công, tên khai sinh là Nguyễn Sen. Quê nội ở thị trấn Kim Bài (tỉnh Hà Đông) nhưng sinh ra và lớn lên ở làng Nghĩa Đô (nay thuộc Hà Nội). Ông học hết học Tiểu học, chủ yếu lăn lội kiếm sống và học trong trường đời. Bước vào tuổi thanh nhiên, ông đã phải bươn trải rất nhiều nghề như: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn … nhiều khi thất nghiệp cuộc sống vô cùng vất vả. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ thời kì Mặt trận bình dân, làm thư kí ban trị sự Hội Ái Hữu Tho Dệt Hà Đông, tham gia Thanh niên Phản Đế, Hội Truyền bá Quốc ngữ, từ đó luôn tham gia vào viết Báo trí Mật, tuyên truyền cách mạng cho tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Có lần, ông bị thực dân Pháp bắt giam, cũng trong thời gian này, ông thực hiên chuyến đi này từ Bắc vào Nam. Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài lần lượt công tác ở cơ quan báo chí văn nghệ. Những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ông làm phóng viên rồi chủ nhiệm báo Cứu quốc, tham gia chiến dịch Việt Bắc, Tây Nam. Năm 1945, ông công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam. Từ 1975, là Tổng thư kí, rồi phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam … 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác. Ông tham gia hoạt động văn hóa khá sớm. Ông đến với làng văn bằng những bài thơ lãng mạn nhưng không thành công, sau được chú ý khi chuyển sang mảng văn xuôi hiện thực khoảng những năm 40. Cho đến nay, Tô Hoài đã viết trên một trăm năm mươi tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại, đề cập đến nhiều đề tài khác nhau, trong đó có khoảng sáu mươi sáng tác của trẻ em. Trước năm 1945 đến nay, ông tập chung vào 2 thể loại: truyện đồng thoại về loài vật như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đám Cưới Chuột, Dê và Lợn… và truyện vùng ven đô với cuộc sống lầm than như: Quê người nhà nghèo … 8 Những năm kháng chiến, Tô Hoài đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm đề tài miền núi: Núi cứu quốc (tập truyện ngắn 1949), Xuống làng (tập truyện ngắn 1950), Truyện Tây Bắc (tập truyện ngắn 1954)… Từ năm 1945 đến nay, sáng tác của ông ngày càng phong phú về tài và thể loại như: truyện ngắn (Khác trước, Vỡ tỉnh…), bút kí (Thành phố Lênin, Lăng Bác Hồ…), tiểu thuyết (Mười năm, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Quê nhà…), hồi kí (Cát bụi chân ai …), Tô Hoài cũng dành nhiều thời gian và tâm sức để sáng tác cho các em: Ông có nhiều tuyển tập: Tuyển tập Tô Hoài (ba tập, 1993), Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau năm 1945, ba tập 1994), Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai tập 1994)… Khối lượng tác phẩm đồ sộ của Tô Hoài đã phản ánh cả một thời đại sinh động. Cho dù viết về đề tài gì, tác phẩm của ông cũng mang tính hiện đại và tính thời sự sâu sắc. Nét nổi bật của Tô Hoài là năng lực quan sát và miêu tả kinh tế, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt. Tô Hoài đã được nhận nhiều giải thưởng về văn học như: Giải giải thưởng văn nghệ năm 1954-1955 (Truyện Tây Bắc), Giải thưởng của Hội nhà văn Á- Phi năm 1970 (Tiểu thuyết miền Tây), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa – nghệ thuật (1966). Cụ thể: Trước cách mạng, qua các sáng tác cho thiếu nhi trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Tô Hoài đã kín đáo gửi gắm những ý nghĩa lớn về vấn đề tự do, đoàn kết, thái độ đối với cường quyền và nêu lên lý tưởng sống tiến bộ của người trí thức. Bằng cách đó tác giả đã vượt qua lưới kiểm duyệt gắt gay của thực dân Pháp cũng như phát xít Nhật, đồng thời góp một tiếng nói giàu sức sống vào giai đoạn chuyển mình của cả dân tộc. Truyện của Tô Hoài được viết trên hai mảng: đề tài cổ và đề tài sinh hoạt. Về mảng đề tài cổ, tiêu biểu nhất cho đề tài này là Ôngtrạng Chuối vừa có dáng dấp một truyện thần thoại, vừa có những mô típ quen thuộc của một truyện cổ tích thần kỳ. Chỉ riêng việc lý giải nguồn gốc của Ông trạng Chuối đã thâu tóm toàn bộ bộ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Phần tiếp nối miêu tả 9 những biến cố trong cuộc đời của ông Trạng, hình hài con cá chuối đã giúp ông Trạng thử thách được lòng tốt của con người, gặp gỡ được người yêu thích đích thực. Qua đó, câu chuyện đã đề cao tình yêu thương và lòng tốt của con người, phê phán cái xấu, ác đồng thời khẳng định chỉ có tình yêu thương mới giúp con người sống thật với chính mình, giúp người ta sống có ích hơn, còn những kẻ ác không bao giờ hại được người ngay thẳng. Về mảng đề tài sinh hoạt: được miêu tả bằng những mẩu chuyện đồng thoại, vừa lồng ghép những mẩu chuyện đạo đức dưới những hình thức nghệ thuật nghộ nghĩnh, hấp dẫn, vừa bộc lộ tình cảm yêu thương, đoàn kết chống cường quyền. Bài học phê phán thói kiêu căng, tự phụ, không tự nhận thức được sức mạnh của bản thân của các cậu bé mới lớn được thể hiện qua Võ sĩ Bọ Ngựa, mô phỏng phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí. Anh chàng Bọ Cạp sau khi bắt nạt được Châu Chấu Ma và Gián ông đã tưởng mình là kẻ mạnh đi gây gổ với những người hàng xóm và rồi cũng đi du lịch như Dế Mèn. Nhưng sự khó nhọc bao ngày của anh ta không bằng một cái vỗ của bác Cồ Cộ có thể cắp anh ta lên tít ngọn dừa. Ở đây, anh chàng Bọ Ngựa nhận được lời dạy bảo thích đáng, từ đó chừa hẳn thói ngông cuồng, trở thành đứa con ngoan ngoãn và khiêm tốn. Những bài học về thói đạo đức giả, xu thời, trọng hình thức… thường có ở đời thường cũng được nhắc đến trong Đám cưới Chuột qua sự khác biệt trong cách đánh giá của bà con làng xóm đối với Chuột Nhắt trước và sau khi đỗ đạt. Đồng thời, thói học đòi làm sang của ông bà Thử trong Bố mẹ Chuột Nhắt cũng gây ra những bi hài chua xót. Nhưng bao trùm tất cả những cái đó là ánh sáng lấp lánh của một lẽ sống mới, cao quý hơn rộng lớn hơn qua những lời tâm tình của ông Chuột Cống. Tiếp đó là bài học về tình đoàn kết trở đi trở lại trong Dê và Lợn và Ba anh em. Nếu như truyện Dê và Lợn khẳng định rằng sự chia rẽ nội bộ bao giờ cũng dẫn đến thất bại cho dù mục đích có cao đẹp đến đâu chăng nữa thì truyện Ba anh em lại càng đề cao sức mạnh đoàn kết, khẳng định sự đoàn kết khiến cho những người khác nhau về tính cách, ngoại hình, nguồn gốc… cũng đều là anh em một nhà. 10 Sau cách mạng, Tô Hoài đã tiếp nối những thành tựu trước, đồng thời bổ sung thêm những sắc thái mới, đó là hình ảnh sống động của cuộc sống chiến đấu gian khổ chống thực dân Pháp với những gương thiếu nhi anh hùng, dũng cảm, đó cũng là hình ảnh cuộc sống thay đổi từng ngày từng giờ trên miền Bắc những năm hòa bình. Về mảng đề tài cổ thì hòa nhịp với không khí chiến đấu và lao động của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ một nền cộng hòa non trẻ, Tô Hòa đã viết lại một số truyền thuyết và cổ tích dưới ánh sáng thời đại mới, đó là Chuyện ông Gióng, Chuyện nỏ thần… Với mảng đề tài sinh hoạt, những câu chuyện đồng thoại như: Chim lạc rừng… đã bộc lộ một cái nhìn ngỡ ngàng trước những đổi thay trên miền Bắc đang xây dựng cuộc sống mới,qua đó bộc lộ lòng biết ơn đối với dân tộc và chế đó. 1.1.3. Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài Truyện đồng thoại là một thể loại văn học rất phù hợp với trẻ bởi các em có thể tìm thấy trong truyện truyện đồng thoại những đặc điểm tâm lí lứa tuổi mình, ví dụ như: khả năng tưởng tượng mạnh mẽ, sự vui tươi mới lạ, đặc biệt là cái nhìn đồng nhất với vạn vật xung quanh. Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chủ yếu được viết dưới dạng đồng thoại và ông đã thể hiện những câu chuyện này bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, trước hết là việc miêu tả nhân vật. Tác giả dùng những chi tiết qua sự quan sát tinh tế để miêu ngoại hình và dùng ngoại hình để gợi tả nội tâm, miêu tả hành động để thể hiện tính cách nhân vật, ví dụ như: nói về chim Bói Cá kệch cỡm, phô trương, Tô Hoài miêu tả: “Tôi trông lão này có vẻ nhiều tuổi rồi, người đã hom hem quắt lại rồi. Xong lão Bói cá xưa nay nổi tiếng là già mà hay là đỏm trái mùa. Đã hóp má rồi lại hay tỏ vẻ hơ hớ trai tân. Lão sắm đâu được bộ cách sặc sỡ không hợp tí nào với bộ mặt âm thầm của lão. Bụng trắng, lưng xanh thắt đáy, đôi cánh mượt mà biếc tím. Chân lão đi đôi hài đỏ hắt. Lão sẽ đôi chút đẹp trai đấy, nếu lão có cái mỏ vừa phải, 11 nhưng cơ khổ, lão phải vác giữa cái mặt một cái mỏ kếch xù, mà đen quá, xấu quá, dài quá….” Còn để toát lên tính kiêu căng, ngổ ngáo của Dế Mèn tác giả miêu tả: “Tôi tợn lắm, dám cà kịa với tất cả bà con trong xó to tiếng thì ai cũng nhịn…” Tôi quát mấy chị Cào cào ngụ ngoài đầu bờ… thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Vọng Vó lấp ló vừa ngơ ngác dưới đầm lên… ’’ Tiếp đó là phép nhân hóa và tính chất biểu tượng con người qua thế giới loài vật. Mượn thế giới loài vật để miêu tả con người là một đặc điểm không thể thiếu của truyện đồng thoại. Những nhân vật đó không chỉ mang tính chất xã hội lịch sử, mang đời sống gắn liền với con người mà còn là quan niệm về tính cách và các tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Tùy theo ý định của tác giả mà mức độ và tích chất biểu hiện khác nhau. Tính chất biểu tượng trong truyện loài vật của Tô Hoài mang nhiều nét riêng biệt độc đáo và đạt những giá trị khác nhau. Khi miêu tả loài vật, Tô Hoài đã là cho các loài vật hiện ra như chính nó trong thực tế, nhưng bản thân các con vật là con vật này lại không hề khô khan bởi nhân vật đã được mô tả trong sự vận động và phát triển. Tác giả đã khoát lên mình mỗi con vật một tính cách đó đại diện cho mỗi kiểu người trong xã hội. Như con Dế Mèn được hiện ra rất ấn tượng với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, cái đầu to nổi từng tảng dáng đi hùng dũng… là hình bóng của một chàng thanh niên khỏe mạnh, có bản lĩnh và hiếu động. Con Dế Choắt với dáng gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn, râu ria cụt lủn, mặt mũi ngẩn ngơ… hiện ra là một chàng trai yếu đuối, bệnh tật. Con Mèo (Con Mèo Lười) là hiện thân của kẻ lười nhác, lại hay biện hộ cho tính lười của mình, nhưng khi được bạn bè và người thân giúp đỡ thì Mèo đã sửa chữa được lỗi lầm của mình. Lão Trê ( Cái kiện của Lão Trê) đại diện cho lớp người xấu xí, tham lam, sống chỉ biết mình, không quan tâm tới mọi người xung quanh… Nhìn chung khi đưa tính biểu tượng vào truyện loài vật, Tô Hoài đã có sự đổi mới trong việc sử dụng nhân vật. Người đọc đã rất quen thuộc với hình ảnh Hổ, Sư Tử gắn với sự hung bạo, uy quyền; Cáo ranh mãnh, xảo quyệt, Thỏ hiền lành, nhút nhát… Đến Tô Hoài, người đọc tìm thấy ở các con vật đặc điểm mới, 12 những biểu tượng mới. Nét sáng tạo độc đáo về loài vật thể hiện mới mẻ trong cái nhìn hiện thực của Tô Hoài. Từ việc đi vào những nét đời thường trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày và việc lựa chọn nhân vật để phản ánh hiện thực thì Tô Hoài đã làm cho bạn đọc nhỏ tuổi tiếp cận cuộc sống một cách rõ ràng hơn. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó là một sở trường của nhà văn Tô Hoài. Trong các truyện đồng thoại của mình, ông đã cho bạn đọc tiếp xúc với những trang miêu tả thiên nhiên thật gợi cảm. Tác giả đã bộc lộ một khả năng nhạy cảm và nắm bắt cái hồn của cảnh vật. Thiên nhiên qua cái nhìn của ông được thể hiện qua nhiều góc độ. Khi là một khung cảnh đẹp đẽ và thơ mộng với nhiều màu sắc, âm thanh. Đó là cảnh mùa xuân với: “Mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên. Trong không khí vắng bóng, hơi nước lạnh lẽo. Không khí bây giờ sáng và đầy hương thơm. Cây hồng bì đã rũ bỏ những áo lá già đen thui. Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá. Những cành xoan gầy lại buông ra những tàn hoa sang sáng, tim tím” (Chim lạc rừng). Hay một mùa xuân tươi vui với nhiều âm thanh, mùi vị: “Những ngày xuân mới lại bắt đầu, chim hót ơi ới đầu cành, ánh nắng lụa phủ trên chòm cây. Những vật cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởm khắp mặt đất, cỏ xuân nhấp ngọt như đường phèn” (Dế Mèn phiêu lưu kí). Cũng có khi thiên nhiên được thể hiện hết sức dữ dội, khắc nghiệt và buồn bã: “Thế là mùa rét đã tới. Cánh đồng vắng ngắt, màu xám trên trời và dưới đất liền vòa nhau và ở giữa có gió suốt ngày đêm… Ngoài đồng, mây đêm cuồn cuộn, gió thổi tan tác, mặt đất và gió lùa có giá buốt lùa vào tận gan ruột, không ai muốn cất một bước… Trên bãi đồng và bờ ruộng chỉ có màu xám màu những đám gốc rạ và gốc cỏ của trẻ chăn trâu đã nhổ lên chất đống để đốt sưởi. Đám khói cỏ xanh ngắt trong vòm trời gió buốt, càng đượm vẻ thê lương” (Dế Mèn phiêu lưu kí). Thiên nhiên chứa đựng cả tâm hồn nhân vật và tâm hồn nhà văn trong đó. Qua những trang văn này, người đọc dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp của cảnh vật và sự hòa hợp, giao cảm của con người với thế giới thiên nhiên. Tô Hoài thường miêu tả thiên nhiên trong những thời gian cụ thể: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông. Cũng có khi là sự thay đổi thời gian cụ thể trong ngày như: buổi 13 sáng ở một làng quê miền núi, nhìn từ xa cả làng như bừng sáng trong ánh ban mai: “Nắng sớm đương tỏa nắng rực rỡ cả đến những chân cột nhà. Bóng xanh lá, bóng vàng nắng lẫn lộn, lao xao như reo. Các xóm nhỏ của mùa đông vừa thức dậy, mở chăn choàng ra trong nắng”. Vào buổi chiều không gian như co dần lại, mọi cảnh sắc chuyển dần về tĩnh mịch, im ắng: “Bóng nắng nhạt đằng cuối núi. Chân trời như các vườn cam chín đằng xa và chốc đổi màu giống vạt áo chàm rồi mờ hẳn”. Và đây là một đêm trăng sáng, mọi cảnh hòa quyện vào nhau, sống động: “Trên cao, mặt trăng sáng vằng vặc. Làn gió đưa đẩy những chiếc lá tre dài và nhọn đẫm sương óng ánh thành một nét sắc trong bóng trăng’’ ( Dế Mèn phiêu lưu kí). Đồng thời, Tô Hoài còn miêu tả thiên nhiên gắn liền với tâm trạng nhân vật tạo nên sự liên tưởng, gần gũi, gắn bó giữa thiên nhiên với con người như: khi hoàng hôn buông xuống, mặt nước phương trời bỗng sáng lên trong giây lát, đượm vẻ bao la, khêu gợi vô hạn lòng giang hồ. Hay hôm đấy nước đầm trong xanh. Những đám cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió hiu hiu thổi như dục lòng kẻ ra đi. Hay “Chuồn chuồn Tương đã thong thả bay đi trong hàng làn ánh trăng chảy lênh láng trên mặt lá sáng đẹp như ban ngày. Trăng sáng gây cho lòng ta một cảm giác dịu dàng và yêu đời dù trong hoàn cảnh đau khổ”. Với lối miêu tả thiên nhiên kì thú, đầy màu sắc, thiên nhiên vận động trong thời gian, không gian. Tô Hoài đã mang đến cho các em một cách cảm nhận với một niềm xúc động thiết tha mới. Cũng như khi Tô Hoài miêu tả loài vật, thiên nhiên qua cái nhìn của ông luôn có sức sống riêng. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Tô Hoài cũng tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Sáng tác của Tô Hoài nói chung và truyện đồng thoại của ông nói riêng đã thể hiện một quá trình lao động sáng tạo công phu mà trong đó yếu tố ngôn ngữ được ông đặc biệt quan tâm. Tô Hoài quan niệm rằng: mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh mỗi lúc chữ ấy ra đời… Người viết không thể ngồi bóp óc suy nghĩ trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống thực tế mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút của mình. Không một tài năng to lớn nào có thể nghĩ ra được chữ, chỉ có tích lũy nhiều chữ đã chắt chiu được hàng ngày mới có 14 cơ hội sáng tạo ra chữ của ngòi bút. Nằm trong sự sáng tạo chung của tác phẩm đồng thoại, ngôn ngữ của Tô Hoài cũng có sự sáng tạo và đổi mới không ngừng. Ông đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ sinh động, cụ thể và luôn luôn mới lạ, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của trẻ nhất là trẻ em Việt Nam. Nói đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đồng thoại của Tô Hoài phải kể đến ngôn ngữ miêu tả. Không chỉ quan sát tỉ mỉ, công phu ông còn chịu khó sưu tầm, ghi chép, lựa chọn những từ ngữ thật điển hình. Trước hết là hệ thống ngôn ngữ so sánh đầy ấn tượng, thứ hai là ngôn ngữ miêu tả dí dỏm làm cho nhân vật thêm sinh động, như: già mà hay làm đỏm trái mùa, đã hóp mà lại còn hay tỏ ra hơ hớ trai tơ…, thứ ba là ngôn ngữ vui tươi sinh động, như: những bác Rô già, Rô cụ lực lượng, đầu đuôi đen xì lẫn màu bùn. Nhìn chung với ngôn ngữ miêu tả sinh động, lời văn dí dỏm, lối nói ví von mọi vật trở nên sinh động, hấp dẫn trong mắt trẻ thơ. Với ngôn ngữ đối thoại, sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong truyện đồng thoại, Tô Hoài đã mang đến cho các em hệ thống ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Đó là những ngôn ngữ rất cụ thể, súc tích và mọi linh hoạt trong mọi tình huống. Đọc những lời đối thoại, các em thấy cuộc sống như đang hiện ra trước mắt, quen thuộc và gần gũi đồng thời các em cũng dễ nhập tâm vào mỗi nhân vật trong giao tiếp, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của mình trong cuộc sống. 1.2. Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời năm 1941, đây có thể nói là thời kì đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Dân ta sống trong hoàn cảnh “thân một cổ hai tròng áp bức”. Tô Hoài nằm trong số thanh niên lúc bấy giờ sớm giác ngộ cách mạng, yêu hòa bình, ghét chiến tranh, mơ ước một cuộc sống tự do, bình đẳng, bác ái. Khao khát được thể hiện lí tưởng, nhưng trong sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp, Tô Hoài đành phải gửi gắm giấc mơ của mình vào những truyện đồng thoại. Dế Mèn phiêu lưu kí là một tác phẩm xuất sắc trong các tác phẩm thời đó. Tác phẩm không chỉ thể hiện ước mong thay đổi hoàn cảnh, khát vọng về 15 một thế giới đại đồng mà còn bộc lộ thiên hướng văn chương của Tô Hoài qua khả năng quan sát tinh tế, hóm hỉnh, trí tưởng tượng bay bổng, vốn từ ngữ giàu có, chính xác và một bút pháp miêu tả độc đáo, tài tình.  Là tác phẩm thiếu nhi được Tô Hoài viết từ năm 17 tuổi Theo những gì Tô Hoài kể lại, nhà văn nhận được đơn “đặt hàng” của chủ nhà xuất bản Tân Dân viết về đề tài thiếu nhi, nhưng ban đầu nhà văn vẫn băn khoăn không biết viết gì. Nhà văn Tô Hoài kể: “Tôi ngồi tha thẩn đầu làng bên cửa sông Tô Lịch, trông ra dòng nước quanh co. Trên bãi cỏ cạnh gò cỏ, có mấy đám trẻ đang múc nước đúc dế. Chúng tôi hàng ngày những lúc thong thả vẫn ra bãi sông để chơi đúc dế. Những con dế mèn được đúc bỏ vào rọ, đêm đi chơi cho dế vật nhau. Tôi đã đúc dế, chơi dế từ năm lên mười, bên cây gạo có hoa đỏ ối từ bao năm nay. Tôi chợt nghĩ: hay là ta viết chuyện con dế mèn, con dế mèn ta đúc, ta chơi chọi dế từ bao năm nay”. Thế là truyện Con dế mèn ra đời. Bản thảo gửi đi, hơn một tháng sau thì nhà văn được ông chủ nhà xuất bản Tân Dân cho người kéo xe tay tới tận nhà (ở làng Nghĩa Đô) mời lên nhà in nhận sách và nhuận bút. Truyện Con dế mèn, tiền thân của Dế Mèn phiêu lưu kí đã “trình làng” như thế. Sách in lần đầu tại nhà xuất bản Tân Dân năm 1941, với vẻn vẹn chỉ ba mươi trang in, là ba chương đầu của cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí hiện nay. Truyện Con dế mèn bán rất chạy. Ông chủ nhà xuất bản Tân Dân hào phóng trả cho nhà văn mười đồng nhuận bút và mời viết tiếp truyện Con dế mèn. Cũng như lần trước, phần tiếp theo của Con dế mèn bán rất chạy. Tuy nhiên, để có một Dế Mèn phiêu lưu kí hoàn chỉnh như chúng ta thấy hiện nay thì phải đến năm 1954, khi tác giả cho nhập hai cuốn Con dế mèn và Dế Mèn phiêu lưu kí làm một trong một bản in ở Nhà Xuất Bản Thanh niên.  Hiện đã được dịch ra gần bốn mươi thứ tiếng Tính đến nay, Dế Mèn phiêu lưu kí đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Nam Tư, Rumani, Cuba, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan… trở thành tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra 16 nhiều thứ tiếng nhất (do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận vào năm 2006). Có lượng xuất bản hàng đầu trong nước từ trước đến nay Khoảng năm mưới lần tái bản là con số đầu tiên. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941. NXB Kim Đồng in lại vào cuối năm 1957, đầu năm 1958. Từ đó đến thời kỳ đổi mới, tác phẩm được tái bản vài lần nhưng không liên tục. Đặc biệt, từ năm 1993 đến nay, tức hai mốt năm, Dế Mèn phiêu lưu kí được tái bản liên tục. Số bản sách được bán ra, đến tay độc giả thiếu nhi Việt Nam nhiều thế hệ, ước tính lên đến hàng triệu bản. Có lượng bạn đọc yêu mến hàng đầu trong các tác phẩm văn học. Tác phẩm của Tô Hoài về tuổi thơ có rất nhiều. Nhưng có lẽ, Dế mèn phiêu lưu kí là cuốn tiểu thuyết sống theo năm tháng nhất cho dù thế hệ nào đi nữa, thì tinh thần dũng cảm, phiêu lưu, sự độc lập của chú dế mèn trong tác phẩm rất đáng được học tập, ngưỡng mộ. Là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển Cùng với Đất rừng phương Nam hay Tuổi thơ dữ dội… Dế Mèn phiêu lưu kí là một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Dế Mèn phiêu lưu kí đã trở thành một tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi Việt Nam và được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Tô Hoài đã vẽ nên một thế giới côn trùng sinh động và phức tạp chẳng kém gì thế giới loài người. Những đặc điểm thú vị và thói quen sinh hoạt đặc trưng của các loài Dế, Xén Tóc, Cóc, Châu Chấu, Kiến… sẽ rất hấp dẫn đối với các độc giả nhỏ tuổi, lứa tuổi thích khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh. Dế Mèn phiêu lưu kí được viết bằng một giọng văn hài hước và ý nhị. Câu chuyện có nhiều biến cố, tình huống bất ngờ kích thích trí tưởng tượng của các em nhỏ. Nhân vật chính của tác phẩm, chàng Dế mèn vừa can đảm, tốt bụng, trượng nghĩa nhưng cũng có những lúc kiêu căng, ngạo mạn, gây ra bao hậu 17 quả… sẽ đem lại cho các em những bài học đầu tiên về tình bạn và cách ứng xử trong cuộc sống. Đây cũng là tác phẩm giàu lý tưởng, ấp ủ mơ ước về một thế giới đại đồng, nơi tất cả đều là anh em, bạn bè. Tô Hoài được coi là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Dế Mèn phiêu lưu kí là một bằng chứng thuyết phục về điều đó. Qua việc quan sát, miêu tả các thuộc tính cơ bản của nhóm côn trùng, tác giả bộc lộ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên. Đồng thời, qua việc gán ghép cho chúng những tính cách người thật phù hợp, người ta có thể nhìn thấy nét tài hoa của tác phẩm. Hiển hiện trước mắt chúng ta một hình ảnh Dế Mèn cường tráng, một Dế Choắt ốm yếu, những cô Cào Cào đỏm dáng ưa làm duyên, một gã Bọ Ngựa huyênh hoang và lố bịch, một gã Chim Trả trai tơ làm đỏm trái mùa… qua những miếu tả sinh động với một loạt tính từ và từ láy. Rồi tâm tính của các nhân vật cũng bộc lộ rõ qua các ngôn ngữ và cử chỉ, đây là đồ Cốc dốt hay nói chữ “đi xa” đã ngất xỉu, đây là bác Xiến Tóc chán đời vứt bỏ cả hoài bão cũ đi ở ẩn lánh đời… Tất cả các hình ảnh và chi tiết đó tạo cho tác phẩm một tầm nhìn đáng kể khiến cho “câu chuyện với bầu bạn, với đồng bào, với quê hương như thế nào của Mèn vẫn là câu chuyện của chúng ta hôm nay và ngày mai” (Tô Hoài). Bên cạnh đó, những đoạn văn miêu tả tâm trạng (suy nghĩ của Mèo trước cái chết của Choắt, suy nghĩ của Mèn trước mộ Mẹ), những đoạn văn bình luận ngoài đề (cảm hứng về những chuyến đi) đã gây nên xúc động và sâu xa trong lòng người đọc, tạo cho tác phẩm nét lãng mạn hấp dẫn bởi vì tưởng, bởi tình người. Dế Mèn phiêu lưu kí miêu tả những cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và con người. Mượn câu chuyện đồng thoại về chú Dế Mèn, tác giả bày tỏ lòng tin và sự khẳng định điều thiện cũng như cuộc sống hòa bình, thân ái, nêu cao lí tưởng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Chính từ những kinh nghiệm sống của mình, Mèn và các bạn đã đi cùng nhau đi tới lí tưởng trên và họ bắt tay vào việc tuyên truyền nó. Tuy lí tưởng của Mèn và các bạn còn mơ hồ, ít nhiều có tính chất không tưởng, nhưng xét đến cùng phải thấy đấy là niềm kháo khát và ước mơ của nhân dân. Mặt khác đặt vào vào hoàn cảnh sáng tác trước cách mạng, đó là dự cảm của tác giả về xã hội mới, một giai đoạn mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng