Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nhân vật kim đồng trong tác phẩm báu vật của đời của mạch ngôn...

Tài liệu Nhân vật kim đồng trong tác phẩm báu vật của đời của mạch ngôn

.PDF
81
1
57

Mô tả:

i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH -------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHÂN VẬT KIM ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠCH NGÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sƣ phạm Ngữ văn Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Thúy Phú Thọ, năm 2019 ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 7 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 1.1. Lí thuyết về nhân vật ............................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 9 1.1.2. Chức năng và phân loại nhân vật .......................................................... 11 1.2. Hành trình sáng tác của Mạc Ngôn ...................................................... 20 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Mạc Ngôn .................................................. 20 1.2.2. Phong cách sáng tác của Mạc Ngôn...................................................... 22 1.2.3. Quan điểm nghệ thuật về con ngƣời của Mạc Ngôn............................. 23 1.3. Tiểu thuyết Báu vật của đời .................................................................. 25 CHƢƠNG 2: CUỘC ĐỜI VÀ TÍNH CÁCH NHÂN VẬT KIM ĐỒNG . 28 2.1. Nhân vật kì tài – dị tật ........................................................................... 28 2.1.1. Nhân vật kì tài ....................................................................................... 29 2.1.2. Nhân vật dị tật ....................................................................................... 36 2.2. Nhân vật mang bản chất trẻ thơ ........................................................... 40 2.2.1. Trẻ thơ về mặt sinh lí ............................................................................ 40 2.2.2. Trẻ thơ về mặt tâm lí. ............................................................................ 42 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ......................... 50 3.1. Nghệ thuật kỳ ảo – lạ hóa ...................................................................... 50 3.1.1. Nghệ thuật kỳ ảo ................................................................................... 51 3.1.2. Nghệ thuật lạ hóa .................................................................................. 54 3.2. Nghệ thuật kể chuyện............................................................................. 58 iii 3.2.1. Thủ pháp tự thuật, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xƣng “tôi” .......... 58 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật độc đáo ................................................................ 63 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 65 3.3.1. Định danh nhân vật ............................................................................... 65 3.3.2. Ngôn từ thô tục, cuồng hoan ................................................................. 68 3.3.3. Giọng điệu bỡn cợt, lúc lạnh lùng, lúc tâm tình ................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Văn học Trung Quốc luôn là một mảnh đất màu mỡ của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Ở đó, văn học muôn màu muôn vẻ và có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới văn học Việt Nam từ rất lâu nay. Do khoảng cách về mặt địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ cũng nhƣ phông văn hóa, việc tìm hiểu một tác phẩm văn học Trung Quốc đối với đa phần độc giả Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, văn học Trung Quốc đã có những tác động mạnh mẽ tới độc giả cũng nhƣ các tác giả Việt Nam. Gần đây, ở Trung Quốc xuất hiện “hiện tƣợng Mạc Ngôn”, một tác giả chiếm đƣợc nhiều cảm tình và sự quan tâm, cũng là nhân vật tốn không ít giấy mực trên thi đàn văn học cũng nhƣ diễn đàn phê bình văn học trong nƣớc nói riêng và văn học thế giới nói chung. Nói đến tác giả Mạc Ngôn, không thể không nhắc tới bộ ba tác phẩm còn đƣợc gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” gồm: Cao lương đỏ, Củ cải đỏ trong suốt, Châu chấu đỏ. Với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con ngƣời, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát, Mạc Ngôn đã để lại nhiều ấn tƣợng mạnh mẽ đối với nhiều thế hệ ngƣời đọc, đặc biệt là ngƣời đọc trẻ trong giai đoạn đƣơng đại. Ngoài ra khi nói tới các tiểu thuyết gây bão trong văn học do Mạc Ngôn sáng tác không thể không kể đến: Cây tỏi nổi giận, Đàn hương hình và Báu vật của đời. Trong khuôn khổ Khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sẽ tập chung chủ yếu nghiên cứu tiểu thuyết Báu vật của đời của tác giả Mạc Ngôn, đặc biệt là trên phƣơng diện nhân vật. Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết đƣợc Hội Nhà văn Trung Quốc trao giải Nhất ở thể loại tiểu thuyết năm 1995. Vẫn lấy bối cảnh ở vùng Cao Mật - quê hƣơng tác giả trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động và khó khăn, tiểu thuyết đem lại cho ngƣời đọc cái nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại Trung Quốc với những mảng sáng – tối của xã hội và con ngƣời thời kì đó. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết viết về lịch 2 sử rất thành công của nhà văn. Câu chuyện mở đầu là cơn ngất lịm của ngƣời mẹ khi sinh hai đứa con cũng là lúc đất nƣớc Trung Quốc quằn quại mình trong cơn đau đẻ. Chín đứa con nhƣng lại không có lấy một đứa nào mang dòng máu của họ Thƣợng Quan nhà chồng. Đàn con của Lỗ thị thuộc đủ mọi thành phần ngƣời, mọi giống ngƣời chúng đƣợc sinh ra khi đất nƣớc đầy bi kịch, mỗi đứa con lại đi theo một con đƣờng riêng và kết thúc cuộc đời cũng là một cái chết đầy bi kịch, xót xa. Đọc Báu vật của đời, ta không thể không chú ý tới nhân vật Kim Đồng - cậu con trai duy nhất nhà Thƣợng Quan đƣợc Lỗ thị “xin giống” từ mục sƣ ngƣời phƣơng Tây Malôa. Cậu lớn lên bằng nguồn sữa mẹ, sống bằng nguồn sữa mẹ, hồi sinh cũng bằng nguồn sữa từ bầu vú ngƣời đàn bà. Cậu ta có tài nhƣng cũng nhiều tật, bám vú mẹ để lớn lên. Kim Đồng cũng là đứa con đƣợc ngƣời mẹ chở che ôm ấp nhiều nhất trong đàn con của cô. Nhƣng trong hoàn cảnh đất nƣớc Trung Quốc khó khăn thử thách con ngƣời, cậu bé Kim Đồng dần dần trở nên yếu đuối và không thể rời xa bầu vú phụ nữ. Dƣờng nhƣ sự say mê với bầu vú ngƣời phụ nữ của Kim Đồng chính là nỗi niềm say mê chung của nhân dân Trung Quốc với những giá trị truyền thống dân tộc đã trở nên cũ kĩ, lỗi thời vậy. Thƣợng Quan Kim Đồng là sản phẩm của ngƣời mẹ phƣơng Đông và ngƣời cha phƣơng Tây, cậu có đẹp, có tài nhƣng lại yếu đuối khác hẳn với những đứa con khác nhà Thƣợng Quan. Và qua những suy nghĩ, sự cảm nhận ta sẽ thấy đƣợc thế giới xung nội tâm đầy màu sắc của nhân vật cũng nhƣ thế giới bên ngoài xung quanh nhân vật nói riêng và toàn bộ Trung Quốc lúc bấy giờ nói chung. 2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Mặc dù nhận giải Nobel năm 2012 những đến nay Mạc Ngôn vẫn còn là một “hiện tƣợng nóng” trên văn đàn văn học Trung Quốc và thế giới. Sáng tác của ông khá đồ sộ và phong phú trên nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết là mảng chính đƣợc các nhà phê bình “ƣu ái” bàn bạc nhiều nhất. Qua quá trình khảo cứu tài liệu, ngƣời viết đã tập hợp đƣợc một số bài viết nghiên cứu 3 về tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật nói riêng. 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ở Trung Quốc, tất cả các bài phát biểu của Mạc Ngôn đƣợc báo chí phỏng vấn cũng nhƣ nhiều bài nói chuyện của nhà văn ở các trƣờng đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc Nguyễn Thị Thại tập hợp và dịch sang tiếng Việt ở hai quyển Mạc Ngôn và những lời tự bạch và Mạc Ngôn – chuyện văn chuyện đời. Hai quyển sách trên, tác giả không nhắc đến kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ngoài ra, những ý kiến phản biện Mạc Ngôn ở Trung Quốc do Dƣơng Dƣơng tập hợp và biên soạn trong quyển Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu, Nxb Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005 đƣợc nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu dịch trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ Cải cách mở cửa với bài viết “Xu hướng mỹ học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”. Cụ thể hơn, nhà phê bình Vƣơng Cán phê phán Mạc Ngôn “có tƣ tƣởng chống lại quy phạm truyền thống” ở việc nhà văn phô bày những cảnh “xấu xa, bỉ ổi mà từ khi con người sinh ra đã nhìn thấy” [17, tr.217]. Còn Lý Kiến Quân cho rằng “khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác của truyền thống đã ảnh hưởng tới ngòi bút Mạc Ngôn” [17, tr.220]. Họ cũng chỉ ra những “hạt sạn”, “văn chƣơng thô thiển, sai ngữ pháp” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nhà phê bình Lý Kiến Quân còn chỉ ra những khuyết điểm của Mạc Ngôn: miêu tả quá khoa trƣơng, không mực thƣớc, nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình chỉ là “giả tạo” – “đã là giả tạo, không chân thực còn gì đẹp nữa” [17, tr.221]. Còn nhà phê bình Vƣơng Kim Thành đặt ra vấn đề và giải thích nhiều “cái dở” của Mạc Ngôn. Ông cho rằng “chúng tôi không chịu được phải hỏi, toàn bộ cuốn tiểu thuyết này (Báu vật của đời) của Mạc Ngôn về mặt khuynh hướng mỹ học, thổ lộ tình ái, bàn về mẫu tử, kết cấu văn bản, tại sao xuất hiện nhiều sai lầm và mù quáng phi lý đến thế” [17, tr.223]. Sau đó Vƣơng Kim Thành trả lời những “sai lầm”, “mù quáng phi lý” của Mạc Ngôn do những nguyên nhân sau: hoàn cảnh xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, quan niệm sáng tác “thiên mã hành không” (phóng túng 4 tùy tiện) tác oai tác quái, giới phê bình quá “tâng bốc” nên làm tăng thêm tính tự cao tự đại của Mạc Ngôn. Nhƣ vậy các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngoài việc phê phán Mạc Ngôn thì họ cũng nhắc đến kết cấu và nhân vật, nhƣng ở những nhận định mang tính sơ lƣợc. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc. Về kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, ngƣời viết đi tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu của Trần Minh Sơn trong quyển Phê bình văn học Trung Quốc đương đại với bài viết Mấy vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới và Hồ Sĩ Vịnh với công trình nghiên cứu Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới. Hai công trình trên chủ yếu bàn về sự “hồi sinh” của nền văn học Trung Quốc sau Cách mạng văn học, chỉ có một vài nhận định khái quát về đóng góp của Mạc Ngôn đối với văn học Trung Quốc Thời kì cải cách. Ngoài ra Ngô Huy Tiêu và Nguyễn Thị Tịnh Thy là hai nhà nghiên cứu có khá nhiều bài viết về Mạc Ngôn. Trong quyển Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ Cải cách mở cửa, nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu có ba bài viết bàn về Mạc Ngôn: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn; Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình; Xu hướng mỹ học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ở bài thứ nhất, nhà nghiên cứu đi tìm hiểu những phƣơng diện đề tài, cốt truyện, nghệ thuật tự sự, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ, thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu, thế giới cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chịu ảnh hƣởng của tiểu thuyết “cảm giác mới” và thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Mạc Ngôn chịu ảnh hƣởng của học thuyết phân tâm học của Frued, thuyết dân tộc học, nhân loại học của Fraze. Tuy có đề cập đến kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nhƣng chỉ là nhận định, đánh giá chung, khái quát: “Tiểu thuyết của ông là một loại kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi logic, “rất hỗn độn”, vô thủy vô chung” [17, tr.205]. Trong tác phẩm thứ hai, nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu chủ yếu viết về đề tài, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, thủ pháp lạ hóa, vấn đề miêu tả “cái xấu” trong tiểu thuyết Đàn hương hình và chỉ có một nhận định thiên về khía cạnh nhỏ của 5 kết cấu: “Nhờ tưởng tượng phong phú, Mạc Ngôn dùng phương pháp đồng hiện để tái hiện quá khứ và hiện tại, lịch sử và tương lai của nhân vật, làm cho người sống giao lưu với người chết, nhờ đó tác phẩm trở thành một kết cấu lập thể, đa tầng” [17, tr.211]. Trong bài viết thứ ba, nhà nghiên cứu lại đi và tìm hiểu “xu hƣớng mỹ học” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng là một công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn đƣợc đánh giá “có giá trị khoa học rất cao”. Trên các tạp chí, ngƣời viết đã tìm thấy nhiều bài viết của tác giả: Kết cấu dán ghép điện ảnh trong Cao lương đỏ - Tạp chí văn học số 3 – 2007; Hình thức trần thuật kiểu tác giả trong tiểu thuyết Mạc Ngôn – Tạp chí Sông Hƣơng số 268/06 – 11; Lời kể đảo thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế; Nobel văn chương 2012: Mạc Ngôn – người vinh danh làng quê Cao Mật bằng bút pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc – Tạp chí Sông Hƣơng số 285/11 – 12; Kết cấu lồng ghép trong bút pháp tự sự của Mạc Ngôn – Tạp chí nghiên cứu văn học số 4 – 2013. Trong chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn, Nguyễn Thị Tịnh Thy đã nghiên cứu về sự đa dạng của ngƣời kể chuyện, sự độc đáo của chủ thể mang điểm nhìn, sách lƣợc tổ chức ngƣời kể chuyện và điểm nhìn, nghệ thuật tổ chức thời gian, tổ chức kết cấu tự sự, ngôn ngữ, giọng điệu trong 11 cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Trên các tập chí và các trang mạng, ngƣời viết cũng tìm thấy nhiều tài liệu, bài viết nghiên cứu về nhà văn Mạc Ngôn. Trong bài Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Hoàng Thị Bích Hồng bàn về thủ pháp lạ hóa trong việc miêu tả, kể chuyện, xây dựng cái kỳ ảo, phóng đại cái chết chóc. Trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vậ của đời và Đàn hương hình, của hai tác giả Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Thị Bích Hồng đã đi và làm rõ “phép lạ hóa” trong việc “bày đặt chuyện lạ” của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Với bài Người dịch sách Mạc Ngôn, Ngọc Bi cho rằng: “Trong Ếch, Mạc Ngôn sử dụng hình thức kết cấu liên văn bản, tức lồng ghép các thể loại trong cùng một văn bản”. 6 Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, ngƣời viết chỉ tìm thấy vài bài viết liên quan: Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ Cải cách mở cửa của tác giả Lê Huy Tiêu đã viết: “Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, thường xuất hiện ba thế hệ nhân vật: ông bà, bố mẹ, “tôi” và bạn bè cùng trang lứa với “tôi”. Dựa vào ba thế hệ đó, tác giả tạo ra một thế giới ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, một bức tranh nhân sinh biến ảo đa sắc màu. Đó là những đặc điểm nổi bật trong sáng tạo nhân vật của ông” [tr.205]. Trong luận văn thạc sĩ Cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của tác giả Võ Nguyễn Bích Duyên đã đề cập tới nhân vật trong tiểu thuyết nhƣng nhìn từ “cái kỳ”, góc độ “kỳ nhân”: nhân vật siêu nhiên, nhân vật kì tài – dị dạng, nhân vật trẻ thơ – ngƣời lớn. Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu ngƣời viết nhận thấy: Ở Việt Nam, chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy khá sâu sắc về kết cấu. Ở Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung, ngƣời viết chƣa tìm thấy các bài viết về kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn một cách cụ thể. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết chung về nhân vật văn học, từ đó đi sâu vào nghiên cứu nhân vật cụ thể đó là nhân vật Kim Đồng trong tiểu thuyết Báu vật của đời của tác giả Mạc Ngôn. Bên cạnh đó bài viết còn kết hợp nghiên cứu về biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm này thông qua hình ảnh, ngôn ngữ và những thủ pháp lạ hóa của nhà văn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, ngƣời viết hƣớng đến các nhiệm vụ: Giới thuyết về thuật ngữ “nhân vật”. Nghiên cứu nhân vật Kim Đồng thông qua cuộc đời, tính cách nhân vật trong tiểu thuyết. Đƣa ra đƣợc nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết Báu vật của đời. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4. 1. Đối tƣợng nghiên cứu Mạc Ngôn là nhà văn đạt nhiều thành tựu lớn, tiểu thuyết của ông có rất nhiều khía cạnh để khai thác nhƣng tôi chỉ chọn nghiên cứu về nhân vật Kim Đồng trong tiểu thuyết Báu vật của đời để nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Bao gồm một số tiểu thuyết Báu vật của đời ( Trần Đình Hiến dịch, 2007), Nxb Văn Nghệ và một số tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn nhƣ: Đàn hương hình (Trần Đình Hiến dịch, 2004) Nxb Phụ Nữ, Tửu quốc (Trần Đình Hiến dịch, 2004) Nxb Hội Nhà văn, Ếch ( Nguyên Trần dịch, 2007) Nxb Văn học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài viết này ngƣời viết đã vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: Phƣơng pháp hệ thống: Đặt tiểu thuyết Báu vật của đời trong tƣơng quan với các tác phẩm khác của Mạc Ngôn và các nhà văn Trung Quốc khác. Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các sáng tác của Mạc Ngôn để tìm ra đƣợc nét độc đáo của hình tƣợng nhân vật Kim Đồng, giúp khái quát đƣợc quan niệm nghệ thuật của tác giả về con ngƣời. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Tiến hành phân tích tiểu thuyết Báu vật của đời từ đó làm sáng tỏ các luận điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật Kim Đồng. Khái quát để đƣa ra những kết luận, nhận định chính xác. Phƣơng pháp so sánh: Đặt tác phẩm cùng một số tác phẩm khác của nhà văn Mạc Ngôn để xây dựng vấn đề một cách toàn diện sâu sắc, mở rộng vấn đề. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Cung cấp kiến thức chung gồm khái niệm, chức năng, phân loại nhân vật văn học. Đƣa ra một góc nhìn mang tính chất tham khảo về tác giả Mạc Ngôn. Thông qua việc đi sâu vào phân tích nhân vật Kim Đồng để làm nổi bật lên đặc trƣng về hoàn cảnh xã hội, con ngƣời Trung 8 Quốc lúc đó. Đồng thời thể hiện đƣợc tài năng xây dựng nhân vật và bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết tinh tế, tài tình của Mạc Ngôn. Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận nghiên cứu về nhân vật Kim Đồng trong tiểu thuyết, về cách khai thác đề tài của tác giả. Với sự nghiên cứu cả về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này giúp ngƣời đọc có thêm một cơ sở tham khảo trong việc nhìn nhận tác phẩm. Để bình, luận, phẩm về tiểu thuyết nƣớc ngoài này, giúp ngƣời đọc dễ dàng tiếp nhận nội dung tƣ tƣởng và khai thác đƣợc các thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. 7. Cấu trúc của khóa luận Chƣơng 1: Nghiên cứu lí thuyết về nhân vật và hành trình sáng tác của Mạc Ngôn 1.1. Lí thuyết về nhân vật 1.2. Hành trình sáng tác của Mạc Ngôn 1.3. Tiểu thuyết Báu vật của đời Chƣơng 2: Cuộc đời và tính cách nhân vật Kim Đồng 2.1. Nhân vật kì tài - dị tật 2.2. Nhân vật mang bản chất trẻ thơ Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1. Nghệ thuật kỳ ảo – lạ hóa 3.2. Nghệ thuật kể chuyện 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN 1.1. Lí thuyết về nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Nhà văn hào ngƣời Đức W. Goethe có nói: Con ngƣời là điều thú vị nhất đối với con ngƣời, và con ngƣời cũng chỉ hứng thú với con ngƣời. Con ngƣời là nội dung quan trọng nhất của văn học. Nhân vật văn học không chỉ bộc lộ giá trị tƣ tƣởng mà còn là nơi thể hiện những giá trị nghệ thuật. Nhân vật văn học có thể là con ngƣời có tên (Thúy Kiều, Nhĩ, Kiên....) hoặc không tên (quản ngục, thầy thơ lại, tên bán tơ,....) hay nhân vật là một đại từ nhân xƣng (trong cách xƣng hô của nhân vật trong văn học hiện đại tôi: anh – cô, trong ca dao dân ca: mình – ta, anh – nàng, ... ). Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật có tính ƣớc lệ, ẩn chứa tƣ tƣởng của tác phẩm và ý đồ của tác giả đồng thời thƣờng có những dấu hiệu nhận biết báo trƣớc một điều gì đó về nhân vật. Nam Cao đã miêu tả nhân vật Chí Phèo của mình sau khi đi tù về nhƣ sau: “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hay cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” [Tuyển tập Nam Cao (2015), Nxb Văn học, tr.37]. Với những miêu tả chi tiết về ngoại hình của Chí Phèo, Nam Cao đã cho độc giả thấy đƣợc những sự thay đổi của nhân vật sau khi bƣớc ra từ cánh cổng của nhà tù thực dân về nhân hình, dấu hiệu cho sự thay đổi của nhân vật về nhân tính. Đó là biểu hiện của bi kịch tha hóa và dần tiến gần bi kịch lƣu manh hóa của nhân vật Chí Phèo. Thuật ngữ nhân vật (persona) lấy từ tiếng Pháp và có nguồn gốc La – tinh: cái mặt nạ mà diễn viên đeo vào mặt và về sau để chỉ nhân vật đƣợc 10 miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Trong nghiên cứu văn học có rất nhiều quan niệm về khái niệm nhân vật, cụ thể: Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [4, tr.163]. Ở đây tác giả của cuốn sách đã chỉ ra quan điểm về nhân vật văn học và con ngƣời đời thực. Khẳng định sự khác biệt rõ ràng giữa hai kiểu con ngƣời trong văn học và hiện thực. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân đã chỉ ra: “Nhân vật là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người một trong những dấu hiệu tồn tại toàn vẹn của con là các con vât, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống người” [2, tr.241]. Tác giả đã đề cập về mối quan hệ giữa nhân vật và phong cách sáng tác, cá tính sáng tạo của nhà văn đồng thời cũng đƣa ra mối quan hệ của nhân vật văn học – con ngƣời đời thực. Trong cuốn Lý luận văn học (tập 2) nhóm tác giả Trần Đình Sử chủ biên đã đƣa ra khái niệm nhân vật văn học nhƣ sau: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [14, tr.114]. Các tác giả đã coi nhân vật nhƣ một phƣơng tiện giúp nhà văn truyền tải nội dung, tƣ tƣởng và chất liệu để xây dựng nhân vật chính là ngôn từ. Nhƣ vậy, nhân vật là một yếu tố cơ bản nhất của một tác phẩm văn học. Là một sản phẩm của tác giả đƣợc xây dựng nên bởi nghệ thuật ngôn từ và thông qua nhân vật tác giả truyền tải những giá trị về nội dung và giá trị nghệ thuật. Nói nhân vật là một yếu tố cơ bản nhất của một tác phẩm văn học bởi, nhân vật là đối tƣợng của tác giả, là nơi sinh ra các sự kiện, và các sự kiện tác 11 động đến nhân vật khiến nhân vật phát triển theo chiều hƣớng phù hợp nên có. Nhân vật là con đẻ của tác giả, đƣợc tạo nên bởi các biện pháp xây dựng nhân vật bằng ngôn từ, từ miêu tả ngoại hình, tính cách, tâm lý, lời thoại,...đều đƣợc diễn tả bằng ngôn từ mà ra. Không có một nhân vật nào lại đƣợc sinh ra mà không nhằm bất kì một mục đích nào cả, mỗi nhân vật dù chính hay phụ, chính diện hay phản diện, đều nhằm nhiễn tả một ý đồ của tác giả về một tƣ tƣởng, một cảm hứng, một nội dung nào đó. Nhân vật trong những sự kiện, điểm nhìn lại giúp tác giả phơi bày tài năng nghệ thuật trong sáng tác văn học của mình. 1.1.2. Chức năng và phân loại nhân vật 1.1.2.1. Chức năng nhân vật Nhân vật là nơi tác giả gửi gắm mọi ý đồ về tƣ tƣởng, nghệ thuật, tâm tƣ, tình cảm để truyền tải tới độc giả. Mỗi nhân vật sinh ra đều có một sứ mệnh riêng, một chức năng văn học đặc biệt nào đó. Sự tồn tại của mỗi nhân vật trong văn học khiến quá trình sáng tạ và tiếp nhận tiến lại gần nhau hơn. Nhân vật chính là cánh cửa quan trọng nhất để mở ra thế giới nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm, phản ánh hiện thực đƣợc nói đến trong mỗi tác phẩm văn học. a. Miêu tả và khái quát tính cách xã hội Tính cách là một dấu hiệu thể hiện sự riêng biệt cá tính của nhân vật văn học, quyết định đến đời sống nhân vật trong tác phẩm văn học, mỗi nhân vật lại có một tính cách riêng, và một dấu hiệu riêng biệt để nhận ra. Tâm lý học định nghĩa tính cách là một thuộc tính tâm lí của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của cá nhân với hiện thực xung quanh thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, phong cách giao tiếp... Trong văn học, theo Aristote: Tính cách là cái cho ta biết tính chất của nhân vật hành động, tính cách là cái biểu hiện chiều hƣớng ý chí. Ông cũng chỉ ra rằng tính cách có khả năng quyết định tính chất của nhân vật. Nhƣ vậy, mỗi nhân vật đều có một tính cách riêng tƣơng ứng, nó chi phối hành động, 12 lời nói, suy nghĩ của nhân vật và ngƣợc lại từng biểu hiện của hành động, lời nói, suy nghĩ sẽ dần dần giúp nhân vật bộc lộ ra cá tính của riêng mình. Còn trong triết học, C. Mác cũng đã chỉ ra: Bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực cuả nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những mối quan hệ. Tức là, con ngƣời không thể tồn tại độc lập trong một thế giới riêng biệt đƣợc, không thể tách mình khỏi cộng đồng, xã hội ngƣời. Con ngƣời phải đƣợc đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Và tính cách con ngƣời cũng không thể tự nhiên sinh ra, nó còn phụ thuộc và hoàn cảnh xã hội, địa vị xã hội và khả năng hoạt động cũng nhƣ giao tiếp với cộng đồng ngƣời. Vậy tính cách nhân vật cũng là “sự tổng hòa của địa vị giai cấp, ảnh hƣởng xã hội và tƣ tƣởng tình cảm của nhân vật”. Do đó, tính cách nhân vật đƣợc đặt trong mối quan hệ thống nhất giữa cái cá thể cái khái quát, cái riêng – cái chung. Chúng gắn bó, hòa quyện vào nhau, chuyển hóa nhau sâu sắc. Nhân vật có chức năng miêu tả, khái quát tính cách xã hội nhƣng lại thông qua một cá tính độc đáo, chẳng hạn: Thông qua nhân vật “thị” trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để khái quát nên tình trạng đói ngèo của dân tộc trƣớc Cách mạng tháng Tám. Thông qua Xuân tóc đỏ, Vũ Trọng Phụng đã gây dựng nên một bối cảnh xã hội đầy sự xảo trá, giả dối của giới thƣợng lƣu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Do đó tính cách nhân vật vừa phản ánh tính cách xã hội lại vừa gắn liền với cá tính một cá nhân: Tính cách bao hàm cả hai mặt: tính chung và tính riêng. Tính chung ngụ ở trong cá tính, cá tính lại biểu hiện tính chung (cộng đồng). b. “Chìa khóa” để nhà văn khám phá, lý giải hiện thực Tính cách của nhân vật đều đƣợc sinh ra bởi một hoàn cảnh nhất định, nhân vật chỉ có thể tồn tại trong một thời đại, bối cảnh nào đó. Vì thế, nhân vật là “chìa khóa” để nhà văn khám phá, lý giải hiện thực. Mỗi bƣớc đi của nhân vật sẽ hé lộ ra từng vấn đề và cách lý giải hiện thực qua nhân vật để ngƣời đọc phát hiện ra nguyên nhân, các mối quan hệ và quy luật chi phối sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, nhân vật Jean Vajean trong “Những ngƣời 13 khốn nhổ” của Victor Hugo chỉ vì miếng bánh nhỏ mà bị phán năm năm tù khổ sai cho ta thấy đƣợc sự bất công của xã hội, những ngƣời vốn nhỏ bé đói nghèo, thiếu tiền, thiếu quyền thì lại phải chịu đè nén khốc liệt của pháp luật và sự vƣợt lên chính mình vƣợt lên số phận của anh chàng nông dân Jean Vajean cũng chính là niềm mơ đƣợc thoát khỏi những bất công để đạt đƣợc những điều cao thƣợng, đẹp đẽ của nhiều ngƣời trong thời đại đó. Trong AQ chính truyện, nhân vật AQ đƣợc Lỗ Tấn gầy dựng lên và đã trở thành biểu tƣợng của tinh thần thắng lợi. Vậy vì sao AQ lại có tinh thần thắng lợi? Đó là bởi y đang chìm ngập không lối thoát trong cuộc sống nghèo đói và bị địa chủ phong kiến áp bức tới cùng cực, bị đẩy tới đƣờng cùng. Chí Phèo của Nam Cao sẽ dẫn ngƣời đọc đi vào thế giới của làng Vũ Đại hay chính là bức tranh thu nhỏ về cuộc sống nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ, ngƣời nông dân giống nhƣ quả hồng mềm để cho bọn địa chủ, cƣờng hào tha hồ bẻ nắn, chèn ép dần dần thao túng. Đó là một xã hội mà ngƣời nông dân dù biết đó là kẻ thù những vẫn phải phục tùng, bán linh hồn cho kẻ cƣờng quyền để đổi lấy mảnh đất “cắm dùi” và miếng ăn qua ngày. Cùng với việc mở ra cánh cửa hiện thực, nhân vật còn giúp tác giả tiếp cận với nhiều đề tài chủ đề mới. Viết về đề tài miền núi các nhà văn nhƣ Tô Hoài đã tạo ra cô Mị, A phủ trong con đƣờng giải phóng mình tìm đến với ánh sáng của cách mạng. Nguyễn Trung Thành sáng tạo nên hình tƣợng Tnú – một anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên tuy chịu nhiều đau thƣơng nhƣng luôn lấy đó là động lực là niềm tin để cầm súng chiến đấu bảo vệ khoảng trời bình yên cho buôn làng mình, quê hƣơng mình. Viết về đề tài nông thôn, nhân vật của Nam Cao từ một anh Chí hiền lành đến một Chí Phèo, một tên quỷ dữ chỉ cách nhau một cánh cửa. Ngô Tất Tố lại có một chị Dậu vì món nợ sƣu thuế mà bán chó, đợ con cho nhà Nghị Quế. Tóm lại, nhân vật không chỉ phản ánh đƣợc đặc trƣng xã hội mà còn là “chìa khóa” dẫn ngƣời đọc từng bƣớc khám phá thế giới đó. Đồng thời giúp cho nhà văn mở rộng đề tài, mở rộng hiện thực với những với những cảm 14 thức mới trong sáng tác. Biểu hiện tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của nhà văn về con ngƣời Nhân vật chính là chiếc xe trở hết những tâm tƣ, tình cảm, thái độ của nhà văn tới ngƣời đọc, là “đứa con tinh thần” của tác giả, thông qua sự tiếp cận với đứa con đó ngƣời đọc sẽ không ngừng đƣợc cảm nhận những tâm tình, quan điểm, thái độ của tác giả về những vấn đề trên nhiều góc nhìn khác nhau. Qua truyện ngắn Giăng sáng, Nam Cao đã thông qua nhân vật Điền để phản ánh cuộc sống của một “giáo khổ trƣờng tƣ”, đồng thời thể hiện quan điểm của nhà văn về nghệ thuật, về văn chƣơng. Theo Nam Cao nghệ thuật cũng giống nhƣ ánh trăng thơ mộng, huyền ảo “nó làm đẹp ra những cái thực ra chỉ là tầm thƣờng xấu xí”, “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”. Với các nhân vật trong đề tài ngƣời nông dân Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám, chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), Pha (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan) không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn thể hiện lòng cảm thƣơng, tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn dành cho ngƣời nông dân bị đẩy đến sự bần cùng. Nhƣ vậy, nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học, nhân vật là phƣơng tiện, công cụ thể hiện nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật của tác giả. Là cái nhìn của tác giả về cuộc đời và số phận con ngƣời, những vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Phần đa, các nhân vật đƣợc tác giả khai sinh đều ẩn chứa sẵn một ý đồ của tác giả, chỉ chờ ngƣời đọc tới khám phá, mở ra những điều bí ẩn mà tác giả gửi gắm bằng cách khám phá từng câu từ, cấu tứ nghệ thuật để giải mã chúng. 1.1.2.2. Phân loại nhân vật văn học Phân loại nhân vật khá phức tạp và nhiều nhà nghiên cứu đã có những quan điểm phân chia khác nhau về nhân vật văn học. Ngƣời viết đã phân loại nhân vật văn học dựa vào các tiêu chí nhƣ: kết cấu tác phẩm, ý thức hệ, cấu trúc nhân vật. 15 a. Phân loại nhân vật văn học theo kết cấu tác phẩm. Trong tác phẩm văn học thƣờng có một hoặc nhiều nhân vật. Đặc biệt các nhân vật văn học trong kịch và các tác phẩm tự sự thƣờng nhiều. Và không phải tất cả mọi nhân vật văn học đều có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau trong tác phẩm. Phân loại nhân vật theo kết cấu tác phẩm bao gồm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con ngƣời liên can đến các sự kiện chủ yếu tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Chẳng hạn nhân vật chính trong Tryện Kiều là Thúy Kiều, trong truyện cổ tích Tấm Cám nhân vật chính là Tấm và Cám. Truyện ngắn Chí Phèo đã từng đƣợc gọi Đôi lứa xứng đôi ngụ ý cho rằng không chỉ có Chí Phèo là nhân vật chính mà có cả thị Nở, tuy Bá Kiến không đƣợc nhắc đến trong nhan đề những cũng là nhân vật chính. Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân bao gồm một hệ thống nhân vật phức tạp tuy nhiên chỉ có bốn nhân vật chính là bốn thầy trò Đƣờng Tăng: Tôn Ngộ Không, Đƣờng Tam Tạng, Trƣ Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh. Thủy Hử của Thi Nại Am có hơn 400 nhân vật, số lƣợng nhân vật chính lên đến hàng chục. Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi gồm hơn 570 nhân vật, nhân vật chính lên tới 21, nhân vật chính cũng đƣợc khắc họa đầy đặn hơn, nhiều khía cạnh từ tiểu sử, sự kiện trong đời, tập chung thể hiện đề tài, chủ đề tác phẩm… Nhân vật trung tâm là nhân vật xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, từ đấu tới cuối phục vụ một ý nghĩa nào đó. Xung quanh nhân vật trung tâm là những sự kiện và các nhân vật khác, tập tụ nhiều mẫu thuẫn lớn, các vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ví dụ trong Tội ác và hình phạt của Dostoievsky nhân vật trung tâm là Raskolnikov, nhân vật đã xuất hiện xuyên suốt trong tiểu thuyết trong quá trình hình thành tƣ tƣởng tội ác – thực hiện tội ác – trừng phạt. Trong kịch Hăm lét, Hăm lét là nhân vật trung tâm, ở các tác phẩm lớn nhân vật trung tâm có số lƣợng nhiều hơn, trong Tam quốc diễn nghĩa có 16 nhiều hơn một bao gồm: Lƣu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lƣợng, Quan Công, Trƣơng Phi. Hay nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, là một nhân vật đại diện cho lớp ngƣời vào sinh ra tử trong chiến tranh, bom ngừng rơi, súng ngừng nổ họ trở về với cuộc sống thƣờng ngày nhƣng lại không thể hòa nhập vào guồng sống hòa bình mà thành kẻ cô độc luôn ám ảnh bởi quá khứ. Nhân vật phụ là loại nhân vật mang những tình tiết, sự kiện, tƣ tƣởng mang tính phụ trợ và bổ sung. Nhân vật phụ thƣờng có nhân vật phụ tính cách và nhân vật phụ tình tiết, tuy không xuất hiện nhiều xuyên suốt nhƣng cũng không thể coi nhẹ. Nhiều khi còn là điểm mấu chốt đƣa tƣ tƣởng của tác phẩm lên đỉnh cao. Chẳng hạn, trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, nhân vật Mị Nƣơng là nhân vật phụ nhƣng lại chính là gốc dễ, nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hay nhân vật “thằng bán tơ” trong Truyện kiều, nếu không có nhân vật này sẽ không dẫn đến tai họa cho gia đình nàng Kiều và nàng sẽ không phải bán thân, không phải chia li cùng chàng Kim.... b. Phân loại nhân vật theo ý thức hệ Theo phƣơng diện về tƣ tƣởng, giá trị, nhân vật đƣợc chia làm hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Sự phân chia thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện thƣờng gắn với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, trên cơ sở đối lập về tƣ tƣởng và lý tƣởng sống. Nhân vật chính diện là kiểu nhân vật mang quan niệm, quan điểm tƣ tƣởng, suy nghĩ hành động theo chuẩn mực đạo đức của thời đại, có lí tƣởng cao đẹp với cộng đồng, xã hội. Những tác phẩm này nhằm mục đích nêu gƣơng, ngợi ca những con ngƣời mang phẩm chất cao đẹp của thời đại. Họ dám chống lại kẻ nắm quyền, chống lại các thế lực tà đạo, bảo vệ công lý và bình đẳng. Ngƣợc lại nhân vật phản diện là kiểu nhân vật mang những lí tƣởng sống lệch lạc, cá nhân, phẩm chất xấu xa, làm trái đạo lý, đạo đức của thời đại đó. Chẳng hạn trong Truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm là nhân vật chính diện luôn sống hiền lành yêu thƣơng nhƣờng nhịn, có một sức sống mạnh mẽ 17 để vƣợt qua các tai họa do mẹ con Cám gây ra. Còn mẹ con dì ghẻ lại ác độc không chỉ hành hạ Cám, cƣớp ngôi vị Hoàng hậu mà còn nhiều lần tìm cách tiêu diệt sự sống của Tấm. Việc phân biệt giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có khi rất tách bạch nhƣng cũng có khi khá mơ hồ phức tạp. Trong sử thi Chàng Đăm Săn, Đăm Săn đƣợc xây dựng là một tộc trƣởng tài ba khác ngƣời luôn luôn chiến đấu vì buôn làng của mình. Cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu là một cô gái vừa xinh đẹp lại dũng cảm, cô xinh đẹp đến từng bƣớc đi lại thông minh sắc xảo. Về nhân vật phản diện, tên Harpagon là một gã giàu có, góa vợ nổi bật lên là thói hà tiện, hám vàng trong vở kịch Lão hà tiện của Molière. Kẻ lừa gạt, giả dối nhƣ Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh là kẻ miệng lƣỡi, lừa lọc, vì phú quý lợi lộc mà sẵn sàng ra tay hãm hại ngƣời khác, y hết lần này tới lần khác đi cƣớp công của Thạch Sanh. Tuy nhiên trong văn học lại có nhiều nhân vật khó xác định là nhân vật chính diện hay phản diện nhƣ Raskolnokov trong Tội ác và hình phạt, anh ta vốn từng có một tấm lòng khoan dung, nhân đạo nhƣng lại lại cho rằng những ngƣời nghèo khổ mà anh ta thƣơng hại là những kẻ tầm thƣờng chỉ là vật hi sinh của những ngƣời phi thƣờng. Cùng một lúc Raskolnikov giết hai ngƣời phụ nữ trong tiệm cầm đồ, những cũng chính anh ta đã cứu hai đứa trẻ, đã định lấy một ngƣời phụ nữ què làm vợ. Don Quyxote là một quý tộc nghèo điên rồ vì những cuốn truyện hiệp sĩ, nhân vật đƣợc M.Cervantes xây dựng nhằm mục đích giễu nhại thể loại truyện hiệp sĩ ảo tƣởng, đầy tai hại mà độc giả lại si mê đến điên cuồng trong một thời kỳ văn học Tây Ban Nha. Tuy nhiên Don Quyxote lại ẩn chứa những đức tính tốt đẹp, lý tƣởng cao cả về một thế giới tƣơi đẹp không còn những bất công ác độc, chàng hiệp sĩ đầy lòng dũng cảm mà một ngƣời bình thƣờng nhƣ giám mã Sancho Panza không bao giờ có bản lĩnh làm đƣợc... Trong văn học Việt Nam từ xa xƣa đã có sự phân biệt nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học cổ nhƣ cổ tích, truyền thuyết, sử thi khi tƣ duy con ngƣời còn đơn sơ sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng