Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguy cơ té ngã và yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa...

Tài liệu Nguy cơ té ngã và yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa

.PDF
85
5
101

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGUYỄN HOÀI NGÂN NGUY CƠ TÉ NGÃ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐƢỜNG TIÊU HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGUYỄN HOÀI NGÂN NGUY CƠ TÉ NGÃ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐƢỜNG TIÊU HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÝ VĂN XUÂN GS.TS. FAYE HUMMEL THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . U . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kz công trình nào khác. Ký tên NGUYỄN HOÀI NGÂN . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ...................................... iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Định nghĩa té ngã .................................................................................... 4 1.2. Té ngã của người bệnh tại bệnh viện...................................................... 4 1.3. Các nghiên cứu về tình trạng té ngã sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan.............................................................................................................. 11 1.4. Công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins............................................... 11 1.5. Phòng ngừa té ngã ................................................................................ 14 1.6. Mô hình học thuyết Neuman ................................................................ 15 1.7. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 18 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 19 2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 19 2.4. Cỡ mẫu.................................................................................................. 19 2.5. Kỹ thuật chọn mẫu................................................................................ 19 2.6. Các biến số và định nghĩa biến số ........................................................ 20 2.7. Thu thập số liệu. ................................................................................... 25 2.8. Xử lý và phân tích số liệu. .................................................................... 25 2.9. Kiểm soát sai lệch ................................................................................. 26 . . 2.10. Y đức trong nghiên cứu. ..................................................................... 26 2.11. Tính ứng dụng của nghiên cứu ........................................................... 26 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 27 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................... 27 3.2. Đặc điểm về bệnh đi kèm và đặc điểm phẫu thuật ............................. 28 3.3. Nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật .................................. 31 3.4. Các yếu tố liên quan đến té ngã .......................................................... 31 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 41 4. 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 41 4.2. Nguy cơ té ngã ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa .............. 42 4.3. Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với các yếu tố liên quan................ 44 4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ......................................................... 51 KẾT LUẬN .................................................................................................... 52 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 523 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 . . BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Số thứ tự Tiếng Anh American 1 Diabetes Association American 2 Socociety of Anesthesiologists 3 4 Body Mass Index đường Hoa Kỳ Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ Chỉ số khối cơ thể Ủy ban Liên kết International Quốc tế 5 recovery after surgery 7 Hiệp hội Đái tháo Joint Commission Enhanced 6 Tiếng Việt National Health Service's . ADA ASA BMI JCI Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu ERAS thuật Ủy ban Dịch vụ sức khỏe Quốc NHS gia Subjective global Đánh giá tổng thể 8 Viết tắt assessment chủ quan World Health Tổ chức Y tế Thế Organization giới SGA WHO . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm về dân số ........................................................................ 27 Bảng 3.2: Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI .................... 28 Bảng 3.3: Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp .................................................... 28 Bảng 3.4: Đặc điểm về bệnh đái tháo đường .................................................. 29 Bảng 3.5: Đặc điểm về bệnh lý phẫu thuật .................................................... 29 Bảng 3.6: Đặc điểm về phân loại phẫu thuật ................................................. 30 Bảng 3.7: Đặc điểm về tình trạng thể chất theo phân loại ASA ..................... 30 Bảng 3.8: Nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật .............................. 31 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với giới tính ........................... 31 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với nhóm tuổi ...................... 32 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI ...................................................................................................... 33 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với bệnh tăng huyết áp ........ 34 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với bệnh đái tháo đường ...... 34 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với bệnh lý phẫu thuật ......... 35 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với loại phẫu thuật ............... 36 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với tình trạng thể chất theo phân loại ASA ................................................................................................ 37 Bảng 3.17: Phân tích hồi quy đa biến nguy cơ té ngã với các yếu tố liên quan 38 . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.6: Khung nghiên cứu .......................................................................... 17 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.2.1: Nguy cơ té ngã ở người bệnh so sánh với các nghiên cứu khác ......................................................................................................................... 43 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại các cơ sở y tế là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ an toàn cho người bệnh trong bệnh viện [3], đồng thời Ủy ban Liên kết Quốc tế (Joint Commission International – JCI) đã đưa vấn đề an toàn té ngã của người bệnh vào một trong sáu mục tiêu quốc tế về an toàn người bệnh [36]. Té ngã còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do thương tích không chủ ý với ước tính mỗi năm khoảng 646.000 trường hợp [76]. Các trường hợp tử vong liên quan đến té ngã tại các nước thu nhập thấp và trung bình chiếm hơn 80%, riêng các khu vực ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á chiếm khoảng 60% số ca [76]. Mặt khác, té ngã cũng dẫn đến rất nhiều hậu quả cho cả người bệnh cũng như ngành y tế, trong đó các chấn thương liên quan đến té ngã chiếm từ 10% đến 50%. Các chấn thương có thể nhẹ như bầm da hay trầy xước nhưng cũng có thể trầm trọng như gãy xương [28], [33], [65]. Các chấn thương này làm gia tăng chi phí tài chính, ước tính chi phí y tế cho chăm sóc do té ngã trong một năm là hơn 31 tỷ đô la [76]. Hơn nữa, té ngã có thể dẫn đến người bệnh hạn chế hoạt động hàng ngày do tâm lý sợ té ngã lần nữa [55], [82]; kéo dài thời gian nằm viện [53],[75]. Phẫu thuật là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ngã của người bệnh tại bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh té ngã sau phẫu thuật dao động từ 0,9% đến 4% [40]. Mặc dù có khá ít nghiên cứu về nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa nhưng kết quả nghiên cứu của Victor năm 2017 cho thấy tỷ lệ té ngã ở nhóm người bệnh này tương đối cao với 28,6% [72]. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật như giới tính, tuổi tác, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, ung . . thư và tình trạng hậu phẫu, tình trạng thể chất người bệnh sau gây mê theo phân loại của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (American Socociety of Anesthesiologists – ASA) [11], [43], [46], [59]. Hiện nay tại Việt Nam chưa có thống kê rõ ràng của một tổ chức y tế nào về tỷ lệ té ngã, tuy nhiên theo báo cáo của Ủy ban an toàn vào năm 2003 thì sự cố tai nạn té ngã dẫn đến tử vong chiếm thứ hạng cao trong danh mục các sự cố thường gặp, chiếm khoảng 4,6% [4]. Gần đây có nhiều nghiên cứu về nguy cơ té ngã nhưng tại tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Becamex chưa có nghiên cứu nào về nguy cơ té ngã sau phẫu thuật, đặc biệt là té ngã sau phẫu thuật đường tiêu hóa ở người bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nguy cơ té ngã và yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hoá” nhằm xác định nguy cơ cũng như các yếu tố liên quan đến té ngã của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa, từ đó cung cấp thông tin để bệnh viện có kế hoạch tăng cường phòng chống té ngã tại bệnh viện, cũng như đưa ra một cảnh báo về các đối tượng nguy cơ cao giúp các nhân viên y tế nâng cao phòng ngừa té ngã cho các đối tượng này. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỷ lệ nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Becamex. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Becamex. . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa té ngã Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), té ngã được định nghĩa là tình huống một người chạm xuống sàn nhà hoặc một mặt phẳng thấp hơn không có chủ ý [76]. Định nghĩa này được sử dụng ngay cả khi té ngã không dẫn đến chấn thương hoặc suy yếu sức khỏe [77]. 1.2. Té ngã của ngƣời bệnh tại bệnh viện 1.2.1. Dịch tễ học Theo báo cáo của Ủy ban Dịch vụ sức khỏe Quốc gia (National Health Service's – NHS), từ năm 2015 đến năm 2016 có khoảng 204.269 người bệnh nội trú té ngã [57]. Trong những nghiên cứu khác tỷ lệ người bệnh té ngã dao động từ 0,29% đến 1,3% lần ngã mỗi ngày [54], [74]. Trong giai đoạn 2006 đến 2013, tỷ lệ té ngã tại các bệnh viện ở Đức là 3,9% [42]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về té ngã. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban an toàn vào năm 2003 thì sự cố tai nạn té ngã dẫn đến tử vong chiếm thứ hạng cao trong danh mục các sự cố thường gặp, chiếm khoảng 4,6% [4]. Trong một báo cáo tại bệnh viện Trưng Vương, tỷ lệ té ngã chiếm khoảng 5% trong số các sự cố y khoa được báo cáo [5]. Nghiên cứu của Vũ Ngô Thanh Huyền, năm 2019, cho thấy 64,2 % người bệnh cao tuổi tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ té ngã cao [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Công sử dụng thang đo đánh giá nguy cơ té ngã Johns Hopkins cho thấy có 27,4% người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất có nguy cơ té ngã cao [6]. 1.2.2. Hậu quả của té ngã Té ngã gây ra nhiều vấn đề về cả sức khỏe, tâm lý cũng như tài chính cho người bệnh. . . Chấn thương là một trong những hậu quả của té ngã. Tình trạng chấn thương có thể đơn giản từ những vết trầy xước da, tuy nhiên một số trường hợp phức tạp có thể dẫn đến chấn thương nặng như gãy xương [9], [28], [65], [67]. Theo một nghiên cứu tại Viện dưỡng lão ở Đức trong giai đoạn từ 2006 - 2013, có 8,8% người bệnh té ngã trong bệnh viện bị gãy xương [42]. Hơn nữa, té ngã có thể dẫn đến hạn chế hoạt động hàng ngày do tâm lý sợ ngã lần nữa [55], [82], kéo dài thời gian nằm viện [14] và gia tăng chi phí tài chính [53],[75]. Trong một nghiên cứu đã cho thấy những người bệnh bị té ngã có chi phí gia tăng thêm 13.316 đô la và nằm lâu thêm 6,3 ngày so với người không bị ngã [75]. Một nghiên cứu trên tất cả bệnh nhân bị chấn thương liên quan đến ngã nhập viện tại 6 bệnh viện ở Úc cho thấy thời gian nằm viện tăng trung bình 4 ngày so với những người bị ngã mà không bị thương, và phải chi thêm trung bình khoảng 4727 đô la [53]. 1.2.3. Các yếu tố nguy cơ té ngã 1.2.3.1. Tuổi và giới tính Tuổi là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ té ngã của người bệnh. Nguy cơ té ngã tăng dần theo tuổi [49]. Người bệnh lão hóa các chức năng trong cơ thể cũng suy giảm dễ dẫn đến té ngã hơn. Ở những người trên 80 tuổi nguy cơ té ngã tăng gấp đôi [17]. Nghiên cứu của Stina Ek cũng cho thấy tuổi càng gia tăng thì nguy cơ té ngã sẽ càng gia tăng[68]. Trong nghiên cứu của Remor và cộng sự, những người bệnh cao tuổi cần sự trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày có nguy cơ té ngã tăng gấp 14 lần [62]. Mặt khác, ở những người trên 65 tuổi thì phụ nữ có nguy cơ té ngã và chấn thương liên quan đến té ngã cao hơn nam giới [64]. Một nghiên cứu ở Mỹ về sự khác biệt trong té ngã không gây tử vong giữa hai giới, cho thấy tỷ lệ ở phụ nữ cao hơn khoảng 40 - 60% so với nam giới [58]. Nguy cơ nhập viện vì chấn thương do ngã ở nữ cao hơn từ 1,8 đến 2,3 lần [21], [69]. . . Hơn nữa, tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ cao hơn nam giới đến 2,2 lần [69]. Trong nghiên cứu của Vicky C. Chang và Minh T. Do cho thấy tỷ lệ té ngã ở phụ nữ cao hơn hẳn nam giới với 22,4% ở nữ so với 17,3% ở nam [16]. Một yếu tố sinh học góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương của phụ nữ là khối lượng xương của họ giảm nhanh hơn so với nam giới, đặc biệt là trong 5 năm sau khi mãn kinh. Phụ nữ được biết là có nguy cơ cao bị chấn thương liên quan đến té ngã do tỷ lệ loãng xương cao hơn, khiến họ có nhiều khả năng bị gãy xương nghiêm trọng do ngã [66]. 1.2.3.2. Chỉ số khối của cơ thể BMI (Body Mass Index) BMI là chỉ số được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người được mô tả dưới dạng thể trọng theo chiều cao và cho phép so sánh cho cả hai giới tính do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 [24]. BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m2) Phân loại:Theo Tổ chức Y tế Thế giới 2004 dành cho người lớn châu Á [78]: - Béo phì: ≥25 - Thừa cân: 23-24,9 - Bình thường: 18,5-22,9 - Suy dinh dưỡng : < 18,5 - Suy dinh dưỡng nặng: <16 Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng đến nguy cơ té ngã của người bệnh. Suy dinh dưỡng gây tăng gấp 3 lần nguy cơ té ngã. Chỉ số khối cơ thể thấp cũng làm tăng nguy cơ chấn thương vì làm giảm tính đệm của cơ bắp và mô dưới da. Chỉ số khối cơ thể thấp có liên quan đến tăng nguy cơ té ngã[15]. Trọng lượng cơ thể thấp và giảm cân không chủ ý do suy dinh dưỡng là . . một vấn đề đặc biệt đối với người già, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Giảm cân và chỉ số khối cơ thể thấp có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương liên quan đến ngã [27]. Một nghiên cứu cho thấy giảm cân tự nguyện ở phụ nữ lớn tuổi béo phì làm tăng nguy cơ mất xương ở hông và có liên quan đến nguy cơ gãy xương hông tăng gấp hai lần [25]. Siliva và cộng sự đã cho thấy những người bị béo phì có nguy cơ té ngã là 30% trong khi những người bình thường là 20% [56]. 1.2.3.3. Tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003 và của Bộ Y Tế, người được gọi là tăng huyết áp khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: trị số trung bình của huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90mmHg, trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [2], [79]. Những người bệnh bị tăng huyết áp có nguy cơ té ngã cao hơn những người không bị tăng huyết áp [38]. Tác giả Mata cũng tìm thấy rằng đối với những người bệnh bị tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ té ngã ở những người bệnh phẫu thuật [46]. Đồng thời năm 2015, trong nghiên cứu về các nguy cơ té ngã ở người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu, tác giả Victor cũng tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng các loại thuốc hạ áp sẽ làm tăng nguy cơ té ngã [73]. Một nghiên cứu khác trên những người cao tuổi cũng tìm được mối liên quan giữa nguy cơ té ngã với tình trạng tăng huyết áp [17]. 1.2.3.4. Đái tháo đƣờng Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose máu, nguyên nhân chính do sự thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn đường, đạm, chất béo và các chất khoáng [8]. . . Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association ADA) năm 2014, người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường khi có một trong những tiêu chuẩn sau [12]: - Đường máu bất kỳ ≥11,1 mmol/L (≥200mg/dL) và có các triệu chứng lâm sàng. - Đường máu lúc đói ≥ 7mmol/L (≥126 mg/dL), người bệnh đã nhịn đói ít nhất 8 giờ (thời gian nhịn đói từ 8 đến 14 giờ) và người bệnh phải được xét nghiệm ít nhất 2 lần. - Đường máu sau nghiệm pháp dung nạp Glucose ≥11,1 mmol/L (≥200mg/dL). - HbA1C >6,5%. Người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người sử dụng insulin, có nguy cơ bị ngã nặng phải nhập viện hơn so với những người không mắc bệnh đái tháo đường. Trong số những người mắc bệnh đái tháo đường, kiểm soát đường huyết kém có thể làm tăng nguy cơ bị ngã [81]. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường bị tăng nguy cơ té ngã. Dữ liệu cắt ngang từ khảo sát kiểm tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia lần thứ ba chỉ ra rằng trong số những người từ 60 tuổi trở lên, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị ngã cao gấp 1,6 lần so với năm trước đó và có khả năng bị chấn thương liên quan đến té ngã gấp đôi so với phụ nữ không bị đái tháo đường [30]. Một cuộc khảo sát của người Mỹ gốc Phi cho thấy nguy cơ té ngã và té ngã tăng gấp 2,5 lần với những người bị đái tháo đường so với những người không mắc bệnh đái tháo đường [50]. Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nhiều khả năng có các yếu tố nguy cơ khác đối với té ngã. Một nghiên cứu về phụ nữ có BMI thấp cho thấy bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể là một yếu tố bảo vệ bằng cách chống lại nguy cơ loãng xương [39]. . . 1.2.3.5. Phân loại phẫu thuật Theo thông tư số 50/2014/TT-BYT năm 2014 của Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật [1], phẫu thuật được phân làm 4 loại:  Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.  Phẫu thuật, thủ thuật loại 1 Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.  Phẫu thuật, thủ thuật loại 2 Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.  Phẫu thuật, thủ thuật loại 3 . . Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại 2. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn. 1.2.3.6. Tình trạng thể chất đƣợc phân loại theo ASA Hệ thống phân loại tình trạng vật lý của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (ASA) đã được phát triển để cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng một phân loại đơn giản về tình trạng sinh lý của người bệnh có thể hữu ích trong việc dự đoán nguy cơ phẫu thuật [22]. Các bác sĩ gây mê sử dụng thang đo này để chỉ ra sức khỏe trước phẫu thuật để giúp quyết định xem người bệnh có nên phẫu thuật hay không. Để dự đoán rủi ro phẫu thuật, các yếu tố khác cần xem xét bao gồm: tuổi tác, bệnh đi kèm, mức độ và thời gian của thủ tục phẫu thuật, kế hoạch kỹ thuật gây mê, thời gian phẫu thuật, thiết bị có sẵn, các sản phẩm máu cần thiết, thuốc, cấy ghép cần thiết. Do đó, tình trạng thể chất phân loại theo ASA được chia thành 6 loại [22]:  ASA 1: Người bệnh có sức khoẻ tốt.  ASA 2: Người bệnh có kèm theo bệnh của một cơ quan ở mức độ trung bình.  ASA 3: Một người bệnh mắc bệnh toàn thân nghiêm trọng không nguy hiểm đến tính mạng.  ASA 4: Một người bệnh mắc một bệnh hệ thống nghiêm trọng là mối đe dọa thường trực đối với sự sống.  ASA 5: Người bệnh có thể chết trên bàn mổ, cuộc sống của người bệnh kéo dài không quá 24 giờ nếu không can thiệp phẫu thuật. . .  ASA 6: Một người bệnh chết não có nội tạng đang được cắt bỏ với ý định cấy ghép chúng vào một người bệnh khác. Nghiên cứu của Church và cộng sự đã cho thấy có mối liên quan giữa té ngã sau phẫu thuật ở những người bệnh nam và tình trạng thể chất của người bệnh có phân loại từ 3 trở lên [18]. 1.3. Các nghiên cứu về tình trạng té ngã sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan Nghiên cứu ở người béo phì cho thấy tuổi, sự phụ thuộc chức năng, nồng độ albumin thấp và tình trạng thể chất được phân loại theo ASA là những yếu tố liên quan đến té ngã trong một nghiên cứu hồi cứu trong 5 năm tại Hoa Kỳ [18]. Trong một nghiên cứu khác ở Brazil với tỷ lệ ngã là 86,25%, cho thấy tiền sử té ngã, tình trạng hậu phẫu, việc sử dụng các loại thuốc an thần và thuốc hạ huyết áp là các yếu tố dẫn đến tăng nguy cơ té ngã [73]. Một nghiên cứu trên 257 người bệnh trưởng thành tại một bệnh viện ở bang Minas Gerais, Brazil cho thấy có 35,4% người bệnh có nguy cơ té ngã cao. Trong đó các yếu tố tuổi, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường có liên quan tích cực với nguy cơ té ngã cao, trong khi ung thư liên quan đến nguy cơ té ngã vừa phải và mức độ phục hồi phẫu thuật tỷ lệ nghịch với nguy cơ té ngã [46]. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu khảo sát nào về nguy cơ té ngã của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa cũng như khảo sát các yếu tố liên quan. 1.4. Công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins Công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins là bộ công cụ đánh giá nguy cơ té ngã của Bệnh viện Johns Hopkins được sử dụng và phát triển áp dụng ở nhiều bệnh viện trên thế giới [60],[61]. Bộ công cụ này dựa trên các tiêu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất