Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Người tình sputnik của haruki murakami từ góc nhìn biểu tượng nghệ thuật...

Tài liệu Người tình sputnik của haruki murakami từ góc nhìn biểu tượng nghệ thuật

.PDF
101
1
110

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HOÀNG VĂN CHƯỜNG NGƯỜI TÌNH SPUTNIK CỦA HARUKI MURAKAMI TỪ GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HOÀNG VĂN CHƯỜNG NGƯỜI TÌNH SPUTNIK CỦA HARUKI MURAKAMI TỪ GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Thu Hằng Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Phú Thọ, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Văn Chƣờng ii LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn và góp ý của TS. Đào Thị Thu Hằng. Em xin gửi lời biết ơn chân thành với sự hƣớng dẫn tận tình của cô giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo, Khoa Khoa học xã hội - Nhân văn - Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn các học viên lớp Thạc sĩ Lí luận văn học khóa 1, giúp chúng em hoàn thành chƣơng trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp tại Trƣờng THCS Văn Lang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Dù đã rất cố gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn. Phú Thọ, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Văn Chƣờng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu:.............................................................................. 9 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC PHẨM CỦA MURAKAMI ................................................................... 11 1.1. Khái niệm biểu tƣợng ............................................................................... 11 1.2. Biểu tƣợng nghệ thuật .............................................................................. 15 1.3. Về biểu tƣợng trong Người tình Sputnik .................................................. 18 CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI TÌNH SPUTNIK – SỨC HẤP DẪN KÌ BÍ CỦA TÁC PHẨM ...................... 22 2.1. Vệ tinh Sputnik và sự mất tích – biểu tƣợng mang tính định hƣớng........... 22 2.2. Hệ thống biểu tƣợng về nhân vật ............................................................. 24 2.2.1. Biểu tƣợng Sumire đồng tính ................................................................ 25 2.2.2. Biểu tƣợng nhân vật “tôi” – thầy giáo .................................................. 36 2.2.3. Biểu tƣợng Miu - ngƣời phụ nữ kinh doanh rƣợu - và biểu tƣợng rƣợu ......48 2.2.4. Biểu tƣợng nhà văn ............................................................................... 52 2.3. Biểu tƣợng là sự vật, sự việc, hiện tƣợng ................................................ 53 2.3.1. Biểu tƣợng mối tình đơn phƣơng của Sumire với Miu ......................... 53 2.3.2. Biểu tƣợng tình bạn kì lạ giữa “tôi” và Sumire .................................... 54 iv 2.3.3. Biểu tƣợng sex....................................................................................... 56 2.3.4. Biểu tƣợng nƣớc .................................................................................... 59 2.3.5. Biểu tƣợng giếng cạn ............................................................................ 61 2.3.6. Biểu tƣợng hòn đảo ở Hi Lạp................................................................ 64 2.3.7. Biểu tƣợng hai tài liệu của Sumire để lại trong đĩa mềm ..................... 65 2.3.8. Biểu tƣợng ban nhạc bí ẩn trên hòn đảo ở Hi Lạp ................................ 68 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG NGƯỜI TÌNH SPUTNIK – PHƢƠNG THỨC NHƢ LÀ TƢ TƢỞNG ....................... 71 3.1. Thực tại và huyền ảo đan xen .................................................................. 71 3.2. Tạo biểu tƣợng đa nghĩa và con ngƣời đa ngã ......................................... 75 3.3. Điểm nhìn trần thuật từ nhân vật “tôi” ..................................................... 81 3.4. Cốt truyện kép .......................................................................................... 83 3.5. Lối kể chuyện hóm hỉnh, hài hƣớc........................................................... 84 PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những con đƣờng để tiếp cận thế giới nghệ thuật tác phẩm văn học là khám phá các biểu tƣợng nghệ thuật của tác phẩm. Có thể nói đây là một trong những con đƣờng quan trọng nhất để đi vào tác phẩm. Mỗi tác phẩm đều có hệ thống hình tƣợng, biểu tƣợng nghệ thuật tạo thành thế giới nghệ thuật độc đáo của riêng mình. Việc khám phá thế giới biểu tƣợng nghệ thuật của tác phẩm luôn là thao tác thú vị nhất để đi vào tìm hiểu những tƣ tƣởng mà nhà văn muốn thể hiện. Haruki Muarakami là một hiện tƣợng văn học thú vị của Nhật Bản, có thể nói, ông là nhà văn đại diện cho thời đại của nền văn học xứ sở “mặt trời mọc”. Tên tuổi của ông cũng đã vƣợt qua biên giới của Nhật Bản và trở thành quen thuộc với bạn đọc trên khắp thế giới. Nhắc đến Haruki Muarakami, bạn đọc thƣờng nhớ đến một tiểu thuyết gia hiện đại mà tên tuổi đã gắn với những kiệt tác đã làm “chấn động” văn đàn thế giới trong những năm qua: Rừng NaUy, Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik… Nghệ thuật sử dụng biểu tượng là một trong những điều làm nên sự bí ẩn, sức hấp dẫn trong tiểu thuyết của Haruki Muarakami. Phƣơng tiện nghệ thuật hiệu quả này đã giúp nhà văn chuyển tải thông điệp giàu giá trị đến độc giả. Khám phá hệ thống biểu tƣợng văn hóa trong tiểu thuyết Haruki Muarakami là giải mã thế giới đa nghĩa, siêu thực, giàu tính ẩn dụ của nhân loại, và góp phần hiểu thêm về nghệ thuật tiểu thuyết bậc thầy của Haruki Murakami - tác gia đƣơng đại nổi tiếng Nhật Bản và thế giới. Con ngƣời tƣ duy bằng biểu tƣợng, truyền đạt thông điệp qua biểu tƣợng. Biểu tƣợng là một loại siêu ngôn ngữ, có sức khái quát sâu rộng đời sống xã hội và tinh thần con ngƣời. Ngày nay, biểu tƣợng đã trở thành 2 phƣơng tiện biểu đạt của hầu hết các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học. Biểu tƣợng trong đời sống văn hóa, văn học diễn tả những chân lý, những tƣ tƣởng sâu xa của con ngƣời. Những biểu tƣợng này đã nhiều lần thay đổi, có thể do một tiến trình cấu tạo có ý thức, và trở thành những hình ảnh tập thể đƣợc các xã hội văn minh chấp nhận. Trải qua quá trình phát triển của tri thức và tƣ duy con ngƣời, nhiều biểu tƣợng đã biểu đạt đƣợc những chân lí vĩnh hằng mà cả loài ngƣời chấp nhận. Cùng với đó là hệ thống biểu tƣợng phong phú gắn với từng nề văn hóa của các dân tộc. Khám phá thế giới biểu tƣợng chính là con đƣờng đi tìm những chân lí bí ẩn, sâu thẳm, huyền ảo mà rất chân thực trong Người tình Sputnik của Haruki Muarakami. Hơn nữa, thao tác tiếp nhận này sẽ là sự kế thừa hoàn hảo thành quả tiếp nhận những kiệt tác khác về cả tiểu thuyết cũng nhƣ truyện ngắn của ông. Đây là dịp để chúng ta có thêm những sự trau dồi lí thuyết và đƣa lí thuyết về biểu tƣợng vào quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới đƣơng đại – những tác phẩm rất giàu biểu tƣợng. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài cho luận văn là: “Người tình Sputnik” của Haruki Murakami từ góc nhìn biểu tượng nghệ thuật. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu chung về sáng tác của Haruki Murakami 2.1.1. Tình hình nghiên cứu về Haruki Murakami ở nƣớc ngoài Vấn đề nghiên cứu về Haruki Murakami và các sáng tác của ông ở nƣớc ngoài khá phong phú, đa dạng và sôi nổi. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định những sáng tác của Haruki Murakami đã thể hiện tài năng kể chuyện, nghệ thuật tự sự bậc thầy của ông. Giáo sƣ Numano, giảng viên Văn học Đại học Tokyo, trong bài thuyết trình Thế giới thơ và tiểu thuyết từ “Truyện Genji” đến Murakami Haruki đã nêu lên năm lí do chính khiến tiểu thuyết Murakami đƣợc ƣa chuộng trên 3 khắp thế giới, trong đó, ông đã nhấn mạnh đến hai yếu tố đó là văn phong trau chuốt, điêu luyện; và cốt truyện cấu tứ khéo léo [51]. Bài viết Haruki Murakami tìm lối đi mới trong “Sau nửa đêm” của tác giả Rattanavong Sanaphay, giới thiệu cuốn tiểu thuyết Sau nửa đêm cũng đề cập đến lối viết “khó nắm bắt” của Murakami và cho rằng đó là lối viết “không thuộc một thể loại nào”. Tác giả khẳng định: “Lối viết của ông đƣợc đánh giá là trần trụi, táo bạo, sáng tạo, lãng mạn, hấp dẫn, hoài cổ; còn nghệ thuật kể chuyện của ông đƣợc xếp vào loại bậc thầy” [59]. Will Slocombe trong bài Haruki Murakami và đạo đức của sự thông dịch lại chú ý đến cách sử dụng ngôi kể thứ nhất trong nghệ thuật kể chuyện của Haruki Murakami. Ông cho rằng, sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôi kể thứ nhất của Haruki Murakami đã tạo nên nhiều sự khác biệt, sự cách tân so với các tác giả khác, nó góp phần quan trọng vào việc xóa đi sự khác biệt trong nghệ thuật tự sự phƣơng Đông và phƣơng Tây. Trong bài viết Thế giới chuyện kể của Murakami, Welch Patricia lại cống hiến cho độc giả một bài nghiên cứu sâu sắc và giá trị để có thể hiểu thêm về “thế giới chuyện kể của Murakami” ở bình diện thế giới nhân vật mà nhà văn đã kì công xây dựng. Theo Welch Patricia thì các nhân vật trong tiểu thuyết Murakami thƣờng đƣợc đặt trong một thế giới phi ảo tƣởng, nó rèn nên những bản nguyên của riêng mình: "Nhân vật của ông là những ngƣời bình thƣờng, nhƣng họ có thể làm những việc phi thƣờng nếu họ biết sống có ý nghĩa, biết sử dụng tri thức với ý thức trách nhiệm, và luôn cẩn thận không mù quáng nghe theo những tự sự đáng ngờ của kẻ khác” [56]. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu về Haruki Murakami ở Việt Nam Cùng với sự lan tỏa rộng rãi trên thế giới, các tác phẩm của Haruki Murakami đatrỏ nên quen thuộc đối với độc giả Việt Nam trong khoảng mƣời năm trở lại đây. Các tác phẩm của ông cũng có sự hấp dẫn đặc biệt với các 4 nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Ngữ văn nói riêng. Hiện nay, ở các trƣờng đại học, xuất hiện nhiều những bài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,… tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của ông. Điều này chứng tỏ “hiệu ứng” của văn chƣơng Murakami ngày càng sâu rộng. Ở những công trình này, vấn đề nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Haruki Murakami đƣợc đề cập đến nhƣ một phƣơng diện không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đã có nhiều diễn đàn về văn học Nhật Bản đƣợc tổ chức ở Việt Nam, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn học Nhật Bản trong và ngoài nƣớc. Gây đƣợc sự chú ý và đạt hiệu quả nhất có lẽ là Hội thảo về Murakami và Banana Yoshimoto đƣợc tổ chức tại Hà Nội, do Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam và Trung tâm giao lƣu văn hóa Việt – Nhật phối hợp tổ chức, vào năm 2007. Nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Haruki Murakami đƣợc luận bàn sôi nổi. Có thể thấy, những nghiên cứu sâu về các sáng tác của Haruki Murakami, nhất là tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu trong bài Thực tại trong ma ảo đã nhận định khái quát về phong cách tiểu thuyết Haruki Murakami: “Tiểu thuyết của Murakami Haruki, với tinh thần chơi đùa và tự do tƣởng tƣợng đƣợc kể bằng một bút pháp sống động và đam mê nhƣ Nghìn lẻ một đêm của thời hiện đại. Nghệ thuật của ông trở về với ngọn nguồn của tiểu thuyết, thời mà tiểu thuyết còn đầy tự do, không bó buộc phải sao chép hiện thực” [18, 4]. Nhật Chiêu đã bƣớc đầu chú ý tới lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn hút của Haruki Murakami, so sánh nó với lối kể của Nghìn lẻ một đêm – kiệt tác của văn chƣơng nhân loại. Theo Nhật Chiêu (2007), hai yếu tố độc đáo trong nghệ thuật tự sự của Haruki Murakami đó là “cấu trúc mở” và “ngôn ngữ mới”. Cấu trúc tác phẩm mà Murakami sử dụng trong hầu hết các sáng tác của ông rất mở. Ông cho rằng Haruki Murakami luôn nỗ lực sáng tạo một ngôn ngữ mới cho văn chƣơng 5 Nhật. Các nhà văn Nhật thƣờng sử dụng ngô ngữ mờ ảo, tế nhị, đậm chất phƣơng Đông. Trong khi đó, Murakami đã tạo nên thứ ngôn ngữ văn chƣơng mới gần gũi với lời ăn tiếng nói chân thật mà ngƣời dân Nhật Bản, sáng tỏ, sống động, đầy hơi thở thời đại. Tác giả Cao Việt Dũng, trong bài Bí ẩn như là thủ pháp của cách kể chuyện phân tích về nghệ thuật tự sự của Haruki Murakami, tìm ra nét độc đáo trong cách kể chuyện của Murakami. Theo tác giả, sự bí ẩn chính là điều hấp dẫn và lôi cuốn trong tiểu thuyết Murakami, đó là “cái bí ẩn không đƣợc giải thích”. Tác giả nhấn mạnh nhiều yếu tố bí ẩn tạo nên sự kì bí trong sáng tác của Murakami, nhƣng cái chính là "dựa vào năng lực kể chuyện của Murakami. Murakami, trƣớc hết, và xét đến cùng, là một ngƣời kể chuyện giỏi” [23, 20]. Nhận định của Cao Việt Dũng đã góp phần khẳng định trong nghệ thuật kể chuyển của Haruki Murakami cách kể, nghệ thuật kể chuyện mới thực sự là yếu tố căn cốt tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đây cùng là quan niệm về nghệ thuật kể chuyện hiện đại, khẳng định vai trò của tài năng nghệ thuật trong việc sáng tạo không ngừng của các nhà văn viết truyện. Tác giả Đào Thị Thu Hằng trong Truyền thống và hậu hiện đại trong truyện ngắn Murakami Haruki (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12/2015) đã có những nhận định gợi mở, rất gần với nghiên cứu của chúng tôi: “Ngoài ẩn dụ, thì biểu tƣợng siêu hiện thực cũng xuất hiện trong hầu khắp các tác phẩm của Murakami. Trong những tác phẩm của ông, ngƣời đọc sẽ nhận thấy cả không gian và thời gian là một sự đan cài của thực tại và ảo giác. Hình ảnh mang tính biểu tƣợng cao nhất trong tác phẩm của ông chính là cái giếng cạn” [28]. Trong bài nghiên cứu Cấu trúc tự sự trong Kafka bên bờ biển theo cách nhìn phân tâm học (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 năm 2010), tác giả Lê Nguyên Cẩn đã vận dụng nhiều lí thuyết hiện đại để nghiên cứu cấu trúc tự sự 6 và kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami. Tác giả đã nhận định: “Kỹ thuật kể chuyện nổi bật lên hàng đầu trong tác phẩm này chắc chắn chịu ảnh hƣởng nghệ thuật kể chuyện của điện ảnh" [14]. Dƣờng nhƣ tác giả đã tạo nên đƣợc những cảnh quay sinh động theo từng sự kiện của cốt truyện. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến một số phƣơng diện tự sự khác nhƣ: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể trong tiểu thuyết Murakami: “Cách thức kể chuyện trong tác phẩm này, do đó, cũng là sự kết hợp giữa hai cách kể: cách kể từ bên trong, từ xuất phát điểm là thế giới nội tâm, là dòng tâm tƣ của bản thân nhân vật; và kể từ bên ngoài, dựa trên bối cảnh lịch sử, những sự kiện có thật đã xảy ra kết nối lại để tôn tạo cho chân dung nhân vật đƣợc kể" [14]. Tóm lại, trong cách kể chuyện, Murakami luôn đan xen hai điểm nhìn trần thuật, hai ngôi kể thứ nhất số ít và ngôi thứ ba số ít. Nó tạo nên sự đan cài các tuyến truyện phức tạp và hấp dẫn bạn đọc, giúp bạn đọc có thể nhìn và khám phá nhân vật đa diện hơn. Thời gian gần đây, trong xu thế mở cửa và hòa nhập vào nền văn hóa chung của nhân loại thì văn học Nhật Bản mới đƣợc giới thiệu một cách rộng rãi đến bạn đọc Việt Nam. Ngoài các công trình nghiên cứu có tính chất khái quát về lịch sử văn học Nhật Bản qua bản dịch các tác phẩm từ cổ điển đến hiện đại, sáng tác của các tác giả thuộc về vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản nhƣ Yasunari Kawabata, Ryunosuke Akutakawa, Yukio Mishima… thì mảng nghiên cứu văn chƣơng đƣơng đại nhƣ Yoshimoto Banana, Murakami Haruki, Ryu Murakami… vẫn còn khiêm tốn và chƣa tƣơng xứng với sự mến mộ của độc giả đối với tác giả này. Tuy nhiên sáng tác của Murakami Haruki ở các thể loại truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết đều đƣợc giới nghiên cứu, phê bình thế giới và Việt Nam đánh giá rất cao mặc dù văn chƣơng Murakami hầu nhƣ không đƣợc giới hàn lâm của văn học Nhật Bản đánh giá cao. Ông là hiện tƣợng khá đặc biệt khi không đƣợc khẳng định tại Nhật Bản nhƣng lại 7 đƣợc công nhận rộng rãi trên thế giới. Việc ông không đoạt đƣợc giải Nobel văn học năm 2017 cũng để lại sự tiếc nuối lớn với độc giả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác phẩm của Haruki Murakami xuất bản đã nhận đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả Việt Nam. Ông trở thành hiện tƣợng đƣợc bàn luận nhiều. Một số bài viết khác nhƣ Murakami - hiện tượng cùng thời đại (OOI Kouichi Ký giả, Ban văn nghệ báo Mainichi, nguồn Ochikochi, số 12 tháng 89/2006, đƣợc dịch và sử dụng trong hội thảo về Murakami do công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức ngày 17/3/2007 tại Hà Nội), Murakami - một hiện tượng văn học tại Việt Nam (Đào Thị Thu Hằng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5/2009), Nhà văn Murakami Haruki - Cuộc đời và sự nghiệp (Lƣu Thị Thu Thủy, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6/ 2008), Cuộc tìm kiếm bản thể con người hiện đại (Nguyễn Hoài Nam), Murakami Haruki và sự xóa nhòa ranh giới giữa văn học thuần túy và văn học đại chúng Nhật Bản (Nguyễn Thị Bích Thủy Nguyễn Bích Nhã Trúc, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1/2013)… cũng góp thêm những tiếng nói ý nghĩa giúp độc giả nhìn nhận thêm nhiều điều về cuộc đời sự nghiệp, phong cách sáng tác của cây bút độc đáo này. TS. Đào Thị Thu Hằng là ngƣời có nhiều nghiên cứu và các bài viết về sáng tác của Murakami nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng. Ngoài bài viết kể trên thì Cách kể hỗn độn trong truyện ngắn Murakami Haruki (Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, số 10/2016) cũng là những gợi mở quan trọng với chúng tôi. Thể loại sở trƣờng là tiểu thuyết của Murakami đƣợc giới nghiên cứu, phê bình tập trung tranh luận. Xung quanh kiệt tác Rừng Nauy đã có nhiều ý kiến nhƣ Rừng Nauy - sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực (Phan Quý Bích, đăng trên báo Văn nghệ, 2006), Tản mạn Rừng Nauy và Haruki 8 Murakami (Phạm Xuân Nguyên, 2007). Sau đó là các bài viết về các tiểu thuyết nổi tiếng xuất bản tiếp theo nhƣ Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời… Sau các thiên tiểu thuyết tuyệt tác trên, năm 1999, tiểu thuyết Người tình Sputnik của ông ra đời. Ngay lập tức nó đã tạo nên một làn sóng đón nhận nồng nhiệt, đƣợc bạn đọc trên thế giới yêu mến. Tác phẩm đƣợc dịch và ấn hành tại Việt Nam năm 2008 và cũng đƣợc đông đảo ngƣời yêu văn tìm đọc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tác phẩm chƣa có công trình nào công phu, quy mô. Hầu hết mới chỉ có một số bài viết về những góc cạnh nhỏ của tác phẩm đƣợc đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Tác giả Trần Tố Loan có bài Kiểu con người đa ngã trong tác phẩm “Người tình Sputnik” của Murakami, đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số tháng 3 năm 2010. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá cao tài năng nghệ thuật của Haruki Murakami thông qua tiểu thuyết Người tình Sputnik. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra một số nhân vật đƣợc xây dựng theo kiểu con ngƣời đa ngã. Tác giả cho rằng thông qua những hình tƣợng nhân vật theo kiểu con ngƣời này, Haruki Murakami đã chạm đến những vấn đề căn cốt nhất của con ngƣời nhƣ vấn đề đi tìm bản ngã thực sự của mỗi ngƣời. Trần Tố Loan nhấn mạnh tác dụng của việc xây dựng những hình tƣợng nhân vật đa ngã trong Người tình Sputnik. Theo tác giả, thế giới vốn mang bản chất hỗn mang, bản thân con ngƣời cũng mang trong mình nhiều bản thể đa ngã mà chúng ta chƣa thể hiểu hết: Có thể nói "Ngƣời tình Sputnik đã diễn tả đƣợc tinh tế cảm thức của thời đại con ngƣời không tin vào đại tự sự nữa và họ đi tìm những mảnh vỡ của chính mình. Mỗi mảnh vỡ ấy chính là một phần trong cái tôi đa ngã của họ” [34]. Với tình hình nghiên cứu về tác phẩm này còn khá ít ỏi, ngƣời viết gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu sâu tác phẩm. Điều đó càng thôi 9 thúc bản thân tìm hiểu, khám phá để mong đóng góp đƣợc những cách tiếp cận một tác phẩm có giá trị của Haruki Murakami. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các biểu tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm Người tình Sputnik của nhà văn Murakami. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm tiểu thuyết Người tình Sputnik của nhà văn Murakami, bản dịch của Ngân Xuyên, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2008, tái bản năm 2016. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm ra những hình tƣợng mang tính biểu tƣợng trong tác phẩm Người tình Sputnik. Đi sâu khám phá giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa của các biểu tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp phân tích văn bản văn học. - Vận dụng phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống, phƣơng pháp thi pháp học kết hợp với phƣơng pháp so sánh văn học – đối chiếu với cảm quan hậu hiện đại trong thể loại tiểu thuyết, với các nhà truyện ngắn hậu hiện đại nổi tiếng khác trên thế giới để làm nổi bật những đặc trƣng trong các biểu tƣợng của tác phẩm. 5. Đóng góp của luận văn Quá trình phát hiện, hệ thống, phân tích, đánh giá các biểu tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm Người tình Sputnik của nhà văn Murakami sẽ đem đến những kết luận quan trọng về khám phá tác phẩm qua thế giới biểu tƣợng nghệ thuật, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. Với cái nhìn mang tính 10 phân tích, so sánh cùng sự cố gắng đi sâu vào phân tích những biểu hiện đặc trƣng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tác phẩm Murakami Haruki, luận văn sẽ mang đến một cái nhìn tổng hợp, toàn diện và đa chiều hơn về thế giới nghệ thuật mang đậm dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Murakami. Luận văn sẽ đóng góp phần nào vào quá trình vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm theo hƣớng biểu tƣợng. Bên cạnh đó, giúp ích cho quá trình giảng dạy tại trƣờng phổ thông khi khai thác các tác phẩm có tính biểu tƣợng sâu sắc, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học ở cấp độ cao cho học sinh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Biểu tƣợng nghệ thuật – lí luận và thực tiễn tác phẩm của Murakami. Chƣơng 2: Hệ thống biểu tƣợng trong tiểu thuyết Người tình Sputnik – sức hấp dẫn kì bí của tác phẩm Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng trong Người tình Sputnik – phƣơng thức nhƣ là tƣ tƣởng 11 CHƢƠNG 1. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC PHẨM CỦA MURAKAMI 1.1. Khái niệm biểu tƣợng Từ thuở con ngƣời sống cuộc sống hồng hoang cho đến xã hội văn minh, biểu tƣợng đã trở thành một phƣơng tiện lƣu giữ những thành tựu tƣ duy và biểu đạt suy nghĩ cua con ngƣời. Đã từ rất lâu con ngƣời tƣ duy bằng biểu tƣợng và sử dụng biểu tƣợng để lƣu giữ và truyền đạt những suy nghĩ của mình. Biểu tƣợng là một chiếc cầu nối kết giữa văn hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và ngƣời đọc, nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tƣợng thì vẫn chƣa đủ, mà dƣờng nhƣ có một thế giới biểu tƣợng đang sống trong chúng ta, mang theo tƣ tƣởng của chúng ta. Thế giới biểu tƣợng của con ngƣời đã xóa đi khoảng cách về địa lí, ngôn ngữ, văn hóa giữa các dân tộc với nhau để tƣ tƣởng con ngƣời gặp gỡ nhau. Biểu tƣợng hiểu đơn giản là những hình ảnh sự vật chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa, giàu sức nặng biểu trƣng trong đời sống văn hóa con ngƣời. Ví dụ đơn giản, chúng ta có thể nói sƣ tử cá là biểu tƣợng của Singapo, lá phong là biểu tƣợng của Canada, núi Phú Sĩ là biểu tƣợng của ngƣời Nhật Bản,... Từ lâu, biểu tƣợng từ lâu đã tồn tại và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời, nhỏ bé và đơn giản từ những hiện tƣợng thiên nhiên, cho đến màu sắc, các con số, hay lớn lao kì vĩ nhƣ những biểu tƣợng đại điện cho một sức mạnh, một dân tộc. Và điều đặc biệt là cũng những hình ảnh ấy, có thể với không gian thời gian này nó biểu tƣợng cho lớp nghĩa này nhƣng với không gian thời gian khác nó biểu tƣợng cho lớp nghĩa khác, thậm chí nhiều lớp nghĩa khác nhau. Chính điều này làm nên sự đa tầng, đa nghĩa và cuốn hút của biểu tƣợng, khiến biểu tƣợng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học nghệ thuật. Biểu tƣợng hiển hiện khắp nơi quanh ta, có biểu tƣợng trở nên thân thuộc, có biểu 12 tƣợng kì vĩ xa xôi cần phải khám phá, và sự khám phá ấy nhiều khi cần đến hành trình của cả cuộc đời. Vậy nên, “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tƣợng thì vẫn còn chƣa đủ, phải nói một thế giới biểu tƣợng sống trong chúng ta” [15;8]. Trong văn hóa nói chung và văn học nói riêng, các biểu tƣợng ít nhiều ảnh hƣởng bởi hệ quy chiếu dân tộc vùng miền và quan điểm cá nhân của mỗi nhà văn. Quá trình tạo dựng tác phẩm của nhà văn cũng là quá trình họ xây dựng các biểu tƣợng và cũng nhƣ vậy, đồng hành cùng với họ, độc giả cũng tham chiếu vào quá trình khám phá và giải mã các biểu tƣợng khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Với vấn đề biểu tƣợng này quá trình giải mã đồng sáng tạo của độc giả hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng có rất nhiều nhận định, góc nhìn, hƣớng tiếp cận khác nhau về vấn đề biểu tƣợng. Các tác giả của Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (1997) đã so sánh và phân biệt biểu tƣợng với những khái niệm gần với nó nhƣ: biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lý. Nếu nhƣ những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó đều có điểm chung là những “dấu hiệu và không vƣợt quá mức độ của sự biểu nghĩa” [15;19], “là một quy ƣớc tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt vẫn xa lạ với nhau” [15;19], thì biểu tƣợng “có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và các đƣợc biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [15;19]. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phân biệt giữa biểu tƣợng với biểu tƣợng toán học và biểu tƣợng của đức tin. Biểu tƣợng toán học “chỉ là những kí hiệu mà dung tải các quy ƣớc đã đƣợc Viện Tiêu chuẩn hóa xác định chặt chẽ” [15;19]. Biểu tƣợng phong phú hơn một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: “Nó đầy gợi cảm và năng động. Nó không chỉ vừa biểu hiện, theo một cách nào đó, vừa che đậy; nó còn vừa thiết lập, cũng theo một cách nào đó, vừa tháo dỡ. Nó tác động lên cấu trúc tinh thần. Vì vậy, nó đƣợc so sánh với 13 những dạng thức gây xúc cảm, có tính chức năng, có tính động lực, để chỉ rõ rằng, nó huy động, có thể nói, toàn bộ tâm trí con ngƣời… Biểu tƣợng giả định một sự đứt gãy bình diện, một sự gián đoạn, một sự chuyển đổi sang một loại hình khác; nó đƣa ta vào một loại hình mới đa chiều. Phức hợp, không xác định, nhƣng đƣợc dẫn dắt theo một hƣớng nào đó, các biểu tƣợng còn đƣợc gọi là các tổng chủ đề hay các hình ảnh có tính hệ tiên đề” [15;19]. Trong công trình này, Jean Chevalier và Alam Ghoerbrant cũng cũng chỉ ra bản chất của các biểu tƣợng là khó xác định và rất sống động. Khởi nguyên biểu tƣợng (symbol) là một vật đƣợc cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Đó là dấu hiệu để nhận nhau của những ngƣời thân, những ngƣời bạn, cha mẹ nhận ra con cái… “Mọi biểu tƣợng đều chứa đựng những dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tƣợng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra” [15;23]. “Biểu tƣợng định hình thành một vế rõ ràng có thể nắm bắt đƣợc, gắn liền với vế khác, không nắm bắt đƣợc” [15;24]. Biểu tƣợng luôn bao hàm hai mặt tƣởng nhƣ đối lập mà lại bổ sung cho nhau. Cho nên “Việc tiếp nhận biểu tƣợng loại trừ thái độ đứng nhìn, mà đòi hỏi thái độ nhập cuộc” [15;26]. Biểu tƣợng có thể đa nghĩa, hoặc phái sinh nghĩa mới ở những không gian thời gian khác nhau nhƣng nhìn chung, “dƣới vẻ đa dạng về hình thức và các cách giải thích của nó, biểu tƣợng vẫn chứa một trong những đặc điểm là tính ổn định trong sự ám thị về một mối quan hệ giữa cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng” [15;27]. Bên cạnh đó, biểu tƣợng còn có khả năng liên thông: “Không có một vách kín nào ngăn cách chúng cả: luôn có một liên hệ khả dĩ từ cái này sang cái kia” [15;28; linh hoạt: “Chúng biểu đạt các mối quan hệ đất – trời, không gian – thời gian, nội tại– siêu tại, cũng nhƣ một cái chén miệng ngửa lên trời hay úp xuống đất. Đấy là tính lƣỡng cực thứ nhất. Còn một lƣỡng cực khác nữa: là tổng hợp của những đối kháng, biểu tƣợng có một bộ mặt ban ngày và một bộ mặt ban đêm” [15;28]. Mang tính chất linh 14 hoạt, liên thông, đa nghĩa nên tiếp cận biểu tƣợng từ góc độ nào thì sẽ cho ra hình ảnh biểu tƣợng từ góc độ ấy. Cũng trong công trình này, Jean Chevalier và Alam Ghoerbrant đã chỉ ra 9 chức năng của biểu tƣợng, gồm: chức năng thăm dò, chức năng của vật thay thế, chức năng trung gian, chức năng thống nhất, chức năng giáo dục và trị liệu, chức năng xã hội hóa, chức năng cộng hƣởng, chức năng siêu nghiệm và chức năng biến đổi năng lƣợng tâm thần. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, khi đề cập đến các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến văn học và nghiên cứu văn học đƣa ra quan niệm về biểu tƣợng: “Trong nghĩa rộng, biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tƣợng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói hay một loại hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay một triết lí sâu xa về cuộc đời và con ngƣời. Nhƣ vậy, theo nghĩa rộng biểu tƣợng gắn với phƣơng thức phản ánh thực tại cuộc sống của văn học nghệ thuật, còn theo nghĩa hẹp nó là một phƣơng thức chuyển nghĩa để phân biệt với ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời biểu tƣợng “là hiện tƣợng lịch sử, chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lí, quan niệm của dân tộc và thời đại” [24]. Trong tác phẩm văn học, đa số các biểu tƣợng đều hiển hiện và biểu hiện cho một cho một ý tƣởng, hình ảnh mà tác giả muốn gửi gắm, vậy nên đọc văn bản qua biểu tƣợng chính là con đƣờng ngắn nhất để nắm bắt tâm tƣởng tác phẩm. Và hơn cả nhƣ thế, biểu tƣợng, dƣới góc độ văn hóa, còn là tiềm thức ông cha – mà không thông qua tác phẩm – nhiều khi chúng ta bị bỏ lỡ mà không hề hay biết. Xem xét biểu tƣợng nhƣ một phần của văn hóa con ngƣời sẽ thấy nó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng