Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của nguyễn minh châu...

Tài liệu Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

.PDF
78
1
103

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ---------- NGUYỄN THỊ BÍCH NGÂN NGÔN NGỮ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn PHÚ THỌ – 2019 i LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin chân thành gửi đến Thầy Cô của trường, của Khoa KHXH và VHDL, đặc biệt các Thầy Cô của Bộ môn Ngữ văn – Những người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi đến Cô – Th.s Quách Phan Phương Nhân, người đã trực tiếp hướng dẫn, khích lệ em trong suốt quá trình từ khi lựa chọn đề tài, tìm tài liệu, xây dựng các ý tưởng cho đến khi hoàn thành khóa luận. Em xin kính chúc Thầy Cô dồi dào sức khỏe để truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau; chúc nhà trường ngày càng phát triển, khẳng định được vị thế của mình trong khu vực. Trong quá trình hoàn thiện khóa luận này, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy Cô quan tâm đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Việt Trì, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Ngân i ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 2 3. Nhiệm vụ khóa luận ...................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................... 7 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7 Chương 1 ........................................................................................................... 8 LÝ THUYẾT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU................................................................................................................ 8 1.1. Lí thuyết về phê bình sinh thái ................................................................... 8 1.1.1. Khát quát về sinh thái ............................................................................. 8 1.1.2. Phê bình sinh thái.................................................................................. 13 1.2. Văn học sinh thái ...................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.2.2. Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975 ................. 15 1.3. Ngôn ngữ sinh thái ................................................................................... 22 1.3.1. Quan niệm về ngôn ngữ sinh thái ......................................................... 22 1.3.2. Các biểu hiện của ngôn ngữ sinh thái................................................... 24 1.4. Về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn của ông .......................... 24 1.4.1. Cuộc đời và con người .......................................................................... 24 1.4.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 26 1.4.3. Vị trí và những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học đương đại ........................................................................................................ 27 ii iii Chương 2 ......................................................................................................... 32 BIỂU HIỆN/ CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA NGÔN NGỮ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU ................................... 32 2.1. Ngôn ngữ sinh thái tự nhiên, hoang dã .................................................... 32 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 32 2.1.2. Ngôn ngữ tả ........................................................................................... 37 2.2. Ngôn ngữ sinh thái đô thị ......................................................................... 43 2.2.1.Nhân hóa ................................................................................................ 43 2.2.2. Nghệ thuật tự sự .................................................................................... 46 Chương 3 ......................................................................................................... 59 GIÁ TRỊ NỘI DUNG THỂ HIỆN QUA NGÔNNGỮ SINH THÁI TRONG NGUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU ................................................. 59 3.1. Thiên nhiên là nền tảng làm nổi bật con người........................................ 59 3.2. Thể hiện sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người................................. 61 3.2.1. Thiên nhiên giúp con người sống phong phú và phóng khoáng ........... 61 3.2.2. Đô thị là không gian ngột ngạt, tù túng ................................................ 63 3.3. Con người phi nhân .................................................................................. 65 3.4. Cảm thức sợ hãi ........................................................................................ 67 3.5. Những người nghèo khổ .......................................................................... 68 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73 iii 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ phát triển của đô thị hóa thì vấn đề môi trường đang được xã hội quan tâm rất lớn. Thế kỉ XXI mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái. Con người đang ngày càng khai thác thiên nhiên quá mức, khiến cho thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Vì thế, thiên nhiên đáp trả con người không chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, biến đổi khí hậu ….., mà đáng sợ hơn như Nguyễn Ngọc Tư cảnh báo “Con người hủy hoại thiên nhiên bằng cách hạ nhục nó. Thiên nhiên trả thù bằng cách nó biến mất”. Với sự tàn phá của con người như vậy thì thiên nhiên đã cất lên tiếng nói của mình qua văn chương và phê bình sinh thái đã phát triển nhanh chóng và trở thành chuyên ngành nổi bật của nghiên cứu văn học ngày nay. Đối tượng, phương pháp cũng như trọng tâm nghiên cứu phê bình sinh thái không bất di bất dịch mà ngày càng mở rộng và phức tạp. Là “tất cả những hình thức truyền thông biểu hiện, từ các văn bản in đến sự trình diễn thị giác, âm nhạc, điện ảnh cũng như các tài liệu pháp lý và các báo cáo của các tổ chức phi chính phủ”. Điều này cho thấy phê bình sinh thái đã nhanh chóng phát triển thành một lĩnh vực đa dạng, liên ngành, một hướng nghiên cứu mới không bị ràng buộc vào bất kỳ một phương pháp đơn lẻ nào hay một giáo điều, một cam kết theo quan điểm môi trường luận nào. Theo khuynh hướng phê bình sinh thái, với tư cách là một nhân tố quan trọng để truyền tải các nội dung, ngôn ngữ sinh thái là một vấn đề mới cần được quan tâm và tìm hiểu thỏa đáng. Tuy nhiên, trên thực tế, ngôn ngữ sinh thái là một vấn đề mới chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý khai thác, mặc dù ngay từ văn học trung đại đến văn học Việt Nam hiện đại, các biểu hiện cho vấn đề này ngày càng trở nên rõ nét hơn. Đó là những sáng tác của hàng loạt các tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Trần Duy Phiên, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ … Với 1 2 tác giả Nguyễn Minh Châu, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong truyện ngắn của ông đã được đề cập trong rất nhiều các công trình nghiên cứu, song khảo sát và nghiên cứu về ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của ông thì chưa nhiều. Vì thế, mặc dù bản thân còn nhiều hạn chế, tôi vẫn mạnh dạn lựa chọn tìm hiểu về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở một góc nhìn mới. Lựa chọn đề tài Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu làm đề tài nghiên cứu, em mong muốn được đóng góp một công sức của mình để làm phong phú hơn trong lĩnh vực nghiên cứu về phê bình sinh thái. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về sinh thái - sinh thái học Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latinh là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sông nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học ( Ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học), là một ngành khoa học trẻ [19;20].Thuở xưa, Aristote và các triết gia Hy Lạp cổ đã có những dẫn liệu bao hàm ý nghĩa sinh thái, nhưng lúc đó, sinh thái học chưa phải là một ngành khoa học độc lập vì chưa có đối tượng riêng, nhiệm vụ riêng và phương pháp nghiên cứu riêng. Mãi đến năm 1866, thuật ngữ“sinh thái học”(ecology) mới được bác sĩ, nhà sinh vật học, nhà giải phẫu học so sánh người Đức Ernst Haecket (18341919) đề xuất trong công trình Hình thái học sinh vật đại cương(Generelle Morphologie der Orgaismen). Trong chươngSinh thái học và phân bố học(Oecologie und Chorologie), ông định nghĩa sinh thái học là sự nghiên cứu điều kiện hữu cơ và điều kiện vô cơ mà các sinh mệnh sống dựa vào đó. Nghĩa là nó được hiểu như là “môn học về tương quan giữa thế giới bên ngoài và các sinh vật”. Nhưng vào nửa sau thế kỉ XX, danh từ này được hiểu là việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế. Theo từ điển tiếng Anh của Oxford, đến năm 1873 từ“sinh thái học” mới đi vào ngôn ngữ Anh. Thơ ca lãng mạn Anh cũng thường biểu đạt ý nghĩa tầng sâu của trái đất và “nơi ở”(okios, dwelling place). 2 3 Và trong cuốn Hài kịch của sự sinh tồn: những nghiên cứu trong sinh thái học văn học(The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology, 1972) Joseph Meeker giới thiệu thuật ngữ: sinh thái học văn học(literary ecology) ám chỉ “sự nghiên cứu chủ đề sinh thái và những mối liên hệ xuất hiện trong tác phẩm văn học”. Đồng thời, nó cũng là một sự thử nghiệm để khám phá ra vai trò của nó là gì với văn học trong sinh thái học của loài người. Thuật ngữ ecocriticism có lẽ xuất hiên lần đầu tiên vào năm 1987 bởi Wiliam Rueckert trong một khảo luận tên là “Văn học và sinh thái học: Một thử nghiệm mới trong phê bình sinh thái. Phê bình sinh thái theo Ruecket có nghĩa là “việc ứng dụng sinh thái học và theo đó các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học”[12, 245]. Định nghĩa của Rueckert có liên quan đặc biệt với khoa học sinh thái học và theo đó đã giới hạn thành một thuật ngữ, có thể bao gồm tất cả mối quan hệ giữa văn học và thế giới tự nhiên. Đến những năm 1900, sinh thái học trở thành môn khoa học độc lập. Từ đó, thuật ngữ Oecologie hoặc Ecology trở nên quen thuộc với mọi người. 2.2. Giới thiệu lí thuyết Phê bình sinh thái Về lí thuyết Phê bình sinh thái, đã có một số công trình nghiên cứu từ các bài viết nhỏ (báo, tạp chí) đến những tiểu luận, sách giới thiệu, nghiên cứu lí luận phê bình… Những tài liệu này đã chuyển ngữ sang tiếng Việt, mặc dù với số lượng ít nhưng đã cung cấp những cách tiếp cận và hướng của Phê bình sinh thái. Trước hết, cần phải kể đến Ecoriticism – bài giảng của Karen Thornber tại Viện Văn học, nhân chuyến trao đổi học thuật giữa Viện Havard Yenching với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Đây có thể coi là một trong những tài liệu đầu tiên có ý nghĩa dẫn nhập về phê bình sinh thái được dịch sang tiếng Việt với một hướng nghiên cứu văn học theo một định hướng mới: lí thuyết phê bình sinh thái. Bài viết khởi đầu bằng một tổng quan ngắn về bản chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu môi trường; cho thấy tính cấp thiết cũng 3 4 như khái quát một cách cơ bản nhất sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái [2;3]. Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (2012) được Đỗ Văn Hiểu dịch và tổng hợp trong hai cuốn Phê bình sinh thái Âu Mĩ (NXB Học Lâm, 2008) và Phê bình sinh thái: Phát triển nguồn gốc [3;2] in trong Tuyển tập văn luận văn học sinh thái Trung Quốc và Thế giới (NXB Đại học Công thương Triết Giang, 2010). Cũng là một tài liệu có ý nghĩa mang đến hình dung khái quát về tư tưởng nền tảng, các khái niệm chìa khóa cũng như những khuynh hướng chính lí thuyết phê bình sinh thái. Về văn học Việt Nam, trước hết có thể nói đến một trong những thực hành đọc đầu tiên về hiện tượng văn học cụ thể trong thơ đương đại từ định hướng lí thuyết phê bình sinh thái: Khí quyển thơ – sinh thái của Mai Văn Phấn: Thơ, bầu trời và những linh hồn (2012) của Nhã Thuyên. Bài viết Tập trung vào mối quan hệ đa chiều và không dễ nắm bắt giữa thơ ca, bầu trời (không gian sinh thái) và những linh hồn (sự sống ẩn tang trong vạn vật).Xuất phát từ những gợi dẫn của Karen Thornber, tác giả đã đề xuất việc tiếp cận thơ của Mai Văn Phấn từ góc độ phê bình sinh thái có ý nghĩa như “một cách tra vấn mối quan hệ giữa thơ ca và tự nhiên tưởng như yên ổn”.Đến Thơ Việt Nam hiện đại Tiến trình và hiện tượng (2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Thiệp đã dành một tiểu luận riêng về Thơ mới nhìn từ lí thuyết Phê bình sinh thái: Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa. Những nghiên cứu văn học nước ngoài từ điểm nhìn phê bình sinh thái cũng có ý nghĩa trong việc đối sánh và nâng cao ý thức sinh thái trong văn học cũng như phê bình văn học cũng như phê bình văn học Việt Nam. Những công trình đầu tiên lưu tâm đến vấn đề này là báo cáo Tôtem sói của Khương Nhung Nhìn từ lý thuyết phê bình sinh thái của Nguyễn Thị Tịnh Thy; khóa luân Thiên nhiên sinh thái trong Con tàu trắng của TS.Aimatôp (2014) của Khiếu Thị Hải, Hổ Trung Quốc của Lý Khắc Uy nhìn từ lí thuyết Phê bình sinh thái (2014) của Hoàng Thị Lành[3;8]… 4 5 Như vậy, mỗi công trình nghiên cứu đều có phát hiện, khám phá bước đầu về phê bình sinh thái. Đây chính là nguồn tư liệu phong phú, có tính chất gợi mở, định hướng về phê bình sinh thái nói chung và cho ngôn ngữ sinh thái nói riêng. 2.3. Nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Về phương diện ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thì có một số công trình nghiên cứu như Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu của Cao Xuân Hải hay LATS của Đỗ Thị Liên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu. Các công trình này, đa phần đề cập đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong các truyện ngắn của ông và đi vào liệt kê các cách sử dụng ngôn ngữ. Sau 1975, với sự chuyển biến về tư tưởng và bút pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có sự đổi mới về cách tiếp cận đời sống và con người thời đại. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu văn học cũng đã đưa ra một số nhận định liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như Trọng Hoàn trong Truyện ngắn của Bức tranh – sự đối diện và thức tỉnh lương tâm đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ trần thuật, cách thức trần thuật, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu khi nói rằng “Ở Nguyễn Minh Châu còn phải kể đến sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ đa thanh và thời gian, không gian và đồng hiện. Khi lùi vào độc thoại nội tâm, khi chuyển sang đối thoại trực tiếp, lúc cắt ngang bình luận ngoại đề, sự đan xem linh hoạt đó khiến cho ngôn ngữ tác phẩm có giọng điệu phức tạp, tạo nên hiệu quả cá biệt hóa hình tượng nhân vật từ bình diện đến điểm nhìn trần thuật”. Trong bài viết Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan đã có những phân tích, nhận xét rất xác đáng về giọng điệu, ngôn ngữ Nguyễn Minh Châu. Trong khi nói về ngôn ngữ Nguyễn Minh Châu sau chiến tranh, tác giả đã tìm hiểu khả năng của ngôn 5 6 ngữ Nguyễn Minh Châu khi miêu tả thiên nhiên, tâm trạng con người. Khi đề cập đến ngôn ngữ,Tôn Phương Lan nhận xét và chỉ ra chủ thể kể chuyện (người kể chuyện – nhân chứng trong Mùa trái cóc ở miền Nam, người kể chuyện trong Cỏ lau) và nêu ra được vai trò của chủ thể kể chuyện với việc thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ cũng như nội dung tác phẩm [8]. Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu về ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nhưng xem xét một cách toàn diện thì chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về ngôn ngữ sinh thái trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.Những nghiên cứu của người đi trước về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sẽ là những gợi ý vô cùng quý báu và có ý nghĩa cho tôi trong quá trình triển khai đề tài. 3. Nhiệm vụ khóa luận - Xác định cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ sinh thái. - Khảo sát và phân tích ngôn ngữ sinh thái để thấy được giá trị nội dung của các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu xác định đối tượng là ngôn ngữ sinh thái. - Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các truyện ngắn trong Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. - Phương pháp liên ngành: sử dụng các kiến thức liên ngành có liên quan như lí luận văn học, triết học, nhân học…… để hình thành cơ sở lí thuyết, giải quyết nội số nội dung, đặc biệt là lí giải những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ sinh thái. 6 7 - Phương pháp phân tích:vận dụng để chỉ ra các phương thức thể hiện ngôn ngữ sinh thái. - Phương pháp trực giác: giúp nhận thức nghệ thuật bằng trực giác để thấy được “thế giới tự nhiên”, thấy được bản chất của hiện thực môi trường sinh thái đang ô nhiễm nghiêm trọng. 6. Ý nghĩa của khóa luận - Khóa luận góp phần nghiên cứu về ngôn ngữ sinh thái trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. - Khóa luận góp phần nêu ra và phân tích được ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. - Khóa luận góp phần giúp người đọcnhận thức ra mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 7. Cấu trúc của khóa luận Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Chương 3: Giá trị nội dung thể hiện qua ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. 7 8 Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. Lí thuyết về phê bình sinh thái 1.1.1. Khát quát về sinh thái Từ nửa sau thế kỷ XX, theo đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế, môi trường ô nhiễm và sinh thái bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đầy căng thẳng của hiện thực môi trường đó, khái niệm sinh thái của lĩnh vực khoa học tự nhiên trở thành thuật ngữ được chú ý hơn cả. 1.1.1.1.Quan niệm về sinh thái Trước hết, từ ecological trong tiếng Anh (nghĩa tiếng Việt là sinh thái) bắt nguồn từ okios(nơi ở) trong tiếng Hy Lạp. Ban đầu người ta hiểu “sinh thái" từ góc độ sinh vật học. Ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, sinh thái chỉ trạng thái sinh tồn của tất cả sinh vật cho đến mối quan hệ mật thiết giữa chúng hoặc giữa chúng và môi trường. Ngoài ra từ ecology trong tiếng Anh(nghĩa tiếng Việt là sinh thái học) là sự kết hợp giữa hai danh từ có nguồn gốc Hy Lạp là oikos (nơi ở) và logos(môn học/ nghiên cứu). Như vậy, về nghĩa đen, sinh thái học là môn học nghiên cứu về các sinh vật ở “nhà”/ nơi ở của chúng, hay nói theo nghĩa rộng, “sinh thái học là môn học về tất cả các quan hệ giữa sinh vật và môi trường và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của chúng”.Thuật ngữ này là nguồn gốc tên gọi của bộ môn sinh thái học trong nhiều ngôn ngữ phương Tây. Thứ hai, ban đầu sinh thái học được xem là phân khoa của sinh vật học. Sinh thái chỉ giới hạn ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, sinh thái học cũng vậy. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỉ XX, sinh thái học phát triển. Theo độ nóng của vấn đề sinh thái toàn cầu, phạm vi của từ sinh thái càng được mở 8 9 rộng, ý nghĩa sinh thái của nó cũng ngày càng rộng hơn, đến mức nó bao hàm toàn bộ khoa học sinh mệnh trên trái đất này. Đến đây, sinh thái học theo nghĩa rộng là thái độ sống và hành động bảo vệ môi trường. Nếu như ở Anh người ta thường sử dụng thuật ngữ“phê bình xanh”(green criticism) thì ở Mỹ lại thích sử dụng thuật ngữ“phê bình sinh thái” (ecocritism). Nhiều thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái”, “phê bình văn học môi trường”, “nghiên cứu xanh”, “nghiên cứu (văn hóa) xanh”, “sáng tác tự nhiên”, “sinh thái học lãng mạn”... Và hiện nay, sinh thái học đã xuyên thấm đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như: Luân lý học sinh thái (Ecological ethics), Mỹ học sinh thái (Ecoaesthetic), Văn học sinh thái ( Ecoliterature), Xã hội học sinh thái (Ecosociology), Chủ nghĩa nhân văn sinh thái (Ecological humanism),...... 1.1.1.2. Quan điểm sinh thái a, Ý thức sinh thái Từ sinh thái và sinh thái học, các học giả đã triển khai thành một quan niệm giá trị mới, phản ánh sự phát triển hài hòa giữa con người với tự nhiên. Đó là ý thức sinh thái (Ecological consciousness). Ra đời vào nửa cuối thế kỷ XX, ý thức sinh thái trở thành một tư tưởng tiến bộ trong tư tưởng của nhân loại, là tiêu chí quan trọng của văn minh nhân loại trong xã hội hiện đại. Hạt nhân tư tưởng của ý thức sinh thái là luân lý học sinh thái và triết học sinh thái. Ý thức sinh thái là sự phản tư triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là “sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên(các yếu tố của tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hóa giữa xã hội và tự nhiên”. Trước thực trạng ngày một xấu đi của môi trường sinh thái, nhân loại kêu gọi con người nâng cao ý thức sinh thái. Để bảo vệ tự nhiên, kêu gọi con 9 10 người và tự nhiên cùng chung sống hài hòa, đề xướng văn minh sinh thái, những nhà khoa học nhân văn đã nghiên cứu khoa học nhân văn từ góc nhìn sinh thái, trong đó bao gồm cả những người nghiên cứu văn học. Họ nhìn nhận lại ý thức sinh thái trong tác phẩm văn học, nghiên cứu phương hướng phát triển của việc sáng tác lẫn nghiên cứu văn học dẫn đến sự ra đời của văn học sinh thái và phê bình sinh thái. b, Triết học sinh thái Triết học sinh thái (Ecological philosophy), là một phân nhánh mới của triết học hiện đại. Đây là triết học về sự hài hòa và cân bằng sinh thái. Như triết học môi trường, triết học sinh thái cũng là một trong những ngành khoa học mới của triết học ứng dụng, ra đời trong bối cảnh môi trường sinh thái lâm nguy do sự phát triển sai lầm của nhân loại. “Sinh thái” trong triết học sinh thái theo nghĩa rộng là coi nhân loại với tự nhiên là một, như là một phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của vũ trụ này. Triết học sinh thái quan niệm rằng, mọi sự vật trong thế giới tự nhiên không tồn tại độc lập mà đều có quan hệ móc xích với nhau, môi trường sống là do kết cấu hữu cơ giữa các sự vật tạo thành.Hệ thống hữu cơ khiến sự vật nương tựa vào nhau, bao hàm lẫn nhau và cùng tồn tại. Con người cũng vậy, họ là những yếu tố trong mạng lưới hữu cơ và có quan hệ phức tạp với các chủng loài khác. Khái niệm trung tâm của triết học sinh thái là “Thế giới là nơi trú ẩn”. Quan điểm này thay cho quan điểm “Thế giới là một cỗ máy”.Thế giới mới mẻ này nhấn mạnh tính chất độc đáo, quý giá và thiêng liêng của hành tinh chúng ta. Về thế giới quan, các nhà triết học sinh thái lấy quan điểm tính chỉnh thể sinh thái để quan sát sự vật và giải thích thế giới hiện thực. Về phương pháp luận, họ sử dụng phương thức tư duy của sinh thái học. Về quan niệm giá trị, họ cho rằng không chỉ con người có giá trị , mà mọi sinh mệnh và giới tự nhiên cũng có giá trị, bao gồm giá trị bên ngoài và bên trong. Về quan niệm tự nhiên, họ vừa phản đối quan điểm “phản tự nhiên”, vừa phản 10 11 đối quan điểm đề cao chủ nghĩa tự nhiên, tán thành quan điểm “con người và tự nhiên phát triển hài hòa”. Triết học sinh thái nhấn mạnh tính ứng dụng thực tiễn của lý luận, trở thành cơ sở triết học của phát triển bền vững, bởi vì nó là một loại triết học mở. c, Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái (Eco-holism) có nguồn gốc tư tưởng từ phong trào môi trường đương đại, từ sự phản tư triết học của con người trước nguy cơ sinh thái. Đây là một lực lượng quan trọng của phong trào môi trường phương Tây, gồm có ba trường phái chính: luân lý học trái đất, sinh thái học bề sâu và luân lý học giá trị luận tự nhiên. Tư tưởng chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái có ba nội dung chính: Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong hệ thống sinh thái, tất cả đều có tác dụng của mình trong hệ thống sinh thái, tất cả đều có tác dụng của mình trong hệ thống sinh thái, không có “bữa trưa miễn phí” trong hệ thống sinh thái. Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái không những phát triển phạm trù luân lý đạo đức từ mối quan hệ của con người với tự nhiên mà còn nhấn mạnh rằng, sự phát triển hài hòa của con người và tự nhiên là tiền đề và cơ sở để con người có thế tiếp tục duy trì sự phát triển. Từ đó dẫn đến cuộc cách mạng triệt để đối với quan điểm phát triển truyền thống. Hơn nữa chỉnh thể sinh thái nỗ lực đi tìm mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cho đến việc nhân loại nên xem xét lại giá trị và định hướng hành vi của mình như thế nào. Tiếp nhận gợi ý của sinh thái học hiện đại, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái yêu cầu quan tâm đến toàn bộ hệ thống sinh thái từ phương diện đạo đức, tạo nên một thế giới quan sinh thái, phương pháp luận sinh thái và giá trị quan sinh thái hoàn toàn mới mẻ. Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái đưa nhân loại thoát ra khỏi con đường tư duy cũ có từ hàng ngàn năm để nỗ lực nhận thức hệ thống sinh thái, và từ nhận thức đó để xây dựng nên tiêu chí cơ bản nhằm cân bằng tất cả những quan niệm, hành vi, phương thức sống và khuôn mẫu phát triển của nhân loại, mang đến phương thức tư duy và cội 11 12 nguồn tư tưởng quan trọng để ngăn cản nhân loại tránh sai lầm, có thể dễ dàng và xóa bỏ được các nguy cơ sinh thái. d, Sinh thái học bề sâu Sinh thái học bề sâu (Deep ecology) là khái niệm đối lập với sinh thái học bề mặt (Shallow ecology) do nhà triết học nổi tiếng người Na Uy Arne Naess đề xuất vào năm 1973. Sinh thái học bề sâu lấy tư tưởng sinh thái học hiện đại làm cơ sở lý luận, đồng thời hấp thu các tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, bao gồm tư tưởng của Cơ đốc giáo, Phật giáo, Đạo gia, của các nhà triết học cận hiện đại phương Tây như Baruch de Spinoza (1362- 1677), Martin Heiderger (1889 1976) và của chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa siêu nghiệm, chủ nghĩa bảo vệ môi trường.Tôn chỉ của sinh thái học bề sâu là phê phán và phản ánh tư sự phá hoại, bóc lột của con người đối với tự nhiên trong xã hội công nghiệp hiện đại, tìm kiếm sự hòa đồng giữa con người với tự nhiên. Hơn nữa, sinh thái học bề sâu là một loại chủ nghĩa môi trường cấp tiến, sinh thái học bề sâu phản đối thế giới quan chủ nghĩa nhân loại trung tâm, đặc biệt chú trọng đến tính chỉnh thể của con người và tự nhiên, chủ trương sự bình đẳng, tính đa dạng, phi đẳng cấp, phi trung tâm hóa... của chủ nghĩa sinh thái trung tâm. Và sinh thái học bề sâu là triết học của chủ nghĩa chỉnh thể, có nguồn gốc từ triết học sinh thái, là một tầng bậc của triết học sinh thái phát triển đến giai đoạn hiện đại, bao gồm tư tưởng của Barry Commoner và những người khác. Sự xuất hiện của sinh thái học bề sâu là một bước chuyển biến của phong trào môi trường từ cải lương sang cấp tiến. Bắt nguồn từ vấn đề môi trường, sinh thái bề sâu nhanh chóng hòa nhập với các tư tưởng khác và trở thành lực lượng chính của phong trào môi trường cấp tiến. Sinh thái học bề sâu cho rằng nguy cơ sinh thái là nguy cơ sinh tồn và nguy cơ văn hóa của xã hội hiện đại, mà nguồn gốc của nguy cơ sinh thái là ở cơ chế xã hội, ở hành vi và quan niệm giá trị của con người. Vì vậy, cần phải thay đổi quan niệm giá 12 13 trị của con người và thể chế xã hội hiện hành, làm cho con người, xã hội và tự nhiên trở thành một chỉnh thể, từ đó mới có thể giải quyết nguy cơ sinh thái và nguy cơ sinh tồn. 1.1.2. Phê bình sinh thái Phê bình sinh thái với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ 20, tiếp đó xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong số rất nhiều giới định về thuật ngữ “phê bình sinh thái”, định nghĩa được nhiều người tiếp nhận là định nghĩa của một trong những người chủ chốt trong việc khởi xướng và phát triển phê bình sinh thái Mĩ – Cheryll Glotfelty: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên”. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxist mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học. 1.2. Văn học sinh thái Chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất và nó đang đối mặt với sự khủng hoảng. Môi trường ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng và kéo theo đó là những hệ lụy như khí hậu biến đổi, nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính.... Từ thực tại đó, ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, văn chương thế giới đã có hàng loạt tác phẩm đề cập đến nguy cơ sinh thái, hình thành nên một dòng văn học sinh thái (ecoliterature) lan tỏa khắp nơi. 1.2.1. Khái niệm Văn học sinh thái (Ecoliterature) còn có nhiều tên gọi khác như: văn học sinh thái học (Ecological literture), Văn học môi trường, Văn học tự nhiên, Văn học xanh, Lối viết/ văn bản tự nhiên..... Tham khảo cách định danh của các ngành khoa học xã hội và các liên ngành của sinh thái học, có thể thấy công thức chung của thuật ngữ là: (Eco/Ecological + tên ngành)= ngành mới; chẳng hạn như:Chính trị học sinh thái, Mỹ học sinh thái, Xã hội 13 14 học sinh thái, Nhân loại học sinh thái,.... Ở lĩnh vực văn học, phần lớn các học giả đã chọn dùng thuật ngữ Văn học sinh thái. Người đầu tiên giới thiệu về văn học sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, tư tưởng triết học sinh thái...ở Trung Quốc là Vương Nặc- giáo sư văn học Đại học Hạ Môn. Trong công trình Văn học sinh thái Âu Mỹ, Vương Nặc cho rằng Lối viết tự nhiên có đối tượng sáng tác rất hẹp, nhưng sự bao quát về mặt đề tài và tư tưởng của nó thì quá rộng. Bởi vì nó bao gồm tất cả những tác tác phẩm phi sinh thái hoặc phản ánh sinh thái. “Văn học sinh thái không còn đơn thuần là văn học miêu tả tự nhiên thuần túy, khác nhau căn bản của văn học sinh thái và văn học miêu tả tự nhiên truyền thống là nó tìm hiểu và trình bày mối liên hệ giữa vạn vật trong tự nhiên cũng như địa vị của con người trong thế giới tự nhiên, ảnh hưởng con người đối với tự nhiên và ảnh hưởng của tự nhiên với con người, mối liên hệ giữa vạn vật trong tự nhiên với con người...” Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm của người đi trước, Vương Nặc đã đưa ra một định nghĩa về văn học sinh thái được giới học thuật thừa nhận như sau: “Văn học sinh thái là loại văn học lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái là cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất đề khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái”(Âu Mỹ sinh thái văn học, sđd, tr11) [19;92]. Định nghĩa này, phản ánh được vấn đề mấu chốt của văn học sinh thái là sinh thái.Một tác phẩm văn học sinh thái không chỉ đơn thuần miêu tả tự nhiên học hệ sinh thái, mà quan trọng hơn là phải có đầy đủ tư tưởng sinh thái và góc nhìn sinh thái. Hạt nhân của tư tưởng sinh thái là quan niệm về tính hệ thống, tính chỉnh thể và tính liên hệ của sinh thái. Tư tưởng sinh thái lấy tính bình đẳng, ổn định, bền vững và lợi ích chung của hệ thống sinh thái làm điểm xuất phát và tiêu chí cuối cùng để bình xét phương thức sống, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của nhân loại; không lấy chủ nghĩa nhân loại trung tâm làm cơ sở lý luận và lợi ích của nhân loại làm thước đo giá trị của văn học. 14 15 Văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái hoặc quan niệm chỉnh thể sinh thái làm kim chỉ nam để khảo sát mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Văn học sinh thái còn thể hiện trách nhiệm sinh thái, lý tưởng sinh thái, phê phán mặt trái của văn minh, phản ánh nguy cơ sinh thái, nguy cơ tinh thần, nguy cơ tư tưởng và nguồn gốc xã hội của các nguy cơ đó. 1.2.2. Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975 1.2.2.1. Sự hình thành văn xuôi sinh thái sau 1975 a, Giai đoạn manh nha Tinh thần của sinh thái hiện đại có lẽ bắt nguồn từ nửa đầu thế kỉ XX, với cảm quan sầu đô thị, Nguyễn Bính đã có tiếng nói từ khá sớm. Trước đó Tú Xương cũng đã từng dự báo: Phố phường chật hẹp người đông đúc Bồng bế nhau lên nó ở non ( Năm mới chúc nhau) Trong văn học giai đoạn 1945-1975, đã có những mầm mống cho việc xuất hiện văn học sinh thái. Cội nguồn nó bắt rễ từ tình yêu với quê hương đất nước: tình yêu với hương cây cỏ nồng nàn ( Hương cỏ mật – Đỗ Chu; Mùa hoa doi – Xuân Quỳnh….), với những âm thanh giản dị gần gũi ( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng thân thuộc (Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi,…..) Dù vậy, vẫn có sự khác biệt nhất định. Văn học giai đoạn 1945- 1975 có nói đến thiên nhiên nhưng chủ yếu để biểu tượng cho các sự sống vĩnh hằng bất diệt dẫu cuộc chiến khốc liệt đến thế nào (Vòng cườm trên cổ chim cu – Chế Lan Viên, Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành….) Văn học cũng nói đến sự phá hoại của chiến tranh đối với tự nhiên nhưng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của giặc (Cánh đồng hoang- Nguyễn Quang Sáng, Dấu chân người lính- Nguyễn Minh Châu…) Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế chưa hình thành. Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó, cũng có những sáng tác đi theo dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên như Miền cháy - Nguyễn 15 16 Minh Châu, Lời hứa của thời gian Nguyễn Quang Thiều ….hay dòng “văn học da cam”: di chứng của chất độc màu da cam tàn phá môi trường của chất độc dioxin với những khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết tóc của các nữ thanh niên xung phong (Người còn sót lại của rừng cười- Võ Thị Hảo), những đứa con không rõ hình hài của các cựu chiến binh (Mười ba bến nước – Sương Nguyệt Minh, …). Khi chiến tranh đã lùi xa được một quãng người ta mới nhận ra, không chỉ tổn thất về người, chất độc dioxin, những vết tích… gây ra những tổn thất về môi trường dài lâu mà con người chưa thể khắc phục ngay được, những di căn của nó vẫn âm ỉ bào mòn nhiều thế hệ và âm thầm tàn phá môi trường. b, Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái Nhìn vào văn xuôi sau năm 1975, chúng ta nhận thấy, trong các tác phẩm giai đoạn này đã xuất hiện các chủ đề sinh thái: Văn học truy tìm nguồn gốc của nguy cơ sinh thái. Vì vậy, phê phán mặt trái văn minh là một đặc điểm nổi bật của khuynh hướng văn học này với hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí, Trần Duy Phiên,… Ngoài ra, văn học sinh thái chú trọng đến trách nhiệm của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái. Đó là những tác phẩm như Sống mãi với cây xanhNguyễn Minh Châu, Thập giá giữa rừng sâu- Nguyễn Khắc Phê, Khói trời lộng lẫy- Nguyễn Ngọc Tư,…. Trách nhiệm của con người đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu. Đạo đức không phải chỉ trong mối quan hệ giữa con người với nhau mà còn ở chỗ anh ta đối xử với thế giới xung quanh ra sao. Như vậy, sau năm 1975 đã hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái với những dấu hiệu: thứ nhất, hình thành các chủ đề sinh thái, ban đầu có thể tản mát, khuất lấp giữa những đề tài khác, về sau đã thành những chủ đề khá tập trung; thứ hai, về lực lượng sáng tác, từ chỗ chỉ vài tác phẩm lẻ tẻ văn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng