Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm p...

Tài liệu Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực

.PDF
100
4
98

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC Ngành: Điều dƣỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Phùng Dũng Tiến GS.TS. Alison Merrill TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Phƣơng Thảo . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4 1.1 Tổng quan về viêm phổi bệnh viện ......................................................... 4 1.2 Thực trạng viêm phổi bệnh viện trên thế giới và Việt Nam ................. 15 1.3 Thực trạng và tầm quan trọng về kiến thức, thực hành của điều dƣỡng trong chăm sóc phòng ngừa VPBV ............................................................... 17 1.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành các biện pháp phòng ngừa VPBV của điều dƣỡng ......................................................................... 19 1.5 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ............................................................. 20 1.6 Vận dụng khung học thuyết Nola Pender ............................................. 21 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 25 2.1 Đối tƣợng và thiết kế nghiên cứu.......................................................... 25 2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu - Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................... 25 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá về kiến thức và thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện .................................................................. 33 2.4 Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 34 2.5 Kiểm soát sai lệch ................................................................................. 35 2.6 Y đức trong nghiên cứu......................................................................... 35 2.7 Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 35 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 37 3.1 Đặc điểm chung..................................................................................... 37 . . 3.2 Kiến thức của điều dƣỡng trong phòng ngừa VPBV ............................ 38 3.3 Thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa VPBV .......................... 44 3.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa VPBV ........................................................................................ 48 3.5 Mối liên hệ kiến thức và thực hành của điều dƣỡng ............................ 54 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 55 4.1 Thông tin chung của điều dƣỡng .......................................................... 55 4.2 Thực trạng kiến thức của ĐD về phòng ngừa VPBV tại khoa HSTC. . 57 4.3 Thực trạng thực hành của ĐD về phòng ngừa VPBV tại khoa HSTC . 59 4.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dƣỡng trong việc phòng ngừa VPBV ....................................................................... 64 4.5 Điểm mạnh của nghiên cứu .................................................................. 67 4.6 Tính hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................. 69 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin Phụ lục 2: Bảng kiểm thực hành phòng ngừa viêm phổi bệnh viện Phụ lục 3: Thỏa thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu Phụ lục 4: Danh sách điều dƣỡng tham gia nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BV : Bệnh viện CĐ - ĐH : Cao đẳng – Đại học ĐD : Điều dƣỡng ĐDV : Điều dƣỡng viên HSTC : Hồi sức tích cực MKQ : Mở khí quản NB : Ngƣời bệnh NKBV : Nhiễm khuẩn bệnh viện NKQ : Nội khí quản KTC : Khoảng tin cậy KSNK : Kiểm soát nhiễm khuẩn TH : Tập huấn VPBV : Viêm phổi bệnh viện VPLQTM : Viêm phổi liên quan thở máy . i. DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH Tiếng Việt Khoa Hồi sức tích cực Tiếng Anh : Intensive Care Unit (ICU) Staphylococcus aureus kháng lại : Methicillin-Resistant Staphylococcus methicillin Aureus (MRSA) Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa : Centers for Disease Control and dịch bệnh (Hoa kỳ) Viện nghiên cứu cải tiến chất lƣợng y tế Prevention (CDC) : Institute for Healthcare Improvement (IHI) . .i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tác nhân viêm phổi bệnh viện tại một số bệnh viện ...................... 6 Bảng 2.1 Bảng liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu ......................... 28 Bảng 3.1 Thông tin chung của điều dƣỡng ..................................................... 36 Bảng 3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với kiến thức phòng ngừa viêm phổi bệnh viện ........................................................................ 48 Bảng 3.3 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với thực hành phòng ngừa viêm phổi bệnh viện ........................................................................ 51 Bảng 3.4 Mối liên quan giữa số kiến thức với thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện ......................................... 53 . . ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình học thuyết điều dƣỡng Nola Pender ................................. 24 Biểu đồ 3.1 Kiến thức đạt của điều dƣỡng về sử dụng hệ thống máy thở trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện .................................................................... 39 Biểu đồ 3.2 Kiến thức đạt của điều dƣỡng về chăm sóc ngƣời bệnh trong phòng ngừa VPBV .......................................................................................... 41 Biểu đồ 3.3 Kiến thức đạt của điều dƣỡng về hệ thống hút đờm trong phòng ngừa VPBV ..................................................................................................... 42 Biểu đồ 3.4 Kiến thức chung của điều dƣỡng về phòng ngừa VPBV ............ 43 Biểu đồ 3.5 Thực hành đạt của điều dƣỡng về vệ sinh tay trong phòng ngừa VPBV .............................................................................................................. 44 Biểu đồ 3.6 Thực hành đạt của điều dƣỡng về sử dụng hệ thống máy thở trong thực hành phòng ngừa VPBV ......................................................................... 45 Biểu đồ 3.7 Thực hành đạt của điều dƣỡng về chăm sóc ngƣời bệnh thở máy trong phòng ngừa VPBV ................................................................................. 47 Biểu đồ 3.8 Thực hành đạt của điều dƣỡng về chăm sóc răng miệng ngƣời bệnh trong phòng ngừa VPBV ........................................................................ 48 Biểu đồ 3.9 Thực hành chung của điều dƣỡng về phòng ngừa VPBV ........... 49 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những loại nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng gặp tại khoa Hồi sức tích cực, có thể ảnh hƣởng đến kết quả điều trị và tính mạng ngƣời bệnh [22], [47]. Viêm phổi bệnh viện là những viêm phổi xuất hiện ở ngƣời bệnh sau khi nhập viện ≥ 48 giờ (2 ngày), không ở trong giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện [6], [12], [77]. Viêm phổi bệnh viện làm tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong [3], [31], [42]. Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại các bệnh viện Châu Á trung bình từ 5 – 10 ca/1000 nhập viện, tỉ lệ này tƣơng tự nhƣ các quốc gia phát triển. Theo đó, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm từ 4 – 43%, trong đó 45 – 65% là nhiễm tr ng hô hấp dƣới và tỉ lệ cao hơn khi ngƣời bệnh nằm điều trị tại khoa HSTC. Tử vong do viêm phổi bệnh viện bao gồm viêm phổi liên quan thở máy chiếm từ 25 – 54% [20]. Trong một nghiên cứu gần đây tại Ấn Độ, cho thấy tỉ lệ mắc viêm phổi bệnh viện tại khoa HSTC dao động từ 9% đến 58% và tỉ lệ tử vong dao động từ 30 – 70% [42]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu cắt ngang khác của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các bệnh viện công lập cho thấy tỉ lệ viêm phổi bệnh viện chiếm đến 54,3% [4]. Theo báo cáo thống kê quý I/2019 của khoa HSTC-CĐ bệnh viện quận Thủ Đức đã điều trị tổng 153 ngƣời bệnh và trong đó tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy chiếm 60 – 70% (tƣơng đƣơng với 982 ngày/thở máy) và đây là một tỉ lệ tƣơng đối cao. Nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành đã xác định đặc điểm của VPBV, nguyên nhân gây bệnh, một số yếu tố liên quan đƣợc góp phần làm gia tăng tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực nhƣ tuổi của ngƣời bệnh, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, bệnh lý kèm theo của ngƣời bệnh, tình hình kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện,… [23], [31], [66]. . . Bên cạnh đó, việc có kiến thức tốt sẽ giúp điều dƣỡng thực hành tốt hơn, đạt hiệu quả chăm sóc ngƣời bệnh tốt hơn. Một số nghiên cứu về điều dƣỡng và ở mỗi nghiên cứu các tác giả đều đƣa ra các khuyến nghị giúp việc thực hành các biện pháp dự phòng viêm phổi bệnh viện đạt kết quả tốt hơn. Các biện pháp giúp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và có một số điểm điều dƣỡng cần lƣu ý để có kiến thức và thực hành chăm sóc ngƣời bệnh tốt hơn, góp phần phòng ngừa viêm phổi bệnh viện cho ngƣời bệnh [32], [59]. Vì vậy, khi thực hiện chăm sóc ngƣời điều dƣỡng cần lƣu ý thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn phòng ngừa, để góp phần làm giảm tỉ lệ viêm phổi bệnh viện và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Mặc d , với tình trạng viêm phổi bệnh viện xảy ra phổ biến tại khoa hồi sức tích cực. Tuy nhiên, hiện tại bệnh viện quận Thủ Đức vẫn chƣa có nghiên cứu khoa học nào có liên quan đến điều dƣỡng về việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện. Vì vậy, nhằm làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dƣỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực”. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Kiến thức, thực hành của điều dƣỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện nhƣ thế nào và mối tƣơng quan giữa kiến thức, thực hành các biện pháp trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện của điều dƣỡng tại khoa hồi sức tích cực? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định mức độ kiến thức, mức độ tuân thủ thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện và các mối tƣơng quan giữa kiến thức, thực hành của điều dƣỡng trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2019. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỉ lệ hiểu biết kiến thức đúng về chăm sóc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện của điều dƣỡng. 2. Xác định tỉ lệ tuân thủ thực hành đúng của điều dƣỡng trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện. 3. Xác định mối tƣơng quan giữa kiến thức, thực hành trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện của điều dƣỡng tại khoa Hồi sức tích cực. . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về viêm phổi bệnh viện 1.1.1 Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện, viêm phổi bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV): là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình ngƣời bệnh đƣợc chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện và các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ (2 ngày) [3], [4], [6]. Viêm phổi bệnh viện (VPBV): là viêm phổi xuất hiện sau khi vào viện 48 giờ (2 ngày) mà không có biểu hiện hoặc ủ bệnh tại thời điểm vào viện [3], [43], [66]. Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM): là viêm phổi ở ngƣời bệnh thở máy >2 ngày trƣớc ngày khởi phát triệu chứng, với ngày đặt máy thở là ngày 1 và máy thở đang đƣợc đặt vào ngày khởi phát triệu chứng hay ngày trƣớc đó [44], [3], [77]. 1.1.2 Đặc điểm của viêm phổi bệnh viện Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy chiếm khoảng 22% trong các loại nhiễm tr ng bệnh viện [15]. Tỉ lệ tử vong do viêm phổi bệnh viện là 30% - 70% và do viêm phổi liên quan thở máy chiếm 24% - 76% [16]. Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy rất đa dạng và cũng có thể là tác nhân phổ rộng. Các vi sinh vật gây bệnh đa kháng kháng sinh là các mầm bệnh chính trong các trƣờng hợp nhiễm tr ng nặng [15]. Viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh chóng gây khó khăn trong điều trị kháng sinh ban đầu, làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [20], [66], [77]. . . 1.1.3 Cơ chế sinh lý bệnh của viêm phổi bệnh viện [13] NỘI SINH Vi khuẩn ngƣợc dòng NGOẠI SINH Dụng cụ hô hấp Bàn tay Dính vào niêm mạc hầu họng Tụ tập - tăng sinh - định cƣ hầu họng Dụng cụ đặt NKQ/MKQ Hít sặc vào khí phế quản Tụ tập - tăng sinh - định cƣ khí phế quản VIÊM PHỔI 1.1.4 Các căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện Tác nhân gây bệnh: Viêm phổi bệnh viện: do nhiều loại vi khuẩn, thƣờng là vi khuẩn Gram âm hiếu khí (83%) nhƣ Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Enterobacter spp, E coli, Providencia spp, vi khuẩn Gram dƣơng nhƣ Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumonia cũng chiếm tỉ lệ khá cao từ 14% đến 27%. Những vi khuẩn này thƣờng đa kháng thuốc nên gây khó khăn cho điều trị [3]. Viêm phổi liên quan thở máy: xuất hiện sớm (dƣới 4 ngày) thƣờng do vi sinh vật ít đề kháng kháng sinh nhƣng nếu xuất hiện muộn hơn thƣờng do vi sinh vật đa kháng thuốc. Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây VPLQTM . . sớm thƣờng do các Enterobacteriaceae spp, methicillin-susceptible Staphylococcus aureus (MRSA) và Haemophilus influenza. Viêm phổi muộn thƣờng do Acinetobacter baumannii và MRSA. Tác nhân gây bệnh cũng khác nhau ở các khoa khác nhau [3]. (Bảng 1.1) Bảng 1.1: Tác nhân vi khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy ở một số bệnh viện Vi khuẩn BV BV Chợ BV ĐH BV Nguyễn Bạch Rẫy [19] Y dƣợc Tri Phƣơng [8] [21] Mai [1] A.baumannii 66,2% 61% 14,3% 63% P.aeruginosa 8,8% 11,7% 12,5% 4% Klebsiella spp. 11,8% 10,4% 25% 8% S.aureus 2,9% 11,7% 14,3% 9% 0% 5,2% 12,5% 8% S.pneumoniae 2,8% 0% 21,4% 4% Nấm 11,7% 0% 0% 4% E.coli Các đƣờng vào của vi sinh vật [3], [18] Vi sinh vật xâm nhập vào phổi từ: - Các chất tiết từ v ng hầu họng - Dịch dạ dày bị trào ngƣợc - Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp hoặc bàn tay nhân viên y tế bị ô nhiễm. - Đƣờng máu, bạch mạch Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp là các ổ chứa vi khuẩn, có thể từ dụng cụ đến ngƣời bệnh, từ ngƣời bệnh này đến ngƣời bệnh khác, từ một vị trí của cơ thể đến đƣờng hô hấp dƣới của c ng một ngƣời bệnh qua bàn tay hoặc qua dụng cụ. Bóng giúp thở (Ambu) là nguồn đƣa vi khuẩn vào phổi ngƣời bệnh qua . . mỗi lần bóp bóng vì bóng rất khó rửa sạch và làm khô giữa các lần d ng, ngoài ra bóng còn bị nhiễm khuẩn thông qua bàn tay của nhân viên y tế. Các máy khí dung thƣờng d ng để phun các loại thuốc giãn phế quản, corticoid cũng là nguồn gây VPBV vì máy bị nhiễm khuẩn qua bàn tay của nhân viên y tế, bộ phận chứa thuốc bị nhiễm khuẩn do không đƣợc khử khuẩn thích hợp giữa các lần d ng. Dây thở d ng với bộ phận làm ẩm là nguồn chứa vi khuẩn gây viêm phổi ở ngƣời bệnh thở máy, nƣớc lắng đọng ở đƣờng ống và tụ lại ở bộ phận bẫy nƣớc làm cho dây thở nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, thƣờng là do vi khuẩn xuất phát từ v ng miệng và hầu. Vì thế cần dẫn lƣu tốt nƣớc trong đƣờng ống để tránh gây viêm phổi do nƣớc bị nhiễm khuẩn trong đƣờng ống chảy vào phổi ngƣời bệnh. 1.1.5 Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi bệnh viện [3], [12] Yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh viện thƣờng đƣợc phân thành những nhóm sau: Các yếu tố thuộc về ngƣời bệnh: - Trẻ sơ sinh, ngƣời già trên 65 tuổi, ngƣời béo phì, ngƣời bệnh phẫu thuật bụng, ngực, đầu và cổ, ngƣời bệnh có bệnh lý nặng kèm theo nhƣ có rối loạn chức năng phổi nhƣ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bất thƣờng lồng ngực, chức năng phổi bất thƣờng, suy giảm miễn dịch, mất phản xạ ho nuốt. - Ngƣời bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm tăng nguy cơ viêm phổi hít. - Các yếu tố làm gia tăng sự xâm nhập và định cƣ của vi khuẩn (colonization). Trƣờng hợp bệnh nặng, lớp fibronectin ở niêm mạc miệng bị mất đi làm cho vi khuẩn gram âm bám dính vào biểu mô v ng hầu họng nhiều hơn. Do đó vi khuẩn thƣờng trú ở v ng hầu họng ở ngƣời . . bệnh nhập thƣờng bị các vi khuẩn Gram âm hiếu khí đƣờng ruột cƣ trú, điều này giải thích tỉ lệ vi khuẩn gram âm thƣờng nhiều hơn vi khuẩn gram dƣơng trong các trƣờng hợp VPBV. Các yếu tố do can thiệp y tế [3] - Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. - Đặt ống thông mũi dạ dày: ống thông làm gia tăng vi sinh vật ký sinh ở v ng mũi, hầu, gây trào ngƣợc dịch dạ dày, vi khuẩn từ dạ dày theo đƣờng ống đến đƣờng hô hấp trên. - Các điều kiện tạo thuận lợi cho quá trình trào ngƣợc hoặc viêm phổi do hít sặc: nhƣ đặt nội khí quản, đặt ống thông dạ dày, tƣ thế nằm ngửa. Sự phát triển của vi sinh vật ký sinh ở ống nội khí quản và khí quản do vi khuẩn từ chất tiết đọng phía trên bóng chèn khí quản đi vào và phát triển ở khí phế quản. - Các bệnh lý cần thở máy kéo dài: làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm bẩn. Ngƣời bệnh thở máy bị mất các cơ chế bảo vệ bình thƣờng do ống nội khí quản ngăn cản cơ chế bảo vệ bình thƣờng của cơ thể và là nơi vi khuẩn đến cƣ trú và phát triển, ngoài ra vi khuẩn phát triển từ chất tiết ứ đọng phía trên bóng của ống nội khí quản đi vào khí quản. - Các yếu tố cản trở quá trình khạc đờm: nhƣ các phẫu thuật v ng đầu, cổ, ngực, bụng, bất động do chấn thƣơng hoặc bệnh, d ng thuốc an thần hay hôn mê. - Ngƣời bệnh đƣợc d ng thuốc kháng acid dạ dày để dự phòng xuất huyết tiêu hóa do stress có nguy cơ VPBV cao hơn ngƣời bệnh đƣợc dự phòng bằng sucralfate. Khi độ acid của dịch dạ dày bị giảm do d ng thuốc kháng acid, ức chế H2, ức chế bơm ion H+ hoặc nuôi ăn qua ống thông, vi khuẩn nuốt vào phát triển trong dạ dày và là nguồn dự trữ vi khuẩn gây viêm . . phổi khi có tình trạng trào ngƣợc. - Nuôi ăn qua đƣờng tiêu hóa có thể gây lây chéo vi khuẩn thông qua quá trình chuẩn bị dung dịch nuôi ăn và làm cho pH dạ dày tăng lên, ngoài ra sự trào ngƣợc và viêm phổi hít dễ xảy ra khi dạ dày gia tăng về thể tích và áp lực. Các yếu tố môi trƣờng, dụng cụ [3] - Lây truyền các vi khuẩn gây VPBV nhƣ trực khuẩn gram âm và tụ cầu qua bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm bẩn thông qua các thao tác nhƣ hút đờm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản. - Lây truyền các vi sinh vật gây VPBV qua dụng cụ không đƣợc khử tịệt khuẩn đúng quy cách. - Lây truyền các vi sinh vật gây VPBV qua môi trƣờng không khí, qua bề mặt bị nhiễm. 1.1.6 Các biện pháp thực hành phòng ngừa VPBV [3], [18], [25] Huấn luyện, đào tạo - Nhân viên y tế cả học sinh, sinh viên thực tập phải đƣợc đào tạo, cập nhật về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát VPBV. - Ngƣời bệnh, khách thăm cần đƣợc hƣớng dẫn về các biện pháp phòng ngừa VPBV. Giám sát - Giám sát định kỳ hoặc khi có dịch VPBV trên những NB có nguy cơ cao bị VPBV tại các đơn vị săn sóc đặc biệt. Tỉ lệ VPBV nên tính theo số ngƣời bệnh bị VPBV/100 ngày HSTC hoặc 1000 ngày thở máy. Phản hồi kết quả cho lãnh đạo bệnh viện, hội đồng KSNK và khoa nơi thực hiện giám sát. - Giám sát mức độ tuân thủ của nhân viên y tế đối với hƣớng dẫn phòng ngừa VPBV dựa theo bảng kiểm đã xây dựng sẵn. . 0. - Chỉ thực hiện giám sát thƣờng quy nuôi cấy các bệnh phẩm, các dụng cụ, thiết bị d ng cho điều trị hô hấp, đánh giá chức năng phổi, gây mê khi có dịch. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ hỗ trợ hô hấp [3] Dụng cụ liên quan đến thở máy và hỗ trợ hô hấp khác - Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao tất cả các dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đƣờng hô hấp dƣới theo đúng hƣớng dẫn về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ đã đƣợc ban hành. - Thay toàn bộ dây thở oxy, mặt nạ, dây dẫn oxy khi d ng cho ngƣời bệnh khác. - Khử khuẩn thƣờng quy bên ngoài máy thở bằng dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình. Bảo dƣỡng, khử khuẩn định kỳ máy thở theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao bình làm ẩm oxy. - Khử khuẩn mức độ cao bóng giúp thở (Ambu) sau khi sử dụng. Dụng cụ liên quan đến thở khí dung - Giữa các lần phun khí dung trên c ng một ngƣời bệnh, các dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao. - Phải thay máy phun khí dung khi d ng cho ngƣời bệnh khác và chỉ d ng dịch vô khuẩn để phun khí dung. - Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng, ống dây, ống nối theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất khi d ng cho ngƣời bệnh khác. Dụng cụ liên quan đến máy gây mê - Bảo dƣỡng, làm sạch, tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn các thành phần của máy gây mê theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Khử khuẩn hệ thống thở của máy gây mê bao gồm dây thở, buồng và chất . 1. hấp thu CO2, bóng thở và đƣờng ống, bộ phận làm ẩm, van hạn chế áp lực và các bộ phận phụ khác: mặt nạ, bóng dự trữ, bộ phận làm ẩm sau khi d ng cho ngƣời bệnh. . 2. Phòng ngừa lây nhiễm do nhân viên y tế Vệ sinh tay Tuân thủ theo 5 thời điểm vệ sinh tay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [3]: - Sau khi tiếp xúc với niêm mạc, chất tiết đƣờng hô hấp hoặc những vật dụng bị dính chất tiết đƣờng hô hấp d có mang găng hoặc không. - Trƣớc và sau khi tiếp xúc với ngƣời bệnh có đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. - Trƣớc và sau khi tiếp xúc với bất kỳ dụng cụ hô hấp nào đƣợc d ng cho ngƣời bệnh. Mang găng - Mang găng khi tiếp xúc bằng tay với chất tiết đƣờng hô hấp, hoặc những dụng cụ có dính chất tiết đƣờng hô hấp. Mang găng vô khuẩn khi hút đờm qua nội khí quản hoặc đƣờng mở khí quản. - Thay găng và vệ sinh tay giữa các lần tiếp xúc với ngƣời bệnh, sau khi tiếp xúc với chất tiết đƣờng hô hấp hoặc những dụng cụ có dính chất tiết đƣờng hô hấp, sau khi dẫn lƣu, đổ nƣớc trong dây máy thở, bẫy nƣớc. Các phương tiện phòng hộ khác - Mặc áo choàng khi dự đoán có thể bị dính chất tiết đƣờng hô hấp của ngƣời bệnh, thay áo choàng sau khi tiếp xúc và trƣớc khi chăm sóc ngƣời bệnh khác. - Mang khẩu trang, mạng che mặt, mắt kính bảo vệ khi dự đoán có khả năng bị văng bắn máu hoặc dịch tiết lên mắt mũi miệng. Chăm sóc ngƣời bệnh hôn mê, phòng ngừa viêm phổi do hít phải - Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế nằm nghiêng đầu cao (semirecumbent) 30 0 – 450 nếu không có chống chỉ định. - Vệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát khuẩn, tốt nhất d ng Chlohexidine 1 - 2%. Nếu sử dụng bàn chải, chăm sóc răng miệng ngày 2 lần; nếu chỉ .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất