Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng của laser flare meter khảo sát phản ứng viêmtiền phòng ở mắt...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng của laser flare meter khảo sát phản ứng viêmtiền phòng ở mắt viêm màng bồ đào trước

.PDF
111
3
130

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- CAO THANH NGHỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA LASER FLARE METER KHẢO SÁT PHẢN ỨNG VIÊM TIỀN PHÒNG Ở MẮT VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH: NHÃN KHOA MÃ SỐ: 60 72 01 57 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN KẾ TỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 . . ` LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngày 18 tháng 9 năm 2016 CAO THANH NGHỊ . . ` MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BẢNG THUẬT NGỮ ANH – VIỆT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU. ............................................................. 4 1.1 VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC. ............................................................... 4 1.1.1 Giải phẫu học màng bồ đào. .................................................................. 4 1.1.2 Thủy dịch................................................................................................. 8 1.1.3 Phân loại viêm màng bồ đào ................................................................. 8 1.1.4 Dịch tễ học VMBĐT. ............................................................................ 11 1.1.5 Triệu chứng học VMBĐT. ................................................................... 13 1.2 MÁY LASER FLARE METER. ................................................................ 17 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của máy Laser Flare Meter. ................ 17 1.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy Laser Flare Meter. ............................ 19 1.2.3 Kỹ thuật tiến hành................................................................................ 22 . . ` 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng. ......................................................................... 25 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. ................... 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 30 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ................................................................... 30 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn vào: ........................................................................... 30 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: .............................................................................. 30 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................. 31 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................. 31 2.2.2 Cỡ mẫu. ................................................................................................. 31 2.2.3 Phương tiện nghiên cứu. ...................................................................... 32 2.2.4 Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 32 2.2.5 Các biến số nghiên cứu. ....................................................................... 39 2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU. ........................................................................................ 41 2.4 VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. .............................................. 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .................................................................................... 43 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .... 43 3.1.1 Đặc điểm về dịch tễ của mẫu nghiên cứu ........................................... 43 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu: .......................................... 48 3.2 LƯỢNG FLARE ĐO ĐƯỢC BẰNG MÁY LASER FLARE METER . . ` TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG PHÂN ĐỘ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC TRÊN LÂM SÀNG............................................................................................................ 55 3.2.1 Lượng flare đo bằng LFM ứng với mỗi phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng .......................................................................................................... 55 3.2.2 Mối tương quan giữa phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng và lượng flare đo được trên máy Laser Flare Meter. .............................................. 57 3.2.3 Lượng flare đo bằng LFM ứng với mỗi phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng .................................................................................................................. 57 3.2.4 Mối tương quan giữa phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng và lượng flare đo được trên máy Laser Flare Meter. .............................................. 59 3.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ THU ĐƯỢC BẰNG LASER FLARE METER VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................ 60 3.3.1 Mối tương quan giữa thị lực logMAR và mức độ viêm trên lâm sàng và máy Laser Flare Meter. .................................................................................... 60 3.3.2 Mối tương quan giữa nhãn áp và kết quả của Laser Flare Meter .. 65 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 66 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .... 66 4.1.1 Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu ............................................... 66 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu ............................................ 71 . . ` 4.2 LƯỢNG FLARE ĐO ĐƯỢC BẰNG MÁY LASER FLARE METER TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG PHÂN ĐỘ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC TRÊN LÂM SÀNG............................................................................................................ 77 4.2.1 Lượng flare đo bằng Laser Flare Meter ứng với mỗi phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng ...................................................................................... 78 4.2.2 Mối tương quan giữa phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng và lượng flare đo được trên máy Laser Flare Meter. .............................................. 78 4.2.3 Lượng flare đo bằng Laser Flare Meter ứng với mỗi phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng ...................................................................................... 79 4.2.4 Mối tương quan giữa phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng và lượng flare đo được trên máy Laser Flare Meter. ......................................................... 81 4.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ THU ĐƯỢC BẰNG LASER FLARE METER VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................ 82 4.3.1 Mối tương quan giữa thị lực logMAR và mức độ viêm (Tyndall) trên lâm sàng và máy Laser Flare Meter. ................................................................... 82 4.3.2 Mối tương quan giữa nhãn áp và Laser Flare Meter ....................... 83 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 85 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1 . . ` PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . ` DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VMBĐT : Viêm màng bồ đào trước. LFM : Laser Flare Meter . . ` BẢNG THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt BG1 (Background Signal 1) Tín hiệu nền 1 BG2 (Background Signal 2) Tín hiệu nền 2 SIG (Flare Signal) Tín hiệu flare BG Different (Background Signal Different) Ngưỡng khác biệt giữa 2 tín hiệu nền AV (Average) Trung bình S.D (Standard Deviation) Độ lệch chuẩn Measurement window Cửa sổ đo Photomultiplier Bộ phận quang kế Cont (Continuous) Tiếp tục Edit Sửa đổi Stat (Statistics) Thống kê kết quả End Kết thúc International Uveitis Study Group Nhóm nghiên cứu viêm màng bồ đào quốc tế Standardization of Uveitis Nomenclature Chuẩn hóa định danh bệnh lý viêm màng bồ đào . . ` DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại viêm màng bồ đào theo giải phẫu học – theo quy định Chuẩn hóa định danh bệnh lý viêm màng bồ đào. ........................................................................ 9 Bảng 1.2: Phân loại tính chất viêm màng bồ đào – theo quy định Chuẩn hóa định danh bệnh lý viêm màng bồ đào. ....................................................................................... 10 Bảng 1.3: Phân độ tế bào và flare tiền phòng – theo quy định Chuẩn hóa định danh bệnh lý viêm màng bồ đào. ....................................................................................... 11 Bảng 1.4: Nguyên nhân thường gặp gây ra VMBĐT ............................................... 12 Bảng 1.5: Tóm tắt các yếu tố khi thăm khám bán phần trước mắt VMBĐT ............ 16 Bảng 2.6 : Hằng số C liên quan đến sai lầm loại I và loại II .................................... 31 Bảng 2.7 : Bảng phân độ mức độ viêm tiền phòng. .................................................. 36 Bảng 2.8 : Mô tả biến số về dịch tễ - tiền sử ............................................................. 39 Bảng 2.9: Mô tả biến số về đặc điểm lâm sàng......................................................... 40 Bảng 3.10: Bảng phân bố thị lực mẫu nghiên cứu .................................................... 51 Bảng 3.11: Triệu chứng lâm sàng của mẫu nghiên cứu ............................................ 53 Bảng 3.12: Trung bình flare đo bằng LFM ứng với phân độ tế bào tiền phòng ....... 55 Bảng 3.13: Tương quan giữa lượng flare đo bằng LFM và phân độ tế bào tiền phòng trên lâm sàng ............................................................................................................. 57 Bảng 3.14: Trung bình flare đo bằng LFM ứng với từng phân độ flare tiền phòng . 58 . . ` Bảng 3.15: Tương quan giữa lượng flare đo bằng LFM và phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng ............................................................................................................. 59 Bảng 3.16: Tương quan giữa thị lực logMAR và mức độ viêm tiền phòng ............. 60 Bảng 3.17 : Thị lực logMAR theo phân độ tế bào tiền phòng .................................. 61 Bảng 3.18 : Thị lực logMAR theo phân độ flare trên lâm sàng ................................ 63 Bảng 4.19 : Bảng so sánh đặc điểm về tuổi giữa các nghiên cứu ............................. 66 Bảng 4.20 : Bảng so sánh tỷ lệ giới tính giữa các nghiên cứu .................................. 67 Bảng 4.21 : So sánh tỷ lệ cư trú ................................................................................ 69 Bảng 4.22 : So sánh tỷ lệ hút thuốc lá ....................................................................... 70 Bảng 4.23 : So sánh thời gian khởi phát đến lúc đi khám......................................... 72 Bảng 4.24: So sánh thị lực giữa các nghiên cứu ....................................................... 73 Bảng 4.25: So sánh tỷ lệ phân độ tế bào tiền phòng giữa các nghiên cứu ................ 76 Bảng 4.26: So sánh tỷ lệ flare tiền phòng giữa các nghiên cứu ................................ 76 Bảng 4.27: So sánh lượng flare đo bằng LFM ứng với các phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng ............................................................................................................. 79 Bảng 4.28: So sánh sự tương quan giữa lượng flare đo bằng LFM và phân độ flare tiền phòng trên lâm sàng giữa các nghiên cứu .......................................................... 81 . . ` DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu màng bồ đào. .......................................................................... 4 Hình 1.2: Giải phẫu mống mắt và thể mi ................................................................ 6 Hình 1.3: Lắng đọng sau giác mạc theo tam giác ARLT và dính mống vào mặt trước thủy tinh thể ở mắt VMBĐT ................................................................................. 14 Hình 1.4: So sánh mật độ tế bào ở tiền phòng và dịch kính trước ........................ 15 Hình 1.5: Máy Laser Flare Meter model FM600, Kowa. ..................................... 19 Hình 1.6: Nguyên lý hoạt động của máy Laser Flare Meter. ................................ 20 Hình 1.7: Cấu tạo của máy Laser Flare Meter. ..................................................... 21 Hình 1.8: Vòng tròn các điểm liên kết bao quanh tiêu điểm quan sát. ................. 22 Hình 1.9: “Dấu ngoặc đơn” theo dõi tia laser trong tiền phòng............................ 23 Hình 1.10: Các mức độ liên kết của tia laser......................................................... 24 Hình 1.11: Kết quả đo giá trị flare tiền phòng. ..................................................... 24 Hình 1.12: Kết quả đo in trên giấy. ....................................................................... 25 Hình 2.13 : Tế bào và flare tiền phòng.................................................................. 37 Hình 2.14 : Tiến hành đo flare bằng Laser Flare Meter Kowa FM600 ................ 38 . . ` DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1:Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 33 Biểu đồ 3.2: Phân bố số lượng bệnh nhân theo nhóm tuổi ..................................... 44 Biểu đồ 3.3: Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu ............................................ 44 Biểu đồ 3.4: Phân bố nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu ...................................... 45 Biểu đồ 3.5: Phân bố nơi cư trú trong mẫu nghiên cứu .......................................... 46 Biểu đồ 3.6: Phân hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu ............................................ 47 Biểu đồ 3.7: Phân bố lý do chính khi đến khám ..................................................... 48 Biểu đồ 3.8: Phân bố triệu chứng kèm theo ............................................................ 49 Biểu đồ 3.9: Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng tại mắt đến lúc đến khám ...... 50 Biểu đồ 3.10: Biểu đồ thị lực logMAR trung bình ................................................. 51 Biểu đồ 3.11: Biểu đồ nhãn áp trung bình............................................................... 52 Biểu đồ 3.12: Biểu đồ lượng Flare đo bằng LFM theo phân độ tế bào tiền phòng 56 Biểu đồ 3.13: Biểu đồ lượng Flare đo bằng LFM theo phân độ flare tiền phòng... 58 Biều đồ 3.14: Thị lực logMAR theo phân độ tế bào tiền phòng ............................. 62 Biểu đồ 3.15: Thị lực logMAR theo phân độ flare trên lâm sang........................... 63 Biểu đồ 3.16: Phân bố thị lực theo lượng flare đo bằng Laser Flare Meter ........... 64 Biểu đồ 3.17: Biểu đồ phân tán lượng flare đo bằng LFM theo nhãn áp ............... 65 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm màng bồ đào trước (VMBĐT) biểu thị một tình trạng viêm nội nhãn có liên quan đến mống mắt (viêm mống mắt), phần trước của cơ thể mi (viêm thể mi), hoặc cả hai (viêm mống mắt – thể mi). Tần suất của VMBĐT trên thế giới là 8/100.000 [54] và có nhiều nguyên nhân gây ra. Thị lực có thể giảm nặng nề nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay kết quả điều trị VMBĐT rất khả quan, có thể đạt thị lực tối đa nếu chẩn đoán sớm và điều trị triệt để. Vì vậy việc chẩn đoán và xác định chính xác mức độ nặng của VMBĐT là rất quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Mắt được xem là một khoang kín và được cô lập với hệ mạch máu bởi hàng rào máu – thủy dịch. Khi mắt bị viêm màng bồ đào trước, sự thâm nhiễm viêm dẫn đến mạch máu bị cương tụ, tiếp theo là dãn mạch, nghẽn mạch, tăng tính thấm, rò protein, tế bào xuyên mạch gây nên đục thuỷ dịch[52]. Quá trình phá vỡ hàng rào máu – thủy dịch và khiến cho xuất hiện một lượng protein (flare), tế bào bạch cầu và các tế bào khác trong thủy dịch làm nên dấu hiệu Tyndall [54]. Ngày nay tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán, phân độ và theo dõi kết quả điều trị của VMBĐT vẫn dựa vào khám lâm sàng bằng đèn khe[28]. Tuy nhiên, việc khám bằng đèn khe có một số nhược điểm. Thứ nhất, việc phân độ nặng và theo dõi kết quả điều trị đèn khe khó có thể định lượng được mà chỉ là ước lượng mang tính chất chủ quan và phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người thăm khám[43], một nghiên cứu với các chuyên gia về viêm màng bồ đào[7,29] cho thấy sự đồng thuận trong việc xác định mức độ nặng chỉ ở mức trung bình. Thứ hai, việc khám bằng đèn khe . . 2 sẽ rất khó để thực hiện trong một số các trường hợp như có phù giác mạc, trong khi tỉ lệ xuất hiện phù giác mạc ở viêm màng bồ đào trước là khá cao, nghiên cứu của Trần Chấn Thanh Vân với 23 mắt viêm màng bồ đào trước thì có đến 20 mắt có xuất hiện phù giác mạc[5]. Do đó, vấn đề bức thiết hiện nay là cần một phương pháp khác để đánh giá phản ứng viêm tiền phòng khách quan, đáng tin cậy hơn và có thể sử dụng trong các trường hợp khó khăn khi khám bằng đèn khe. Laser Flare Meter là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, tư thế bệnh nhân thoải mái khi đo, cho phép định lượng được flare trong tiền phòng một cách khách quan, cực kỳ nhạy và chính xác [51]. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu khảo sát về ứng dụng của Laser Flare Meter để khảo sát phản ứng viêm tiền phòng như nghiên cứu của Agrawal năm 2014 [7] [8], Lam năm 2015 [33], Konstantopoulou năm 2012 [30], Yang năm 2004 [57], Bernasconi năm 2010[11], Tugal-Tutkun năm 2008[50], Gonzales năm 2001 [17], Küchle năm 1994[31], Ancos năm 1994[9] và Oshika năm 1989[42]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về ứng dụng của Laser Flare Meter để khảo sát phản ứng viêm tiền phòng ở bệnh nhân viêm màng bồ đào. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng của Laser Flare Meter khảo sát phản ứng viêm tiền phòng ở mắt viêm màng bồ đào trước” nhằm tìm ra một thiết bị có thể hỗ trợ chẩn đoán, phân độ, theo dõi điều trị của viêm màng bồ đào trước một cách chính xác, khách quan và ứng dụng trong các trường hợp khó có thể khám chi tiết bằng sinh hiển vi. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở mắt viêm màng bồ đào trước. 2. Xác định lượng Flare đo bằng Laser Flare Meter tương ứng với từng mức độ theo phân độ viêm màng bồ đào trước trên lâm sàng. 3. Xác định mối tương quan giữa kết quả thu được bằng Laser Flare Meter với các đặc điểm lâm sàng trên mắt viêm màng bồ đào trước. . . 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.1 VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC. 1.1.1 Giải phẫu học màng bồ đào. Màng bồ đào là màng mạch máu dày đặc sắc tố của mắt. Màng này nằm ở giữa trong khi củng mạc bao phủ ở ngoài và võng mạc ở trong, thường được ví von như chiếc bánh kẹp sandwich. Màng bồ đào dính chặt vào củng mạc phía trước bởi cựa củng mạc và phía sau ở vị trí gai thị. Màng bồ đào gốm mống mắt, thể mi và hắc mạc (Hình 1.1). Hình 1.1: Giải phẫu màng bồ đào. “Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) [3]” . . 5 Chức năng chính của màng bồ đào là cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt. Dưỡng chất từ màng bồ đào sẽ đến thủy tinh thể nhờ thủy dịch, đến tế bào nón và que ở võng mạc nhờ hệ thống mao mạch hắc mạc. Ngoài ra, bằng cách thay đổi kích thước đồng tử độ hội tụ của thủy tinh thể, cơ mống mắt và cơ thể mi giúp điều chỉnh công suất khúc xạ của mắt. Cơ thể mi còn ảnh hưởng hoạt động của thủy dịch và bệnh glaucoma [10]. 1.1.1.1 Mống mắt. Mống mắt là phần trước nhất của màng bồ đào, tạo nên màu mắt ở mỗi người (Hình 1.2). Đây cũng là màn chắn sáng của mắt, điều chỉnh lượng ánh sáng vào phần sau nhãn cầu. Mống mắt có dạng chóp nón cụt dẹt, đường kính ngang 12mm và dày 5mm. Đáy là chân mống cũng là nơi mỏng nhất của mống mắt, gắn chặt vào mặt trước thể mi và đỉnh là bờ đồng tử được nâng đỡ bởi thủy tinh thể. Khi lấy thủy tinh thể ra, mống mắt trở nên dẹt và rung. Mặt trước mống được chia làm hai vùng: vùng đồng tử trung tâm và vùng thể mi ở ngoại vi. Đường phân cách giữa hai vùng là nan hoa, đây cũng là phần dày nhất của mống, đánh dấu vị trí của cung động mạch mống mắt nhỏ. Trên vùng đồng tử có nhiều hốc bầu dục, tại bờ đồng tử có viền sắc tố. Trên vùng thể mi phía ngoại biên có nhiều hốc nhỏ nông hơn hốc vùng đồng tử. Phần lớn vùng ngoại biên mống không nhìn thấy trừ khi soi góc tiền phòng. Vùng này của mống còn phát ra những chồi mống bắt ngang qua thể mi tới lười bè [4,10]. . . 6 Hình 1.2: Giải phẫu mống mắt và thể mi “Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) [3]” 1.1.1.2 Thể mi. Thể mi nằm giữa mống mắt và miệng thắt của võng mạc (Hình 1.2) với cấu tạo mạch máu dồi dào gồm cung động mạch mống mắt lớn, nhánh nối động mạch mi trước và mi dài sau. Thể mi hình tam giác, rộng khoảng 6-7mm, có đáy gắn với chân mống, đỉnh nối liền hắc mạc và miệng thắt. Thể mi thường được chia làm hai phần : phần trước dài 2mm gọi là vùng pars plicate và phần . . 7 sau 4-5mm gọi là vùng pars plana. Phần trước có nếp là do cấu tạo khoảng 7080 chồi của thể mi, có chức năng tạo thủy dịch. Phần sau phẳng hơn và là nơi có ít mạch máu nhất của màng bồ đào. Thể mi gắn chặt vào cựa củng mạc ở phía trước, còn phía sau tiếp nối vào hai nơi: cơ thể mi với hắc mạc và lớp sắc tố thể mi với lớp biểu mô thần kinh của võng mạc tại miệng thắt [4,10]. Cùng với chức năng bài tiết thủy dịch, thể mi có thêm tác dụng tạo lập mặt dịch kính và acid hyaluronique, tạo lập dây chằng Zinn, nuôi dưỡng thủy tinh thể. Ngoài ra, cơ thể mi còn giúp điều hòa khả năng khúc xạ của thủy tinh thể. Một số nhà lâm sàng cho rằng cơ thể mi có thể ảnh hưởng dòng chảy của thủy dịch vào củng mạc gọi là đường thoát bồ đào củng mạc [4,10]. 1.1.1.3 Hắc mạc. Hắc mạc là lớp mô mỏng chứa mạch máu và sắc tố, cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp ngoài của võng mạc, chiều dày từ 0,1mm ở phía trước tới 0,22mm ở phía sau. Lượng sắc tố trong hắc mạc sẽ quyết định màu của đáy mắt[10]. Cấu tạo từ ngoài vào trong hắc mạc gồm ba lớp. Lớp ngoài cùng là lớp thượng hắc mạc phân cách giữa củng mạc ở ngoài và lớp mạch ở trong. Lớp mạch gồm lớp mạch máu lớn gọi là lớp Haller với chủ yếu là tĩnh mạch và lớp mạch máu trung bình gọi là lớp Sattler. Trong cùng là lớp mao mạch hắc mạc với các mao mạch có đường kính từ 40-60  m nuôi dưỡng lớp võng mạc ngoài. Chức năng chính của hắc mạc là cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào nón và tế .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất